-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tự luận Triết chương 2 | Đại học Thái Nguyên
Bài tự luận Triết chương 2 | Đại học Thái Nguyên. Tài liệu gồm 2 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin TN 13 tài liệu
Đại học Thái Nguyên 164 tài liệu
Bài tự luận Triết chương 2 | Đại học Thái Nguyên
Bài tự luận Triết chương 2 | Đại học Thái Nguyên. Tài liệu gồm 2 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin TN 13 tài liệu
Trường: Đại học Thái Nguyên 164 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi : Trình bày sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn.Phản ánh
trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, được diễn ra dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng
Cảm giác là hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn cảm tính, được
nảy sinh do sự tác động trực tiếp lên các giác quan con người , đưa lại cho con người nhưng thông
tin trực tiếp, giản đơn nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật.Cảm giác chính là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan.
Tri giác cũng là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động .Tri giác là kết quả của sự
tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan con người. Tri giác là tổng hợp của nhiều
cảm giác. Tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác. Nhưng tri giác vẫn là hình ảnh
trực tiếp, cảm tính về sự vật.
Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính. Biểu tượng là hình ảnh
sự vật được tái hiện trong đầu óc, khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan con người.
Nhưng biểu tượng giống tri giác một chỗ là hình ảnh cảm tính về sự vật, mặc dù tương đối hoàn
chỉnh.Vì vậy, biểu tượng chưa phải là hình thức của nhận thức lý tính,mà chỉ là khâu trung gian
chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính: Bắt nguồn từ trực quan sinh động, thông qua tư duy trừu tượng , con người phản
ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát hơn, đầy đủ hơn dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán và suy lý
Khái niệm:là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số
thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một
số từ hay cụm từ. Khái niệm là kết quả của sự tổng hợp, khái quát biện chứng những tài liệu thu
nhận được trong hoạt dộng thực tiễn. Do đó, khái niệm là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng
nhưng khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong
nguồn gốc. Hoạt động thực tiễn củacon người ngày càng đa dạng, phong phú và luôn luôn vận động,
phát triển, vì vậy, để phản ánh đúng thực tiễn khái niệm cũng phải luôn phát triển, biến đổi cho phù hợp.
Phán đoán là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của
thế giới trong ý thức con người. Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng bằng cách liên
kết các khái niệm lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật. Được biểu hiện
dưới hình thức ngôn ngữ thành một mệnh đề bao gồm chủ từ, vị từ và hệ từ, trong đó vai trò quan
trọng nhất vì nó biểu thị mối quan hệ của sự vật trong phản ánh. Có ba loại phán đoán cơ bản là:
phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến.
Suy lý( lý luận) cũng là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó các phán đoán đã liên kết với
nhau theo các nguyên tắc: phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết
làm tiền đè. Có hai loại suy lý chính là: quy nạp và diễn dịch. Suy lý là phương thức quan trọng để tư
duy con người đi từ cái đã biết đến cái chưa biết một cách gián tiếp, rút ngắn thời gian trong việc
phát triển tri thức mới. Tính chân thực của tri thức thu nhận được nhờ suy lý, phụ thuộc vào tính
chân thực của các phán đoán tiền đề và sự tuân thủ chặt chẽ, đúng đắn vào các quy tắc logic của chủ thể suy lý
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất nhưng lại có sự thống
nhất với nhau. Nhận thức cảm tính là điều kiện đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của hoạt động
nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý
tính đóng vai trò định hướng và chi phối đối với nhận thức cảm tính.Không có nhận thức cảm tính về
sự vật. Thì nhận thức lý tính chỉ là hư ảo. Là cá không có nước và cơm không có lửa. Nếu không có
nhận thức lý tính về sự vật. Thì nhận thức cảm tính chỉ có thể dừng lại ở hình thái bên ngoài của sự
vật. Không thể bộc lộ bản chất và quy luật của sự vật.Thực tiễn là phương tiện cơ bản để liên hệ giữa
nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Thực tiễn là tổng hòa của đấu tranh bên trong và đấu tranh
bên ngoài của tư tưởng. Hay thực tiễn là một thuật ngữ chung để chỉ hoạt động vật chất và hoạt
động tư tưởng của con người.Con người đưa các nhận thức về cảm giác, tri giác và hình tượng. Mà
mình có được vào trong các hoạt động xã hội thực tiễn. Thông qua những khó khăn và kinh nghiệm
mà mình thu được từ hoạt động thực tiễn xã hội để điều chỉnh nhận thức của mình.Sau đó sử dụng
những nhận thức đã được điều chỉnh đó vào việc chỉ đạo thực tiễn. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi có
được thành công. Đây chính là quá trình quá độ từ nhận thức cảm tính đi lên nhận thức lý tính.
Trong đó thực tiễn đóng vai trò và ý nghĩa là phương tiện truyền thông và kiểm chứng.
Ý nghĩa của phương pháp luận này: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác
nhau về chất nhưng lại thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của
con người. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì
không có nhận thức lý tính. Ngược lại, nhờ có nhận thức lý tính mà con người mới đi sâu nhận thức
được bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong thực tiễn, cần tránh cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò
của nhận thức cảm tính, hạ thấp và phủ nhận vai trò của nhận thức lý tính. Như vậy sẽ rơi vào chủ
nghĩa duy cảm. Đồng thời, cần phải tránh cường điệu thái quá vai trò của nhận thức lý tính, của trí
tuệ dẫn đến hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, của cảm giác, rơi vào chủ nghĩa duy lý.