Báo cáo các ga hàng hoá chính của Việt Nam - Địa lý vận tải thủy | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Báo cáo các ga hàng hoá chính của Việt Nam - Địa lý vận tải thủy | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Địa lý vận tải thủy
Trường: Đại học Giao thông vận tải
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736 BÀI BÁO CÁO
CÁC GA HÀNG HOÁ CHÍNH CỦA VIỆT NAM
ĐỊA LÝ VẬN TẢI – QL2303D – NHÓM 7 I. KHÁI NIỆM
-Nhà ga hàng hóa: Là ga thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ hàng
hóa, lưu kho bãi hàng hóa. Ga hàng hóa có những công trình: nhà ga, quảng
trường, bãi xếp dỡ hàng, kho và các công trình lợi ích khác. Ở các đô thị lớn thì
ga hàng hoá được bố trí ở những khu riêng biệt. II.
CÁC GA HÀNG HOÁ CHÍNH 1. Ga Sóng Thần a) Lịch sử
-Trước năm 1975, ga Sóng Thần chỉ là một trạm đường sắt nhỏ. Sau năm 1975,
ga Sóng Thần từng bước được xây dựng để trở thành ga hàng hóa lớn. Hiện nay,
ga Sóng Thần là 1 trong 5 ga hàng hóa loại I của đường sắt Việt Nam.
-Ga Sóng Thần tọa lạc tại lý trình km 1710+560, thuộc địa bàn xã An Bình, huyện
Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những đầu mối giao thông vận tải ở khu
vực phía Nam: nằm cạnh khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp giáp giữa tỉnh Bình
Dương với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, có hệ thống đường quốc lộ liên tỉnh, bến cảng…
-Với diện tích quản lý > 200.000 m2 và hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển,
xếp dỡ chuyên nghiệp, ga Sóng Thần hàng năm vận chuyển và xếp dỡ trên 500.000
tấn hàng hóa, từ nhà ga đi khắp các ga trong cả nước. b) Nhiệm vụ
-Ga Sóng Thần hoàn toàn có thể đóng vai trò là nơi tập kết và phân phối hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu đi các cửa khẩu biên giới phía Bắc và phía Nam, tạo điều
kiện hình thành trung tâm logistics của tỉnh và cả vùng Nam bộ, gia tăng cung
ứng các dịch vụ kèm theo, tạo việc làm cho người lao động và góp phần đạt được
mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình
Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. lOMoAR cPSD| 15962736 c) Hiện trạng
-Hiện nay, nằm trong chiến lược phát triển chung của Đường sắt Việt Nam, Ga
Sóng Thần đang tích cực nâng cấp, chuẩn bị để nối mạng với tuyến đường sắt
xuyên Á. Từ một nhà ga chỉ có 3 đường để tránh vượt tàu, ngày nay nhà ga đã có
17 đường với sức chứa trên 350 toa xe, 5 kho chứa hàng, trong đó có 1 kho hàng
lẻ với tổng diện tích 2.500m2. Năng lực xếp dỡ của ga đạt 2.000 tấn xếp dỡ/ngày đêm.
-Sau nhiều năm khai thác nhưng chưa được sửa chữa đã khiến cơ sở hạ tầng
xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là đường sá, các bãi hàng trong ga này thành “ổ
trâu”, “ổ voi”, mùa khô thì bụi mù, mùa mưa thành ao.
-Cũng tại đây, do mặt đường chưa được kết nối kiên cố, liền mạch cộng với xe tải
trọng lớn qua lại liên tục khiến kết cấu đoạn này bị xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
d) Định hướng phát triển
-Cách ga Sóng Thần 800m về hướng Bắc, có 1 kho hàng lẻ tại bãi hàng An Bình
với diện tích 2500m2. Tại đây, lãnh đạo Bộ GTVT ủng hộ đề xuất của đơn vị tư
vấn, đề nghị tỉnh Bình Dương giải phóng mặt bằng, bố trí quỹ đất để đường sắt
mở rộng bãi hàng An Bình, phục vụ chạy tàu liên vận quốc tế.
-Hiện tại ga đang chuẩn bị thi công các hạng mục thuộc dự án cải tạo nâng cấp.
Theo đó, trong tháng 3 sẽ thi công bãi hàng mới, đường sắt, đường ngang, đường
nội bộ (có cả làm mới và sửa chữa đường) hạng mục nằm trong giai đoạn 1 để
nâng công suất khai thác hàng hoá tại ga này lên 2,5 triệu tấn/ năm. -Trước mắt,
nhà ga đang được phát triển dần với việc xây dựng thêm các đường ga, các bãi
xếp dỡ nhằm tăng năng lực xếp dỡ lên 2.500 tấn/ngày đêm. Từng bước sẽ được
điện khí hóa và tự động hóa trong việc đón gửi và tổ chức tránh vượt các đoàn
tàu. Các phương tiện xếp dỡ cũng đang được hiện đại hóa với việc trang bị thêm
các cần cẩu có sức nâng 30 - 40 tấn.
-Dự kiến, giai đoạn 2025-2030, sau khi hoàn thành các dự án này, năng lực ga
Sóng Thần sẽ đạt đến 3,5 triệu tấn/ năm và trở thành ga hàng hoá đầu mối lớn nhất
trong hệ thống các ga đường sắt Việt Nam. 2 lOMoAR cPSD| 15962736
-Ngày 21/02/2024 vừa qua, ngành đường sắt đã tổ chức lễ khởi hành chuyến tàu
liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn, vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu từ
ga Sóng Thần đến ga Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc).
-Được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kết nối,
hoàn thiện hệ thống logistics để thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
-Chuyến tàu gồm 21 toa xe, trong đó có 9 container lạnh chở hoa quả và thực
phẩm. Thời gian từ Sóng Thần đến Trịnh Châu dự kiến từ 9-10 ngày. Theo kế
hoạch, những chuyến tàu tiếp theo sẽ chạy 1 chuyến/tuần.
-Đang có nhiều chuyển biến, sản lượng liên tục tăng. Nhiều doanh nghiệp chọn
đường sắt vận chuyển hàng bởi được rút ngắn thời gian so với chờ chuyển tải tại
biên giới, nhất là khi xảy ra ùn ứ. Quá trình làm thủ tục xuất, nhập khẩu đối với
tàu hàng cũng thuận tiện hơn.
-Tại Việt Nam, chi phí logistics trong ngành nông sản chiếm đến 20 - 25% giá
thành sản phẩm, trong khi các nước chỉ chiếm khoảng 12 - 14%. Tuyến đường sắt
chở hàng từ Bình Dương đi Trung Quốc giúp doanh nghiệp giảm một nửa chi phí
so với trước đây, từ đó thêm cơ hội cạnh tranh về giá thành.
-Việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua ga đường sắt sẽ đẩy nhanh tốc độ
lưu thông hàng hóa, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp trong
tỉnh, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong tương lai sẽ tạo điều lOMoAR cPSD| 15962736
kiện hình thành trung tâm logistics của tỉnh Bình Dương và cả vùng Nam bộ, kéo
theo sự gia tăng cung ứng các dịch vụ kèm theo.
-Việc vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt qua ga Sóng Thần
góp phần giải quyết tình trạng quá tải của vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ,
đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa của các
doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. 2. Ga Sài Gòn a) Lịch sử
-Đối với những người dân sống ở Sài Gòn trước năm 1975 thì hình ảnh ga xe lửa
nằm ngay trung tâm đô thành là kí ức khó quên trong tiềm thức của họ.
-Nằm ở điểm cuối hành trình trên tuyến đường sắt xuyên Việt nhưng ga Sài Gòn
lại là công trình đầu tiên do người Pháp khởi công khi tuyến đường sắt Sài Gòn
Mỹ Tho dài 71 km được xây dựng năm 1881 và hoàn thành năm 1885.
-Năm 1911 thì người Pháp cho xây dựng ga Sài Gòn mới ở vị trí ngày nay là công viên 23/9.
-Nam bộ kháng chiến, ga Sài Gòn là nhân chứng của thời kỳ 1946-1954, tuyến
đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho lại bị chia cắt nhiều đoạn, tuyến Lộc Ninh cũng hư hại...
-Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chính quyền Sài Gòn cố gắng đầu tư khôi
phục tuyến Sài Gòn - Đông Hà để phục vụ chiến tranh nhưng bị quân và dân ta
liên tục đánh phá cắt vụn tuyến đường này.
-Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14-11-1975, Chính phủ quyết định khôi
phục tuyến đường sắt Bắc Nam sau 30 năm gián đoạn.
-Năm 1978, thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của uỷ ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn rời về ga Bình Triệu, đồng thời nâng cấp,
tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ để thành ga hành khách Sài Gòn. Tháng 11-1983,
ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác. Với diện tích 40.000 m2, thuộc
phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn nhanh chóng lấy lại vị thế,
tên tuổi, Sau hơn 15 năm đổi mới đến nay, ga Sài Gòn không ngừng được nâng
cấp, cải tạo, tu bổ, chỉnh trang, đầu tư. 4 lOMoAR cPSD| 15962736
Ga Sài Gòn đầu tiên tại đầu đường
Hàm Nghi ngày nay trên bản đồ năm 1898 b) Nhiệm vụ Ga Sài Gòn năm 1881
Ga Sài Gòn trên bản đồ năm 1920, tại
vị trí công viên 23 tháng 9 ngày nay
-Ga Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong ngành vận tải hành khách và vận
chuyển hàng hoá bằng đường sắt Bắc-Nam. Ga Sài Gòn phục vụ các chuyến tàu
đi các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam và kết nối với các tỉnh thành ở miền Trung, miền Bắc. c) Hiện trạng
-Ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối của
đường sắt Việt Nam. Đây là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường
sắt Bắc Nam do là ga đầu mối của khu vực Nam bộ đi các tỉnh Trung bộ và Bắc bộ. Diện tích 40.000 m2. lOMoAR cPSD| 15962736
d) Định hướng phát triển
-Mở rộng Ga Sài Gòn từ 6,14 ha lên thành 6,85, đề xuất diện tích Ga Sài Gòn
thành 8 ha (tăng thêm 1,15 ha)s. Tích hợp Ga Sài Gòn với Ga metro Bến Thành. 3. Ga Đà Nẵng
a) Lịch sử
-Ga Đà Nẵng được xây dựng và khánh thành vào năm 1902, thuộc quận Thanh
Khê, Đà Nẵng, theo kiến trúc thống nhất từ Nam chí Bắc. Từ khi thành lập đến
nay, ga Đà Nẵng được sửa chữa và xây dựng nhiều lần nên không còn dấu vết của
lối kiến trúc xưa. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ga Đà Nẵng được
mở rộng trở thành ga khu đoạn với 3 chức năng: ga hàng, ga hành khách và ga tác
nghiệp kỹ thuật. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Đà Nẵng có chiều dài khoảng
30 km. Hàng ngày có nhiều lượt tàu hỏa từ Ga Hà Nội và Ga Sài Gòn đến Đà
Nẵng. Toàn bộ các chuyến tàu xuyên Việt hiện nay đều dừng đón và trả khách tại
nhà ga. Từ ga Đà Nẵng, hành khách có thể mua vé đến tất cả các ga trong cả nước.
-Ga xe lửa Đà Nẵng vẫn chiếm vị trí ban đầu của trung tâm thành phố dọc theo
đường Hải Phòng. Đây là một trong số các điểm dừng trên tuyến đường sắt Bắc
Nam lịch sử. Đoạn đường sắt Bắc Nam có tổng chiều dài 1.726km từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh.
-Với diện tích lên đến 24ha, sức chứ khoảng 200 người, hàng ngày ga phục vụ
khoảng hơn 20 lượt tàu trở khách và hàng hoá đi qua. b) Nhiệm vụ
-Với vị trí về phía Bắc có ga Vinh, ga Hà Nội; về phía Nam có ga Huế, ga Quảng
Ngãi,.... vị trí trung tâm trong việc vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam.
-Vị trí nối với các tuyến đường lớn.
-Đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động logistics của vùng. c) Hiện trạng
-Tính đến nay Ga Đà Nẵng có 13 đường: 6 đường tập kết, 4 đường đón gửi, 2
đường xếp dỡ và 1 đường sửa chữa, diện tích nhà ga 1000 m2. 6 lOMoAR cPSD| 15962736
-Từ khi khánh thành đến nay, ga Đà Nẵng được sửa chữa và xây dựng nhiều lần
nên không còn dấu vết của lối kiến trúc xưa. Ga Đà Nẵng nằm trong nội thị thành
phố, là một trong những ga lớn và tốt nhất miền Trung và cũng là một trong những
ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc – Nam
-Cùng với tầm vóc phát triển của thành phố lớn nhất miền Trung, nhà ga Đà Nẵng
hiện nay khá khang trang, sạch đẹp; có phòng đợi lên tàu với sức chứa khoảng
200 người được trang bị đầy đủ tiện nghi
-Hiện nay, ga Đà Nẵng thuộc loại lớn và tốt nhất miền Trung (tiêu chuẩn ga hạng 1 cùng với ga Vinh).
d) Định hướng phát triển
-Theo UBND TP Đà Nẵng, dự án di dời ga Đà Nẵng và các công trình liên quan
ra khỏi trung tâm của Bộ Chính trị cũng như các quy hoạch phát triển đường sắt
quốc gia, quy hoạch phát triển TP Đà Nẵng suốt 20 năm qua.Tuy nhiên hiện nay,
nguồn lực đầu tư dành cho ngành đường sắt còn khó khăn, cùng với việc Chính
phủ ưu tiên tập trung đầu tư mạng lưới đường bộ cao tốc nên dẫn đến kéo dài thời
gian di dời ga Đà Nẵng đến vị trí mới theo quy hoạch. Vì vậy, dự án di dời ga của
Đà Nẵng có thể chỉ được Chính phủ nghiên cứu sau giai đoạn 2030, phải sau 2045
khi đầu tư xong đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. -
Sở GTVT TP Đà Nẵng đã tính toán hai phương án trong giai đoạn chưa
triểnkhai di dời tuyến đường sắt và ga Đà Nẵng theo quy hoạch vì nhiều lí do, Thứ
nhất, do ga nằm trong nội đô nên có nhiều điểm giao cắt với đường dân sinh, dễ
gây kẹt xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và không đảm bảo hành lang an toàn đường sắt.
Thứ hai, Đà Nẵng đang có hướng phát triển trở thành trung tâm logistic của cả
nước và khu vực bán đảo Đông Dương. Thành phố này cũng giữ vị trí chiến lược
trong kế hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông Tây. Ngành logistics là then
chốt, đòi hỏi phải đầu tư cơ sở hạ tầng cho tất cả các loại hình vận tải. -
Phương án 1 là di dời toàn bộ ga hàng hóa, hành khách và các công trình
phụtrợ về khu vực ga Kim Liên. -
Phương án 2 là di dời phần ga hàng, công trình phụ trợ và các cơ quan
ngànhđường sắt ra ga Kim Liên, phần ga khách ra vị trí mới thuận lợi dọc theo
tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. 4. Ga Hà Nội
Ga Hà Nội là công trình gắn bó với nhiều thế hệ người dân Hà Nội. Tiếng còi tàu
đã trở thành ký ức khó phai mờ đối với những người từng sống ở thập niên 90. lOMoAR cPSD| 15962736 a) Lịch sử
-Ga Hà Nội hay còn có tên là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng vào năm 1899 và khánh thành từ năm 1902.
-Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày đêm các đoàn tàu đưa các đoàn
quân Nam tiến từ các địa phương vào Nam chống quân Pháp.
-Năm 1954, lực lượng Việt Minh tiếp quản nhà ga.
-Năm 1972, nhà ga đã bị trúng một quả bom lớn của Mỹ. Ngôi nhà đại sảnh nơi
treo chiếc đồng hồ lớn của nhà ga bị đánh sập hoàn toàn
-Sau ngày thống nhất năm 1975, ga Hàng Cỏ được đổi tên thành ga Hà Nội và xây
dựng lại nhà đại sảnh theo kiến trúc mới.
-Ga nằm ở vị trí trung tâm ở 120 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ga được
phân chia thành 2 khu. Khu A nằm ở đường Lê Duẩn. Đây là khu chuyên phục vụ
các chuyến tàu Thống Nhất. Khu B nằm ở địa phận phố Trần Quý Cáp.
Đường ray bên trong ga Hà Nội b) Nhiệm vụ
-Cùng với việc xây dựng ga Giáp Bát để vận chuyển hàng hóa, ga Hà Nội trở
thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước. Năm 1989, nhà ga được đầu
tư, cải tạo, nâng cấp để phục vụ hành khách. Ga là đầu mối giao thông vận chuyển
quan trọng của thủ đô. c) Hiện trạng
-Tổng diện tích: khoảng 216.000 m²
-Diện tích xây dựng: 105.000 m²
-Phục vụ cả vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách.
-Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh và hiện
là ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam. 8 lOMoAR cPSD| 15962736
d) Định hướng phát triển
-Theo đồ án quy hoạch, ga Hà Nội được xây dựng lại với chức năng là ga trung
tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng; là ga trung tâm của
tuyến đường sắt đô thị; là trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức bao
gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hoá... của Thủ
đô. Ngoài ra Cục Đường sắt Việt Nam đang lấy ý kiến về quy hoạch các tuyến, ga
đường sắt khu vực đầu mối TP Hà Nội. Điểm mới trong quy hoạch là đề xuất
tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tiếp cận tới ga Hà Nội ở trung tâm thành phố. 5. Ga Hải Phòng lOMoAR cPSD| 15962736 a) Lịch sử
-Sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc
địa. Đường sắt là phương tiện chuyên chở chủ yếu. Để nối Hà Nội với Hải Phòng,
người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt dài 102 km nối liền hai thành phố
này. Ngày ngày 16 tháng 6 năm 1902[1], toàn tuyến được chính thức đưa vào khai
thác và kèm theo đó là sự ra đời của ga Hải Phòng. b) Nhiệm vụ
-Năng lực vận tải hàng hoá đáp ứng thường xuyên từ 3000 đến 4000 tấn xếp, 2000 đến 3000 tấn dỡ/ngày.
-Toa xe có mui (GG)trọng tải từ 25 đến 36 tấn.
-Toa xe không mui thành cao (HH) trọng tải từ 25 đến 40 tấn.
-Toa xe không mui thành thấp (NN) trọng tải từ 25 đến 35 tấn.
-Toa xe xitec (PP) trọng tải từ 25 đến 35 tấn.
-Toa xe thành thấp (MVT) trọng tải 50 tấn. c) Hiện trạng
-Ga Hải Phòng là ga tàu hỏa chính tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam
-Là 1 trong 4 ga chính của tuyến đường sắt dài 99km nối Hải Phòng với Hà Nội..
-Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội Hải Phòng
-Ngoài ra, ga Hải Phòng còn có tuyến đường sắt chạy đến cảng Hải Phòng chở
hàng hóa từ cảng đến các vùng sâu trong nội địa bằng đường sắt. 10 lOMoAR cPSD| 15962736
Ga Hải Phòng trên một tấm bưu thiếp thời Pháp thuộc
d) Định hướng phát triển
Quy hoạch đường sắt TP Hải Phòng
-Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai – Hà Nội – Hải
Phòng dài 380 km, khổ 1.435 mm và tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái
Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 120km, khổ 1.335 mm
-Hoàn thành cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt hiện có,
xây dựng hệ thống công trình đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường
sắt, các điểm giao cắt khác mức giữa đường bộ và đường sắt
-Xây dựng mới đường sắt nối các cảng Lạch Huyện, Đình Vũ dài 99,7 km, khổ 1.435 mm. 6. Ga Giáp Bát a) Lịch sử
- Ga xe lửa tại quận Hoàng Mai - Hà Nội, thuộc tuyến đường sắt Bắc Nam, -Được mở năm 1902. b) Nhiệm vụ
-Chính của ga là vận chuyển hàng từ Hà Nội vào Sài Gòn, các tỉnh phía Nam bằng đường sắt lOMoAR cPSD| 15962736
-Ngoài nhiệm vụ phục vụ một số đoàn tàu khách, nhiệm vụ chính của ga Giáp Bát
là đảm nhận việc giải thể lập tàu với 25 đôi tàu hàng chuyến tuyến, trong đó có 18
đôi tàu hàng Bắc- Nam/tuần. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của nhà ga còn thiếu
thốn, chật hẹp nhưng công tác an toàn luôn được bảo đảm tuyệt đối cho dù phải
thực hiện trên 500 cú tác nghiệp dồn dịch mỗi ngày. c) Hiện trạng
-Mỗi ngày ga Giáp Bát vận chuyển gần 3000 tấn hàng với 25 đôi tàu hàng chuyên
tuyến, trong đó có 18 đôi hàng tàu Bắc Nam/ tuần.
-Ga Giáp Bát trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng với hơn 500 cú tác
nghiệp dồn dịch mỗi ngày.
d) Định hướng phát triển
-TP - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi đoàn đại biểu Quốc hội
thành phố Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội vào cuối năm, cho biết thời gian tới ga
Giáp Bát sẽ di dời ra ngoại thành để xây dựng tuyến đường sắt đô thị Yên Viên Ngọc Hồi. III. TỔNG QUAN 1. Ưu điểm :
-Việc mở các chuyến tàu liên vận giúp doanh nghiệp giảm một nửa chi phí so
với trước đây, từ đó thêm cơ hội cạnh tranh về giá thành (ví dụ ga Sóng Thần) -
Việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua ga đường sắt sẽ đẩy nhanh
tốcđộ lưu thông hàng hóa.
-Giải quyết tình trạng quá tải của vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đẩy nhanh
tốc độ lưu thông hàng hóa thúc đẩy sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp. -
Giá cước vận chuyển thấp, vận chuyển đa dạng loại hàng hóa, tốc độ
vậnchuyển hàng nhanh và ổn định, mức độ an toàn cao.
-Các ga hàng hoá trải dài từ Bắc vào Nam, nằm ở những địa điểm kết nối với các
tuyến đường lớn, các tuyến đường quốc lộ liên tỉnh, cạnh các khu công nghiệp,…
thuận lợi trong việc tập kết, phân phối hàng hoá đi các tỉnh thành khác, ngoài ra
còn dễ dàng vận chuyển, xuất nhập khẩu đi các cửa khẩu biên giới phía Bắc và
phía Nam (ví dụ các đoàn tàu liên vận ga Sóng Thần). 2. Nhược điểm : 12 lOMoAR cPSD| 15962736
-Nhiều ga nằm trong các khu vực có mật độ dân số cao, vì vậy không chỉ ảnh
hưởng đến quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị và phân bổ dân cư, mà khu vực
các ga hiện hữu làm phát sinh nhiều bất cập, gây ùn tắc giao thông ở các tuyến
đường cạnh ga đây cũng là lí do mà một số ga thực hiện phương án di dời
-Thời gian vận chuyển kéo dài: Thời gian chính là vấn đề chính của phương thức
đường sắt. Điều này khiến chúng rất ít được ưa chuộng trong xu hướng hiện đại
ngày nay. Những cá nhân hay đơn vị nhỏ sẽ gặp trở ngại rất lớn mặc dù hình thức
ít chịu biến động về thời gian. Đối với các trường hợp phát sinh, lộ trình vận
chuyển không thể thay đổi vì địa điểm đã được định sẵn và thuộc dạng lộ trình
xuyên suốt. Khách hàng không thể gửi thêm hàng hoá ở những điểm ga không thuộc lộ trình.
-Chỉ vận chuyển hàng hoá có khối lượng lớn: Những hàng hoá cá nhân nhỏ lẻ yêu
cầu tính linh hoạt cao sẽ không phù hợp với loại hình vận chuyển này. Vì vận tải
đường sắt chỉ tối ưu trong việc chuyên chở với các hàng hoá có kích thước và trọng lượng lớn.
-Theo Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 04/01/2022 của Chính phủ sửa thực
hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt. - Dự kiến đến ngày
01/01/2025 sẽ thiếu 38 đầu máy phục vụ vận tải
-Trong các năm tiếp theo ngành đường sắt cũng sẽ bắt đầu thiếu toa xe phục vụ
vận tải và thiếu trầm trọng nếu như không có sự đầu tư, điều chỉnh kịp thời để đáp
ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá trong tương lai.