Bản chất của con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Con người- thoạt tưởng rằng 2 từ này là vô cùng đơn giản và dễ hiểu, nhưng nếu xét trên nhiều góc độ, chính chúng ta- Con người cũng không thể nào thấu hiểu một cách tường tận được. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Ngọc
Anh
Chào mừng tất cả mọi người đã đến với bài thuyết trình môn Triết học của
nhóm 5 ngày hôm nay. Và ngày hôm nay, Ngọc Anh và Hồng Cúc sẽ là
người đồng hành với tất cả các bạn trong bài thuyết trình này. Hi vọng rằng
các bạn sẽ chú ý lắng nghe xuyên suốt phần trình bày để có cái nhìn tổng
quan nhất về nhóm chúng mình nhé!
Sau đây Ngọc Anh xin phép được giới thiệu các thành viên của nhóm 5 ạ!
….
Con người- thoạt tưởng rằng 2 từ này là vô cùng đơn giản và dễ hiểu, nhưng
nếu xét trên nhiều góc độ, chính chúng ta- Con người cũng không thể nào
thấu hiểu một cách tường tận được. Thường ngày, chúng ta trò chuyện với
nhau, vẫn hay bảo nhau rằng ‘’bản chất của người đó là như vậy đó!’’, hoặc
là thỉnh thoảng lại tỏ ra mình là ông cụ non một chút xíu, chậc lười và nói
rằng ‘’ Bản chất của chúng ta là thế, không thể thay đổi, chúng ta phải chấp
nhận thôi!’’. Vậy thì Bản chất của con người thực sự là gì, và đặc biệt là qua
phương diện Triết học thì nó sẽ được thể hiện như thế nào, và không để các
bạn chờ lâu hơn được nữa, hãy cùng Ngọc Anh tìm hiểu về bản chất của con
người trong Triết học nha.
I. Con người là thực thể sinh học – xã hội:
(Thuyết trình) Theo C. Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình
độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của
lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa. Về
phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của
giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người t
loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn
toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” .
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi xem xét con người, không
thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những
phương diện biệt lập, duy nhất. Tức là hai phương diện sinh học và xã hội,
chúng không hề tách ra riêng lẻ, không cái nào hơn cái nào, không cái nào
quyết định cái nào mà cả hai bổ sung cho nhau tạo thành bản chất của con
người.
Con người là thực thể sinh học
Tiên đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là giới tự nhiên :
- Không chỉ là một thực thể sinh học , mà con người còn là một bộ phận
của giới tự nhiên. Vì vậy có thể nói “ giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con
người,đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới t
nhiên .
- Phương diện thực thể sinh học : con người phải phục tùng quy luật tự
nhiên ,quy luật sinh học . Nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính
bản thân mình ,dựa trên quy luật khách quan .
- Là kết quả tiến hoá và phát triển lâu dài của giới tự nhiên
Con người Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con
người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự
nhiên. Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong
đời sống tự nhhiên như thức ăn, nước uống, hang động để ở. Đó là quá trình
con người đấu tranh với tự nhiên, với thú dữ để sinh tồn. Trải qua hàng chục
vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đã chứng
minh trong các công trình nghiên cứu của Đácuyn. Các giai đoạn mang tính
sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi quy định
bản tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người trước hết là
một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ
chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó đối với tự nhiên. Những
thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm - sinh lý, các giai đoạn
phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
Ví dụ: Con người là thực thể sinh học – xã hội: Về phương diện sinh học,
con người trải qua hàng chục vạn năm phải tìm kiếm thức ăn, nước uống,
phải “đấu tranh sinh tồn” để từ loài vượn tiến hóa thành người. Trải qua quá
trình tiến hóa, tư duy con người dần dần phát triển, con người phát minh ra
ngôn ngữ và lao động sản xuất để tạo ra tiền, phục vụ nhu cầu của mình như
mua nhà, giải trí.
Con người trên phương diện sinh học phải phụ thuộc vào gen, nhưng
con người có thể thay đổi gen của mình bằng cách thay đổi chế độ dinh
dưỡng, môi trường sống của mình.
Con người là thực thể xã hội
Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là
phương diện xã hội của nó.
- Không phải đặc tính sinh học,bản năng sinh học, sự tồn tại thể xác là
cái duy nhất tạo nên bản chất con người , mà con người còn là một thực thể
xã hội . Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt
động xã hội quan trọng nhất là lao động sản xuất “ người là giống vật duy
nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”.
Như vậy, nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở
thành thực thể xã hội.
+ “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở
chỗ: loài vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất.
Chỉ riêng sự khác biệt duy nhất nhưng cơ bản ấy cũng khiến ta không thể
chuyển – nếu không kèm theo những điều kiện tương ứng – các quy luật của
các xã hội loài vật sang xã hội loài người”.Các nhà tư tưởng trước C. Mác
cũng đã có những ý kiến khác nhau về sự khác biệt giữa con người và các
động vật khác với tư cách là những dấu hiệu về nội hàm của khái niệm con
người. Chẳng hạn, Aristoteles đã cho rằng con người là một động vật chính
trị. Nhưng quan niệm của triết học Mác – Lênin về sự khác biệt giữa con
người và các động vật khác thể hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự
khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản xuất vật chất. Lao động, tức là sản
xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con
người và xã hội phát triển. Đây là điểm khác biệt rất căn bản, chi phối các
đặc điểm khác biệt khác giữa con người với các động vật khác. Quan niệm
này được Ph. Ăngghen làm sáng rõ trong tác phẩm Tác dụng của lao động
trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người:
“Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói
chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự
phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người
quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người
đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Chèn hình 2 ông
+ Tính xã hội của con người chỉ có trong xã hội loài người ,con người
không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với
con vật . Lao động của người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ
phục vụ cho con người mà còn cho xã hội . Còn con vật chỉ phục vụ cho nhu
cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó.
+ Thông qua lao động sản xuất,con người tạo ra của cải vật chất và tinh
thần , phục vụ cho đời sống của mình hình thành và phát triển ngôn ngữ tư
duy , xác lập quan hệ xã hội.
- Con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố của xã hội, quy luật của xã
hội
+ So với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đến con người, sự tác động của môi trường tự nhiên đến từng cá
nhân con người thường phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng
sâu sắc của các nhân tố xã hội. Môi trường xã hội tác động đến cách sống,
cách nghĩ và hình thành tư tưởng mới.
Ví dụ như là : trong xã hội phong kiến cũ có một số quan niệm cổ hũ như :
con gái thì k được đi học, phải kết hôn từ khi chỉ mới 12, 13 tuổi hay quan
niệm người phụ nữ là người vô dụng, buộc phải ở nhà nấu cơm, chăm con,
còn việc kiếm tiền là việc của đàn ông...còn rất nhiều quan niệm khác nữa.
Nhưng ngày nay ta có thể dễ dàng thấy được những tư tưởng quan niệm trên
dưới sự tác động của chủ nghĩa dân chủ, của một xã hội văn minh,hiện đại,
của quyền bình đẳng, thì nó không còn phù hợp nữa, tư tưởng của con người
đã bị chi phối, bị ảnh hưởng bởi các nhân tố xã hội trở nên sáng suốt hơn,
tiến bộ hơn. Bằng chứng là theo số liệu thống kê, tỷ lệ số học sinh đi học
năm 2019-2020 là 99,14%, con số gần như là tối đa, như vậy ta thấy được cả
con gái con trai gì cũng đều được đi học đàng hoàng, hay một ví dụ khác ta
thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới là 62,3 %, cãi thiện rõ rệt
so với lúc trước, ngày nay ta có thể bắt gặp rất nhìu CEO là nữ chẳng hạn
như : Ngọc Trinh, ca sĩ Bảo Thy, doanh nhân Bạch Điệp, Lý Nhã Kỳ, Shark
Linh, Shark Liên.... đó là những tượng đài biểu trưng cho sự thành công
trong tư tưởng mới , mà mình hay nói vui vui rằng là người phụ nữ họ không
vô dụng, đôi khi họ kiếm tiền còn giỏi hơn đàn ông nữa.
Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành
và phát triển của người bị quyết định bởi 3 hệ thống quy luật tương ứng với
3 quan hệ khác nhau nhưng thống nhất với nhau :
+Tương ứng với quan hệ giữa con người với tự nhiên,ta có Hệ thống các
quy luật tự nhiên :quy luật về sự trao đổi chất ,quy luật di truyền biến dị ,
tiến hóa,.. quy định phương diện sinh học .
+ Tương ứng với quan hệ giữa con người với xã hội, ta có Hệ thống các quy
luật tâm lý, ý thức : quy luật này làm hình thành nên tâm tư tình cảm, khát
vọng niềm tin ý chí của con người.
+ Tương ứng với quan hệ giữa người với người , ta có : Hệ thống các quy
luật xã hội :quy định quan hệ xã hội giữa người với người.
Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh
trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan
hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học
và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu
tái sản suất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá
trị tinh thần .
II. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con
người :
- Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con
người vì vậy con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của
giới hữu sinh .
- Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con
người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú
thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của
mình.Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của
mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra
lịch sử của chính bản thân con người.
- Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của
mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra
lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là
điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi
đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội,
con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát
triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra .
Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và
do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người .
- Kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào
những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là
sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của
lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người. C. Mác đã khẳng
định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao
động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những
con người như đang tồn tại. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch
sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với các động vật khác,
không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể
của lịch sử.
III. Con người là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử :
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng
đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã
hội tối cao của con người. Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách
khỏi các động vật khác, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo
công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất. Nhờ chế tạo công cụ lao
động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể
hoạt động thực tiễn xã hội. Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra
lịch sử của mình.
-“Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người không
thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà phải dựa vào
những điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại trong những hoàn cảnh
mới. Bản chất con người không phải là cái kết thúc, đã hoàn thiện một lần là
xong, nó là một quá trình con người tự hoàn thiện khả năng sinh tồn của
mình.
- Sản phẩm của lịch sử : Không có cái sinh học thuần túy, cái xã hội thuần
túy, mà trái lại xã hội là phương thức cho con người thỏa mãn cái sinh học.
•Vd: Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta, nhân
dân Việt Nam là những người đã đẩy lùi sự xâm lược của kẻ thù, viết nên
lịch sử nước Việt nam độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vậy con người là
chủ thể tạo nên lịch sử. Nhưng đứng ở một góc nhìn khác, chứng kiến cảnh
nước nhà lầm than, nhân dân có cuộc sống khốn khổ chính là động lực khiến
cha ông ta cầm súng đứng lên đấu tranh dành lại chính quyền, dành lại độc
lập tự do cho dân tộc, từ đó tạo nên hình ảnh những người anh hùng vang
danh lịch sử như người anh hùng dân tộc vĩ đại Hồ Chí Minh, người anh
hùng La Văn Cầu, người anh hùng Phan Đình Dót...Chính bởi các điều kiện
xã hội lịch sử làm cho nhân dân ta từ người có nguồn gốc xuất thân bình
thường trở thành những người chiến sĩ những người anh hùng viết tiếp trang
sách vàng son của lịch sử. Vậy con người cũng là sản phẩm của lịch sử, từ
lịch sử mà ra. Vậy qua 2 góc nhìn trên ta rút ra được kết luận : quan điểm
“con người vừa là chủ thể tạo nên lịch sử lại vừa là sản phẩm của lịch sử” là
một quan điểm đúng đắn.
IV. Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ :
Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con
người hiện thực cụ thể, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
(Thuyết trình: Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mac đã nêu lên
luận đề nổi tiếng: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. (chèn hình ông C.Mac nói).
Điều này khẳng định không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử xã hội mà luôn sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể
nhất định, một thời đại nhất định. Quan niệm đó giúp chúng ta nhận thức
đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, sinh học ở con
người.)
Các quan hệ xã hội tổng hòa tạo nên bản chất của con người
(Thuyết trình) : Các mối quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người,
nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với
nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác
nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau. Các quan hệ xã hội thay đổi
ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, thì bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
Khi nói đến con người thì không phải là nói con người trong trạng thái tự
nhiên thuần tuý, mà là con người trong hoạt động thực tiễn. Thông qua hoạt
động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng biến
đổi chính bản thân mình. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như
quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, kinh
tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...), con người mới bộc lộ toàn bộ bản
chất xã hội của mình. Tất cả các quan hệ đó đều góp phần vào việc hình
thành bản chất con người, tùy theo thời gian cường độ tác động mà mức độ
ảnh hưởng khác nhau, nhưng suy cho cùng thì các quan hệ kinh tế, quan hệ
sản xuất hiện tại, trực tiếp, ổn định sẽ giữ vai trò quyết định.)
--Ví dụ: Xét từ góc độ nhân chủng học, tức là phương diện bản tính tự nhiên,
người da đen” vẫn chỉ là người da đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế -
chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ thì “người da đen” mới bị biến thành
“người nô lệ”, còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội chủ nghĩa, họ là
những “người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử. Như thế không có một
bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của người da đen hay da trắng nào, nó chỉ
là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội trong
những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thay đổi thì cũng
tạo nên sự thay đổi bản chất của con người.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là
phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự
nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện
những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội.)
=> Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai
đoạn phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người trong mối
quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng
không phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ
thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con
người. Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vai trò tích
cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó,
bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng,
mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng ( mặc dù
không trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm
cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là
toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh
hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý
nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh
một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác
nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển
của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con
người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con
người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.
Và đó cũng chính là toàn bộ nội dung của phần Bản chất của con người.
Ngay bây giờ đây chúng ta sẽ chuyển sang một nội dung mới đó là sự tha
hóa của con người. Hồng Cúc ơi, cho N.Anh hỏi một câu nhá, Khi học Văn
về Chí Phèo, chúng ta đều biết là Chí phèo đã bị xã hội phong kiến áp bức
bóc lột dẫn đến tha hóa, biến thành quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy thì Cúc có
thể cho N.anh và tất cả các bạn biết ‘’Tha hóa là gì ?’ không ạ
Hồng
Cúc
Cảm ơn N.anh rất nhiều về câu hỏi này, và có lẽ là nhiều bạn cũng đang rất
thắc mắc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nha. Vậy thực chất tha hóa là gì?
B.Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người
1)Tha hóa con người:
Tha hóa là gì ? Tha hóa là một hiện tượng xã hội , là quá trình con
người đã trở thành một người không phải là chính mình, đó chính là cái xuất
phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân gây ra.
- Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người
bị tha hóa
Theo C. Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động
và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con
người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người.
Người lao động chỉ hành động với tư cách là con người khi thực hiện các
chức năng sinh học như ăn, ngủ, sinh con,...; còn khi lao động, tức là khi
thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như là con vật.
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, hiện tượng tha hóa của
con người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân
chia giai cấp. Mà nguyên nhân là chế độ tư liệu về sản xuất. Nhưng tha hoá
con người được đẩy lên đỉnh điểm nhất là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, sự
chiếm hữu về tư liệu sản xuất, các nhà tư sản bóc lột vô sản, từ đó bắt đầu
xuất hiện sự tha hóa lao động.
Từ đó ta đúc kết được một kết luận cốt yếu : Lao động bị tha hóa là
nội dung chính yếu, là nguyên nhân, là thực chất của sự tha hóa của con
người (Phần in đậm đưa vào ppt)
BIỂU HIỆN
+ Con người bị tha hóa là con người bị đánh mất mình trong lao động, tức
trong hoạt động đặc trưng, cốt lõi của con người. (Đưa vào ppt)
Con người lao động Khi ăn uống, sinh con con người
Con người lao động Bị cưỡng bước, ép buộc bởi đk xã hội chức năng
con vật
Ở sơ đồ thứ nhất là sơ đồ con người thực hiện các chức năng sinh học (như
ăn uống sinh con) đi đúng với sự phát triển của con người, vì họ được tự do,
còn sơ đồ thứ 2, ta thấy ban đầu là một con người lao động có hoạt động
sáng tạo, thể hiện đặc trưng vốn có của con người, sau đó dưới sự tác động
của yếu tố bên ngoài cụ thể là con người bị cưỡng bức, ép buộc bởi các điều
kiện xã hội, dẫn đến con người bị tha hóa , lúc này con người lao động
không phải để sáng tạo, không phải để phát triển các phẩm chất mà chỉ là để
đảm bảo sự tồn tại thể xác của họ mà thôi.
Thông qua 2 sơ đồ ta có thể thấy tính chất trái ngược trong chức năng chính
là biểu hiện đầu tiên của sự tha hóa của con người.
+Trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với tư
liệu sản xuất.
Nhưng do ngày trước, trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người lao
động lệ thuộc vào chính sản phẩm do mình tạo ra.Mặt khác, để có tư liệu
sinh hoạt, người lao động buộc phải lao động cho các chủ tư bản, sản phẩm
của họ làm ra trở nên xa lạ với chính mình và được chủ sở hữu dùng để trói
buộc họ, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở hữu và vào các vật phẩm lao
động. Lao động bị tha hóa đã làm đảo lộn quan hệ xã hội của người lao
động. Các đồ vật đã trở thành xa lạ, trở thành công cụ thống trị, trói buộc
con người. Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuất
cũng bị đảo lộn. Đúng ra đó phải là quan hệ giữa người với người, nhưng
trong thực tế nó lại được thực hiện thông qua số vật phẩm do người lao động
tạo ra và số tiền công mà người lao động được trả.
Như vậy, quan hệ giữa người và người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa
người và vật.
=> Đó là biểu hiện thứ hai của tha hóa. (phần màu đỏ đưa vào ppt)
Khi lao động bị tha hóa, con người trở nên què quặt, phiến diện, khuyết
thiếu trên nhiều phương diện khác nhau (con người phát triển không thể toàn
diện, không thể đầy đủ, và không thể phát huy được sức mạnh bản chất
người.) Người lao động ngày càng bị bần cùng hóa, sự phân cực xã hội ngày
càng lớn. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, và
toàn cầu hóa hiện nay, khía cạnh này của sự tha hóa lao động ngày càng thể
hiện tập trung và rõ nét khiến cho sự phân cực giàu - nghèo trong xã hội
hiện đại ngày càng giãn rộng theo chiều tỷ lệ thuận với sự phát triển của
cách mạng khoa học và công nghệ và toàn cầu hóa.
=> Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế
độ tư hữu tư liệu sản xuất, nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa (còn thể hiện trên các phương diện khác của đời
sống xã hội: Sự tha hóa của nền chính trị vì thiểu số ích kỷ, sự tha hóa các tư
tưởng của tầng lớp thống trị, sự tha hóa của các thiết chế xã hội khác)
=> Việc khắc phục sự tha hóa không chỉ gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư
hữu tư bản chủ nghĩa mà còn gắn liền với việc khắc phục sự tha hóa trên các
phương diện khác của đời sống xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp
để giải phóng con người, giải phóng lao động. ( Phần in đậm đưa vào slide)
Hệ quả của tha hóa chính là gây ra tha hoá bản chất con người:
Sự tha hoá lao động dẫn tới kết quả: “Bản chất có tính loài của con người, –
giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, – bị biến
thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại
cá nhăn của con người. Kết quả trực tiếp của sự tha hoá bản chất của con
người là làm cho người ta trở thành xa lạ với bản chất loài của mình, đồng
thời làm cho con người trở thành xa lạ với người khác. “Bản chất có tính
loài của con người bị tha hóa với con người, có nghĩa là một ngươi này bị
tha hoá với người khác và từng người trong số họ bị tha hoá với bản chất
người”. Như vậy, chính lao động bị tha hoá dẫn đến tha hoá bản chất con
người, biến cái vốn có của con người thành cái bị tách khỏi con người, đối
lập, xa lạ với con người. Sự tha hoá lao động cũng dẫn tới sự tách ròi, sự đối
lập, xa lạ giữa con người với nhau
Ví dụ tha hóa:
Tiền tài chính là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của đa phần con người
hiện nay. Trong khi bản chất của tiền sinh ra chính là công cụ phụ vụ cho
con người nhằm đạt được những nhu cầu hạnh phúc khác. Nhưng dần dần,
sự biến chất do long tham của con người tang cao đã biến chính chúng ta trở
thành công cụ của tiền bạc, trở nên tha hóa và không còn mang bản chất của
con người nữa. Nó biến con người thành công cụ, cứ lao động lao động chỉ
để sở hữu nó vì chúng ta cho rằng nó chính là thước đo của sự thành công,
của hạnh phúc. Người xưa vẫn hay nói
‘’Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền’ là vì vậy.
Hay các hiện tượng giang hồ mạng Phúc XO, Khá Bảnh... các tay chơi nổi
tiếng vịnh bắc bộ đều có thể trở thành ví dụ về hiện tượng tha hóa của con
người khi những chuẩn mực đạo đức, lối sống của họ đã bị chi phối bởi
những điều tiêu cực và trở nên lệch chuẩn. Thậm chí, nghiêm trọng hơn nó
còn ảnh hưởng đến lối sống của nhiều bạn trẻ ngày nay, xem đó là thần
tượng để noi theo.
Ngoài ra vẫn còn có một số hình thức tha hóa khác như:
1. Tha hoá tôn giáo – chính là biểu hiện của tha hoá ý thức, tư tưởng:
Xét theo thời gian, cuộc tranh luận riêng về tha hoá cũng xuất hiện ở Mác
dưối hình thức vấn đề tha hoá tôn giáo khi Mác và Ansrsrhen còn theo nhái
Hêglien trẻ. cuộc đấu tranh này là quan trọng đối với cuộc cánh mạng ý thức
hệ đang diễn ra trong trí tuệ loài người.
Sự phê phán tôn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải Chúa đã tạo ra
con người, mà con người tạo ra Chúa dựa theo hình ảnh của mình. Chúa –
một thực thể siêu nhiên, chính là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo
ra, là sự tuyệt đốì hoá những đặc điểm và những tính chất của con người
dưới một hình thức lý tưởng hoá.
Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa
tìm được bản thân mình hoặc đã lại đế mất bản thân mình một lần nữa”. Như
vậy, tha hoá tôn giáo biểu hiện con người đã tự làm mình nghèo đi, bởi vì
con người đã tước bỏ những đặc điểm riêng của mình để chiếu hình của
chúng vào trí tuệ của mình.
Mác không coi tha hoá tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán, mà đi sâu
lần tìm căn nguyên xã hội cũng như kinh tế của nó, để có thể khắc phục sự
tha hoá đó. “Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự
phê phán cuộc sống khô ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của
nó”.
2. Tha hoá xã hội – chính trị:
. Theo sự phân tích của Mác thì tất cả các hình thức nhà nước trong lịch sử
đều bị tha hoá: “Cho tới nay, chế độ chính trị là lĩnh vực tôn giáo, là tôn giáo
của đời sông nhân dân, là thượng đế của tính phổ biến của đòi sống nhân
dân, đối lập với sự tồn tại trần tục của tính hiện thực của đời sông nhân
dân”.
Cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức chống giai cấp thông trị sẽ tất yếu trở
thành một cuộc đấu tranh chính trị, một cuộc đấu tranh tiến hành trước hết
chống lại sự thống trị chính trị của giai cấp thông trị.
- “Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp
bức”
Đây là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người. Giải phóng con người được các
nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội dung lý luận và trên nhiều
phương diện khác nhau
Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng
con người về phương diện chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu.
Điều kiện và tiền đề để giải phóng triệt để con người là xóa bỏ giai cấp,
xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sức sản xuất phát
triển ở trình độ rất cao. Đó là quá trình lịch sử lâu dài.
Khắc phục sự tha hóa của con người và của lao động của họ, biến lao
động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con người là nội dung có ý
nghĩa then chốt.
- “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển
tự do của tất cả mọi người”
Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với giai cấp,
dân tộc và nhân loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hê
hội. Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải
phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”. Do vậy, sự phát triển tự do của mỗi
con người là tất yếu, là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.
Việc giải phóng con người được quan niệm một cách toàn diện, đầy đủ, ở
tất cả các nội dung và phương diện của con người, cộng đồng, xã hội và
nhân loại với tư cách là các chủ thể ở các cấp độ khác nhau. Mục tiêu
cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin là giải
phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện.
Tư tưởng về giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin hoàn toàn
khác với các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác đã và
đang tồn tại trong lịch sử.
“Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con
người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”, “là sự
xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa”. Tư tưởng đó thể hiện chính xác
thực chất của sự giải phóng con người, thể hiện lập trường duy vật biện
chứng, khách quan, khoa học trong việc nhận thức nguồn gốc, bản chất và
đời sống của con người và phương thức giải phóng con người.
Chỉ khi con người thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi sự nô dịch do chế độ
tư hữu các tư liệu sản xuất bị thủ tiêu triệt để, khi sự khác biệt giữa thành
thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay không còn, khi
con người không còn bị trói buộc bởi sự phân công lao động xã hội thì
lúc đó con người mới đạt được sự phát triển tự do.
(phần in đậm đưa vào slide)
Ví dụ giải phóng:
Giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công; khỏi mọi
nghèo nàn, lạc hậu để có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là nội dung
trọng tâm chi phối toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh
Hồng
Cúc
Vâng và đó cũng chính là nội dung cuối cùng của bài thuyết trình do nhóm 5
trình bày.
Và để các bạn có thể ghi nhớ sâu hơn nội dung bài học, và coi như là mình
test thử các bạn có tập trung chú ý lắng nghe nội dung bài không, thì các bạn
hãy cùng chúng mình tham gia 1 mini game cuối bài nha!
Chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò giải ô chữ nhé! Vâng, từ khóa của chúng ta
gồm 8 ô chữ, tương đương với 8 câu hỏi nhỏ. Các bạn có quyền trả lời từ
khóa chính trong khi vẫn còn câu hỏi. Các bạn đã sẵn sàng cùng trả lời câu
hỏi với tụi mình chưa a?
( Không ai dạ thưa thì) Các bạn hãy thả tim thả vỗ tay để tương tác với mình
nha!.....
Hồng
Cúc
Ngọc
Anh
Câu 1: ‘’con người phải phục tùng quy luật tự nhiên ,quy luật sinh học .
Nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình ,dựa
trên quy luật khách quan ‘’ dựa trên phương diện thực thể nào?
Ô chữ gồm 7 chữ cái
Đáp án: sinh học
Câu 2: Hoạt động xã hội nào là quan trọng nhất ,’’con người là giống
vật duy nhất có thể thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” là nhờ
hoạt động này?
Ô chữ gồm 7 chữ cái
Đáp án: lao động
Câu 3 :Điền vào chỗ trống: -“Sáng tạo ra lịch sử” là ……. của con
người, nhưng con người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy
tiện của mình
Ô chữ gồm 6 chữ cái=> Bản chất
Câu 4: Điền vào chỗ trống: Khi lao động bị tha hóa, người lao động sẽ
trở nên………………… , sự phân chia giai cấp ngày càng rõ rệt.
Ô chữ gồm 10 chữ cái => Bần cùng hóa
Câu 5: hiện tượng tha hóa của con người là một hiện tượng lịch sử đặc
thù, và nó chỉ diễn ra trong xã hội khi nào?
Ô chữ gồm 15 chữ cái => Phân chia giai cấp
Câu 6: Điền vào chỗ trống : ‘’Trong quá trình cải biến……….., con
người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử,
đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người.’
Ô chữ gồm 7 chữ cái => Tự nhiên
Câu 7: Điền vào chỗ trống: ‘’Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của
mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính ………….của
mình”
Ô chữ gồm 14 chữ cái=> Đời sống vật chất
Câu 8: Điền vào chỗ trống: Điều kiện và tiền đề để giải phóng triệt để
con người là xóa bỏ………., xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất và sức sản xuất phát triển ở trình độ rất cao
Ô chữ gồm 7 chữ cái => Giai cấp
Ngọc
Anh
Key word : Con người.
Vâng từ khóa chính của ô chữ chính là ‘’Con người’’, đó cũng chính là nội
dung xuyên suốt của toàn bộ phần thuyết trình của nhóm 5. Qua 40 phút vừa
rồi, chúng mình hy vọng có thể truyền tải đến các bạn những kiến thức về
Bản chất của con người, Sự tha hóa của con người và giải phóng con người.
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!
Sau đây sẽ là phần đóng góp ý kiến từ các bạn, hoặc các bạn có những vấn
đề chưa rõ về nội dung bài học có thể mạnh dạn đặt câu hỏi để chúng mình
có thể giải đáp ạ!
| 1/17

Preview text:

Ngọc Chào mừng tất cả mọi người đã đến với bài thuyết trình môn Triết học của Anh
nhóm 5 ngày hôm nay. Và ngày hôm nay, Ngọc Anh và Hồng Cúc sẽ là
người đồng hành với tất cả các bạn trong bài thuyết trình này. Hi vọng rằng
các bạn sẽ chú ý lắng nghe xuyên suốt phần trình bày để có cái nhìn tổng
quan nhất về nhóm chúng mình nhé!
Sau đây Ngọc Anh xin phép được giới thiệu các thành viên của nhóm 5 ạ! ….
Con người- thoạt tưởng rằng 2 từ này là vô cùng đơn giản và dễ hiểu, nhưng
nếu xét trên nhiều góc độ, chính chúng ta- Con người cũng không thể nào
thấu hiểu một cách tường tận được. Thường ngày, chúng ta trò chuyện với
nhau, vẫn hay bảo nhau rằng ‘’bản chất của người đó là như vậy đó!’’, hoặc
là thỉnh thoảng lại tỏ ra mình là ông cụ non một chút xíu, chậc lười và nói
rằng ‘’ Bản chất của chúng ta là thế, không thể thay đổi, chúng ta phải chấp
nhận thôi!’’. Vậy thì Bản chất của con người thực sự là gì, và đặc biệt là qua
phương diện Triết học thì nó sẽ được thể hiện như thế nào, và không để các
bạn chờ lâu hơn được nữa, hãy cùng Ngọc Anh tìm hiểu về bản chất của con
người trong Triết học nha. I.
Con người là thực thể sinh học – xã hội:
(Thuyết trình) Theo C. Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình
độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của
lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa. Về
phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của
giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ
loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn
toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” .
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi xem xét con người, không
thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những
phương diện biệt lập, duy nhất. Tức là hai phương diện sinh học và xã hội,
chúng không hề tách ra riêng lẻ, không cái nào hơn cái nào, không cái nào
quyết định cái nào mà cả hai bổ sung cho nhau tạo thành bản chất của con người. •
Con người là thực thể sinh học
Tiên đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là giới tự nhiên : -
Không chỉ là một thực thể sinh học , mà con người còn là một bộ phận
của giới tự nhiên. Vì vậy có thể nói “ giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con
người,đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên . -
Phương diện thực thể sinh học : con người phải phục tùng quy luật tự
nhiên ,quy luật sinh học . Nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính
bản thân mình ,dựa trên quy luật khách quan . -
Là kết quả tiến hoá và phát triển lâu dài của giới tự nhiên
Con người Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con
người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự
nhiên. Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong
đời sống tự nhhiên như thức ăn, nước uống, hang động để ở. Đó là quá trình
con người đấu tranh với tự nhiên, với thú dữ để sinh tồn. Trải qua hàng chục
vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đã chứng
minh trong các công trình nghiên cứu của Đácuyn. Các giai đoạn mang tính
sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi quy định
bản tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người trước hết là
một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ
chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó đối với tự nhiên. Những
thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm - sinh lý, các giai đoạn
phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
Ví dụ: Con người là thực thể sinh học – xã hội: Về phương diện sinh học,
con người trải qua hàng chục vạn năm phải tìm kiếm thức ăn, nước uống,
phải “đấu tranh sinh tồn” để từ loài vượn tiến hóa thành người. Trải qua quá
trình tiến hóa, tư duy con người dần dần phát triển, con người phát minh ra
ngôn ngữ và lao động sản xuất để tạo ra tiền, phục vụ nhu cầu của mình như mua nhà, giải trí.
Con người trên phương diện sinh học phải phụ thuộc vào gen, nhưng
con người có thể thay đổi gen của mình bằng cách thay đổi chế độ dinh
dưỡng, môi trường sống của mình. •
Con người là thực thể xã hội
Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là
phương diện xã hội của nó. -
Không phải đặc tính sinh học,bản năng sinh học, sự tồn tại thể xác là
cái duy nhất tạo nên bản chất con người , mà con người còn là một thực thể
xã hội . Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt
động xã hội quan trọng nhất là lao động sản xuất “ người là giống vật duy
nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”.
Như vậy, nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội. +
“Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở
chỗ: loài vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất.
Chỉ riêng sự khác biệt duy nhất nhưng cơ bản ấy cũng khiến ta không thể
chuyển – nếu không kèm theo những điều kiện tương ứng – các quy luật của
các xã hội loài vật sang xã hội loài người”.Các nhà tư tưởng trước C. Mác
cũng đã có những ý kiến khác nhau về sự khác biệt giữa con người và các
động vật khác với tư cách là những dấu hiệu về nội hàm của khái niệm con
người. Chẳng hạn, Aristoteles đã cho rằng con người là một động vật chính
trị. Nhưng quan niệm của triết học Mác – Lênin về sự khác biệt giữa con
người và các động vật khác thể hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự
khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản xuất vật chất. Lao động, tức là sản
xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con
người và xã hội phát triển. Đây là điểm khác biệt rất căn bản, chi phối các
đặc điểm khác biệt khác giữa con người với các động vật khác. Quan niệm
này được Ph. Ăngghen làm sáng rõ trong tác phẩm Tác dụng của lao động
trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người:
“Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói
chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự
phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người
quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người
đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Chèn hình 2 ông vô +
Tính xã hội của con người chỉ có trong xã hội loài người ,con người
không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với
con vật . Lao động của người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ
phục vụ cho con người mà còn cho xã hội . Còn con vật chỉ phục vụ cho nhu
cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó. +
Thông qua lao động sản xuất,con người tạo ra của cải vật chất và tinh
thần , phục vụ cho đời sống của mình hình thành và phát triển ngôn ngữ tư
duy , xác lập quan hệ xã hội. -
Con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố của xã hội, quy luật của xã hội
+ So với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đến con người, sự tác động của môi trường tự nhiên đến từng cá
nhân con người thường phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng
sâu sắc của các nhân tố xã hội. Môi trường xã hội tác động đến cách sống,
cách nghĩ và hình thành tư tưởng mới.
Ví dụ như là : trong xã hội phong kiến cũ có một số quan niệm cổ hũ như :
con gái thì k được đi học, phải kết hôn từ khi chỉ mới 12, 13 tuổi hay quan
niệm người phụ nữ là người vô dụng, buộc phải ở nhà nấu cơm, chăm con,
còn việc kiếm tiền là việc của đàn ông...còn rất nhiều quan niệm khác nữa.
Nhưng ngày nay ta có thể dễ dàng thấy được những tư tưởng quan niệm trên
dưới sự tác động của chủ nghĩa dân chủ, của một xã hội văn minh,hiện đại,
của quyền bình đẳng, thì nó không còn phù hợp nữa, tư tưởng của con người
đã bị chi phối, bị ảnh hưởng bởi các nhân tố xã hội trở nên sáng suốt hơn,
tiến bộ hơn. Bằng chứng là theo số liệu thống kê, tỷ lệ số học sinh đi học
năm 2019-2020 là 99,14%, con số gần như là tối đa, như vậy ta thấy được cả
con gái con trai gì cũng đều được đi học đàng hoàng, hay một ví dụ khác ta
thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới là 62,3 %, cãi thiện rõ rệt
so với lúc trước, ngày nay ta có thể bắt gặp rất nhìu CEO là nữ chẳng hạn
như : Ngọc Trinh, ca sĩ Bảo Thy, doanh nhân Bạch Điệp, Lý Nhã Kỳ, Shark
Linh, Shark Liên.... đó là những tượng đài biểu trưng cho sự thành công
trong tư tưởng mới , mà mình hay nói vui vui rằng là người phụ nữ họ không
vô dụng, đôi khi họ kiếm tiền còn giỏi hơn đàn ông nữa. •
Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành
và phát triển của người bị quyết định bởi 3 hệ thống quy luật tương ứng với
3 quan hệ khác nhau nhưng thống nhất với nhau :
+Tương ứng với quan hệ giữa con người với tự nhiên,ta có Hệ thống các
quy luật tự nhiên :quy luật về sự trao đổi chất ,quy luật di truyền biến dị ,
tiến hóa,.. quy định phương diện sinh học .
+ Tương ứng với quan hệ giữa con người với xã hội, ta có Hệ thống các quy
luật tâm lý, ý thức : quy luật này làm hình thành nên tâm tư tình cảm, khát
vọng niềm tin ý chí của con người.
+ Tương ứng với quan hệ giữa người với người , ta có : Hệ thống các quy
luật xã hội :quy định quan hệ xã hội giữa người với người.
Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh
trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan
hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học
và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu
tái sản suất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần . II.
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người : -
Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con
người vì vậy con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh . -
Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con
người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú
thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của
mình.Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của
mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra
lịch sử của chính bản thân con người. -
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của
mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra
lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là
điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi
đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội,
con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát
triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra .
Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và
do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người .
- Kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào
những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là
sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của
lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người. C. Mác đã khẳng
định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao
động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những
con người như đang tồn tại. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch
sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với các động vật khác,
không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
III. Con người là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử :
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng
đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã
hội tối cao của con người. Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách
khỏi các động vật khác, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo
công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất. Nhờ chế tạo công cụ lao
động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể
hoạt động thực tiễn xã hội. Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình.
-“Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người không
thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà phải dựa vào
những điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại trong những hoàn cảnh
mới. Bản chất con người không phải là cái kết thúc, đã hoàn thiện một lần là
xong, nó là một quá trình con người tự hoàn thiện khả năng sinh tồn của mình.
- Sản phẩm của lịch sử : Không có cái sinh học thuần túy, cái xã hội thuần
túy, mà trái lại xã hội là phương thức cho con người thỏa mãn cái sinh học.
•Vd: Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta, nhân
dân Việt Nam là những người đã đẩy lùi sự xâm lược của kẻ thù, viết nên
lịch sử nước Việt nam độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vậy con người là
chủ thể tạo nên lịch sử. Nhưng đứng ở một góc nhìn khác, chứng kiến cảnh
nước nhà lầm than, nhân dân có cuộc sống khốn khổ chính là động lực khiến
cha ông ta cầm súng đứng lên đấu tranh dành lại chính quyền, dành lại độc
lập tự do cho dân tộc, từ đó tạo nên hình ảnh những người anh hùng vang
danh lịch sử như người anh hùng dân tộc vĩ đại Hồ Chí Minh, người anh
hùng La Văn Cầu, người anh hùng Phan Đình Dót...Chính bởi các điều kiện
xã hội lịch sử làm cho nhân dân ta từ người có nguồn gốc xuất thân bình
thường trở thành những người chiến sĩ những người anh hùng viết tiếp trang
sách vàng son của lịch sử. Vậy con người cũng là sản phẩm của lịch sử, từ
lịch sử mà ra. Vậy qua 2 góc nhìn trên ta rút ra được kết luận : quan điểm
“con người vừa là chủ thể tạo nên lịch sử lại vừa là sản phẩm của lịch sử” là
một quan điểm đúng đắn.
IV. Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ :
Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con
người hiện thực cụ thể, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
(Thuyết trình: Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mac đã nêu lên
luận đề nổi tiếng: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. (chèn hình ông C.Mac nói).
Điều này khẳng định không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử xã hội mà luôn sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể
nhất định, một thời đại nhất định. Quan niệm đó giúp chúng ta nhận thức
đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, sinh học ở con người.) •
Các quan hệ xã hội tổng hòa tạo nên bản chất của con người
(Thuyết trình) : Các mối quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người,
nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với
nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác
nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau. Các quan hệ xã hội thay đổi
ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, thì bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
Khi nói đến con người thì không phải là nói con người trong trạng thái tự
nhiên thuần tuý, mà là con người trong hoạt động thực tiễn. Thông qua hoạt
động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng biến
đổi chính bản thân mình. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như
quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, kinh
tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...), con người mới bộc lộ toàn bộ bản
chất xã hội của mình. Tất cả các quan hệ đó đều góp phần vào việc hình
thành bản chất con người, tùy theo thời gian cường độ tác động mà mức độ
ảnh hưởng khác nhau, nhưng suy cho cùng thì các quan hệ kinh tế, quan hệ
sản xuất hiện tại, trực tiếp, ổn định sẽ giữ vai trò quyết định.)
--Ví dụ: Xét từ góc độ nhân chủng học, tức là phương diện bản tính tự nhiên,
người da đen” vẫn chỉ là người da đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế -
chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ thì “người da đen” mới bị biến thành
“người nô lệ”, còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội chủ nghĩa, họ là
những “người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử. Như thế không có một
bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của người da đen hay da trắng nào, nó chỉ
là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội trong
những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thay đổi thì cũng
tạo nên sự thay đổi bản chất của con người.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là
phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự
nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện
những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội.)
=> Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai
đoạn phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người trong mối
quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng
không phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ
thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con
người. Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vai trò tích
cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó,
bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng,
mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng ( mặc dù
không trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm
cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là
toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh
hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý
nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh
một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác
nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển
của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con
người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con
người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.
Và đó cũng chính là toàn bộ nội dung của phần Bản chất của con người.
Ngay bây giờ đây chúng ta sẽ chuyển sang một nội dung mới đó là sự tha
hóa của con người. Hồng Cúc ơi, cho N.Anh hỏi một câu nhá, Khi học Văn
về Chí Phèo, chúng ta đều biết là Chí phèo đã bị xã hội phong kiến áp bức
bóc lột dẫn đến tha hóa, biến thành quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy thì Cúc có
thể cho N.anh và tất cả các bạn biết ‘’Tha hóa là gì ?’’ không ạ Hồng Cúc
Cảm ơn N.anh rất nhiều về câu hỏi này, và có lẽ là nhiều bạn cũng đang rất
thắc mắc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nha. Vậy thực chất tha hóa là gì?
B.Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người 1)Tha hóa con người:
Tha hóa là gì ? Tha hóa là một hiện tượng xã hội , là quá trình con
người đã trở thành một người không phải là chính mình, đó chính là cái xuất
phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân gây ra. -
Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hóa
Theo C. Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động
và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con
người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người.
Người lao động chỉ hành động với tư cách là con người khi thực hiện các
chức năng sinh học như ăn, ngủ, sinh con,...; còn khi lao động, tức là khi
thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như là con vật.
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, hiện tượng tha hóa của
con người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân
chia giai cấp. Mà nguyên nhân là chế độ tư liệu về sản xuất. Nhưng tha hoá
con người được đẩy lên đỉnh điểm nhất là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, sự
chiếm hữu về tư liệu sản xuất, các nhà tư sản bóc lột vô sản, từ đó bắt đầu
xuất hiện sự tha hóa lao động. 
Từ đó ta đúc kết được một kết luận cốt yếu : Lao động bị tha hóa là
nội dung chính yếu, là nguyên nhân, là thực chất của sự tha hóa của con
người (Phần in đậm đưa vào ppt) • BIỂU HIỆN
+ Con người bị tha hóa là con người bị đánh mất mình trong lao động, tức
trong hoạt động đặc trưng, cốt lõi của con người. (Đưa vào ppt)
Con người lao động Khi ăn uống, sinh con con người
Con người lao động Bị cưỡng bước, ép buộc bởi đk xã hội chức năng con vật
Ở sơ đồ thứ nhất là sơ đồ con người thực hiện các chức năng sinh học (như
ăn uống sinh con) đi đúng với sự phát triển của con người, vì họ được tự do,
còn sơ đồ thứ 2, ta thấy ban đầu là một con người lao động có hoạt động
sáng tạo, thể hiện đặc trưng vốn có của con người, sau đó dưới sự tác động
của yếu tố bên ngoài cụ thể là con người bị cưỡng bức, ép buộc bởi các điều
kiện xã hội, dẫn đến con người bị tha hóa , lúc này con người lao động
không phải để sáng tạo, không phải để phát triển các phẩm chất mà chỉ là để
đảm bảo sự tồn tại thể xác của họ mà thôi.
Thông qua 2 sơ đồ ta có thể thấy tính chất trái ngược trong chức năng chính
là biểu hiện đầu tiên của sự tha hóa của con người.
+Trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với tư liệu sản xuất.
Nhưng do ngày trước, trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người lao
động lệ thuộc vào chính sản phẩm do mình tạo ra.Mặt khác, để có tư liệu
sinh hoạt, người lao động buộc phải lao động cho các chủ tư bản, sản phẩm
của họ làm ra trở nên xa lạ với chính mình và được chủ sở hữu dùng để trói
buộc họ, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở hữu và vào các vật phẩm lao
động. Lao động bị tha hóa đã làm đảo lộn quan hệ xã hội của người lao
động. Các đồ vật đã trở thành xa lạ, trở thành công cụ thống trị, trói buộc
con người. Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuất
cũng bị đảo lộn. Đúng ra đó phải là quan hệ giữa người với người, nhưng
trong thực tế nó lại được thực hiện thông qua số vật phẩm do người lao động
tạo ra và số tiền công mà người lao động được trả.
Như vậy, quan hệ giữa người và người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa người và vật.
=> Đó là biểu hiện thứ hai của tha hóa. (phần màu đỏ đưa vào ppt)
Khi lao động bị tha hóa, con người trở nên què quặt, phiến diện, khuyết
thiếu trên nhiều phương diện khác nhau (con người phát triển không thể toàn
diện, không thể đầy đủ, và không thể phát huy được sức mạnh bản chất
người.) Người lao động ngày càng bị bần cùng hóa, sự phân cực xã hội ngày
càng lớn. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, và
toàn cầu hóa hiện nay, khía cạnh này của sự tha hóa lao động ngày càng thể
hiện tập trung và rõ nét khiến cho sự phân cực giàu - nghèo trong xã hội
hiện đại ngày càng giãn rộng theo chiều tỷ lệ thuận với sự phát triển của
cách mạng khoa học và công nghệ và toàn cầu hóa.
=> Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế
độ tư hữu tư liệu sản xuất, nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa (còn thể hiện trên các phương diện khác của đời
sống xã hội: Sự tha hóa của nền chính trị vì thiểu số ích kỷ, sự tha hóa các tư
tưởng của tầng lớp thống trị, sự tha hóa của các thiết chế xã hội khác)
=> Việc khắc phục sự tha hóa không chỉ gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư
hữu tư bản chủ nghĩa mà còn gắn liền với việc khắc phục sự tha hóa trên các
phương diện khác của đời sống xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp
để giải phóng con người, giải phóng lao động. ( Phần in đậm đưa vào slide)
Hệ quả của tha hóa chính là gây ra tha hoá bản chất con người:
Sự tha hoá lao động dẫn tới kết quả: “Bản chất có tính loài của con người, –
giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, – bị biến
thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại
cá nhăn của con người. Kết quả trực tiếp của sự tha hoá bản chất của con
người là làm cho người ta trở thành xa lạ với bản chất loài của mình, đồng
thời làm cho con người trở thành xa lạ với người khác. “Bản chất có tính
loài của con người bị tha hóa với con người, có nghĩa là một ngươi này bị
tha hoá với người khác và từng người trong số họ bị tha hoá với bản chất
người”. Như vậy, chính lao động bị tha hoá dẫn đến tha hoá bản chất con
người, biến cái vốn có của con người thành cái bị tách khỏi con người, đối
lập, xa lạ với con người. Sự tha hoá lao động cũng dẫn tới sự tách ròi, sự đối
lập, xa lạ giữa con người với nhau Ví dụ tha hóa:
Tiền tài chính là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của đa phần con người
hiện nay. Trong khi bản chất của tiền sinh ra chính là công cụ phụ vụ cho
con người nhằm đạt được những nhu cầu hạnh phúc khác. Nhưng dần dần,
sự biến chất do long tham của con người tang cao đã biến chính chúng ta trở
thành công cụ của tiền bạc, trở nên tha hóa và không còn mang bản chất của
con người nữa. Nó biến con người thành công cụ, cứ lao động lao động chỉ
để sở hữu nó vì chúng ta cho rằng nó chính là thước đo của sự thành công,
của hạnh phúc. Người xưa vẫn hay nói
‘’Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền’’ là vì vậy.
Hay các hiện tượng giang hồ mạng Phúc XO, Khá Bảnh... các tay chơi nổi
tiếng vịnh bắc bộ đều có thể trở thành ví dụ về hiện tượng tha hóa của con
người khi những chuẩn mực đạo đức, lối sống của họ đã bị chi phối bởi
những điều tiêu cực và trở nên lệch chuẩn. Thậm chí, nghiêm trọng hơn nó
còn ảnh hưởng đến lối sống của nhiều bạn trẻ ngày nay, xem đó là thần tượng để noi theo.
Ngoài ra vẫn còn có một số hình thức tha hóa khác như: 1.
Tha hoá tôn giáo – chính là biểu hiện của tha hoá ý thức, tư tưởng:
Xét theo thời gian, cuộc tranh luận riêng về tha hoá cũng xuất hiện ở Mác
dưối hình thức vấn đề tha hoá tôn giáo khi Mác và Ansrsrhen còn theo nhái
Hêglien trẻ. cuộc đấu tranh này là quan trọng đối với cuộc cánh mạng ý thức
hệ đang diễn ra trong trí tuệ loài người.
Sự phê phán tôn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải Chúa đã tạo ra
con người, mà con người tạo ra Chúa dựa theo hình ảnh của mình. Chúa –
một thực thể siêu nhiên, chính là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo
ra, là sự tuyệt đốì hoá những đặc điểm và những tính chất của con người
dưới một hình thức lý tưởng hoá.
Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa
tìm được bản thân mình hoặc đã lại đế mất bản thân mình một lần nữa”. Như
vậy, tha hoá tôn giáo biểu hiện con người đã tự làm mình nghèo đi, bởi vì
con người đã tước bỏ những đặc điểm riêng của mình để chiếu hình của
chúng vào trí tuệ của mình.
Mác không coi tha hoá tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán, mà đi sâu
lần tìm căn nguyên xã hội cũng như kinh tế của nó, để có thể khắc phục sự
tha hoá đó. “Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự
phê phán cuộc sống khô ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó”. 2.
Tha hoá xã hội – chính trị:
. Theo sự phân tích của Mác thì tất cả các hình thức nhà nước trong lịch sử
đều bị tha hoá: “Cho tới nay, chế độ chính trị là lĩnh vực tôn giáo, là tôn giáo
của đời sông nhân dân, là thượng đế của tính phổ biến của đòi sống nhân
dân, đối lập với sự tồn tại trần tục của tính hiện thực của đời sông nhân dân”.
Cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức chống giai cấp thông trị sẽ tất yếu trở
thành một cuộc đấu tranh chính trị, một cuộc đấu tranh tiến hành trước hết
chống lại sự thống trị chính trị của giai cấp thông trị. -
“Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức”
 Đây là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người. Giải phóng con người được các
nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội dung lý luận và trên nhiều phương diện khác nhau
 Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng
con người về phương diện chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu.
 Điều kiện và tiền đề để giải phóng triệt để con người là xóa bỏ giai cấp,
xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sức sản xuất phát
triển ở trình độ rất cao. Đó là quá trình lịch sử lâu dài.
 Khắc phục sự tha hóa của con người và của lao động của họ, biến lao
động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con người là nội dung có ý nghĩa then chốt. -
“Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển
tự do của tất cả mọi người”
 Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với giai cấp,
dân tộc và nhân loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hê ‹ xã
hội. Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải
phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”. Do vậy, sự phát triển tự do của mỗi
con người là tất yếu, là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.
Việc giải phóng con người được quan niệm một cách toàn diện, đầy đủ, ở
tất cả các nội dung và phương diện của con người, cộng đồng, xã hội và
nhân loại với tư cách là các chủ thể ở các cấp độ khác nhau. Mục tiêu
cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin là giải
phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện.
 Tư tưởng về giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin hoàn toàn
khác với các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác đã và
đang tồn tại trong lịch sử.
 “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con
người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”, “là sự
xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa”. Tư tưởng đó thể hiện chính xác
thực chất của sự giải phóng con người, thể hiện lập trường duy vật biện
chứng, khách quan, khoa học trong việc nhận thức nguồn gốc, bản chất và
đời sống của con người và phương thức giải phóng con người.
 Chỉ khi con người thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi sự nô dịch do chế độ
tư hữu các tư liệu sản xuất bị thủ tiêu triệt để, khi sự khác biệt giữa thành
thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay không còn, khi
con người không còn bị trói buộc bởi sự phân công lao động xã hội thì
lúc đó con người mới đạt được sự phát triển tự do.
(phần in đậm đưa vào slide) Ví dụ giải phóng:
Giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công; khỏi mọi
nghèo nàn, lạc hậu để có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là nội dung
trọng tâm chi phối toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh
Hồng Vâng và đó cũng chính là nội dung cuối cùng của bài thuyết trình do nhóm 5 Cúc trình bày.
Và để các bạn có thể ghi nhớ sâu hơn nội dung bài học, và coi như là mình
test thử các bạn có tập trung chú ý lắng nghe nội dung bài không, thì các bạn
hãy cùng chúng mình tham gia 1 mini game cuối bài nha!
Chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò giải ô chữ nhé! Vâng, từ khóa của chúng ta
gồm 8 ô chữ, tương đương với 8 câu hỏi nhỏ. Các bạn có quyền trả lời từ
khóa chính trong khi vẫn còn câu hỏi. Các bạn đã sẵn sàng cùng trả lời câu
hỏi với tụi mình chưa a?
( Không ai dạ thưa thì) Các bạn hãy thả tim thả vỗ tay để tương tác với mình nha!.....
Hồng Câu 1: ‘’con người phải phục tùng quy luật tự nhiên ,quy luật sinh học . Cúc
Nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình ,dựa
trên quy luật khách quan ‘’ dựa trên phương diện thực thể nào?
Ngọc Ô chữ gồm 7 chữ cái Anh Đáp án: sinh học
Câu 2: Hoạt động xã hội nào là quan trọng nhất ,’’con người là giống
vật duy nhất có thể thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” là nhờ hoạt động này?
Ô chữ gồm 7 chữ cái Đáp án: lao động
Câu 3 :Điền vào chỗ trống: -“Sáng tạo ra lịch sử” là ……. của con
người, nhưng con người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình

Ô chữ gồm 6 chữ cái=> Bản chất
Câu 4: Điền vào chỗ trống: Khi lao động bị tha hóa, người lao động sẽ
trở nên………………… , sự phân chia giai cấp ngày càng rõ rệt.

Ô chữ gồm 10 chữ cái => Bần cùng hóa
Câu 5: hiện tượng tha hóa của con người là một hiện tượng lịch sử đặc
thù, và nó chỉ diễn ra trong xã hội khi nào?

Ô chữ gồm 15 chữ cái => Phân chia giai cấp
Câu 6: Điền vào chỗ trống : ‘’Trong quá trình cải biến……….., con
người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử,
đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người.’’

Ô chữ gồm 7 chữ cái => Tự nhiên
Câu 7: Điền vào chỗ trống: ‘’Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của
mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính ………….của mình”

Ô chữ gồm 14 chữ cái=> Đời sống vật chất
Câu 8: Điền vào chỗ trống: Điều kiện và tiền đề để giải phóng triệt để
con người là xóa bỏ………., xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất và sức sản xuất phát triển ở trình độ rất cao

Ô chữ gồm 7 chữ cái => Giai cấp
Ngọc Key word : Con người. Anh
Vâng từ khóa chính của ô chữ chính là ‘’Con người’’, đó cũng chính là nội
dung xuyên suốt của toàn bộ phần thuyết trình của nhóm 5. Qua 40 phút vừa
rồi, chúng mình hy vọng có thể truyền tải đến các bạn những kiến thức về
Bản chất của con người, Sự tha hóa của con người và giải phóng con người.
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!
Sau đây sẽ là phần đóng góp ý kiến từ các bạn, hoặc các bạn có những vấn
đề chưa rõ về nội dung bài học có thể mạnh dạn đặt câu hỏi để chúng mình có thể giải đáp ạ!