-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo bài tập giữa kỳ các chuyên đề truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm về thời trang. Đặc thù của ngành thời trang. Tính xu hướng. Tính mùa vụ. Mô hình kinh doanh thời trang phổ biến. Vai trò của Marketing trong ngành thời trang. Yêu cầu về hình ảnh trong Marketing thời trang. Mô hình chiến lược marketing ngành thời trang. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Các chuyên đề truyền thông 6 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.5 K tài liệu
Báo cáo bài tập giữa kỳ các chuyên đề truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm về thời trang. Đặc thù của ngành thời trang. Tính xu hướng. Tính mùa vụ. Mô hình kinh doanh thời trang phổ biến. Vai trò của Marketing trong ngành thời trang. Yêu cầu về hình ảnh trong Marketing thời trang. Mô hình chiến lược marketing ngành thời trang. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Các chuyên đề truyền thông 6 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO ----------------
Báo cáo bài tập giữa kỳ
MÔN HỌC: CÁC CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN THÔNG Sinh viên : Nguyễn Linh Chi MSSV : 2056160008 Lớp
: Truyền thông Marketing A1 K40 Giảng viên
: ThS. Tào Thanh Huyền Hà Nội, tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3
CHUƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH THỜI TRANG 4
1.1. Khái niệm về thời trang 4
1.2. Đặc thù của ngành thời trang 5 1.2.1. Tính xu hướng 5 1.2.2. Tính mùa vụ 5
1.3. Mô hình kinh doanh thời trang phổ biến 6
CHƯƠNG II: NHỮNG YÊU CẦU CỦA MARKETING TRONG 8 NGÀNH THỜI TRANG 8
2.1. Vai trò của Marketing trong ngành thời trang 8
2.2. Yêu cầu về hình ảnh trong Marketing thời trang 8
2.3. Mô hình chiến lược marketing ngành thời trang 11 LỜI CẢM ƠN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 2 LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Truyền thông Marketing luôn là một trong những
chuyên ngành hot hàng đầu được các bạn trẻ yêu thích và tìm kiếm. Lựa chọn vào
khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền là quyết
định đúng đắn nhất để em tận hưởng những năm tháng Đại học được học tập và phát
triển dưới môi trường đào tạo truyền thông chuyên nghiệp. Các thầy cô không chỉ cho
chúng em được học lý thuyết bài bản mà còn đi đôi với thực hành qua các bài tập lớn.
Đặc biệt, môn “Các chuyên đề truyền thông" dưới sự hướng dẫn và giảng dạy của
ThS.Tào Thanh Huyền đã cho chúng em cơ hội được gặp gỡ lắng nghe chia sẻ của các
diễn giả với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong ngành. Đó quả thực là niềm vinh dự
của chúng em khi được nghe những “tiền bối” dày dặn kinh nghiệm chia sẻ những bài
học, quá trình làm nghề được đúc kết qua nhiều năm. Mở đầu là anh Dương với kênh
Youtube “Rương Công Nghệ" cùng review các sản phẩm công nghệ nổi tiếng trên thị
trường qua cách kể chuyện hài hước và lôi cuốn. Tiếp theo là anh Vương Khả Phong -
Phó Giám đốc Chương trình của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
(iSEE) chia sẻ về cách làm truyền thông cho cộng đồng LGBTIQ. Làm thế nào để
thay đổi nhận thức của xã hội và thực hiện các nghiên cứu chính sách, chiến dịch nâng
cao năng lực và vị thế cho cộng đồng LGBTIQ ở Việt Nam hiện nay quả là một câu
hỏi lớn dành cho những người làm truyền thông. Có cơ hội được gặp chị Nguyễn Thu
Trang - Account Manager tại T&A Ogilvy và được nghe chị giải đáp thắc mắc cho
con đường định hướng nghề nghiệp tương lai làm em rất biết ơn và càng thêm tin
tưởng vào sự lựa chọn phía trước của mình.
Nhưng em ấn tượng nhất với buổi chia sẻ về Fashion Marketing của diễn giả
Lê Minh - Nhà sáng lập Class12, môi trường giảng dạy thời trang uy tín, chuyên
nghiệp và bài bản ở Việt Nam. Toàn bộ kiến thức về Fashion Marketing được anh hệ
thống hoá bài bản, xây dựng thực tế từ những thương hiệu thời trang anh đã tham gia
cố vấn giúp chúng em có cái nhìn cụ thể hơn về công việc trong ngành thời trang đầy
sự đổi mới và sáng tạo này. 3
CHUƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH THỜI TRANG
1.1. Khái niệm về thời trang
Theo tác giả của cuốn “Lý thuyết Thời trang: Tạp chí Trang phục, Cơ thể và
Văn hoá" thời trang được định nghĩa là sự xây dựng văn hoá bản sắc cá nhân qua cách
thể hiện. Thời trang là một sự thể hiện thẩm mỹ bằng cách sử dụng quần áo, giày dép,
lối sống, phụ kiện, cách trang điểm, kiểu tóc,... Qua đó, ta có thể thấy có rất nhiều yếu
tố tạo nên định nghĩa Thời trang chứ không phải chỉ gói gọn bởi quần áo. Ngày nay
nhờ công nghệ mà thời trang phát triển hơn, hoàn thiện hơn và phổ biến rộng rãi hơn.
Thời trang ngày nay khởi sắc hơn do nhu cầu của con người càng ngày càng tăng lên,
không chỉ dừng lại ở “ăn chắc - mặc bền" mà còn là “ăn ngon - mặc đẹp" để thoả mãn
cuộc sống. Hơn nữa, khái niệm thời trang còn nói về một xu thế và thiên hướng trong
xã hội liên quan đến cách suy nghĩ, giao tiếp, lối sống,... được thể hiện bằng cách ăn
mặc hoặc bằng một phong cách nào đó và phong cách này có thể thay đổi theo thời
gian hoặc theo xu hướng thịnh hành. Và thời trang được ra đời như một quy luật tất
yếu giúp con người thể hiện được cá tính, sự tự tin thông qua phong cách cá nhân
riêng biệt để diễn đạt.
Ngành thời trang là ngành nghề và công việc có liên quan đến thiết kế, sản xuất
và phân phối các mặt hàng thời trang là trang phục và các phụ kiện đi kèm khác. Thời
trang luôn là mảnh đất màu mỡ đã và đang được khai phá, đầu tư để phát triển không
ngừng. Trong những năm gần đây, sự hội nhập và giao thoa quốc tế đã giúp sức tăng
trưởng của ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam ngày càng đa dạng và khiến
công chúng thay đổi tư duy về mua sắm, ăn mặc. Do đó, thời trang không chỉ là khoác
lên mình những bộ quần áo mà còn là thể hiện cái tôi cá nhân, định hình bản sắc riêng
của mỗi người. Đặc biệt là với những bạn trẻ GenZ, thời trang như một công cụ để các
bạn giải phóng năng lượng cơ thể, thoả sức sáng tạo phong cách riêng của bản thân. 4
1.2. Đặc thù của ngành thời trang
1.2.1. Tính xu hướng
Khi nói về thời trang, chúng ta thường nhắc đến từ xu hướng. Hầu hết khách
hàng đều mong muốn mặc đúng xu hướng để đảm bảo luôn bắt nhịp kịp với thời đại.
Xu hướng thời trang là sự đổi mới về phong cách mà được một nhóm người chấp nhận
tại một thời điểm và một khu vực nào đó. Người nổi tiếng chính là một trong những
yếu tố quan trọng giúp một xu hướng được định hình. Có 3 nhóm xu hướng thời trang chính:
- Mega Trend: Đây là xu hướng phong cách sống thường kéo dài nhiều
năm và bao trùm nhiều lĩnh vực (từ kiến trúc, làm đẹp, F&B,...) dẫn đến
hình thành các tiêu chuẩn thẩm mỹ cho mỗi lĩnh vực ở từng thập kỷ. Ví
dụ trong những năm gần đây mọi người hay nhắc đến thời trang bền
vững, môi trường, sống xanh, sống tự nhiên, bảo vệ môi trường v.v. Đây
chính là những xu huớng, lối sống mới của thời đại. Xu hướng này cũng
ảnh hưởng tới hướng đi và các chiến dịch truyền thông của các nhãn hàng.
- Macro Trend (xu hướng thời trang dài hạn): Xu hướng này thường kéo
dài từ 2-5 năm, phát triển từ phong cách sống, gắn liền với những người
có tầm ảnh huởng, các ngôi sao, người mẫu.
- Micro Trend (xu hướng thời trang ngắn hạn): Đây là xu hướng cho từng
mùa, gắn trực tiếp với các yếu tố tạo nên sản phẩm (màu sắc, chất liệu,
hình dáng, chi tiết, kiểu dáng) và chịu ảnh hưởng của văn hoá đại chúng
và truyền thông. Đồng thời xu hướng này cũng phản ánh phong cách sống của Mega Trend. 1.2.2. Tính mùa vụ
Đối với một mặt hàng tiêu dùng nhanh FMCG, một sản phẩm có thể duy trì
trong nhiều mùa hay nhiều năm mà vẫn đem lại doanh số bán hàng ổn định. Nhưng
đặc biệt đối với ngành thời trang thì sản phẩm qua mùa vụ sẽ trở nên lỗi mốt. Yếu tố
mùa vụ trong ngành thời trang rất quan trọng bởi vào mỗi thời điểm nhu cầu ăn mặc
của khách hàng cũng thay đổi, nhất là ở các tỉnh thành phía Bắc nơi có thời tiết thay 5
đổi rõ rệt qua các mùa. Nhu cầu cho hàng hoá tiêu dùng nhanh sẽ thành một vòng chu
kì lặp đi lặp lại và không phụ thuộc quá nhiều bởi tính mùa vụ, còn thời trang thì ở
một phạm trù khác. Mỗi mùa sẽ đi kèm với nhu cầu và cách ăn mặc khác nhau, vòng
đời của sản phẩm cũng phụ thuộc vào mùa vụ, qua mùa là sản phẩm sẽ trở nên tồn
kho, khó bán. Điều đó đòi hỏi các thương hiệu phải có chiến lược kinh doanh phù hợp
và khéo léo truyền tải thông điệp chia cụ thể theo từng mùa vụ. Khi thiết lập được chu
kỳ mùa vụ rõ ràng, hoạt động truyền thông sẽ được lên kế hoạch tối ưu hoá cho từng
thời điểm, thương hiệu cũng sẽ tính toán được ngân sách phù hợp cho từng chiến dịch trong năm.
1.3. Mô hình kinh doanh thời trang phổ biến
Thứ nhất là mô hình kinh doanh thời trang thiết kế. Mô hình thời trang này
thường xoay quanh nhà thiết kế độc lập và đã có tên tuổi trên thị trường. Giá trị của
sản phẩm thời trang này dựa vào phát triển thương hiệu cá nhân riêng của tuỳ từng
nhà thiết kế và thường có quy mô nhỏ tập trung vào một số phân khúc khách hàng
riêng phù hợp với định hướng phong cách của nhà thiết kế. Nhiều thương hiệu thiết kế
thậm chí còn có quy trình khép kín từ khâu lên ý tưởng, sản xuất, gia công cho đến khi
phân phối ra thị trường. Giá thành của sản phẩm thời trang thiết kế tương đối cao, phù
hợp với những người thành đạt, giới văn nghệ sĩ, người của công chúng,... Những sản
phẩm thiết kế riêng cho khách sẽ có giá vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng cho
một sản phẩm, các sản phẩm đại trà, ready to wear sẽ từ 5 đến trên dưới 15 triệu đồng.
Một số thương hiệu thời trang thiết kế nổi tiếng của Việt Nam có thể kể đến như: Nhà
thiết kế Công Trí, Đỗ Mạnh Cường, Gia Studios, SBHN,...
Thứ hai là mô hình thời trang cao cấp. Mô hình thời trang cao cấp hay còn gọi
là luxury brand này thường được phát triển dựa trên mối quan hệ cao cấp trong xã hội,
các sản phẩm mang tính thời thượng và đi theo định hướng xa xỉ của thương hiệu.
Khác với các sản phẩm thời trang, dòng thời trang cao cấp tăng trưởng chủ yếu bằng
giá trị sản phẩm thay vì số lượng. Các thương hiệu thời trang xa xỉ không cần bán
nhiều mà cần bán lượng sản phẩm ít nhưng giá trị đơn hàng cao, mang tính độc quyền
và hướng đến tệp khách hàng nhỏ đủ khả năng chi trả. Ở Việt Nam cũng có các cửa 6
hàng độc quyền của các thương hiệu thời trang cao cấp danh giá như Christian Dior,
Chanel, Louis Vuitton, Gucci,...
Thứ ba là mô hình thời trang nhanh. Đây là dòng thời trang sản xuất các sản
phẩm đại trà, phù hợp với thị hiếu của đại đa số người tiêu dùng. Mô hình thời trang
này đáp ứng được yêu cầu cho ra thị truờng các sản phẩm mới nhất, hợp thời nhất với
giá cả cạnh tranh nhất. Hơn nữa nguyên liệu liệu sản xuất và nhân công giá rẻ cùng
với dây chuyền vận hành ồ ạt khiến ngành thời trang nhanh gặp không ít những cáo
buộc liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ngành thời trang nhanh vẫn
được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi nó phù hợp với tiêu chí mẫu mã đẹp, bắt kịp
xu hướng mà giá cả lại hợp lí. Các thương hiệu thời trang nhanh được người Việt Nam
ưu chuộng có thể kể đến như: Zara, H&M, Topshop, Mango, Uniqlo,...
Thứ tư là mô hình thời trang nhà máy. Đây là mô hình thời trang có quy mô
lớm tập trung vào gia công và sản xuất các sản phẩm bình dân phù hợp với tệp khách
hàng có thu nhập trung bình thấp. Mô hình thời trang này có giá trị dựa vào giá thành
và sản phẩm, tập trung phát triển máy móc kỹ thuật để có thể sản xuất ra số lượng lớn
chứ không yêu cầu cao về mặt thiết kế. Một số thương hiệu thời trang nổi bật trong
mô hình này là May10, Việt Tiến, HANOSIMEX,... 7
CHƯƠNG II: NHỮNG YÊU CẦU CỦA MARKETING TRONG NGÀNH THỜI TRANG
2.1. Vai trò của Marketing trong ngành thời trang
Marketing thời trang là hoạt động quảng cáo thương hiệu và sản phẩm thời
trang đến khách hàng mục tiêu. Giống như bất kỳ hình thức Marketing nào khác, bạn
phải nghiên cứu sở thích của các phân khúc đối tượng khác nhau và tìm ra các phương
thức sáng tạo để trình bày sản phẩm theo một cách thu hút cho thương hiệu để chạm
đến cảm xúc của khách hàng.
Đặc biệt việc lên chiến lược marketing cho ngành thời trang phải luôn dựa trên
những ý tưởng đột phá và độc đáo bởi tốc độ thay đổi nhanh chóng theo xu hướng và
theo mùa vụ đặc thù của ngành này. Với một số ngành khác, bạn có thể chạy các chiến
dịch tương tự từ năm này đến năm khác, nhưng với thời trang - một ngành yêu cầu cao
sự sáng tạo và có tốc độ thay đổi theo chu kỳ rất ngắn đòi hỏi người làm marketing
phải liên tục cập nhật các ý tưởng mới nhất phù hợp với xu thể để cho ra mắt các sản
phẩm có giá trị cao, gây ấn tượng đối với khách hàng.
Bên cạnh yếu tố sáng tạo cần phải có để tiếp cận khách hàng mục tiêu, các
chiến lược marketing ngành thời trang cũng phải bám sát mục tiêu thúc đẩy doanh số
và lợi nhuận cho nhãn hàng. Một chiến lược marketing thời trang tốt là sẽ bao gồm
được các yếu tố sáng tạo của thời trang, nhu cầu của khách hàng và nhu cầu tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2. Yêu cầu về hình ảnh trong Marketing thời trang
Hình ảnh được coi là tư liệu truyền thông quan trọng nhất đối với việc
Marketing trong ngành thời trang. Vấn đề được đặt ra đối với những người làm
Marketing trong ngành thời trang là làm sao xây dựng được hình ảnh phù hợp với
thương hiệu nhưng phải bắt mắt và thu hút được đúng tệp khách hàng mục tiêu.
Đối với những thương hiệu đã có tên tuổi và cần duy trì sự ổn định thì sẽ tập
trung xây dựng bộ ảnh Catalogue, Style Guide và ản tư liệu để đẩy mạnh doanh số.
Hình ảnh được coi là linh hồn trong các thiết kế Catalogue, do đó việc chuẩn bị hình
ảnh được yêu cầu khắt khe, nhằm thể hiện một cách chân thực nhất về sản phẩm. Mục 8
đích của việc chụp Catalogue là tập trung thể hiện sản phẩm thời trang một cách rõ nét
để người mua có thể hình dung được sản phẩm trước khi họ đưa ra quyết định mua
hàng. Một bộ ảnh Catalogue đạt chuẩn sẽ bao gồm phông nền trơn, đơn sắc có thể là
đen/trắng để nổi bật sản phẩm, người mẫu mặc trang phục chỉ cần tạo giáng đơn giản
nhẹ nhàng, nên chụp trong studio để ổn định ánh sáng trong mọi hình ảnh và phải đảm
bảo đúng màu của sản phẩm. Ảnh Style Guide với vai trò gợi cảm hứng cho khách
hàng bằng hình ảnh sản phẩm được mặc ngoài thực tế do đó nên chọn chụp nhân vật
có phong cách tương đồng với thương hiệu và khai thác bối cảnh thực tế đề đề cao
tính hữu dụng của sản phẩm. Ngoài ra còn có ảnh quảng cáo là nhóm ảnh thuộc tư liệu
bán hàng nhằm giải đáp cho khách hàng những câu hỏi như ảnh thật, ảnh chất liệu với
ánh sáng ngoài tự nhiên để giải đáp các thắc mắc của khách hàng khỏi những cân nhắc
trước khi mua. Trong khi ảnh quảng cáo tạo sức hút cho sản phẩm thì ảnh tư liệu bán
hàng sẽ giúp bạn chốt đơn với khách hàng dễ dàng hơn.
Ví dụ minh hoạ về ảnh chụp Catalogue của Tiin Store 9
Đối với những thương hiệu cần sự đổi mới để gây ấn tượng hay tái định vị
thương hiệu thì sẽ đầu tư vào chiến dịch quảng cáo đi kèm với bộ sản phẩm chụp ảnh
lookbook. Lookbook được hiểu đơn giản là một bộ ảnh thời trang được thiết kế dựa
theo concept nhất định của sản phẩm, có màu sắc, bố cục sáng tạo với mục đích truyền
tải những giá trị đặc trưng của thương hiệu. Trong một bộ lookbook thường thấy
không chỉ xuất hiện duy nhất sản phẩm của một thương hiệu mà người mẫu chụp hình
có thể kết hợp thêm những phụ kiện bên ngoài để làm nổi bật phong cách và chủ đề
sản phẩm mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Một lookbook nếu chạm
đúng vào sở thích và phong cách mà khách hàng theo đuổi thì sẽ dễ dàng chinh phục
họ và khiến khả năng mua hàng sẽ cao hơn. Khi thực hiện bộ ảnh lookbook cần có đủ
3-5 ảnh cho một bộ trang phục đi kèm với các góc chụp toàn cảnh - trung cảnh - cận
cảnh và phải thấy rõ được outfit.
Ví dụ minh hoạ về ảnh chụp Lookbook của Tiin Store 10
Hơn nữa một bộ lookbook sẽ trở nên hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn khi có sự thống
nhất về liên kết bối cảnh, tiêu chuẩn về tỉ lệ và sự đồng nhất về cách tạo dáng của
người mẫu. Ngoài ra, cần được đầu tư nhiều về bối cảnh (set design) và kết hợp với
người mẫu chất lượng và bổ sung thêm các yếu tố styling như makeup, phụ kiện,... để
khách hàng cảm thấy bắt mắt hơn. Một lưu ý nhỏ nữa là ngoài ngoài sự chỉn chu về
mặt hình ảnh cũng cần xây dựng nội dung phù hợp bởi ngoài vai trò bán hàng,
lookbook còn được xem như yếu tố nhận diện cho nhãn hàng qua mỗi bộ sưu tập.
2.3. Mô hình chiến lược marketing ngành thời trang
Một chiến dịch truyền thông marketing cho ngành thời trang hiệu quả thường
kéo dài tối đa trong vòng 3 tháng gồm các giai đoạn: Teasing - thu hút sự quan tâm
của khách hàng, Lauching - chính thức ra mắt sản phẩm, Maitain - duy trì độ hot của
sản phẩm và tiếp tục đẩy mạnh doanh số bán, Final - tổng kết sau chiến dịch. Để một
chiến dịch Marketing thời trang thành công, người làm Marketing cần nghiên cứu và
phân tích thị trường một cách kỹ lưỡng. Các maketer phải có khả năng thực hiện các
nghiên cứu định tính và định lượng về xu hướng thời trang cũng như cuộc sống và
hành vi của những khách hàng mục tiêu. Hành trình khách hàng mua sản phẩm thời
trang đi từ bước nhận biết rồi đến cân nhắc và cuối cùng là chuyển đổi. Vì vậy, cần
định hình rõ thương hiệu trước khi truyền thông bởi xây dựng thương hiệu thời trang
là tạo ra nhận thức về khuôn mẫu giúp người dùng định hình bản sắc cá nhân. Có thể
áp dụng mô hình 4P dưới đây cho một kế hoạch Marketing thời trang: Product Price Place Promotion
Một sản phẩm thời Dựa vào các yếu tố Ngày nay với sự Từ các dữ liệu trang khi ra mắt phân khúc
thị phát triển mạnh mẽ nghiên cứu thị
cần có đủ ít nhất 3 trường, giá trị của của Internet và các trường, người làm yếu tố:
thương hiệu mà sàn thương mại marketing vận
-Chứa đựng bản các doanh nghiệp điện tử, hình thức dụng sự sáng tạo
sắc và thông điệp thời trang nên lên mua hàng không để làm nên các
của thuơng hiệu. chiến lược giá một chỉ đơn thuần là quảng cáo hấp dẫn 11 Xây dựng
câu cách thông minh mua offline mà còn và gây được tiếng chuyện thương vừa giữ
chân cần phối hợp với vang cho đối tượng hiệu, hình
ảnh, khách hàng cũ mà các bên thứ 3 để đa khách hàng mục
logo, chữ viết phù vừa thu hút được dạng hoá cách mua tiêu. Bên cạnh đó, hợp với
phong khách hàng mục hàng. Khách hàng chiến lược truyền
cách mà thương tiêu mới. Hơn nữa cũng ưa chuộng thông còn bao gồm
hiệu đang đại diện còn phụ thuộc vào việc
shopping hoạt động quản lý
và tạo ra sự liên cách tiếp cận thị online vì tính tiện kế hoạch truyền
kết đối với khách trường của từng dụng và
nhanh thông để xác định hàng mục tiêu chiến dịch
sản chóng. Các doanh việc phân phối
-Đáp ứng được các phẩm mà
các nghiệp thời trang quảng cáo diễn ra nhu cầu,
mong doanh nghiệp thời cần duy trì sự cân theo lịch trình,
muốn, pain-points trang sẽ có các đối bằng giữa các kênh đúng kênh và đúng
của khách hàng tượng, phân khúc phân phối, kết hợp đối tượng dựa trên mục tiêu, nhất là mục tiêu
khác với chiến lược giá đúng key visual, trong thời điểm ra nhau.
để đảm bảo mục key massage, key mắt bộ sưu tập mới tiêu cuối cùng là hook. Áp dụng -So sánh với các tối
đa hoá lợi quảng cáo trên báo đối thủ cạnh tranh
nhuận của doanh và tạp chí, trên cùng phân khúc từ nghiệp. truyền hình và đa đó đưa ra sản dạng các nền tảng phẩm mới lạ và mạng xã hội, sáng tạo, đặc biệt website,... với thị trường 12 LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình diễn ra môn học “Các chuyên đề truyền thông", em xin chân
thành cảm ơn ThS. Tào Thanh Huyền đã cho chúng em cơ hội được gặp gỡ các
diễn giả với những chia sẻ tận tâm trong quá trình làm nghề. Mỗi buổi học là một
kiến thức quý báu tiếp thêm cho chúng em hành trang vững bước trên chặng đường
làm Truyền thông Marketing trong tương lai. Em hy vọng sẽ có thêm những buổi
giao lưu để sinh viên chúng em có thể học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế của
các tiền bối đi trước.
Em kính chúc cô có thật nhiều sức khoẻ, xinh đẹp, hạnh phúc và luôn tâm huyết với
sự nghiệp giảng dạy tại Học Viện Báo chí và Tuyên truyền. 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Quarterly, “Fashion Theory: The Journal of Dress, Body & Culture", Oxford
2. Lieberman (2000), Stanley “A Matter of Taste: How Names, Fashions and Culture
Change with Time”, Yale University Press
3. Lâm Hồng Lan (2020), “Fashion Marketing #6: Những chiến lược quảng bá hiệu
quả của thương hiệu thời trang Việt", Brands VietNam
4. Tomorrow Marketers (2022), “Xây dựng thương hiệu cao cấp (luxury branding) có đặc thù gì?”
5. Mỹ Đỗ (2021), “Lê Minh: Thế giới quan của bạn là điều không ai copy được", The
Education Series, Style Republik
6. HA (2023), “Fashion Marketing: 4 kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu", Vietcetera 14