Bản chất và khái niệm của triết lí âm dương - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Bản chất và khái niệm của triết lí âm dương - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (HVHK)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
Bản chất và khái niệm của triết lí âm dương
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Người nam gắn với tính chủ động mạnh mẽ như thuyền như núi và người nữ gắn với
tính bị động, mềm mại như bến như nước. Đây không hề là một sự trùng hợp ngẫu
nhiên. Nó xuất phát từ tư duy triết học cổ đại của người xưa. Và ở đây muốn nói đến
chính là triết lí âm dương của người phương Đông.
Khi nói đến triết lý âm dương, nhiều người trong chúng ta thường nghĩ đó là sản phẩm
của nền văn hóa Trung Hoa. Truyền thuyết kể rằng vua Phục Hy, một ông vua thần
thoại của Trung Hoa cách đây khoảng 4000 năm. Là người đã khởi nguồn về Âm và
Dương. Thời ấy sông Hoàng Hà xuất hiện con Long Mã. Phục Hy dựa trên những dấu
hình trên lưng Long Mã mà hiểu được lẽ biến hoá của vũ trụ nên dùng bút mà vẽ ra
vạch nét liền (vạch lẻ) tượng trưng cho Dương và vạch nét đứt (vạch chẵn) tượng
trưng cho Âm. Thế nhưng đó là câu chuyện đã nhuốm màu của thần thoại. Vậy thực
chất âm dương đã khởi nguồn từ đâu?
Triết lý âm dương là một sản phẩm tinh thần của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á.
Triết lí âm dương có nguồn gốc từ vùng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ đại.
Cư dân nông nghiệp coi trọng sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Cha-mẹ
hoà hợp thì con cái đầy đàn. Trời-đất thuận hoà thì mùa màng bội thu. Đời sống người
cổ đại dường như gắn bó khăng khít với 2 cặp : Cha-Mẹ, Trời-Đất. Từ cặp Cha-Mẹ có
thể suy ra: Vì giống cái có tiềm năng mang thai và sau khi sinh con thì gắn bó với mẹ
cho nên về loại số, tuy một mà hai, âm ứng với số chẵn: giống đực thì không có khả
năng ấy, cho nên dương ứng với số lẻ (người ta đã dùng hai vạch ngắn - - để kí hiệu
cho âm và một vạch dài — kí hiệu cho dương). Về hình khối thì khối vuông ổn định,
vững chãi, tĩnh nên hình vuông không thuộc về âm; còn khối cầu dễ chuyển động nên
hình tròn thuộc dương. Thêm vào đó, tỉ lệ giữa cạnh và chu vi hình vuông là 1:4 - số 4
chẵn thuộc âm, còn tỉ lệ giữa đường kính và chu vi hình tròn là 1:3 - số 3(số π) lẻ thuộc dương.
Dần dần người xưa đã suy ra vô số những cặp đối lập khác sáng-tối, nóng-lạnh, trái-
phải… Người ta gán một nửa là “Âm”, nửa còn lại là “Dương”. Các bạn có thể thấy
biểu tượng này rất quen thuộc đúng không? Trong một bộ phim kiếm hiệp Trung
Quốc nào đó hay một kiến trúc đạo quán nào đó. Nó được gọi là biểu tượng âm
dương, bao gồm hai nửa đen và trắng đồng đẳng nằm bên trong và chiếm toàn bộ một
hình tròn. Trong nửa phần tròn đen có chấm tròn trắng và ngược lại trong nửa phần
tròn trắng có chấm đen. Hai phần đen trắng xoắn vào nhau tạo thành một đường ngăn hình chữ S ở giữa.
Xét dưới góc độ triết lí âm dương, có thể gọi văn hóa gốc nông nghiệp là loại văn hóa
trọng âm (ở thì muốn yên ổn ở một chỗ, với thiên nhiên thì muốn hòa hợp, với mọi
người thì nặng về tình cảm, với môi trường xã hội thì bao dung…). Còn văn hóa gốc
du mục là loại văn hóa trọng dương (ở thì nay đây mai đó, với thiên nhiên thì muốn
chinh phục, với mọi người thì thiên về bạo lực, với môi trường thì thiên về sự độc tôn).
Tuy nhiên việc xác định bản chất âm/dương của các sự vật hiện tượng không phải lúc
nào cũng dễ dàng. Chẳng hạn như cây lúa là âm hay dương? Cái cày là âm hay
dương? Đối với mỗi trường hợp trên đều có cách trả lời. Chính từ thực tế này, người
xưa đã dần tìm ra những đặc điểm mang tính quy luật của triết lí âm dương.
II. Hai quy luật của triết lí âm dương
1. Quy luật về thành tố
Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm
*Muốn xác định được tính chất âm dương của một vật, trước hết phải
xác định được đối tượng so sánh.
*Để xác định tính chất âm dương của một vật, sau khi đã xác định đối
tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh.
2. Quy luật về QUAN HỆ giữa các thành tố
Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hoá cho
nhau: âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển
đến cùng cực thì chuyển thành âm
II. Tính cách của người Việt
1. Sinh hoạt thường ngày a. Ẩm thực
Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt còn thể hiện khá rõ tính linh hoạt và tính biện chứng:
- Tính linh hoạt: phản ánh trong dụng cụ ăn, đôi đũa;
- Tính biện chứng: quan hệ biện chứng âm dương gồm ba mặt:
Sự hài hòa âm dương của thức ăn:
Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt
thức ăn theo năm thức âm và dương ứng với Ngũ Hành:
-Hàn (lạnh, âm nhiều = Thủy);
-Nhiệt (nóng, dương nhiều = Hỏa);
-Ôn (ấm, dương ít = Mộc);
-Lương (mát, âm ít = Kim); -Bình (trung tính = Thổ).
Theo đó, người Việt tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển
hóa khi chế biến các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành
các món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa.
Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau
răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ
tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) tác dụng thanh hàn, giải cảm,
khi nấu kèm với cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
Chén nước chấm của người Việt dung hòa cả đủ cả Ngũ Hành:
Sự quân bình âm dương trong cơ thể :
Để tạo ra sự quân bình âm dương trong cơ thể, người Việt sử dụng thức ăn
như vị thuốc với mục đích điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể, ví dụ:
-Đau bụng nhiệt (dương) (bệnh kiết lị) cần ăn những thứ hàn (âm) như chè
đậu đen, trứng gà lá mơ;
-Đau bụng lạnh (âm) cần dùng các thứ nhiệt dương như gừng, riềng.
Sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên :
Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường, người Việt
có tập quán ăn uống theo mùa và vùng khí hậu. Việt Nam là xứ nóng (dương), vậy nên:
-Phần lớn nguồn thức ăn sử dụng hằng ngày đều thuộc loại bình, hàn âm như
thực vật (rau, củ, quả…);
-Các loại sản vật mang tính âm phát triển mạnh
Bản thân thiên nhiên cũng đã có sự cân bằng; -Vào mùa hè:
+Người Việt thích ăn rau quả, tôm (âm) hơn là mỡ thịt;
+Thức ăn thường nhiều nước (âm) và có vị chua (âm) vừa dễ tiêu hóa vừa giải nhiệt. -Vào mùa đông:
+Người Việt ở phía Bắc lại thích ăn thịt, mỡ vốn mang tính dương nhằm giúp cơ thể chống rét;
+Người dân miền Trung ăn nhiều ớt (dương) do thực phẩm của họ dồi dào
hải sản biển có tính hàn, bình (âm).
Từ văn hóa ẩm thực của người Việt xưa và nay, ta càng khẳng định vai trò
của triết lý âm dương thủy hỏa trong việc tổ chức vũ trụ và duy trì đời sống. b. Trang Phục
Với nhu cầu mặc, người Việt rất đề cao hai yếu tố “dương tính” và “âm tính”.
Đặt ra vấn đề màu sắc chẳng hạn: 1. Thời xưa:
Màu ưa thích vốn là các “màu âm tính” phù hợp với phong cách tế nhị, kín
đáo của truyền thống dân tộc.
-Ở miền Bắc là màu nâu, màu gụ (màu của đất);
-Ở miền Nam là màu đen (màu của bùn);
-Trong lễ hội, phụ nữ Việt mặc áo dài màu thâm hoặc nâu. 2. Ngày nay :
Màu sắc của trang phục có phần đa dạng hơn theo hướng “dương tính” do
ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây.
-Trong xã hội hiện đại: +Đàn ông mặc Âu phục;
+Phụ nữ mặc áo nhiều màu kể cả đỏ hoặc hồng;
-Do giao thoa với văn hóa mới từ bên ngoài nên chiếc áo dài cổ truyền Việt
Nam dần được cải tiến thành áo dài tân thời từ những năm 30 của thế kỷ này;
-Bên cạnh những cải tiến theo hướng phô trương cái đẹp hình thể một cách
trực tiếp theo kiểu phương Tây (dương tính hóa) như: Bó eo, ôm sát thân, nổi
ngực… thì áo dài tân thời vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển cao độ phong
cách kín đáo (âm tính hóa).
Sự khêu gợi một cách nhuần nhị, kín đáo đã tô điểm tính cách “dương ở trong âm”.
Áo dài Việt Nam ngày càng phổ biến rộng rãi và trở thành biểu tượng
cho y phục truyền thống dân tộc. c. Kiến trúc
Với nhu cầu ở, người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề “phong thủy”. “Phong”và
“thủy” là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành tạo thành vi khí hậu của một ngôi nhà.
Phong là gió (thuộc dương);
Thủy là nước (tĩnh hơn, thuộc âm).
-Trong nhà, nếu có gió quá nhiều hoặc nước tù quá đọng đều không tốt.
Người ta xây ác bình phong để lái gió hoặc dựng hòn non bộ để điều thủy (âm dương điều hòa);
-Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng “mộng”:
+“Mộng”: cách ghép theo nguyên lý âm dương
Phần lồi ra của bộ phận này phải khớp với chỗ lõm tương ứng của bộ phận khác;
Kỹ thuật này tạo nên sự liên kết rất chắc chắn mà vẫn linh động giúp tháo dỡ dễ dàng
+Khi cần cố định các chi tiết của ngôi nhà thì dùng đinh tre vuông tra vào các lỗ tròn (âm – dương).
-Khi lợp nhà, người Việt dùng ngói âm dương: Viên sấp, viên ngửa khác với ngói ống Trung Hoa;
-Trong hình thức kiến trúc thường coi trọng bên trái và số lẻ.
Tất cả đều từ triết lý âm dương mà ra 2. QUAN HỆ GIA ĐÌNH
a. Quan hệ vợ chồng :
Xã hội là do vô số gia đình tạo thành. Sự hài hòa trong cuộc sống gia đình là
có liên quan đến sự bình an và lâu dài của xã hội. Yếu tố quan trọng nhất
trong cuộc sống gia đình lại chính là đạo vợ chồng.
-Người chồng là dương, phải lấy ngay thẳng cương trực làm gốc:
+Cương trực ở đây không phải chỉ đơn thuần là cương trực công chính, cũng
không phải là khăng khăng giữ ý mình, mà có ý nói nam nhân phải có tri thức
và cách nhìn nhận đúng đắn trong cách đối nhân xử thế;
+Một người chồng như vậy mới có khả năng giữ gìn, chèo chống được gia
phong và chính khí của gia đình.
-Người vợ là âm, phải lấy nhu hòa mềm mỏng làm gốc:
+Người phụ nữ phải có phẩm tính hiền lương, dịu dàng hiền hậu;
+Người phụ nữ như nước, an tĩnh mà khoan thai, không nóng nảy, không
dông dài, làm lợi vạn vật mà không tranh giành;
+Một người vợ như vậy sẽ giữ được gia đình hòa thuận, trên dưới ấm êm.
-Tục ngữ nói, nam nhân không cương thì gia đạo không thịnh, nữ nhân không
nhu thì phúc vận bị tản đi mất
Trong gia đình, âm dương hòa hợp thì gia đình vui vẻ hòa thuận, ít xảy ra sự tình rắc rối.
Trái lại, nếu trong gia đình âm dương đảo ngược, vợ chồng không còn giữ
được trọng trách của mình thì gia đình sẽ rất khó hạnh phúc, lâu dài.
-“Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”: dương lẻ loi sẽ không sản sinh ra
được điều gì, âm trơ trọi sẽ không thể lớn mạnh phát triển
Nếu trong gia đình chỉ người chồng hoặc người vợ cố gắng thì sẽ khó lâu bền.
-Âm dương hòa hợp mới có thể hóa sinh vạn vật, vợ chồng hài hòa gia đình
mới có thể hưng vượng. Âm dương vốn là nương tựa lẫn nhau, bổ trợ cho
nhau, trong âm có dương, trong dương có âm, vợ chồng cũng nên là như
vậy. Trong cuộc sống hiểu được đạo lý âm dương này tất sẽ có lợi cho sự hài
hòa thịnh vượng của gia đình. 2. Quan hệ sinh con:
-Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; còn sự sinh
sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời – “đất sinh, trời dưỡng”
Hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương
Nhiều cặp đối lập phổ biến khác được mở rộng ra từ hai cặp trên
-Từ cặp “mẹ-cha” (nữ-nam, cái-đực) có thể suy ra rằng:
+Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai)
Về loại số, thì số “chẵn” thuộc âm;
+Giống đực không có khả năng ấy, một là một
Số “lẻ” thuộc dương.
Điều này giải thích tại sao quẻ dương là một vạch dài (-), còn quẻ âm là hai vạch ngắn (–).
III/ Tính cách người Việt ( Tín ngưỡng )
Về mặt tin ngưỡng, triết lý âm dương ảnh hưởng đến Việt Nam về 3 mặt chính.
1/ Tín ngưỡng phồn thực (phồn là nhiều, thực là nảy nở)
-Tín ngưỡng phồn thực bao hàm tính phổ quát rộng lớn trong kho tàng
tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.Với cư dân nông nghiệp trồng
lúa nước, các biểu tượng âm - dương, đất - trời, non - nước là những
nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa
giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển.
- Quan niệm tín ngưỡng phồn thực từ thuở nguyên sơ đã có mối liên hệ
chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp, họ quan niệm rằng qua
trực giác, năng lượng thiêng liêng được tích tụ trong thiên nhiên hay
trong bản thân mỗi người có khả năng chuyển sang vật nuôi và cây trồng.
-Tín ngưỡng phồn thực thể hiện ở những biểu tượng, kiến trúc, lễ
hội,phong tục của người Việt, điều đó đã một lần nữa khẳng định sự ảnh
hưởng của triết lý Âm Dương đối với đời sống văn hóa người Việt.
+ Biểu tượng: trống đồng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng
phồn thực. dấu tích để lại trên các hình vẽ của trống đồng, trên thạp đồng.
· Vì ở Việt Nam tín ngưỡng này thờ hành vi giao phối (sự hài hòa Âm
Dương) nên dấu ấn của hành vi này được tìm thấy khắp nơi trên những
biểu tượng có ở nhiều nơi trên dải đất hình chữ S.
Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào
Thịnh( Yên Bái)
· -Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại
500 năm TCN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là
tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. Thân thạp khắc chìm hình
những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho
hai con cá sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc
thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan.
· -Tín ngưỡng phồn thực còn được biểu hiện trong các vật dụng
thường ngày như chày và cối –tượng trưng cho sinh thực khí
nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động
giao phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô vàn cách khác
nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo, người Đông Nam Á đã chọn cách này.
+Kiến trúc: Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người
Việt cổ lớn tới mức ngay cả những kiến trúc tưởng chừng rất linh thiêng
như chùa Một Cột ,tháp Bút và đài Nghiên ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà
Nội), cửa sổ tròn trên gác Khuê Văn (tượng trưng sao Khuê) soi mình
xuống hồ vuông Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu vv…, cũng đều liên
quan tới tín ngưỡng phồn thực.
Chùa Một Cột- Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á
Đài Nghiên-Tháp Bút, biểu tượng nền văn hiến nước nhà
Khuê Văn Các – Biểu tượng của tầm nhìn giáo dục
+Lễ hội, trò chơi, phong tục: Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ
cúng nõ nường (nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam;
nường: nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ).
Lễ hội Nỏ Nường
Đây là tín ngưỡng mang tính biểu tượng linh thiêng được thể hiện rõ
nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở.
Một số nghi lễ phồn thực còn được cách điệu hóa thành những trò chơi
dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật.
2/ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
- Ông cha ta coi trọng tín ngưỡng đa thần lấy chất
âm tính làm căn bản
- Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến lối sống như:
+ Lối sống định cư
+ Hòa hợp với thiên nhiên
+ Sống trọng tình( đặc biệt là trọng nữ nên có tục thờ Mẫu), những
Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,…