-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo cá nhân cho doanh nghiệp thoa khảo - Tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo cá nhân cho doanh nghiệp thoa khảo - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Báo cáo cá nhân cho doanh nghiệp thoa khảo - Tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo cá nhân cho doanh nghiệp thoa khảo - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA LOGISTIC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN CHẤT
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HOA SEN TRONG HỌC KỲ 2134
Môn học: Dẫn nhập phương pháp nghiên cứu Mã số môn học: DC203DV01 Lớp: 1249 Học kỳ: 2133 Năm học: 2022-2023
GIảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Tịnh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Mỹ Ý Mã số sinh viên: 2191669
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022
LƠꀀI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đây là công trình/đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Tất cả các
thông tin trong báo cáo đều được tham khảo từ các nguồn tài liệu và trích dẫn đúng
với yêu cầu của Nghiên cứu Khoa học. Nếu phát hiện báo cáo gian lận, tôi xin chịu
trách nhiệm hoàn toàn trước nhà trường và thầy cô bộ môn. TP.HCM, ngày 27/05/2022
LƠꀀI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học
Hoa Sen đã đưa bộ môn vào hệ thống giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi được trải
nghiệm bộ môn khai phóng đặc biệt này. Hơn hết, tôi xin gửi lời tri ân thân thương
đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh – giảng viên phụ trách bộ môn Dẫn nhập phương pháp
nghiên cứu đã tận tâm hướng dẫn và hỗ trợ tôi hết mức trong suốt quá trình nghiên
cứu. Đồng thời, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các tác giả của các bài báo
đề cập về dịch bệnh Covid-19 đã cho phép tôi sử dụng thông tin từ bài viết để hoàn
thành bài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi cảm ơn chân thành các bạn Cộng tác viên
đã nỗ lực hợp tác và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực hiện khảo sát để tôi có
thể hoàn thành bài nghiên cứu.
Trong quá trình làm báo cáo, do kiến thức và trải nghiệm cá nhân còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhà trường và giáo viên giảng dạy sẽ góp
ý chân thành để đề tài nghiên cứu thành công. Trân trọng cảm ơn! TP.HCM, ngày 27/05/2022 TRÍCH YẾU
Vận dụng những kiến thức từ bộ môn Dẫn nhập phương pháp nghiên cứu, tôi đã tìm
hiểu và hoàn thành bài Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến chất lượng học tập của
sinh viên Đại Học Hoa Sen trong học Kỳ 2134. Thông qua việc kết hợp những kiến
thức từ bộ môn để ứng dụng vào việc thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã có cơ hội
tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của chất lượng học tập và tầm ảnh hưởng của COVID-19. PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do nghiên cứu
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến cho nền giáo dục gặp những vấn đề
nan giải khi phải đóng cửa hết tất cả các trường học. Đây không chỉ là vấn đề của
riêng ngành giáo dục hay trường học mà còn của cả giảng viên, sinh viên. Riêng trong
năm 2021-2022, có hơn 1,7 triệu học sinh từ mầm non cho tới đại học tại thành phố
Hồ Chí Minh đã tham gia học bằng hình thức trực tuyến[CITATION Tha21 \l 1033 ]
Đây được xem là một cách giải quyết tốt nhất trong tình trạng hiện nay nhưng cũng vì
nó mà đã có những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn khó có thể đem lại 100% tính toàn
diện. Theo thạc sĩ Tô Thị Hoan, chuyên viên tâm lý, nhà tham vấn đã nêu ra những
vấn đề tâm lý dễ gặp phải khi học online kéo dài: các bạn thiếu tương tác và dần cô
lập với xã hội, lâu dần sẽ dễ rơi vào tình trạng tăng căng thẳng và lo âu,... thuật ngữ
chuyên dụng là “Zoom fatigue”[CITATION Hoa21 \l 1033 ]
Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh mẽ, các biến chủng mới xuất hiện dày đặc,
gần nhất là Omicron (B.1.1.529) đã làm cho mức cảnh báo về độ an toàn trên toàn
cầu cần phải nâng cao[CITATION Dịc21 \l 1033 ]. Dù vậy qúa trình học online của
sinh viên cũng không có tiến triển rằng sẽ dừng lại. Trường đại học Hoa Sen cũng
không ngoại lệ khi vẫn tiếp tục được dạy thay thế hoàn toàn bằng phương pháp trực
tuyến. Vấn đề này càng kéo dài kết quả và quá trình học tập của sinh viên dần lộ ra
những trạng thái bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Đây đã trở thành vấn đề
được xem xét nhiều nhất hiện nay. Cũng vì vấn đề này tôi đã quyết định
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng 1: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến chất lượng học tập của sinh viên Hoa Sen
- Đối tượng 2: Các sinh viên học online trong học kỳ 2134 tại trường đại học Hoa Sen
Phạm vi nghiên cứu trên lãnh thổ Việt Nam
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích nhắm tới của nghiên cứu này là tìm hiểu về những ảnh hưởng của dịch bênh
Covid-19 tới chất lượng học tập của sinh viên học kỳ 2134 trường đại học Hoa Sen từ
những gì tìm được đề ra những biện pháp để đảm bảo chất lượng học tập và hiệu suất công việc của sinh viên.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Nhiệm vụ 1: hệ thống về các cơ sở lý luận liên quan tới đại dịch Covid-19, những ảnh
hưởng mà bệnh dịch tác động tới chất lượng học tập của sinh viên trường đại học Hoa Sen.
Nhiệm vụ 2: khảo sát những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới chất lượng học tập
trong học kỳ 2031 của sinh viên đại học Hoa Sen.
Nhiệm vụ 3: nêu ra các biện pháp nhằm có thể cải thiện lại được chất lượng trong học tập của sinh viên.
4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Sử dụng phương pháp định lượng vì nó đơn giản, dễ dàng kiểm soát được lượng
thông tin thu về hơn nữa dữ liệu dùng cho phương pháp này được nhất quán và khá
chính xác. Không chỉ vậy so với phương pháp định tính thì đề tài này khá là dễ dàng để
thực hiện khi không cần tới các con số tính toán trong bảng hỏi, không cần đào sâu về
mặt chi tiết hay sự giải thích cặn kẽ, khắt khe trong quá trình khảo sát. Sử dụng bảng
hỏi khảo sát được thiết kế trên Google Form và chọn ngẫu nhiên 600 mẫu trong tổng
800 mẫu thu về từ sinh viên có tham gia đăng ký học online trong học kỳ 2134 của
trường đại học Hoa Sen.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu dựa trên các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng đối với tình trạng dịch
bệnh chưa có dấu hiệu suy giảm đã làm cho nền giáo dục trở nên thêm phần gánh
nặng. Không chỉ vậy tình trạng về kết quả học tập của sinh viên ngày một có thêm
nhiều dấu hiệu đi xuống. Vì những vấn đề này đang làm cho sinh viên dần cảm thấy
áp lực nhiều trường hợp bất khả kháng còn mang lại những hậu quả không lường
trước được cho vấn đề học tập.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho trường
tại thành phố để tìm hướng đi phù hợp sau mùa dịch
Qua đề tài nghiên cứu, sẽ có thể đánh giá được sự thay đổi về chất lượng học
tập của sinh viên trước và sau mùa dịch, và nó ảnh hưởng đến tương lai của các sinh
viên Hoa Sen này theo chiều hướng như thế nào.
6. Bố cục của đề tài
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề giới thuyết
Chương 2: Kết quả khảo sát và xử lý dữ liệu
Chương 3: Các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng, giải pháp I. PHẦN NÔHI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ C䄃ĀC VẤN ĐỀ GIỚI THUYẾT
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 .1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Theo UNESCO, trong năm 2021 số học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên
tới 1,6 tỉ, các trường học trên 188 quốc gia đã ngừng việc giảng dạy. Con số gây ảnh
hưởng lên tới 91,3% trên toàn thế giới chỉ riêng đối với học sinh, sinh viên.
[CITATION Cre20 \l 1066 ]. Việc chuyển đổi đột ngột mô hình giảng dạy truyền
thống sang trực tuyến đem lại khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Ta có thể thấy hơn 88,5%
sinh viên cho rằng việc giao tiếp trở nên khó khăn khi chuyển hình thức dạy sang trực
tuyến, 73,3% lại cho rằng việc dạy trực tuyến không có sự thu hút, sinh động như học
truyền thống trên lớp ([CITATION Bal14 \l 1066 ]. Ta có thể thấy ở đây là một phần
sinh viên có nhu cầu ngồi ở nhà nhìn màn hình để học nhưng một bộ phận khác lại
cho rằng việc học trên lớp sẽ đem lại hiệu quả hơn. Mâu thuẫn này càng lúc càng xuất
hiện rõ hơn khi tình hình dịch bệnh kéo dài.
Theo như nghiên cứu của Wong một số hạn chế của chương trình học là về công nghệ,
những hạn chế có sự liên quan tới các các nhân và một vài hạn chế khác. Đặc biệt là
về cá nhân thì việc sử dụng công nghệ mang tới rào cản và thách thức lớn trong quá
trình học tập [CITATION LuT20 \l 1066 ]. Vì vấn đề dịch vẫn đang tiếp diễn theo
cách khó lường trước nên việc thích ứng và chấp nhận sống chung với dịch đã được
xem như khẩu hiệu của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trong một
nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 83,7% sinh viên đã chỉ rõ những vấn đề khó khăn khi
học trực tuyến. Trong đó vấn đề về internet và sử dụng hệ thống là vấn đề được quan
tâm nhất[CITATION Pha21 \l 1066 ] . Nhìn chung việc nghiên cứu về khó khăn sinh
viên gặp phải đã và đang rất phổ biến nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực sự
chuyên sâu về vấn đề này. I.1.2
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở trong nước , kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo
dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh
viên không được tới trường trong một thời gian rất dài. Trên 7 vạn sinh viên
không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.
Việc học tập trực tuyến trong điều kiện hạ tầng không đồng bộ, hạn chế, bất
cập giữa các địa phương, nhà trường... gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu
cực cho các nhà trường, gia đình.
Cho rằng hậu quả do dịch bệnh gây ra là lâu dài và khó khắc phục trong một
sớm một chiều, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết ngành giáo dục đã triển
khai đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, bước đầu có những con số và chỉ số về
tác động tiêu cực, có điều đã nhìn thấy ngay và đã thấy, nhưng cũng có những
điều còn ảnh hưởng lâu dài chưa đo đếm được. Đặc biệt là những lỗ hổng về
kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, tình cảm của học sinh.
Nghiên cứu này chỉ đơn giản là tìm hiểu về sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới
chất lượng học tập của sinh viên Hoa Sen trong học kỳ 2134 và những khó khăn
mà sinh viên gặp phải. Sau đó là tìm ra được những biện pháp để giúp cải thiện
cho việc học của sinh viên
1.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Định nghĩa về học trực tiếp/ offline
Các lớp học trực tiếp là lớp các bạn có thể đến trường và được giáo viên giảng
dạy trực tiếp ngay trên lớp. Được tham gia lớp học thường xuyên tương tác với
các cá nhân khác trong cùng độ tuổi, kỷ luật tốt hơn, tuân thủ lịch trình thường
xuyên và cải thiện thể lực và sự tỉnh táo.
1.2.2 Đinh nghĩa về học trực tuyến/ online
Học trực tuyến hay còn gọi là học online là phương pháp học nhờ sự hỗ trợ của
các thiết bị kết nối mạng. Các lớp học trực tuyến (online) đã trở nên phổ biến
trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích đối
với giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, nhưng hình thức học tập này không thể
thay thế cho hình thức học trực tiếp.
Thiết bị này sẽ được kết nối với máy chủ ở địa điểm khác có lưu trữ tài liệu
giảng điện tử hay phần mềm để đưa các bài tập, câu hỏi cho học sinh học tham
gia vào nền tảng học trực tuyến.
1.2.3 Vai trò của việc học
Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã
hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ
giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao, ngày càng cải tiến hiện đại và
không bị lạc hậu và thời đại.
1.2.4 Định nghĩa về dịch Covid 19
COVID19 (Bệnh Coronavirus 2019) là một bệnh do vi rút có tên là SARSCoV2
gây ra và được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Căn
bệnh này rất dễ lây lan và đã lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới. (Theo
nguồn tin từ chính phủ Việt Nam).
Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo Covid19 là đại dịch toàn cầu
và đang yêu cầu các nước thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.
Theo thông tin từ Bộ Y tế miền Nam Việt Nam, có gần 2 triệu ca nhiễm trên
toàn thế giới (tính đến cuối tháng 3 năm 2020), cho thấy mức độ nghiêm trọng
của Covid19. Để thực hiện công tác phòng chống đại dịch, năm Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 / CTTTg với các biện pháp thực hiện cách ly
xã hội, hạn chế di chuyển, đình chỉ việc tổ chức tụ tập đông người, trong đó có
hoạt động đào tạo trong các cơ sở giáo dục. Để đảm bảo chương trình học, Bộ
Giáo dục có trường muốn triển khai mô hình đào tạo trực tuyến cho học sinh trên toàn quốc.
Kể từ tháng 3 của năm 2020 cho đến nay (2021) , dịch bệnh liên quan đến viêm
đường hô hấp cấp (COVID-19) đã tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
“SARSCoV2” thuộc họ coronavirus, là một loại virus phổ biến gây ra nhiều loại
bệnh, từ cảm lạnh hoặc viêm phế quản đến các tình trạng nghiêm trọng hơn
(nhưng hiếm gặp) như cấp tính. Nghiêm trọng. Hội chứng Hô hấp (SARS) và
Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS).
1.2.5 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên
Có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng của những buổi học trực tuyến. Và
những yếu tố đó được chia thành bốn nhóm sau:
Những rào cản về kinh tế: không phải sinh viên nào cũng hoàn toàn có đủ
khả năng để chi trả nhiều loại chi phí khác nhau phục vụ cho việc học
trực tuyến như là không đủ chi phí để mua thiết bị học online, chi phí lắp
đặt internet, tiền điện,..
Những rào cản về sự tương tác: một lớp học không nhàm chán, sôi nổi,
thú vị là khi mà giảng viên và sinh viên có thể tương tác qua lại, sinh viên
có thể tương tác trực tiếp với sinh viên khác. Nhưng việc học trực tuyến
lại không thể thực hiện được điều này. Khi sinh viên có những thắc mắc
về bài học hoặc bài tập thì cũng sẽ khó khắn hơn và tốn thời gian nhiều
hơn để được giảng viên giải đáp. Các lớp học dễ rơi vào tình trạng chỉ có
một mình giảng viên tương tác, do đó dẫn đến tình trạng giảng viên sẽ
khó có thể kiểm soát được lớp của mình.
Những rào cản về tâm lý: do không có sự tương tác nhiều sẽ khiến cho
sinh viên không có động lực, cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khó có thể tập
trung vào bài giảng của giảng viên. Từ đó làm ảnh hưởng nặng nề đến kết
quả học tập của sinh viên.
Những rào cản về môi trường: việc học trực tuyến sẽ phụ thuộc hoàn toàn
vào điện và internet. Giảng viên và sinh viên sẽ không thể tham gia được
lớp học khi một trong hai yếu tố đó gặp vấn đề. Không những vậy mà
chất lượng của buổi học cũng sẽ phụ thuộc một phần vào ứng dụng học
trực tuyến như Teams, Google meet, Zoom,..có thể sẽ bị lỗi về âm thanh
hoặc đường tuyền. Để có thể học được trên các ứng dụng thì cần phải có
tài khoản để đăng nhập nhưng cũng không thể tránh khỏi rủi ro có thể sẽ
bị lộ thông tin cá nhân. Cùng với đó thì môi trường học tập cũng sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đến chất lượng buổi học như là nơi giảng viên hoặc sinh
viên học tập và giảng dạy quá ồn hoặc là đường truyền quá yếu.
Tiểu kết chương 1
Qua những thông tin ở trên, sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 đã gây ra
ảnh hưởng đến tất cả người dân ở Việt Nam. Đặc biệt là học sinh,sinh viên
phải đối mặt với những thách thức lớn. Trong đó sinh viên của trường đại học
Hoa Sen cũng bị ảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập khi tình hình
dịch bệnh vẫn đang diễn ra.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và biết được cách thức và hình thức học online
của sinh viên Đại học Hoa Sen trong thời kì dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó
nghiên cứu này mang lại những lợi ích, đề xuất để cải thiện việc học trực tuyến thuận lợi hơn.
Chương 2: KẾT QUẢ KHẢO S䄃ĀT VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
2.1. Kết quả khảo sát và xử lí dữ liệu định lượng (Nội dung)
2.2. Kết quả khảo sát và xử lí dữ liệu định tính (Nội dung)
2.3. So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa kết quả khảo sát và xử lý dữ
liệu định lượng, định tính (Nội dung) Tiểu kết chương 2 (Nội dung)
Chương 3: C䄃ĀC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PH䄃ĀP
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia lớp học trực tiếp sau mùa
dịch Covid-19 tại Trường đại học Hoa Sen (Nội dung)
3.2. Thực trạng về việc tham lớp học trực tiếp sau mùa dịch Covid-19 tại
Trường đại học Hoa Sen (Nội dung)
3.3. Giải pháp cho việc tham gia lớp học trực tiếp sau mùa dịch Covid-19 tại
Trường đại học Hoa Sen (Nội dung)
Tiểu kết chương 3 (Nội dung) KẾT LUẬN
Dịch Covid 19 đã gây ra nhiều thay đổi tiêu cực lên ngành giáo dục. Để đáp ứng
các yêu cầu chống dịch, các trường đại học đã lựa chọn chuyển đổi sang hình
thức online. Mặc dù nó có nhiều ưu điểm, thế nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập
không thể giải quyết. Hiện nay, khi các lệnh về giãn cách xã hội dần được xóa
bỏ, thì việc quay lại với lớp học trực tiếp là một điều tất yếu.
Dữ liệu trong báo cáo đã cho thấy, phần lớn sinh viên, là những người trong độ
tuổi 18- 24 tại trường Đại học Hoa Sen đã sẵn sàng tham gia lớp học trực tiếp
nếu nó đảm bảo được an toàn cho họ. Điều này là một tín hiệu đáng mừng,
nhưng cũng là một thách thức cho nhà trường. Để có thể quay lại được như ban
đầu, sẽ cần rất nhiều thời gian và những biện pháp đúng đắn của các ban giám
hiệu. Ngoài ra, không thể thiếu là sự chỉ đạo kịp thời từ cơ quan nhà nước, các
cấp chính quyền. Thế nhưng, chúng ta vẫn sẽ không ngừng hi vọng về việc
kiểm soát được dịch bệnh và khôi phục hoàn toàn ngành giáo dục nói riêng và
các ngành nghề khác nói chung. TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Dịch COVID-19: Biến chủng Omicron đe doạ, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ
động ứng phó. (2021, 11 30). Retrieved from Bộ y tế: https://moh.gov.vn/tin-lien-
quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/dich-covid-19-bien-chung-omicron-
e-doa-bo-y-te-yeu-cau-cac-ia-phuong-chu-ong-ung-pho
Hoan, T. T. (2021, 10 7). Những vấn đề tâm lý trẻ gặp phải khi học online kéo dài.
Retrieved from vnexpress.net: https://vnexpress.net/nhung-van-de-tam-ly-tre-gap-
phai-khi-hoc-online-keo-dai-4368369.html
Last Name, F. M. (Year). Article Title. Journal Title, Pages From - To.
Last Name, F. M. (Year). Book Title. City Name: Publisher Name.
Trà, T. (2021, 9 6). Học trực tuyến trong mùa dịch: Cần sự nỗ lực, chung tay.
Retrieved from ncov.vnanet.vn: https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/hoc-truc-tuyen-trong-
mua-dich-can-su-no-luc-chung-tay/949885cd-e081-48fb-b1ad-fb50e1e6b6c1
Balakrishnan, R. (2014, June 24). An Analysis of Constraints in E-Learning and
Strategies for Promoting E-Learning among Farmers. In M. W. Renu
Balakrishnan, An Analysis of Constraints in E-Learning and Strategies for
Promoting E-Learning among Farmers (pp. 727-734). Economic Affrairs.
Retrieved from http://ndpublisher.in/admin/issues/EAV59Sc.pdf.
Dương, T. K. (2021, 8 16). Việt Nam: Covid-19 và thách thức đối với ngành giáo dục.
Retrieved from Việt Nam: Covid-19 và thách thức đối với ngành giáo dục. :
https://vietnam.fes.de/post/viet-nam-covid-19-va-thach-thuc-doi-voi-nganh- giao-duc
Oanh & Thuy. (2020, July 16). Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Retrieved from Tạp chí khoa học:
https://tailieumienphi.vn/doc/danh-gia-hieu-qua-hoc-tap-truc-tuyen-cua-sinh-
vien-trong-boi-canh-dich-benh-covi-lsxguq.html
Thanh, C. s. (2021). Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Retrieved from Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh:
file:///C:/Users/DELL/Downloads/1828-4399-1-PB.pdf