Bài tự luận số 2 - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài tự luận số 2 - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lênin (POLI13014)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trình bày sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận
NHẬN THỨC CẢM TÍNH:
Gồm 3 hình thức nối tiếp nhau là: Cảm giác:
Là hình thức đầu tiên và đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, chỉ có
thể phản ánh những mặt, những mối liên hệ có tính riêng lẻ của sự vật và
hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
Là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những
năng lượng kích thích từ bên ngoài thành các yếu tố của ý thức. Chính vì
thế Lê-nin đã viết “ cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Tri giác:
Là sự phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng trong tính toàn vẹn
Thể hiện sự liên hệ kết quả của sự phản ánh cảm giác do năng lực phản
ánh của các giác quan cụ thể mang lại.
Là sự tổng hợp của nhiều cảm giác
Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của nhận thức
cảm tính, đó là hình ảnh về khách thể đã được tri giác lưu lại trong bộ não,
và do một tác động nào đó được tái hiện và nhớ lại. Biểu tượng phản ánh
khách thể mang tính gián tiếp trên cơ sở phản ánh cảm giác và tri giác, là
khâu trung gian của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Gồm 3 hình thức nối tiếp nhau là: Khái niệm:
Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp
một, hoặc 1 số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm
sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.
Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện
chứng những tài liệu thu nhận được trong hoạt động thực tiễn
Các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối
quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển
Khái niệm là cơ sở để hình thành các phán đoán. Phán đoán:
Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng
Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ thành một mệnh đề,
bao gồm lượng từ, chủ từ, hệ từ và vị từ
Phán đoán được chia ra thành 3 loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc
thù và phán đoán phổ biến Suy luận (suy lý):
Là hình thức liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới mang tính gián tiếp
Có 2 loại hình thức là suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch
Quy nạp là tư duy vận động từ cái đơn nhất tới cái chung, cái phổ biến
Diễn dịch là tư duy vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn, cái đơn nhất (cái riêng)
Là phương thức quan trọng để tư duy con người đi từ cái đã biết đến cái
chưa biết một cách gián tiếp
SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRỰC QUAN SINH ĐỘNG, TƯ DUY TRỪU
TƯỢNG VÀ THỰC TIỄN:
Quá trình nhận thức được bắt đầu từ thực tiễn và kiểm tra trong thực tiễn.
Kết quả của cả nhận thức lý tính, được thực hiện trên cơ sở của hoạt động thực tiễn.
Vòng khâu của nhận thức, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất, là
quá trình giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức giữa chưa biết và
biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm. Ý NGHĨA:
Phê phán những quan điểm quan điểm duy tâm, siêu hình về nhận thức:
Không nên tuyệt đối hóa một giai đoạn nào của nhận thức, mà phải thấy
được sự thống nhất biện chứng giữa các giai đoạn của nhận thức.
Khẳng định vai trò quyết định của thực tiễn đối với nhận thức.