Bài tự luận Ngân hàng - Luật ngân hàng | Đại học Mở Hà Nội
Đề bài : Phân tích quy định pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam. Trong điều kiện lạm phát tăng cao trong nền kinh tế, NHNN sẽ điều chỉnh các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo hướng nào? (lựa chọn phân tích ít nhất 02 công cụ).Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘ I
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING
ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT NGÂN HÀNG
Đề bài : Phân tích quy định pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam.
Trong điều kiện lạm phát tăng cao trong nền kinh tế, NHNN sẽ điều chỉnh các
công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo hướng nào? (lựa chọn phân tích ít nhất 02 công cụ). Bài làm:
1. Chính sách tiền tệ quốc gia: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam 2010, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm
quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu
ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng
các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Trong điều kiện lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng
công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia để kiềm chế lạm phát và duy
trì ổn định nền kinh tế, các chính sách bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá
hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp
khác theo quy định của Chính phủ. (Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010).
Phân tích chính sách tăng lãi suất và chính sách tăng dự trữ bắt buộc:
Tăng lãi suất:
• Lạm phát là tình trạng tăng giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến
giá trị tiền mặt giảm đi. Nếu lạm phát tăng cao, tiền tệ mất giá và sức mua
giảm, điều này gây áp lực lên nền kinh tế và đời sống của người dân.
• Lãi suất là tỷ lệ lãi được trả cho số tiền gửi hoặc tỷ lệ lãi phải trả cho số tiền
vay. Lãi suất do Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng thương mại quyết
định, và nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của cá nhân và doanh nghiệp.
- Tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát: Khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng
Trung ương thường tăng lãi suất để kiềm chế chi tiêu và đầu tư, giúp giảm
áp lực lạm phát và duy trì sức mua của tiền tệ.
- Tăng lãi suất để hạn chế vay tiêu dùng: Tăng lãi suất làm cho vay tiêu dùng
và vay đầu tư trở nên đắt đỏ hơn. Điều này thúc đẩy người dân và doanh
nghiệp tiết kiệm hơn và giảm chi tiêu, giúp kiềm chế lạm phát.
- Tăng lãi suất hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài: Khi lãi suất tăng cao, quốc gia
có thể trở nên hấp dẫn hơn với vốn đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư có
thể kiếm được lợi nhuận cao hơn từ đầu tư tại quốc gia đó. Điều này có thể
giúp cân bằng thanh toán và hỗ trợ phát triển kinh tế.
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là khoản tiền mặt dự trữ tối thiểu mà ngân hàng hay
các tổ chức tài chính cần có. Khoản tiền này nhằm đảm bảo ngân hàng có
khả năng thanh toán và giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa trong thời gian hoạt động.
Tỷ lệ của khoản tiền này tùy vào quy định của ngân hàng Trung Ương. Tỷ
lệ có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình kinh tế của quốc gia.Tỷ lệ dự trữ
bắt buộc giúp các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng luôn đảm bảo một khoản
tiền cố định để phòng trường hợp khẩn cấp ví dụ như khách hàng muốn rút
một khoản tiền lớn hoặc ngân hàng muốn đầu tư vào một dự án tốn nhiều chi phí.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sử dụng như công cụ kiểm soát lạm phát bằng
cách hạn chế số tiền cho vay đang có sẵn. Chính phủ thường tăng tỷ lệ dự
trữ bắt buộc khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
giúp nguồn cung tiền tệ giảm khiến giá cả thị trường không tăng cao và ổn định nền kinh tế.