Bản chất nhà nước xhcn - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm, lý luận khoa học về giải phóng giai cấp vô sản, giảiphóng nhân dân lao động khỏi các hệ thống áp bức, bóc lột và hiện thực hóa sự nghiệp giải phóng conngười. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sơ lược về Chủ nghĩa Xã hội khoa học _ Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm, lý luận khoa học về giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động khỏi các hệ thống áp bức, bóc lột và hiện thực hóa sự nghiệp giải phóng con
người. Chủ nghĩa được xác lập bởi C.Mác và Ăng-ghen, Lênin là người áp dụng và phát triển. [1]
Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm ba bộ phận lý luận cơ bản: triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-
Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học; các bộ phận có mối quan hệ biện chứng, không tách rời mà thống
nhất thành một hệ thống. [1]
Triết học Mác-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật tổng quát nhất của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận
chung nhất về ý thức khoa học và thực tiễn cách mạng. [1]
Kinh tế chính trị Mác-Lênin nghiên cứu các quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là các quy luật
liên quan đến sự xuất hiện, phát triển và suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng
như sự xuất hiện và phát triển của một phương thức sản xuất mới là phương thức sản xuất cộng sản.[1]
Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất yếu của việc vận dụng thế giới quan, phương pháp luận
triết học, kinh tế chính trị Mác - Lênin để tìm tòi, làm sáng tỏ các quy luật khách quan của quá
trình cách mạng. Chủ nghĩa xã hội - quá trình chuyển đổi lịch sử từ chủ nghĩa tư bản sang chủ
nghĩa xã hội sang chủ nghĩa cộng sản.[1]
Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng: chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin (bao gồm cả ba bộ phận).
[2] V.I.Lênin khẳng định: "chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác".Vì triết học Mác lẫn
kinh tế chính trị Mác đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo họ, những người lãnh đạo, tổ chức cùng
nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng lâu dài và triệt để đó chỉ có thể là giai cấp công nhân
hiện đại, thông qua đảng của nó.[3]
Theo nghĩa hẹp: chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác - Lênin. [2]
Theo khuôn khổ môn học này, chủ nghĩa xã hội khoa học được tìm hiểu theo nghĩa hẹp.[2]
2. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
a. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thành quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến
hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong suốt bề dày lịch sử nhân loại, kể từ khi có sự phân chia
giai cấp, nhân dân lao động vẫn luôn là bộ phận bị áp bức, bóc lột nhiều nhất; họ đã luôn khao khát về
một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái, một xã hội mà ở đó họ được tôn trọng, bảo vệ và trau
dồi, phát triển bản thân một cách công bằng và bình đẳng. Họ đã đứng lên đấu tranh cho những khát khao
ấy, họ thành công, và nhà nước xã hội chủ nghĩa được hình thành.
Tùy vào đặc điểm và điều kiện của mỗi nơi mà nhà nước xã hội chủ nghĩa và chính quyền sau cách mạng
được tổ chức khác nhau, nhưng điểm chung là đều đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện quyền lực
của nhân dân, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân và do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do
cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân
dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao -
xã hội xã hội chủ nghĩa.
Liên hệ Việt Nam: từ năm 1945 _ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời _ cho đến nay, quyền dân
chủ của nhân dân thể hiện rõ nhất qua việc: người dân được bầu cử cho người có nguyện vọng tham gia
vào bộ máy nhà nước (đủ 18 tuổi) hay thậm chí tự ứng cử chính mình (đủ 21 tuổi).
b. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, ưu việt hơn các kiểu nhà máy cũ về bản chất, thể hiện qua các phương diện:
Về chính trị: mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung
của quần chúng nhân dân lao động.
Về kinh tế: chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội
về tư liệu sản xuất chủ yếu nên không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột.
Về văn hóa – xã hội: xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và
những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời cũng mang bản sắc riêng của dân tộc. Nhà nước bóc lột
Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự Sự thống trị của giai cấp vô sản là sự thống Chính trị
thống trị của thiểu số. trị của đa số.
Là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột Vừa là một cơ quan cưỡng chế, vừa là một
để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân Kinh tế bức, bóc lột.
dân lao động, chỉ là “nửa nhà nước”, chăm
lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
Có sự phân hóa sâu sắc giữa các giai cấp, Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp tầng lớp. được thu hẹp.
Văn hóa – Cơ hôi phát triển và tiếp cận các nguồn lực Các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc Xã hội
giảm dần theo mức độ “cao quý” của các tiếp cận các nguồn lực và cơ hội phát triển. giai cấp, từng lớp.
c. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chức năng khác nhau, căn cứ vào:
Phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước: chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Tính chất của quyền lực nhà nước: chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng).
Mặc dù trong nhà nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn chức năng trấn áp, nhưng đối tượng bị trấn áp là
giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối nhằm bảo vệ thành tựu cách mạng, giữ vững an
ninh chính trị và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Như Lênin đã nói: “Bất cứ nhà
nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với
những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột…” Nguồn tham khảo
[1]:https://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/tim-
hieu-ve-chu-nghia-mac-lenin-va-mot-so-khai-niem-lien-quan-337.html#:~:text=Ch%E1%BB
%A7%20ngh%C4%A9a%20M%C3%A1c%20%E2%80%93%20L%C3%AAnin%20l%C3%A0,M %C3%A1c%2C%20Ph.
[2]:https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT%20h%E1%BB%8Dc%20ph
%E1%BA%A7n%20Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i
%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20(K)%20Tr%20%C4%91%E1%BA%A7u%20-Tr66.pdf