




Preview text:
BẢN TỔNG HỢP NỘI DUNG MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (NHÓM 4)
Câu 1: Suy nghĩ, bình luận về tình huống “Trâu bò chê dưa hấu, nông
dân đổ lệ vì đâu?
Tình huống “Trâu bò chê dưa hấu, nông dân đổ lệ vì đâu?” đã nêu lên
được một thực trạng:
Đó là được mùa – mất giá của nhiều mặt hàng nông sản liên tục diễn
ra trong thời gian qua. Gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và
ảnh hưởng trực tiếp đến đến sống của hàng trăm nghìn người nông dân.
Mặc dù, nước ta có thế mạnh để phát triển các nông sản, đặc sản. Tuy
nhiên, với nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết khiến cho nhiều loại
nông sản chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu, cũng như trên thị
trường “sân nhà”. Đây là một hiện thực đáng buồn cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Những suy nghĩ, bình luận về tình huống:
- Vì sao thương lái lại ngừng thu mua? Có phải là vì cân tải trọng xe như thương lái nói?
- Vì sao giá nông sản lại mất giá đến mức như vậy?
- Vì sao luôn trông chờ vào các thương lái, vào việc xuất sang trung quốc tiêu thụ
mà lại không tìm cách tiêu thụ hoặc bán làm nguyên liệu cho các cty trong nước
- Thương lái ở TQ có tác động như thế nào:
+ Họ chủ động trong thị trường, chủ động nguồn cung nên chủ động về giá
+ Sự phụ thuộc vào thương lái TQ khiến người nông dân rơi vào thế khó khi phụ
thuộc hoàn toàn vào sức mua của họ ( thương lái không mua, không tiêu thụ được)
- Vì sao người nông dân luôn bán nông sản của mình cho các thương lái TQ?
+ Ai cũng muốn bán với giá cao, không thể trách người nông dân
+ Doanh nghiệp VN vẫn chưa liên kết chặt chẽ với nhân dân, chưa tạo được một
chuỗi tiêu thụ nông sản do nông dân sản xuất ra.
+ Thương lái Trung Quốc chỉ chọn những quả đẹp để mua với giá thấp, rồi phân
loại, chở sâu vào nội địa với giá cao hơn. Những quả dưa hấu bị trả về (bị ế ẩm)
trên thị trường nội địa, khiến người dân lao đao. (Trong khi đó thị trường xuất khẩu
lại phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc).
- Tại sao lại dẫn đến tình trạng được mùa – mất giá?
+ Nhiều diện tích đất trồng dưa ở khu vực Nam Trung Bộ là đất thuê, người thuê
chỉ làm một vụ rồi trả lại chủ đất trồng cây màu khác. Nên phải tuân thủ thời vụ,
luân canh cây trồng, không thể rải vụ được dẫn đến tình trạng trồng quá tập trung
vào một thời vụ, diện tích trồng quá lớn, sản lượng cao, thu hoạch tập trung thời
gian ngắn Nên tiêu thụ sẽ khó khan.
+ Dưa hấu bị “chê” trên thị trường Việt, bởi có dư luận cho rằng hàm lượng thuốc
trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, thậm chí có ý kiến cho rằng
“cho bò ăn, bò cũng bị đau bụng”. Nhưng trong thực tế, thì dưa hấu là loại quả chủ
yếu được bón phân NPK, đạm, lân kali, nên không có chuyện “độc” như dư luận đồn thổi.
+ Nhiều địa phương chưa có giải pháp: để gắn kể giữa người sản xuất với người
tiêu thụ sản phẩm, thiếu thông tin thị trường,… Dẫn đến tình trạng cung vượt
quá cầu, gây bế tắc trong việc tiêu thụ nông sản.
- Công nghệ chế biến sau thu hoạch thì sao?
+ Công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch có, nhưng đã áp dụng
được rộng rãi hay chưa?
+ Công nghệ hiện đại và đắt tiền liệu có dễ để áp dụng với các vùng còn hạn chế về
trình độ kĩ thuật không?
- Nếu chưa áp dụng được những kĩ thuật chế biến và bảo quản thì nhà nước
cần làm gì để tránh tình trạng này?
+ Nhà nước cần xác định, dự báo thị trường nông sản để kết nối với các doanh
nghiệp, hợp tác xã và thương nhân
+ Phát triển thị trường nông sản, các hợp tác xã, hướng người dân sản xuất lậy
chiều sâu chứ không phải theo chiều rộng
+ Mở cửa và bỏ bớt các rào cản trong việc xuất khẩu thị trường nông sản, không
phụ thuộc vào một kênh duy nhất
Câu 2: Những giải pháp nào để giải quyết những vấn đề tương tự như vậy
trong nông nghiệp hiện nay.
1. : Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững, phát huy hiệu quả mô hình
liên kết “4 nhà: Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp”.
Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ mới có thể giảm thiểu rủi ro về nông sản.
Người nông dân cần phối hợp với các chính sách và phương án của nhà nước để có
một mùa màng bội thu mà không bị mất giá, Doanh nghiệp có nhiệm vụ là cầu nối
tiêu thụ nông sản trên các kênh.
"Nông nghiệp Việt Nam sẽ khó phát triển nếu nông dân vẫn mang tư duy
mùa vụ, DN tư duy thương vụ và chính quyền tư duy nhiệm kỳ. Cả DN, nông dân
lẫn ngành NN-PTNT phải thay đổi. Khi nào tam giác phát triển là nhà nước - thị
trường - xã hội có 3 đỉnh hội tụ vào nhau, khoảng giao thoa càng lớn thì ngành
nông nghiệp mới bớt rủi ro" – (Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích.)
2. : Đầu tư công nghệ nhằm giải quyết câu chuyện dự trữ hàng hóa nông
sản, giảm thiểu tổn thất do những biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
Năng suất của ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào mức độ về
những gì xảy đối với sản phẩm thực phẩm sau khi được thu hoạch. Hầu hết
các phương pháp chế biến truyền thống đều không thể áp dụng cho lượng
nông sản quá lớn. Việc liên kết hợp tác, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến là những giải pháp giúp
nâng cao giá trị nông sản, giảm áp lực mùa vụ.
Cùng với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,
khâu bảo quản, chế biến nông sản bắt đầu được các địa phương và người dân quan
tâm, góp phần tạo ra những sản phẩm đa dạng, giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, để công nghệ sau thu hoạch được áp dụng rộng rãi cần thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đẩy mạnh liên kết sản xuất.
Xác định đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch là giải
pháp căn cơ và bền vững giúp giảm áp lực về tiêu thụ nông sản khi
vào vụ thu hoạch cao điểm là một trong những biện pháp căn cơ, bền
vững cho nền Nông nghiệp Việt Nam.
3. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, đẩy
mạnh kết nối cung ứng hàng cho các doanh nghiệp, các nhà mạnh
thường quân, siêu thị, cửa hàng tiện ích ... Đặc biệt, cần phối hợp xây
dựng sàn giao dịch nông sản, hỗ trợ liên kết trao đổi thông tin, tăng
tiêu thụ nông sản, thủy sản của các địa phương trên nền tảng thương mại điện tử.
Do vậy, đơn vị liên tục điều chỉnh chính sách thu mua, phù hợp với
từng thời điểm, chia sẻ khó khăn với người nuôi trồng.
Ngoài ra, SaigonCo.op cũng cam kết kết nối tiêu thụ, phân phối hàng
nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ, Tây
Nguyên ở mức cao nhất, đưa hàng Việt Nam chất lượng cao đến tay
người tiêu dùng cả nước, góp phần ổn định tình hình thị trường.
- Ví dụ: Rau củ quả trong nước sản xuất ra nhưng khó tiêu thụ. Tuy
nhiên, mỗi tháng, Việt Nam vẫn nhập khẩu hàng trăm triệu USD
các mặt hàng nông sản này từ các quốc gia, đặc biệt là Thái Lan và
Trung Quốc. Bởi vậy cần tích cực đẩy mạnh tiêu dùng nông sản trong nước hơn nữa.
4. Tích cực tổ chức các hội nghị xúc tiến Thương mại quốc tế, đưa các
ngành hàng nông sản chất lượng của Việt Nam đến các thị trường mới.
Mở rộng thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước
Nam Á, Đông Á, châu Âu, Australia, nhất là các nước Ấn Độ, Pakistan, Indonesia…
Thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển
và chuyển giao công nghệ.
5. Nhà nước cần cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ công
tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp. Trong đó
tập trung cho đào tạo dài hạn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật cao ở các
lĩnh vực then chốt như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ thông tin và khoa học quản lý…
6. Cần một chiến lược phát triển tổng thể. Trên cơ sở đó, Nhà nước, mà
trước hết là các bộ, ngành cần cơ cấu lại hệ thống tổ chức và quản lý
của từng ngành hàng. Thêm nữa, phải xây dựng và thực hiện tốt chiến
lược tổng thể theo từng quy mô và cấp độ khác nhau (cấp quốc gia,
cấp tỉnh, cấp địa phương)…
KẾT LUẬN:
Phải nói rằng, tình huống qua câu chuyện “Trâu bò chê dưa,
nông dân đổ lệ vì đâu?” đã nêu lên một thực trạng đã và
đang diễn ra trong nền nông nghiệp Việt Nam. Tình huống
đó đã đưa đến cho chúng ta những suy nghĩ, bình luận với vô
vàn khía cạnh khác nhau. Nhưng về căn bản là đã thấy được
những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp; nguyên nhân khách
quan, chủ quan. Từ đó, chúng ta có một cái nhìn tổng thể để
có thể đưa ra những phương pháp thích hợp để giải quyết
triệt để những vấn đề tương tự trong nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay.