Báo cáo: Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Báo cáo: Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Môn:

Marketing (MK191P1) 310 tài liệu

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
17 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo: Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Báo cáo: Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

26 13 lượt tải Tải xuống
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN
BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
ĐỀ TÀI:
Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Quang
Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Hân – và các thành viên nhóm 5.
Nhóm trưởng: Ngô Trịnh Thùy Dương
Học kì: 2333
Môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
TP. HCM, 01/2024
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM THAM
GIA VIẾT BÁO CÁO
STT Họ và tên MSSV Nội dung thực hiện Tỷ lệ %
hoàn
thành
1 Trần Ngọc Hân 22203160 - Tổng hợp nội dung
- Nội dung chương 7
100%
2 Nguyễn Ngọc Việt
Thi
22205477 - Nội dung chương 6
- Nội dung chương 7
100%
3 Ngô Trịnh Thùy
Dương
22200921 - Nội dung chương 2
- Nội dung chương 7
100%
4 Nguyễn An
Thuyên
22201402 - Nội dung chương 5
- Nội dung chương 7
100%
5 Hoàng Trọng Dũng 22207199 - Nội dung chương 1
- Nội dung chương 7
100%
6 Võ Bá Huy 22206709 - Nội dung chương 4
- Nội dung chương 7
100%
7 Phan Hữu Lợi 22200482 - Nội dung chương 4
- Nội dung chương 7
100%
8 Nguyễn Huy Hoàng 22206767 - Nội dung chương 3 100%
2
- Nội dung chương 7
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT BÁO CÁO.................2
NỘI DUNG...............................................................................................................5
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM...............................5
CHƯƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM...................5
CHƯƠNG III: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
...................................................................................................................................6
CHƯƠNG IV: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH VIỆT
NAM..........................................................................................................................7
4.1 Chiến dịch Ranch Hand.............................................................................7
4.2 Những phương tiện Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh hóa học.................8
CHƯƠNG V: HẬU QUẢ CỦA CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM................................9
5.1 Tác động đến môi trường..........................................................................9
5.2 Tác động đến con người............................................................................9
CHƯƠNG VI: CÁCH KHẮC PHỤC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC...................10
CHƯƠNG VII: CẢM NGHĨ CÁ NHÂN................................................................11
3
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Đại học Hoa Sen đã tạo hội cho sinh
viên được tham gia chuyến tham quan thực tế tại Bảo tàng Chứng Tích Chiến
Tranh. Chuyến tham quan đã giúp chúng tôi tìm hiểu về lịch sử, các cuộc chiến
tranh khốc liệt, những khoảnh khắc lịch sử đau thương bi tráng đó. Chúng tôi
đặc biệt ấn tượng với những hiện vật liệu quý giá đã giúp chúng tôi hiểu
hơn về một nơi tái hiện lại quá trình nước ta đứng dậy trong chiến tranh tiến tới
những ngày tháng độc lập. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
Nguyễn Minh Quang đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập hiểu quả, kinh nghiệm hướng dẫn chúng tôi xuyên suốt thời gian
qua. Hy vọng bài báo cáo này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về di
chứng của chất độc màu da cam, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc
tế trong việc giúp đỡ các nạn nhân của chất độc màu da cam.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Chất độc màu da cam là một chất lỏng màu nâu đỏ hay màu nâu, không tan
trong nước, tan trong dầu diezen và các dung môi hữu cơ, có tỷ trong riêng ở 25°C
là 1,28 kg/lít. Thành phần gồm 50% chất diệt cỏ 2,4-D và 50% chất diệt cỏ 2,4,5-T.
Chất này được sản xuất vào những năm 1940, được quân đội Mỹ và đồng minh sử
dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam để làm trụi rừng rừng sú vẹt nhằm
làm lộ ra các con đường vận tải và các căn cứ quân sự; phá huỷ mùa màng ngăn ta
không có lương thực dự trữ.
Để dễ nhận biết phân biệt các loại chất độc, quân đội Mỹ dùng sơn với
màu sắc khác nhau sơn thành những vạch sơn trên các phương tiện chứa các chất
độc này. Thùng phi chứa hỗn hợp 2,4–D và 2,4,5–T được sơn vạch màu da cam, từ
đây có tên gọi là chất da cam.
CHƯƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA
CAM
Mỹ đã rải hơn 70 triệu lít thuốc diệt cỏ, hơn 40 triệu lít chất độc màu da
cam dioxin trong chiến tranh Việt Nam. Dioxin loại chất diệt cỏ được xếp vào
hàng những chất nguy hiểm nhất thế giới bởi khả năng reo rắc cái chết để lại
những di chứng cho nhiều đời sau.
Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tuyên bố rằng chất độc màu da cam chỉ chứa
một lượng nhỏ loại chất dioxin, tuy nhiên một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề
tại Việt Nam, nồng độ trong máu cao gấp hàng chục lần mức cho phép.
5
dạng tự nhiên trong môi trường, khi dioxin được rải xuống, không chỉ
phá hủy cây cối, động vật và con người, nó còn thấm vào đất và nguồn nước ngầm,
khi con người ăn phải các loại thực phẩm đã bị nhiễm, sẽ bắt đầu tích lũy
trong các mỡ. Thực tế mọi người đều một lượng nhỏ dioxin trong thể,
không đủ để gây ra tác hại. Một số loại chu kỳ ngắn tự phân hủy, tuy nhiên
với nồng độ lớn, nó sẽ phân hủy lâu hơn.
CHƯƠNG III: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI
Ngoài Việt Nam, chất độc màu da cam cũng được thử nghiệm hoặc lưu trữ ở
một số nơi khác trên thế giới.
- Hàn Quốc: phục vụ ở khu phi quân sự giữa hai miền Hàn từ năm 1967
đến 1971, nước đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đã cử khoảng
320.000 binh sĩ tham gia cuộc chiếnbị tiếp xúc với chất độc màu da cam, họ đã
đấu tranh để được công nhận và bồi thường từ chính phủ Hàn Quốc và Mỹ.
- Thái Lan: phục vụ một số căn cứ quân sự Thái Lan từ năm 1962
đến 1976, cũng là nước đồng minh của Mỹ, đã cử khoảng 40.000 binh tham gia
cuộc chiến.
- Lào: Các binh Mỹ phục vụ Lào từ năm 1965 đến 1969, một
nước láng giềng của Việt Nam bị cuốn vào cuộc chiến do sự can thiệp của Mỹ
Liên Xô. Mỹ đã thả hàng triệu quả bom trên Lào để ngăn chặn đường mòn Hồ Chí
Minh và ủng hộ chính phủ thân Mỹ ở Lào.
- Campuchia: Các binh Mỹ phục vụ tỉnh Kampong Cham từ ngày
16 tháng 4 năm 1969 đến ngày 30 tháng 4 năm 1969, cũng là một nước láng giềng
của Việt Nam bị cuốn vào cuộc chiến do sự can thiệp của Mỹ và Việt Nam. Mỹ đã
6
không chính thức tuyên chiến với Campuchia nhưng đã tiến hành các cuộc không
kích và đổ bộ bí mật để ngăn chặn sự hỗ trợ của Việt Cộng và Khmer Đỏ.
CHƯƠNG IV: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN
TRANH VIỆT NAM
4.1 Chiến dịch Ranch Hand
Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hóa học kéo dài từ năm 1961 đến 1971.
Trong thời gian chiến tranh, Mỹ - Ngụy chia Nam Việt Nam ra 4 vùng chiến thuật,
trong đó vùng IIIl khu vực trọng điểm xung quanh Sài Gòn bị phun rải nặng
nhất: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,…
Các phương tiện máy bay, xe phun, bình phun phun rải các chất độc da cam
lên 3,06 triệu hécta lãnh thổ miền Nam với mật độ rải 37 kg/ha, trở thành những
chất phát quang phá hoại mùa màng, chương trình được đặt dưới mật danh chung
“OPERATION TRAIL DUST” (chiến dịch bụi đường mòn). Trong đó, chiến
dịch phun rải từ trên không được đặt dưới mật danh OPERATION RANCH
HAND (chiến dịch Ranch Hand).
Hình 4.1.1 Lính Mỹ và máy bay C-123 trong chiến dịch phun rải chất độc hóa học
ở miền Nam Việt Nam
7
Quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Ranch Hand nhằm 3 mục đích như sau:
- Phát quang để tấn công (công tác 20T): Tập trung vào các vùng căn
cứ địa của Cách mạng, khu vực biên giới, phát hiện từ trên không tổ chức tấn
công bằng máy bay ném bom rải thảm bằng B-52, tiêu diệt lực lượng, các phương
tiện chiến tranh, sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyển thông tin liên lạc
của ta. Sau khi khai quang, quân đội Mỹ thả tiếp bom napal để đốt trụi những khu
rừng, hủy hoại môi trường sống, nhiều khu rừng nhiệt đới của Việt Nam bị tàn phá
nặng nề.
- Phát quang để phòng vệ (công tác 20P): Khai quang ở những vành đai
rậm rạp xung quanh các khu vực đóng quân, trục lộ chuyển quân, bãi đổ quân của
Mỹ - Ngụy nhằm phát hiện và ngăn chặn sự tấn công của quân ta.
- Phá hoại mùa màng (công tác 2R): tập trung ở những khu vực lực
lượng kiểm soát, tổ chức cung cấp lương thực nhằm phá hoại nền kinh tế tự cung,
tự cấp của Cách mạng miền Nam Việt Nam.
Các chất diệt cỏ thường được tàng trữ các sân bay quân sự: Biên Hòa, Đà
Nẵng, Phù Cát, Nha Trang, vừa là nơi tàng trữ các chất diệt cỏ lên máy bay đi phun
rải, vừa là nơi rửa máy bay sau phun rải.
4.2 Những phương tiện Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh hóa học
- Máy bay phun hóa chất: C-123 Provider được sử dụng rộng rãi để
phun hóa chất, đặc biệt là Agent Orange, trên diện rộng ở miền Nam Việt Nam.
- Phương tiện vận chuyển và lưu trữ: sử dụng để mang hóa chất đến các
căn cứ quân sự và điểm xuất phun.
- Các trực thang máy bay khác: được sử dụng để thực hiện các
nhiệm vụ phun hóa chất.
8
- Trang thiết bị công cụ: Hệ thống phun đặc biệt được gắn trên các
máy bay, giúp phân tán hóa chất một cách hiệu quả.
- Tàu chiến: cũng đã tham gia vào việc vận chuyển và phun hóa chất tại
các khu vực rừng cây.
- Xe quân sự: Một số cũng thể đã được sử dụng để vận chuyển
phun hóa chất trong một số trường hợp.
CHƯƠNG V: HẬU QUẢ CỦA CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
5.1 Tác động đến môi trường
- Ảnh hưởng đến động thực vật: Dioxin thể tích tụ trong môi
trường, tác động độc hại đối với các loại động thực vật, làm suy giảm đa dạng
sinh học và gây tổn thương cho chuỗi thức ăn.
- Nước và đất: Dioxin có khả năng di chuyển qua nước và đất, tạo ra tác
động xa hơn so với nguồn gốc của nó, gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Tác động đến sức khỏe của loài sống: Dioxin thể tích tụ trong
thể các loài sống, thông qua chuỗi thức ăn, thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe
như ung thư, tác động đến hệ thống hoocmon, gây tổn thương cho quan nội
tạng.
- Sự lan truyền qua thế hệ: Dioxin thể được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua việc chuyển giao qua tự nhiên hoặc qua thực phẩm.
5.2 Tác động đến con người
- Gây ung thư: Dioxin đã được xác định chất gây ung thư con
người, gây ra nhiều loại ung thư như: ung thư gan, phổi và các cơ quan khác.
9
- Tác động đến hệ thống hoocmon: Dioxin gây ra sự cố trong cân bằng
hoocmon tự nhiên của thể, dẫn đến các vấn đề liên quan đến sinh sản, các
vấn đề sức khỏe khác.
- Tác động đến quan nội tạng: Dioxin thể gây tổn thương gan,
thận, tim, và các cơ quan khác dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi và trẻ em: Phụ nữ mang thai và
trẻ emnhóm nhạy cảm, gây ra các vấn đề trong phát triển của thai nhi, làm tăng
nguy cơ các vấn đề sức khỏe về não bộ và hệ thần kinh.
- Vấn đề sinh sản: Dioxin thể làm giảm khả năng sinh sản tăng
nguy cơ về các vấn đề về hiệu suất sinh sản, ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc
biệt gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh.
- Tác động dài hạn qua thế hệ: Truyền dioxin từ thế hệ này sang thế hệ
khác của con cháu qua cơ chế di truyền.
10
Hình 5.2.1 Những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam/dioxin lây truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác
CHƯƠNG VI: CÁCH KHẮC PHỤC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Chính phủ Việt Nam đã tiến hành một loạt các biện pháp mạnh mẽ để đối
phó với tác động đặc biệt nghiêm trọng của chất độc da cam qua từng giai đoạn.
11
Trong bối cảnh hợp tác quốc tế, Việt Nam đã liên kết với các đối tác để tiến
hành tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng cùng với Quỹ Môi trường Toàn cầu quốc tế
(GEF) xử đất ô nhiễm tại sân bay Phù Cát một phần của sân bay Biên Hòa.
Ông Nguyễn Thế Lực, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội nạn nhân chất độc dioxin
Việt Nam, nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ chôn lấp
các biện pháp ngăn chặn, chứa chất độc để giảm thiểu tác động đối với môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề về xử bản vẫn đòi hỏi sự nghiên cứu ứng dụng
các công nghệ tiên tiến nhất. Một phần của nỗ lực này đã được thể hiện qua việc
tiếp tục giai đoạn hai của dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng, nhờ sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ.
Ngoài việc xử môi trường, Chính phủ cũng đã thiết lập liên tục cập
nhật các chế độ chính sách nhằm hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Điều
này bao gồm chính sách đối với những người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm
các đối tượng khác chịu ảnh hưởng. Qua việc huy động nguồn lực, Chính phủ
đã hỗ trợ các dự án liên quan đến sản xuất, y tế, giáo dục và phục hồi chức năng.
Hơn nữa, sự hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa
Kỳ, đã đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc hỗ trợ các nạn nhân chất
độc da cam/dioxin. Ông Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất đọc da
cam/dioxin Việt Nam, đã thể hiện lòng biết ơn đối với sự đóng góp của cả nước
quốc tế, thông qua việc vận động quyên góp tiền và hiện vật.
Những nỗ lực đồng lòng của Chính phủ và cộng đồng Việt Nam, kết hợp với
sự hỗ trợ quốc tế, đã mang lại những tiến triển đáng kể trong việc giảm nhẹ hậu
quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin giúp nạn nhân vượt qua khó khăn, tái
lập cuộc sống mới.
12
CHƯƠNG VII: CẢM NGHĨ CÁ NHÂN
- Trần Ngọc Hân -22203160
Trong tất cả những lần em đi tham quan bảo tàng nhiều nơi, bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh một trải nghiệm cùng
xúc động đấy ý nghĩa đối với em. Những hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại
đây đã cho em thấy được tàn khốc của chiến tranh, sự mất mát người dân Việt
Nam đã phải gánh chịu. Khu trưng bày xúc động nhất chắc chắn khu trưng bày
về tội các diệt chủng của Mỹ với việc sử dụng chất độc da cam, nhìn những hình
ảnh về những đứa trẻ vô tội sinh ra dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc màu
da cam khiến em dâng trào miền xót xa cho những đứa trẻ đó. Bên cạnh đó, điều
em cảm thấy khâm phục đó chính tinh thần kiên cường, bất khuất của dân ta
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước khiến em vô cùng tự hào. Chuyến tham
quan này giúp em hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tốc, sự hy sinh thầm lặng
của những người lính và giá trị của hòa bình.
- Nguyễn Ngọc Việt Thi – 22205477
Khi bước vào bảo tàng Chiến tranh Lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh, cảm
giác đầu tiên tôi trải qua sự nặng nề sâu sắc của lịch sử. Mỗi bức tranh,
mỗi hiện vật, mỗi phần trưng bày đều mang lại cho tôi một cảm xúc khác nhau, t
sự bi thương đến lòng tự hào và hy vọng. Đứng trước những tác phẩm tại bảo tàng
Chiến tranh Lịch sử về hậu quả của chiến tranh chất độc màu da cam, tôi không thể
không cảm thấy sự đau đớn và xót xa cho những nạn nhân đã phải chịu đựng sự tàn
khốc của loại khí độc hại này. Mỗi bức tranh, mỗi hiện vật đều là một lời kể về
những bi kịch, những mất mát những ảnh hưởng cùng đau đớn chất độc
màu da cam đã gây ra. Nhìn những hình ảnh của những người dân vùng miền bị
ảnh hưởng, tôi không thể không chạm vào sự bất công và bất hạnh mà họ phải trải
13
qua. Cảm giác tuyệt vọng và tuyệt vọng không chỉ nảy nở trong tâm trí của họ, mà
còn lan tỏa ra khắp cộng đồng, gieo rắc những vết thương khó lành mà thậm chí cả
thế hệ sau này cũng phải chịu đựng. Tuy nhiên, đằng sau những cảm xúc đau
thương ấy, tôi cũng cảm nhận được sự mạnh mẽ kiên cường của những người
dân, đã không ngừng chiến đấu để vươn lên từ những gánh nặng của quá khứ. Họ
không chỉ những người sống sót, còn những tấm gương sáng lên cho sự
kiên trì, lòng nhân ái và tinh thần đoàn kết.
- Ngô Trịnh Thùy Dương – 22200921
Sau chuyến đi bảo tàng chứng tích Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi rất
nhiều suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của các vị lãnh
tụ của dân tộc. Nhân dân Việt Nam đã gánh chịu những hậu quả cực kỳ nặng nề và
đau thương về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn cố gắng vượt qua
đồng cảm và sẻ chia với các nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Hãy luôn ghi nhớ và
biết ơn đối với các thế hệ ông cha ta đã hy sinh để giờ đây chúng ta có thể sống tại
mảnh đất Việt Nam hòa bình này.
- Nguyễn Hà An Thuyên – 22201402
Bản thân em thì em thường khôngấn tượng nhiều đối với những nơi như
bảo tàng hay các địa điểm tham quan thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng vào chủ
nhật tuần vừa rồi em đã được tham quan bảo tàng chiến tích chiến tranh qua môn
Lịch sử Đảng, đó là một ngày vô cùng ý nghĩa đối với em. Là một người con, cháu
sinh ra vào thời gian Việt Nam là một đất nước hoà bình, êm ấm thì em không thể
nào hiểu hết được những khó khăn sự khổ cực dân tộc ta đã trải qua. Bảo
tàng chiến tích chiến tranh là một nơi chứa đựng tất cả những sự đau đớn tột cùng,
những hình ảnh tra tấn tàn bạo đối với nhân dân các chiến sĩ. Khi nhìn thấy
những bức ảnh “khá khó nhìn” đó thật sự em đã rất buồn cảm thấy xót thương
14
cho người Việt Nam xưa. Họ những con người vô tội nhưng đã phải sống trong
“địa ngục trần gian” chịu đựng nhiều sự mất mát về gia đình hay chính những
bộ phận trên thể của họ. Thậm chí, dưới sức mạnh của bom nguyên tử mà hàng
vạn con người đã phải ngã xuống với trạng thái “không toàn thây” thì thật sự
một điều rất tồi tệ. Em thật sự rất nể phục ý chí đấu tranh của ông ta ngày xưa
sự bất khuất, kiên cường dưới những “đòn roi” của chiến tranh. Để được sống
một cuộc đời như hiện tại em cảm thấy mình thật sự may mắn đã con người
Việt Nam. Em cảm ơn thầy đã cho em cũng như các bạn hội được đến
cùng nhau tìm hiểu về những điều học hỏi được ở bảo tàng. Cảm ơn thầy vì đã tạo
điều kiện cho chúng em có những trải nghiệm quý giá. Em xin trân thành cảm ơn.
- Hoàng Trọng Dũng – 22207199
Tuy đã Sài Gòn khá lâu nhưng em chưa một lần đến bảo tàng chiến tích
chiến tranh. Vì em rất thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam nên chuyến đi thăm quan
này rất ý nghĩa đối với bản thân em. Khi được xem từng hình ảnh đọc từng
dòng chú thích. Em cảm thấy rất xúc động vì cảm thấy những người lính Việt Nam
đã phải chịu rất nhiều mất mát, từ người thân đến cả lương thực, tài nguyên. Chủ
tịch Hồ Chí Minh những người lính Việt Nam đã cố gắng chiến đấu để bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ nhân dân để một ngày Việt Nam không còn chiến tranh, hoà bình.
Họ chiến đấu vì tương lai của con cháu nhân dân ta. Những tổn hại vì chất độc màu
da cam quá lớn, quân đội Mỹ rải chất độc để phá tài nguyên nhưng những chất
độc đó đã làm cho bao nhiêu người dân Việt Nam phải khổ sở. Em cảm thấy rất
thương xót cho những con người lương thiện, những đứa trẻ vẫn còn một hành
trình dài phía trước nhưng phải chịu sự thiệt hại quá lớn. Chuyến đi tham quan bảo
tàng chiến tích chiến tranh thực sự rất xứng đáng. Em đã học được rất nhiều về lịch
sử Việt Nam oai hùng. Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Quang trường Đại
học Hoa Sen đã tạo hội cho em các bạn sinh viên đượchội tham quan
15
học hỏi tại bảo tàng chiến tích chiến tranh. Một lần nữa em xin cảm ơn rất
nhiều.
- Võ Bá Huy – 22206709
Vào ngày 21/1 vừa qua em cùng các bạn đã hội tham quan trải
nghiệm tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chuyến đi vừa rồi đã để lại cho em rất
nhiều ấn tượng sâu sắc. một người ưa thích tìm hiểu về lịch sử, con người
văn hóa thời xưa thì bảo tàng chứng tích chiến tranh đã thật sự mang lại cho em
cảm giác hứng thú khi trải nghiệm tại đây. Mỗi gian phòng trong bảo tàng đều khắc
họa một cách chân thật những dân tộc ta đã phải trải qua trong suốt bề dày lịch
sử chiến tranh Việt Nam Mỹ, những đau thương, mất mát, tổn thất chiến
tranh đã để lại là quá lớn. Chắc hẳn ai cũng biết được chất độc da cam là thứ nguy
hiểm để lại hậu quả to lớn đến chừng nào, tước đi một cuộc đời được sống
bình thường của con người, tính tiếp diễn t đời này sang đời khác, những
nạn nhân chất độc da cam sinh ra đã không có sự lựa chọn, họ không có được hình
hài bình thường, đầy đủ như bao người khác mà phải sống trong cảnh chật vật, khó
khăn nhưng thứ nghị lực phi thường đã giúp cho họ đủ mạnh mẽ để sống và chiến
đấu tiếp trên cuộc đời này đó điều khiến em rất nể phục. Sau chuyến tham
quan và học tập ngày hôm ấy em càng thấy được rằng việc sinh ra trong thời kì hòa
bình là một điều rất may mắn đối với nhân loại, không chiến tranh sẽ không
đau thương, không chiến tranh sẽ không mất mát không chiến tranh
chúng ta sẽ được sống trong hạnh phúc.
- Phan Hữu Lợi – 22200482
Chiến tranh đi qua để lại chỉ toàn đau thương và mất máthậu quả của
sẽ để lại rất lâu dài. Bản thân em rất tự hào và biết ơn sự hi sinh anh dũng của ông
cha để giành được độc lập cho Đất Nước. rất thương cảm cho những số phận
16
chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Sau khi tham quan bảo tàng
Chứng tích chiến tranh. Em mới được tận mắt chứng kiến những tội ác Mỹ đã
gây ra đối với những con người Việt Nam. Chúng đã không từ bất thủ đoạn nào
để hãm hại nhằm xâm chiếm nước ta. Qua đó mới thấy được tinh thần chiến đấu
chống giặc ngoại xâm của ông cha ta to lớn đến nhường nào. Việc xây dựng những
bảo tàng như thế này góp phần gia tăng nhận thức của giới trẻ về lịch sử chống
giặc hào hùng của dân tộc, qua đó giúp cũng cố tinh thần chống giặc giữ nước của
muôn dân.
- Nguyễn Huy Hoàng – 22206767
Ngay khi đặt chân bước vào bảo tàng, tôi đã cảm nhận được một cảm giác
trang nghiêm và xúc động. Những hình ảnh, hiện vật trưng bày trong bảo tàng như
những thước phim quay chậm, đưa tôi trở lại những ngày tháng chiến tranh ác liệt.
Tôi đi qua những bức ảnh ghi lại cảnh bom đạn tàn phá, những ngôi làng đổ nát,
những gương mặt đau khổ của người dân. Tại bảo tàng, tôi được nghe những câu
chuyện xúc động về sự hy sinh của những người lính, những người dân thường
trong cuộc chiến tranh. Họ đã chiến đấu dũng cảm, chịu đựng đau thương, mất mát
để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tôi s ghi nhớ những hình ảnh, trân trọng
hòa bình và luôn cố gắng để đất nước ngày càng giàu mạnh.
17
| 1/17

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN
BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH ĐỀ TÀI:
Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Quang
Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Hân – và các thành viên nhóm 5.
Nhóm trưởng: Ngô Trịnh Thùy Dương Học kì: 2333
Môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam TP. HCM, 01/2024
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT BÁO CÁO STT Họ và tên MSSV
Nội dung thực hiện Tỷ lệ % hoàn thành 1 Trần Ngọc Hân 22203160 - Tổng hợp nội dung 100% - Nội dung chương 7 2
Nguyễn Ngọc Việt 22205477 - Nội dung chương 6 100% Thi - Nội dung chương 7 3 Ngô Trịnh Thùy 22200921 - Nội dung chương 2 100% Dương - Nội dung chương 7 4 Nguyễn Hà An 22201402 - Nội dung chương 5 100% Thuyên - Nội dung chương 7 5 Hoàng Trọng Dũng 22207199 - Nội dung chương 1 100% - Nội dung chương 7 6 Võ Bá Huy 22206709 - Nội dung chương 4 100% - Nội dung chương 7 7 Phan Hữu Lợi 22200482 - Nội dung chương 4 100% - Nội dung chương 7 8 Nguyễn Huy Hoàng 22206767 - Nội dung chương 3 100% 2 - Nội dung chương 7 MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT BÁO CÁO.................2
NỘI DUNG...............................................................................................................5
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM...............................5
CHƯƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM...................5
CHƯƠNG III: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
...................................................................................................................................6
CHƯƠNG IV: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH VIỆT
NAM..........................................................................................................................7 4.1
Chiến dịch Ranch Hand.............................................................................7 4.2
Những phương tiện Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh hóa học.................8
CHƯƠNG V: HẬU QUẢ CỦA CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM................................9 5.1
Tác động đến môi trường..........................................................................9 5.2
Tác động đến con người............................................................................9
CHƯƠNG VI: CÁCH KHẮC PHỤC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC...................10
CHƯƠNG VII: CẢM NGHĨ CÁ NHÂN................................................................11 3 LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Đại học Hoa Sen đã tạo cơ hội cho sinh
viên được tham gia chuyến tham quan thực tế tại Bảo tàng Chứng Tích Chiến
Tranh. Chuyến tham quan đã giúp chúng tôi tìm hiểu về lịch sử, các cuộc chiến
tranh khốc liệt, những khoảnh khắc lịch sử đau thương mà bi tráng đó. Chúng tôi
đặc biệt ấn tượng với những hiện vật và tư liệu quý giá đã giúp chúng tôi hiểu rõ
hơn về một nơi tái hiện lại quá trình nước ta đứng dậy trong chiến tranh tiến tới
những ngày tháng độc lập. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
Nguyễn Minh Quang đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập hiểu quả, kinh nghiệm và hướng dẫn chúng tôi xuyên suốt thời gian
qua. Hy vọng bài báo cáo này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về di
chứng của chất độc màu da cam, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc
tế trong việc giúp đỡ các nạn nhân của chất độc màu da cam. 4 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Chất độc màu da cam là một chất lỏng màu nâu đỏ hay màu nâu, không tan
trong nước, tan trong dầu diezen và các dung môi hữu cơ, có tỷ trong riêng ở 25°C
là 1,28 kg/lít. Thành phần gồm 50% chất diệt cỏ 2,4-D và 50% chất diệt cỏ 2,4,5-T.
Chất này được sản xuất vào những năm 1940, được quân đội Mỹ và đồng minh sử
dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam để làm trụi rừng và rừng sú vẹt nhằm
làm lộ ra các con đường vận tải và các căn cứ quân sự; phá huỷ mùa màng ngăn ta
không có lương thực dự trữ.
Để dễ nhận biết và phân biệt các loại chất độc, quân đội Mỹ dùng sơn với
màu sắc khác nhau sơn thành những vạch sơn trên các phương tiện chứa các chất
độc này. Thùng phi chứa hỗn hợp 2,4–D và 2,4,5–T được sơn vạch màu da cam, từ
đây có tên gọi là chất da cam.
CHƯƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Mỹ đã rải hơn 70 triệu lít thuốc diệt cỏ, có hơn 40 triệu lít chất độc màu da
cam dioxin trong chiến tranh Việt Nam. Dioxin là loại chất diệt cỏ được xếp vào
hàng những chất nguy hiểm nhất thế giới bởi khả năng reo rắc cái chết và để lại
những di chứng cho nhiều đời sau.
Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tuyên bố rằng chất độc màu da cam chỉ chứa
một lượng nhỏ loại chất dioxin, tuy nhiên ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề
tại Việt Nam, nồng độ trong máu cao gấp hàng chục lần mức cho phép. 5
Ở dạng tự nhiên trong môi trường, khi dioxin được rải xuống, nó không chỉ
phá hủy cây cối, động vật và con người, nó còn thấm vào đất và nguồn nước ngầm,
và khi con người ăn phải các loại thực phẩm đã bị nhiễm, nó sẽ bắt đầu tích lũy
trong các mô mỡ. Thực tế mọi người đều có một lượng nhỏ dioxin trong cơ thể,
không đủ để gây ra tác hại. Một số loại có chu kỳ ngắn và tự phân hủy, tuy nhiên
với nồng độ lớn, nó sẽ phân hủy lâu hơn.
CHƯƠNG III: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Ngoài Việt Nam, chất độc màu da cam cũng được thử nghiệm hoặc lưu trữ ở
một số nơi khác trên thế giới. -
Hàn Quốc: phục vụ ở khu phi quân sự giữa hai miền Hàn từ năm 1967
đến 1971, là nước đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đã cử khoảng
320.000 binh sĩ tham gia cuộc chiến và bị tiếp xúc với chất độc màu da cam, họ đã
đấu tranh để được công nhận và bồi thường từ chính phủ Hàn Quốc và Mỹ. -
Thái Lan: phục vụ ở một số căn cứ quân sự ở Thái Lan từ năm 1962
đến 1976, cũng là nước đồng minh của Mỹ, đã cử khoảng 40.000 binh sĩ tham gia cuộc chiến. -
Lào: Các binh sĩ Mỹ phục vụ ở Lào từ năm 1965 đến 1969, là một
nước láng giềng của Việt Nam bị cuốn vào cuộc chiến do sự can thiệp của Mỹ và
Liên Xô. Mỹ đã thả hàng triệu quả bom trên Lào để ngăn chặn đường mòn Hồ Chí
Minh và ủng hộ chính phủ thân Mỹ ở Lào. -
Campuchia: Các binh sĩ Mỹ phục vụ ở tỉnh Kampong Cham từ ngày
16 tháng 4 năm 1969 đến ngày 30 tháng 4 năm 1969, cũng là một nước láng giềng
của Việt Nam bị cuốn vào cuộc chiến do sự can thiệp của Mỹ và Việt Nam. Mỹ đã 6
không chính thức tuyên chiến với Campuchia nhưng đã tiến hành các cuộc không
kích và đổ bộ bí mật để ngăn chặn sự hỗ trợ của Việt Cộng và Khmer Đỏ.
CHƯƠNG IV: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM 4.1
Chiến dịch Ranch Hand
Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hóa học kéo dài từ năm 1961 đến 1971.
Trong thời gian chiến tranh, Mỹ - Ngụy chia Nam Việt Nam ra 4 vùng chiến thuật,
trong đó vùng IIIl là khu vực trọng điểm xung quanh Sài Gòn bị phun rải nặng
nhất: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,…
Các phương tiện máy bay, xe phun, bình phun phun rải các chất độc da cam
lên 3,06 triệu hécta lãnh thổ miền Nam với mật độ rải 37 kg/ha, trở thành những
chất phát quang phá hoại mùa màng, chương trình được đặt dưới mật danh chung
là “OPERATION TRAIL DUST” (chiến dịch bụi đường mòn). Trong đó, chiến
dịch phun rải từ trên không được đặt dưới mật danh là OPERATION RANCH
HAND (chiến dịch Ranch Hand).
Hình 4.1.1 Lính Mỹ và máy bay C-123 trong chiến dịch phun rải chất độc hóa học
ở miền Nam Việt Nam 7
Quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Ranch Hand nhằm 3 mục đích như sau: -
Phát quang để tấn công (công tác 20T): Tập trung vào các vùng căn
cứ địa của Cách mạng, khu vực biên giới, phát hiện từ trên không và tổ chức tấn
công bằng máy bay ném bom rải thảm bằng B-52, tiêu diệt lực lượng, các phương
tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyển và thông tin liên lạc
của ta. Sau khi khai quang, quân đội Mỹ thả tiếp bom napal để đốt trụi những khu
rừng, hủy hoại môi trường sống, nhiều khu rừng nhiệt đới của Việt Nam bị tàn phá nặng nề. -
Phát quang để phòng vệ (công tác 20P): Khai quang ở những vành đai
rậm rạp xung quanh các khu vực đóng quân, trục lộ chuyển quân, bãi đổ quân của
Mỹ - Ngụy nhằm phát hiện và ngăn chặn sự tấn công của quân ta. -
Phá hoại mùa màng (công tác 2R): tập trung ở những khu vực mà lực
lượng kiểm soát, tổ chức cung cấp lương thực nhằm phá hoại nền kinh tế tự cung,
tự cấp của Cách mạng miền Nam Việt Nam.
Các chất diệt cỏ thường được tàng trữ ở các sân bay quân sự: Biên Hòa, Đà
Nẵng, Phù Cát, Nha Trang, vừa là nơi tàng trữ các chất diệt cỏ lên máy bay đi phun
rải, vừa là nơi rửa máy bay sau phun rải. 4.2
Những phương tiện Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh hóa học -
Máy bay phun hóa chất: C-123 Provider được sử dụng rộng rãi để
phun hóa chất, đặc biệt là Agent Orange, trên diện rộng ở miền Nam Việt Nam. -
Phương tiện vận chuyển và lưu trữ: sử dụng để mang hóa chất đến các
căn cứ quân sự và điểm xuất phun. -
Các trực thang và máy bay khác: được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ phun hóa chất. 8 -
Trang thiết bị và công cụ: Hệ thống phun đặc biệt được gắn trên các
máy bay, giúp phân tán hóa chất một cách hiệu quả. -
Tàu chiến: cũng đã tham gia vào việc vận chuyển và phun hóa chất tại các khu vực rừng cây. -
Xe quân sự: Một số cũng có thể đã được sử dụng để vận chuyển và
phun hóa chất trong một số trường hợp.
CHƯƠNG V: HẬU QUẢ CỦA CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM 5.1
Tác động đến môi trường -
Ảnh hưởng đến động và thực vật: Dioxin có thể tích tụ trong môi
trường, tác động độc hại đối với các loại động và thực vật, làm suy giảm đa dạng
sinh học và gây tổn thương cho chuỗi thức ăn. -
Nước và đất: Dioxin có khả năng di chuyển qua nước và đất, tạo ra tác
động xa hơn so với nguồn gốc của nó, gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường. -
Tác động đến sức khỏe của loài sống: Dioxin có thể tích tụ trong cơ
thể các loài sống, thông qua chuỗi thức ăn, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe
như ung thư, tác động đến hệ thống hoocmon, và gây tổn thương cho cơ quan nội tạng. -
Sự lan truyền qua thế hệ: Dioxin có thể được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua việc chuyển giao qua tự nhiên hoặc qua thực phẩm. 5.2
Tác động đến con người -
Gây ung thư: Dioxin đã được xác định là chất gây ung thư ở con
người, gây ra nhiều loại ung thư như: ung thư gan, phổi và các cơ quan khác. 9 -
Tác động đến hệ thống hoocmon: Dioxin gây ra sự cố trong cân bằng
hoocmon tự nhiên của cơ thể, dẫn đến các vấn đề liên quan đến sinh sản, và các
vấn đề sức khỏe khác. -
Tác động đến cơ quan nội tạng: Dioxin có thể gây tổn thương gan,
thận, tim, và các cơ quan khác dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. -
Ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi và trẻ em: Phụ nữ mang thai và
trẻ em là nhóm nhạy cảm, gây ra các vấn đề trong phát triển của thai nhi, làm tăng
nguy cơ các vấn đề sức khỏe về não bộ và hệ thần kinh. -
Vấn đề sinh sản: Dioxin có thể làm giảm khả năng sinh sản và tăng
nguy cơ về các vấn đề về hiệu suất sinh sản, ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc
biệt gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh. -
Tác động dài hạn qua thế hệ: Truyền dioxin từ thế hệ này sang thế hệ
khác của con cháu qua cơ chế di truyền. 10
Hình 5.2.1 Những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam/dioxin lây truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác
CHƯƠNG VI: CÁCH KHẮC PHỤC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Chính phủ Việt Nam đã tiến hành một loạt các biện pháp mạnh mẽ để đối
phó với tác động đặc biệt nghiêm trọng của chất độc da cam qua từng giai đoạn. 11
Trong bối cảnh hợp tác quốc tế, Việt Nam đã liên kết với các đối tác để tiến
hành tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng và cùng với Quỹ Môi trường Toàn cầu quốc tế
(GEF) xử lý đất ô nhiễm tại sân bay Phù Cát và một phần của sân bay Biên Hòa.
Ông Nguyễn Thế Lực, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội nạn nhân chất độc dioxin
Việt Nam, nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ chôn lấp và
các biện pháp ngăn chặn, chứa chất độc để giảm thiểu tác động đối với môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề về xử lý cơ bản vẫn đòi hỏi sự nghiên cứu và ứng dụng
các công nghệ tiên tiến nhất. Một phần của nỗ lực này đã được thể hiện qua việc
tiếp tục giai đoạn hai của dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng, nhờ sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ.
Ngoài việc xử lý môi trường, Chính phủ cũng đã thiết lập và liên tục cập
nhật các chế độ chính sách nhằm hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Điều
này bao gồm chính sách đối với những người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm
và các đối tượng khác chịu ảnh hưởng. Qua việc huy động nguồn lực, Chính phủ
đã hỗ trợ các dự án liên quan đến sản xuất, y tế, giáo dục và phục hồi chức năng.
Hơn nữa, sự hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa
Kỳ, đã đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và hỗ trợ các nạn nhân chất
độc da cam/dioxin. Ông Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất đọc da
cam/dioxin Việt Nam, đã thể hiện lòng biết ơn đối với sự đóng góp của cả nước và
quốc tế, thông qua việc vận động quyên góp tiền và hiện vật.
Những nỗ lực đồng lòng của Chính phủ và cộng đồng Việt Nam, kết hợp với
sự hỗ trợ quốc tế, đã mang lại những tiến triển đáng kể trong việc giảm nhẹ hậu
quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin và giúp nạn nhân vượt qua khó khăn, tái lập cuộc sống mới. 12
CHƯƠNG VII: CẢM NGHĨ CÁ NHÂN
- Trần Ngọc Hân -22203160
Trong tất cả những lần em đi tham quan bảo tàng ở nhiều nơi, bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trải nghiệm vô cùng
xúc động và đấy ý nghĩa đối với em. Những hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại
đây đã cho em thấy được tàn khốc của chiến tranh, sự mất mát mà người dân Việt
Nam đã phải gánh chịu. Khu trưng bày xúc động nhất chắc chắn là khu trưng bày
về tội các diệt chủng của Mỹ với việc sử dụng chất độc da cam, nhìn những hình
ảnh về những đứa trẻ vô tội sinh ra dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc màu
da cam khiến em dâng trào miền xót xa cho những đứa trẻ đó. Bên cạnh đó, điều
em cảm thấy khâm phục đó chính là tinh thần kiên cường, bất khuất của dân ta
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước khiến em vô cùng tự hào. Chuyến tham
quan này giúp em hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tốc, sự hy sinh thầm lặng
của những người lính và giá trị của hòa bình.
- Nguyễn Ngọc Việt Thi – 22205477
Khi bước vào bảo tàng Chiến tranh Lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh, cảm
giác đầu tiên mà tôi trải qua là sự nặng nề và sâu sắc của lịch sử. Mỗi bức tranh,
mỗi hiện vật, mỗi phần trưng bày đều mang lại cho tôi một cảm xúc khác nhau, từ
sự bi thương đến lòng tự hào và hy vọng. Đứng trước những tác phẩm tại bảo tàng
Chiến tranh Lịch sử về hậu quả của chiến tranh chất độc màu da cam, tôi không thể
không cảm thấy sự đau đớn và xót xa cho những nạn nhân đã phải chịu đựng sự tàn
khốc của loại vũ khí độc hại này. Mỗi bức tranh, mỗi hiện vật đều là một lời kể về
những bi kịch, những mất mát và những ảnh hưởng vô cùng đau đớn mà chất độc
màu da cam đã gây ra. Nhìn những hình ảnh của những người dân vùng miền bị
ảnh hưởng, tôi không thể không chạm vào sự bất công và bất hạnh mà họ phải trải 13
qua. Cảm giác tuyệt vọng và tuyệt vọng không chỉ nảy nở trong tâm trí của họ, mà
còn lan tỏa ra khắp cộng đồng, gieo rắc những vết thương khó lành mà thậm chí cả
thế hệ sau này cũng phải chịu đựng. Tuy nhiên, đằng sau những cảm xúc đau
thương ấy, tôi cũng cảm nhận được sự mạnh mẽ và kiên cường của những người
dân, đã không ngừng chiến đấu để vươn lên từ những gánh nặng của quá khứ. Họ
không chỉ là những người sống sót, mà còn là những tấm gương sáng lên cho sự
kiên trì, lòng nhân ái và tinh thần đoàn kết.
- Ngô Trịnh Thùy Dương – 22200921
Sau chuyến đi bảo tàng chứng tích Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi rất
nhiều suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của các vị lãnh
tụ của dân tộc. Nhân dân Việt Nam đã gánh chịu những hậu quả cực kỳ nặng nề và
đau thương về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn cố gắng vượt qua
đồng cảm và sẻ chia với các nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Hãy luôn ghi nhớ và
biết ơn đối với các thế hệ ông cha ta đã hy sinh để giờ đây chúng ta có thể sống tại
mảnh đất Việt Nam hòa bình này.
- Nguyễn Hà An Thuyên – 22201402
Bản thân em thì em thường không có ấn tượng nhiều đối với những nơi như
bảo tàng hay các địa điểm tham quan ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng vào chủ
nhật tuần vừa rồi em đã được tham quan bảo tàng chiến tích chiến tranh qua môn
Lịch sử Đảng, đó là một ngày vô cùng ý nghĩa đối với em. Là một người con, cháu
sinh ra vào thời gian Việt Nam là một đất nước hoà bình, êm ấm thì em không thể
nào hiểu hết được những khó khăn và sự khổ cực mà dân tộc ta đã trải qua. Bảo
tàng chiến tích chiến tranh là một nơi chứa đựng tất cả những sự đau đớn tột cùng,
những hình ảnh tra tấn tàn bạo đối với nhân dân và các chiến sĩ. Khi nhìn thấy
những bức ảnh “khá khó nhìn” đó thật sự em đã rất buồn và cảm thấy xót thương 14
cho người Việt Nam xưa. Họ là những con người vô tội nhưng đã phải sống trong
“địa ngục trần gian” và chịu đựng nhiều sự mất mát về gia đình hay chính những
bộ phận trên cơ thể của họ. Thậm chí, dưới sức mạnh của bom nguyên tử mà hàng
vạn con người đã phải ngã xuống với trạng thái “không toàn thây” thì thật sự là
một điều rất tồi tệ. Em thật sự rất nể phục ý chí đấu tranh của ông bà ta ngày xưa
và sự bất khuất, kiên cường dưới những “đòn roi” của chiến tranh. Để được sống
một cuộc đời như hiện tại em cảm thấy mình thật sự may mắn vì đã là con người
Việt Nam. Em cảm ơn thầy vì đã cho em cũng như các bạn có cơ hội được đến và
cùng nhau tìm hiểu về những điều học hỏi được ở bảo tàng. Cảm ơn thầy vì đã tạo
điều kiện cho chúng em có những trải nghiệm quý giá. Em xin trân thành cảm ơn.
- Hoàng Trọng Dũng – 22207199
Tuy đã ở Sài Gòn khá lâu nhưng em chưa một lần đến bảo tàng chiến tích
chiến tranh. Vì em rất thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam nên chuyến đi thăm quan
này rất có ý nghĩa đối với bản thân em. Khi được xem từng hình ảnh và đọc từng
dòng chú thích. Em cảm thấy rất xúc động vì cảm thấy những người lính Việt Nam
đã phải chịu rất nhiều mất mát, từ người thân đến cả lương thực, tài nguyên. Chủ
tịch Hồ Chí Minh và những người lính Việt Nam đã cố gắng chiến đấu để bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ nhân dân để một ngày Việt Nam không còn chiến tranh, hoà bình.
Họ chiến đấu vì tương lai của con cháu nhân dân ta. Những tổn hại vì chất độc màu
da cam là quá lớn, quân đội Mỹ rải chất độc để phá tài nguyên nhưng những chất
độc đó đã làm cho bao nhiêu người dân Việt Nam phải khổ sở. Em cảm thấy rất
thương xót cho những con người lương thiện, những đứa trẻ vẫn còn một hành
trình dài phía trước nhưng phải chịu sự thiệt hại quá lớn. Chuyến đi tham quan bảo
tàng chiến tích chiến tranh thực sự rất xứng đáng. Em đã học được rất nhiều về lịch
sử Việt Nam oai hùng. Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Quang và trường Đại
học Hoa Sen đã tạo cơ hội cho em và các bạn sinh viên được có cơ hội tham quan 15
và học hỏi tại bảo tàng chiến tích chiến tranh. Một lần nữa em xin cảm ơn rất nhiều.
- Võ Bá Huy – 22206709
Vào ngày 21/1 vừa qua em cùng các bạn đã có cơ hội tham quan và trải
nghiệm tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chuyến đi vừa rồi đã để lại cho em rất
nhiều ấn tượng sâu sắc. Là một người ưa thích tìm hiểu về lịch sử, con người và
văn hóa thời xưa thì bảo tàng chứng tích chiến tranh đã thật sự mang lại cho em
cảm giác hứng thú khi trải nghiệm tại đây. Mỗi gian phòng trong bảo tàng đều khắc
họa một cách chân thật những gì dân tộc ta đã phải trải qua trong suốt bề dày lịch
sử chiến tranh Việt Nam – Mỹ, những đau thương, mất mát, tổn thất mà chiến
tranh đã để lại là quá lớn. Chắc hẳn ai cũng biết được chất độc da cam là thứ nguy
hiểm và để lại hậu quả to lớn đến chừng nào, nó tước đi một cuộc đời được sống
bình thường của con người, nó có tính tiếp diễn từ đời này sang đời khác, những
nạn nhân chất độc da cam sinh ra đã không có sự lựa chọn, họ không có được hình
hài bình thường, đầy đủ như bao người khác mà phải sống trong cảnh chật vật, khó
khăn nhưng thứ nghị lực phi thường đã giúp cho họ đủ mạnh mẽ để sống và chiến
đấu tiếp trên cuộc đời này và đó là điều khiến em rất nể phục. Sau chuyến tham
quan và học tập ngày hôm ấy em càng thấy được rằng việc sinh ra trong thời kì hòa
bình là một điều rất may mắn đối với nhân loại, không có chiến tranh sẽ không có
đau thương, không có chiến tranh sẽ không có mất mát và không có chiến tranh
chúng ta sẽ được sống trong hạnh phúc.
- Phan Hữu Lợi – 22200482
Chiến tranh đi qua để lại chỉ toàn đau thương và mất mát và hậu quả của nó
sẽ để lại rất lâu dài. Bản thân em rất tự hào và biết ơn sự hi sinh anh dũng của ông
cha để giành được độc lập cho Đất Nước. Và rất thương cảm cho những số phận 16
chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Sau khi tham quan bảo tàng
Chứng tích chiến tranh. Em mới được tận mắt chứng kiến những tội ác mà Mỹ đã
gây ra đối với những con người Việt Nam. Chúng đã không từ bất kì thủ đoạn nào
để hãm hại nhằm xâm chiếm nước ta. Qua đó mới thấy được tinh thần chiến đấu
chống giặc ngoại xâm của ông cha ta to lớn đến nhường nào. Việc xây dựng những
bảo tàng như thế này góp phần gia tăng nhận thức của giới trẻ về lịch sử chống
giặc hào hùng của dân tộc, qua đó giúp cũng cố tinh thần chống giặc giữ nước của muôn dân.
- Nguyễn Huy Hoàng – 22206767
Ngay khi đặt chân bước vào bảo tàng, tôi đã cảm nhận được một cảm giác
trang nghiêm và xúc động. Những hình ảnh, hiện vật trưng bày trong bảo tàng như
những thước phim quay chậm, đưa tôi trở lại những ngày tháng chiến tranh ác liệt.
Tôi đi qua những bức ảnh ghi lại cảnh bom đạn tàn phá, những ngôi làng đổ nát,
những gương mặt đau khổ của người dân. Tại bảo tàng, tôi được nghe những câu
chuyện xúc động về sự hy sinh của những người lính, những người dân thường
trong cuộc chiến tranh. Họ đã chiến đấu dũng cảm, chịu đựng đau thương, mất mát
để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tôi sẽ ghi nhớ những hình ảnh, trân trọng
hòa bình và luôn cố gắng để đất nước ngày càng giàu mạnh. 17