-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo chuyến đi thực tế Lịch sử ngoại giao Việt Nam và chính sách đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh gìn giữ và xây dựng đất nước, song hành cùng quá trình ấy là chặn đường của lịch sử ngoại giao đầy tinh tế và hiển hách. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi đất nước thay mình đổi thịt qua cá triều đại lịch sử khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử ngoại giao Việt Nam 16 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo chuyến đi thực tế Lịch sử ngoại giao Việt Nam và chính sách đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh gìn giữ và xây dựng đất nước, song hành cùng quá trình ấy là chặn đường của lịch sử ngoại giao đầy tinh tế và hiển hách. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi đất nước thay mình đổi thịt qua cá triều đại lịch sử khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam 16 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
HỌC PHẦN LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM VÀ CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
Họ và tên: Hoàng Ngọc Hân Mã sinh viên: 2156100022
Lớp: Thông tin đối ngoại 41 Hà Nội, tháng 9 năm 2022 MỞ ĐẦU
Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh gìn giữ và xây dựng đất nước,
song hành cùng quá trình ấy là chặng đường của lịch sử ngoại giao nước nhà đầy
tinh tế và hiển hách. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, khi đất nước thay mình
đổi thịt qua các triều đại lịch sử khác nhau “từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây
nền độc lập”, Việt Nam đã từng bước đặt những viên gạch đầu tiên cho nền ngoại
giao của dân tộc. Mỗi một thời kì, mỗi một giai đoạn là một dấu ấn lịch sử ngoại
giao cùng với những chính sách đối ngoại linh hoạt, chủ động của đất nước ta. Xuyên
suốt hành trình cho đến thời Việt Nam hiện đại, khi hòa bình lập lại và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, những nét văn hóa trong chính sách đối ngoại cũng từng bước thay đổi.
Đất nước bước vào thời kì đổi mới với sự ổn định và phát triển của các tỉnh
thành, chính sách ngoại giao của Việt Nam cũng được xác lập một cách rõ rệt hơn.
Bước vào môi trường đại học với một lượng kiến thức sâu rộng về các vấn đề liên
quan đến đất nước, em đã học đến môn Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại
của Việt Nam – một trong những môn học khó, đòi hỏi vốn kiến thức vững chắc về
đời sống thực tế. Để có thể hiểu sâu, hiểu kĩ về môn học này, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền nói chung, khoa Quan hệ quốc tế nói riêng đã thiết kế cho chúng em
một chuyến đi học tập thực tế vô cùng bổ ích. Chuyến đi 3 ngày 2 đêm đã đưa chúng
em về với dải đất miền Trung thân thương, về với cội nguồn của những di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh đã làm nên tự hào cho dân tộc Việt Nam chúng ta, cho
những chính sách đối ngoại tinh tế của chúng ta. Nhưng do lịch trình học quốc phòng
an ninh nên đến chiều tối ngày 16/9 lớp Thông tin đối ngoại 41 chúng em mới khởi
hành về Cửa Lò theo kế hoạch ban đầu. NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH
Chuyến đi thực tế lần này là một chương trình đặc sắc tìm hiểu về lịch sử, văn
hóa, danh thắng tới các địa danh: Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh,
được nghiên cứu và thiết kế riêng cho khoa Quan hệ quốc tế hằng năm. Có thể những
khóa sinh viên trước của khoa cũng đã được đi thăm lại mảnh đất miền Trung thân
thương nhưng đến khóa 41, 40 năm nay, chương trình đã đem lại những không khí
mới lạ và thú vị cho tất cả sinh viên chúng em. Để mang tới một chuyến đi trọn vẹn
và ý nghĩa như vậy, khoa Quan hệ quốc tế đã nghiên cứu và đặt niềm tin chọn lựa
vào phòng Lữ hành Asean tour, trực thuộc công ty Cổ phần Du lịch Đông Nam Á,
có trụ sở tại số 8 N12 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội. Hành trình lần này còn
có sự đồng hành của các thầy cô trong khoa, với sự dẫn dắt của trưởng đoàn là Tiến
sĩ Lưu Thuý Hồng – Phó Trưởng khoa Quan hệ quốc tế. Với sự nghiên cứu kĩ lưỡng
những nội dung cần học tập thực tế cùng sự nhiệt tình, năng động của bộ phận Lữ
hành dịch vụ đã phối hợp tạo nên một chuyến đi hết sức đặc sắc và thành công.
I. LỊCH TRÌNH CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ 3 NGÀY 2 ĐÊM
Ngày 1 (16/9): HÀ NỘI - CỬA LÒ
Tối: 17h30 Hướng dẫn viên của Aseantour đón đoàn tại điểm hẹn khởi hành
(cổng chính Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đi Nghệ An. Đoàn ăn tối tại nhà
hàng của công ty CP du lịch và thương mại Đông Nam Á. Và đoàn đến khách sạn lúc 1h30 ngày 17/9
Ngày 2 (17/9): CỬA LÒ – NGÃ BA ĐỒNG LỘC – NHÀ LƯU NIỆM NGUYỄN DU - CỬA LÒ -
Sáng: Sau khi ăn sáng, đoàn đi thăm Ngã Ba Đồng Lộc tưởng niệm các cô
gái thanh niên xung phong anh hùng. Sau đó, đoàn đi thăm Khu tưởng niệm Đại thi
hào Nguyễn Du thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đoàn ăn trưa tại Vinh -
Chiều: Đoàn trở về Cửa Lò, tắm biển. -
Tối: Đoàn ăn tối và tham gia giao lưu văn nghệ Gala Dinner.
Ngày 3 (18/9): CỬA LÒ – ĐỀN BÀ TRIỆU – HOA LƯ – HÀ NỘI -
Sáng: Đoàn ăn sáng, trả phòng về Ninh Bình, trên đường về đoàn thăm
quan và lễ tại Đền Bà Triệu. -
Ăn trưa tại TP Ninh Bình với đặc sản thịt dê, cơm cháy nổi tiếng. -
Chiều: Quý khách thăm Di tích Cố Đô Hoa Lư tìm hiểu về lịch sử Việt
Nam. Sau đó lên xe về Hà Nội, 18h00 về tới Hà Nội kết thúc chuyến đi.
*Nhận xét chung về lịch trình
- Theo lịch trình, xe sẽ xuất phát vào lúc 5h sáng tại điểm khởi hành là cổng
chính Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tuy nhiên thực tế vì lớp Thông tin đối
ngoại 41 có lịch học quốc phòng an ninh nên đã xuất phát muộn hơn đoàn, đến 17h
30 ngày 16/8 chúng em mới xuất phát. Do đi muộn và trùng vào giờ tan tầm nên
đường khá tắc và xe đến muộn hơn so với dự kiến.
- Nhiều sinh viên chưa thích nghi được với sự thay đổi liên tục, dẫn đến sự mệt
mỏi, không thoải mái. Hầu hết khi lên xe, các bạn thường sẽ ngủ thay vì trò chuyện
hay ngắm quang cảnh trên chuyến đi.
- Lịch trình của chúng ta đi cũng khá là dày đặc, phải di chuyển liên tục giữa các
địa điểm với khoảng cách không hề nhỏ.
- Các anh hướng dẫn viên rất nhiệt tình, vui tính tạo không khí sôi nổi cho cả
đoàn tạm quên đi cả giác mệt mỏi.
- Khi tới các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, không phải sinh viên nào
cũng đứng tập trung nghe thuyết minh từ hướng dẫn viên.
Đây chỉ là một vài ý kiến đánh giá chủ quan theo suy nghĩ của em về lịch trình
chuyến đi lần này. Bên cạnh một vài điểm khiếm khuyết nhỏ như thế thì nhìn chung,
tất cả đoàn đã có một chuyến đi rất thành công.
II. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT TỪNG NGÀY TRONG CHUYẾN ĐI
1. Ngày đầu tiên (16/9): HÀ NỘI – CỬA LÒ
Chiều tối ngày 16/09/2022, tại cổng chính Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
lớp Thông tin đối ngoại chuẩn bị sẵn sàng một tâm thế phấn khởi cho một chuyến đi
thực tế hết sức thú vị. Khi xe khách đón đoàn đến nơi, tất cả các thầy cô cùng các
bạn sinh viên đã nhanh chóng lên xe, ổn định chỗ ngồi để xe khởi hành kịp lúc. Cả
đoàn đến nhà hàng thuộc quản lí của công ty Du lịch Đông Nam Á tại Cầu Giấy để
dùng bữa tối. Dùng bữa xong cả đoàn lên đường đến Nghệ An và trên dọc đường đi
có dừng chân lại hai lần để nghỉ ngơi và vệ sinh. Do lịch trình khá kín nên mọi người
rất tất bật chuẩn bị cho chuyến di này cho nên hầu hết, tất cả mọi người đều rất thiếu
ngủ. Thấu hiểu được điều này mà trong suốt chặng đường đi đến Phủ Lý, anh hướng
dẫn viên đã để cho cả đoàn chợp mắt lấy lại sức.
Sau khi dừng tại điểm dừng chân thứ 2, được tiếp thêm năng lượng sau giấc ngủ
khá dài, cả đoàn lên xe tiếp tục chuyến đi, hầu hết mọi người đã tỉnh táo hơn và bắt
đầu chuyện trò rôm rả. Anh hướng dẫn viên vui tính đã khuấy động không khí bằng
các câu chuyện, các màn văn nghệ sối nổi diễn ra và trên xe số 7 mọi người hát hò
rất vui cho đến hơn 12h đêm. Sau đó tất cả lại ổn định vị trí, nghỉ ngơi và đến 1h30
sáng 17/9 đoàn đã đến khách sạn Thái An. Mọi người xuống xe lấy đồ và lên nhận phòng.
Di chuyển đường xa và cũng đã rất khuya nên mọi người đều rất mệt. Mọi người
đều về phòng nghỉ ngơi nhưng riêng cá nhân một nhóm nhỏ chúng em vì đã ngủ khá
nhiều trên xe và cũng do khá phấn khích nên chưa nghỉ ngơi tại phòng mà chúng em
đã đi ra biển Cửa Lò vừa để ngắm biển vừa để rũ bỏ sự mệt mỏi sau chặng đường dài.
2. Ngày thứ 2 (17/9): CỬA LÒ – NGA BA ĐỒNG LỘC – NHÀ LƯU
NIỆM NGUYỄN DU - CỬA LÒ.
Sáng sớm ngày thứ hai của chuyến đi thực tế, cả đoàn chúng em thức giấc rất
sớm, sửa soạn tư trang chỉnh tề lịch sự để tiếp tục việc học tập tại các địa danh lịch sử tiếp theo.
Lớp em có được anh hướng dẫn viên cho phép 7h có mặt, muộn hơn cả đoàn 30
phút để tập trung ăn sáng dưới sảnh. Bữa sáng có phở và bánh ướt, tùy vào sự lựa
chọn của từng người. Sau 30 phút dùng bữa, chúng em khẩn trương lên xe để khởi
hành đến địa danh Ngã ba Đồng Lộc và Nhà lưu niệm Nguyễn Du a. Ngã ba Đồng Lộc
Địa điểm đầu tiên trong ngày đi thực tế thứ hai mà đoàn thầy cô giáo và chúng
em đặt chân đến là một di tích lịch sử nổi tiếng, vang danh tự hào của dân tộc Việt
Nam – Ngã ba Đồng Lộc. Dừng chân ở vùng đất linh thiêng này, cô Bùi Thị Vân–
giảng viên khoa Quan hệ quốc tế dẫn đầu đoàn lên dâng hương tưởng nhớ đến anh
linh của 10 nữ chiến sĩ anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Sinh viên khoa Quan hệ qu c t
ố ế cùng các giảng viên cùng
dâng hương tưởng niệm Anh linh các chiến sĩ
Ảnh chụp của một số thành viên lớp Thông tin đối ngoại 41
Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh,
có tổng diện tích 107 ha, nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi
núi trọc, ở giữa là con đường độc đạo. Ngã ba Đồng Lộc cách trung tâm thành phố
Hà Tĩnh chừng 25km, du khách có thể đi bằng ô tô hay xe máy đều thuận tiện bởi
các ngã đường dẫn đến Đồng Lộc đều trải nhựa thênh thang, xen lẫn trong cảnh làng
quê đang hồi sinh, thay da đổi thịt hàng ngày sau những năm tháng chiến tranh bị
đạn bom kẻ thù tàn phá
Nhớ lại lịch sử, từ năm 1964, sau khi thất bại liên tiếp trên chiến trường, nhất là
sau “chiến lược chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn tình thế đế quốc Mỹ mở rộng
“chiến lược chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và leo thang ra đánh phá miền Bắc.
Mục tiêu chiến lược của chúng là nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn miền
Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa
của ta ở miền Bắc, đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá.
Về phía ta, sau Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) thì nhu cầu tăng
viện cho chiến trường miền Nam về vũ khí, đạn dược, lương thực, xăng dầu trở nên
cấp thiết. Thêm vào đó đế quốc Mỹ sử dụng chiến thuật ném bom hạn chế, tức là
chúng tập trung toàn bộ sức mạnh của không quân, hải quân đánh vào các đầu mối
giao thông quan trọng của ta trong đó có quân khu IV. Chính vì vậy, chỉ sau một
thời gian rất ngắn tuyến đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn Hà Tĩnh đã bị bom đạn
của đế quốc Mỹ phá hỏng hoàn toàn. Lúc bấy giờ, mọi thông thương chính từ Bắc
vào Nam, từ Nam ra Bắc bắt buộc phải chuyển hướng qua con đường 15A, mà con
đường 15A lại chạy qua Ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc trở thành yết hầu, là
mạch máu giao thông, là con đường độc đạo duy nhất để nối liền hai miền Nam Bắc.
Nhận rõ vị trí quan trọng của Ngã ba Đồng Lộc cũng như tuyến đường 15A, địch đã
tập trung đánh phá ác liệt khu vực này ngay từ đầu. Chỉ tính riêng trong vòng 7 tháng
ném bom hạn chế từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968 chúng đã ném xuống đây trên
2000 trận với gần 50.000 quả bom các loại đó là chưa kể bom bi, rốc két và đạn
20mm. Bình quân mỗi tháng chúng đánh 28 ngày, ngày đánh nhiều nhất là 103 lần
bay với trên 800 quả bom các loại, suốt ngày đêm không lúc nào Đồng Lộc ngớt
tiếng bom đạn. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã phải gánh
chịu hơn 3 quả bom tấn, đất đá bị cày đi xới lại, hố bom chồng lên hố bom, không
một bóng cây ngọn cỏ nào có thể mọc tại đây. Bằng mọi giá đế quốc Mỹ muốn biến
Ngã ba này thành điểm chết, thành một bãi hoang không bóng người và không một chuyến xe qua.
Thời điểm ấy, Ngã ba Đồng Lộc tập trung một lực lượng lớn gồm bộ đội, công
nhân giao thông, công an, lái xe, dân quân du kích nhưng đặc biệt hùng hậu nhất là
lực lượng Thanh niên xung phong. Số người có mặt lúc đông nhất lên tới 16.000
người. Họ làm việc với tinh thần “sống bám cầu bám đường”, “chết kiên cường dũng
cảm”, không quản ngại hy sinh gian khổ. Còn nhân dân Hà Tĩnh thì nhường nhà,
nhường vườn để làm nơi giấu xe, giấu hàng, nơi cứu thương, có gia đình còn sẵn
sàng dỡ nhà lấy ván lát đường chống lầy cho xe qua.
Để đảm bảo thông suốt các chuyến xe, kịp thời cho tiền tuyến, hàng trăm, hàng
ngàn liệt sỹ trên khắp mọi miền quê hương của Tổ quốc đã gửi lại tuổi thanh xuân
tươi đẹp nơi Ngã ba này, đặc biệt sự hy sinh anh dũng của 10 nữ Thanh niên xung
phong vào ngày 24/7/1968. Chiến tranh đã đi qua, bao mất mát đau thương cũng lùi
vào quá khứ, Đồng Lộc bây giờ đã đổi thay, là địa chỉ xanh tràn trề sự sống, hy vọng
vào ngày mai tươi sáng. Sau ngày đất nước thống nhất, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh đã chọn di tích Ngã ba Đồng Lộc là nơi tiêu biểu cho lòng yêu nước,
ý chí, sức mạnh của thế hệ trẻ Thanh niên xung phong trong toàn quốc chiến đấu
chống ngoại xâm để đầu tư xây dựng toàn bộ công trình này.
Để lại nhiều xúc động nhất là tại khu mộ 10 nữ anh hùng liệt sỹ Thanh niên xung
phong, họ là một phần của nơi này, một phần của lịch sử, 10 cô gái Ngã ba Đồng
Lộc cùng với những người con trai, con gái đã dựng lên tượng đài chiến thắng vĩ đại
không chỉ cho vùng đất Hà Tĩnh mà cho cả dân tộc Việt Nam. 10 cô gái Ngã ba
Đồng Lộc đã đi vào lịch sử như một dấu ấn hào hùng của tinh thần quả cảm, chính
nghĩa anh hùng cách mạng, cuộc đời của họ đã trở thành điển tích, huyền thoại khi
cả sự sống và cái chết đều mang vẻ bi tráng của một thiên anh hùng ca bất tử. Giờ
đây họ cùng nằm lại nơi mảnh đất mà họ đã từng chiến đấu, 10 ngôi mộ trắng như
hàng quân năm xưa. 10 ngôi mộ không khi nào ngơi khói hương của những người
đồng đội, những người chưa từng trải qua chiến tranh, những người khách du lịch,
cả những chiến binh Mỹ đã từng ném bom hủy diệt Ngã ba Đồng Lộc, tất cả đến và
gửi gắm lòng thành kính cùng nỗi tiếc thương vô hạn trước sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái.
b. Khu nhà lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du
Chặng hành trình tiếp theo, xe khách lăn bánh đưa cả đoàn chúng em đi đến là
khu nhà lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Trong khoảng một giờ đồng hồ tại địa
danh này, chúng em sẽ được nghe thuyết giảng về cuộc đời và sự nghiệp của cụ
Nguyễn Du – một trong những danh nhân văn hóa thế giới lừng lẫy của thế kỉ trước.
Người thuyết minh cho cả đoàn cùng lắng nghe là một cô tầm tuổi trung niên và
đồng thời là cháu nội đời thứ bảy của đại thi hào dân tộc.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng
1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Đi n
ề , huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong
một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là
một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.
Cha là ông là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà
Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến
sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là
bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa
Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc
Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng. Năm Đinh Hợi
(1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo,
Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.
Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du được phong chức Tể tướng, cùng Hoàng
Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu
nhiều mất mát: Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời, Năm
1776 (Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời, Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần,
mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn
Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn
thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam
ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn
Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học. Năm
Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi
chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại ( tức
Toản Quận công), còn Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.
Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam
trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức
Chánh thủ hiệu quân hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm
này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở
điện Phụng Thiên (cử Nhân) và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối
năm thăng chức Tham tụng. Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn
Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng
Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ
Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long. Năm
1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với nhà Tây
Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).
Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du
là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên
Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy. Năm 1793 Quý Sửu, Nguyễn Du về thăm quê
Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang
làm thái tử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Năm 1794 Giáp Dần,
Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán
nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của
vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả Đồng Nghị Trung Thư Sảnh.
Mùa Đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo Nguyễn
Ánh, nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. Sau khi được
tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn
hứng (Cảm hứng trong tù). Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà
Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn
Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng Tri Phủ Thường Tín, trấn
Sơn Nam Thượng ( nay thuộc Hà Nội ). Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam
Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long. Năm 1805 Ất Sửu ông
được thăng Đông Các Đại Học Sĩ (hàm Ngũ phẩm), tức Du Đức hầu và vào nhận
chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1807 được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải
Dương. Mùa thu năm 1808 ông xin về quê nghỉ. Năm 1809 ông được bổ chức Cai
bạ ( hàm Tứ phẩm ) ở Quảng Bình. Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh
điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được
thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn
Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.
Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn
Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong, nhưng chưa kịp
đi thì ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820) thọ
54 tuổi. Mộ ông nguyên táng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà ( gần sau chùa
Thiện Mụ). Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.
Chỉ cách cách TP. Vinh khoảng 8 km về phía hữu ngạn sông Lam, dưới chân 99
ngọn núi Hồng là Khu lưu niệm Nguyễn Du, với diện tích rộng khoảng 2 ha, là một
quần thể tưởng niệm dòng họ Nguyễn Tiên Điền gồm: Đền thờ Nguyễn Nghiễm -
thân phụ của Nguyễn Du, khu lưu niệm Nguyễn Du, đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Huệ -
bác ruột của Nguyễn Du... Hiện nay, Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du là một quần
thể công trình kiến trúc thờ tự, tưởng niệm Nguyễn Du cùng những bậc tài danh kiệt
xuất của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, như Giới Hiên công Nguyễn Huệ, Xuân Quận
công Nguyễn Nghiễm, Lam Khê hầu Nguyễn Trọng, Địch Hiên công Nguyễn Điều,
Quế Hiên công Nguyễn Nễ…
Bước qua cổng, gặp ngay một vườn cây xanh tốt với nhiều gốc cổ thụ từng là
nơi buộc ngựa của dòng họ Nguyễn Tiên Điền khoảng 300 năm trước. Xuyên trong
vườn cây là những lối đi lát gạch sạch sẽ, ngăn nắp. Trước sân khu lưu niệm nổi bật
bức tượng Nguyễn Du khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông. Tượng bằng đồng, cao
1,5 m, bệ tượng cao 2,5 m, trông toát lên thần thái nho nhã, thanh thoát của đại thi hào.
Nhà thờ cụ Nguyễn Du bài trí đơn sơ, giản dị như cốt cách của đại thi hào. Một
bàn thờ bằng đá vôi cát, một chiếc bàn nhỏ để bút nghiên cùng một bức hoành đề
chữ “Hồng sơn thế phả” do Hoàng Phù Phái, Trung Hiếu Đại phu đời nhà Thanh
tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790) cùng bài vị bằng đá có khắc dòng chữ:
“Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh”. Bên phải nhà thờ Nguyễn Du là Trung tâm Văn
hóa Nguyễn Du mới được xây dựng vào năm 2004. Nơi này trưng bày trên 2.000
hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền như: Nghiên mực,
chén uống trà, uống rượu, móc treo mũ áo, chiếc đĩa Mai Hạt, kỷ vật của cụ Nguyễn
Du trong chuyến đi sứ Trung Quốc... Hơn 500 bản Truyện Kiều được xuất bản qua
các thời đại với nhiều thứ tiếng. Đặc biệt có cuốn Thư pháp độc bản Truyện Kiều
nặng 75 kg, bề ngang 1,2 m, bề dọc 1,6 m. Tương truyền rằng khi viết Kiều, cụ
Nguyễn Du từng ôm cột nhà xoay tròn khi cân nhắc chữ nghĩa, đến nỗi các cây cột nhà mòn đi, bóng láng...
Một số hình ảnh tập thể tại khu nhà lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du
Tham quan Nhà lưu niệm Nguyễn Du cũng đã đến buổi trưa, cả đoàn thầy cô va
chúng em lại lên xe trở về thành phố Vinh để ăn trưa và nghỉ ngơi. Trưa hôm đó,
đoàn dùng bữa tại khách sạn Mường Thanh thanh niên. ***
Buổi chiều hôm ấy, chúng em lại có một khoảng thời gian tự do vui chơi và tắm biển Cửa Lò
Đúng 18h30, tất cả các thành viên đoàn có mặt tại sảnh lớn của khách sạn để ăn
bữa tối. Mọi người có nửa tiếng để ăn uống cùng nhau và sau đó sẽ là một chương
trình hết sức thú vị, đặc sắc được hầu hết thầy cô và các bạn sinh viên mong chờ.
Chương trình hàng năm được tổ chức trong chuyến đi thực tế của khoa Quan hệ quốc tế: Gala Dinner.
Gala Dinner là chương trình văn nghệ dành cho thầy cô và bốn lớp trong khoa
Quan hệ quốc tế giao lưu, trò chuyện cùng nhau nhiều hơn, cởi mở hơn và thân thiết
với nhau hơn. “Quan hệ quốc tế - quan trọng gì miễn là mình bên nhau”. Gala diễn
ra với các tiết mục hát, nhảy, diễn kịch…đến từ các thành viên của bốn lớp Thông
tin đối ngoại, Truyền thông quốc tế, Quan hệ chính trị và truyền thông toàn cầu,
Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế. Đi từ sâu lắng, cảm xúc chất chứa đến
những giây phút hài hước, sảng khoái chính là không khí của buổi gala giao lưu hôm
đó. Chương trình kéo dài đến 22h00, một số sinh viên chọn vê phòng nghỉ ngơi, một
số khác lựa chọn tiếp tục cuộc chơi, lượn phố phường, mua đồ ăn cùng nhau liên hoan… Thầy cô cùng sinh viên
cùng vui vẻ tận hưởng đêm Gala ý nghĩa
3. Ngày 3 (18/9): CỬA LÒ – ĐỀN BÀ TRIỆU – HOA LƯ – HÀ NỘI
Buổi sáng ngày cuối cùng trong chuyến đi thực tế, tất cả mọi người trong đoàn
dậy sớm, thu dọn đồ đạc, quần áo chuẩn bị làm thủ tục trả phòng khách sạn. 6h sáng,
mọi người đều đã có mặt đông đủ dưới sảnh, trả phòng tại quầy lễ tân và dùng bữa sáng. a, Đền Bà Triệu
7h30, xe khởi hành đưa cả đoàn di chuyển đến một địa danh vô cùng linh thiêng
của vùng đất xứ Thanh – đền Bà Triệu. Để bày tỏ tấm lòng thành kính cùng lời cầu
nguyện vạn sự may mắn, đoàn chúng ta đã tập trung dâng hương vào đền, xem hầu
đồng và nghe thuyết giảng về cuộc đời của nữ tướng Triệu Thị Trinh của lịch sử dân tộc
Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh
hoặc là Bà Triệu) sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại vùng núi Nưa thuộc
đất Trung Sơn, quận Cửu Chân (nay thuộc huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa), trong
một gia đình hào trưởng.
Quê hương của Bà Triệu cũng chính là quê hương của hai anh em Khương Công
Phụ và Khương Công Phục, những người đã có công khai mạch đại khoa nho học
cho Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung (Họ đã dốc chí học tập rồi thi đỗ tiến
sĩ dưới thời Đường Đức Tông (779-805). Bà Triệu mất năm 248, lúc mới 22 tuổi.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi
người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Bà được bao phong là Bột Chính
Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu nhân qua nhiều thời đại. Đền thờ Bà hiện nằm
trên đỉnh núi Tùng thuộc thôn Phú Điền, nay là xã Triệu Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh
Thanh Hóa, là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia như một bằng chứng về niềm
tự hào và tôn vinh người phụ nữ liệt oanh của dân tộc Việt Nam.
Bấy giờ nước ta nội thuộc nhà Ngô. Khi Bà Triệu bước vào tuổi thanh xuân thì
cuộc hỗn chiến Tam Quốc (Ngô, Thục và Ngụy) cũng đang hồi quyết liệt nhất. Lúc
ấy nhà Ngô đang tìm mọi cách vơ vét sức người và sức của, khiến mâu thuẫn xã hội
càng trở nên gay gắt, lòng dân càng thêm căm phẫn, trung tâm phong trào đấu tranh
chống nhà Hán cũng chuyển dịch dần ra Cửu Chân.
Từ đất quê hương của mình, năm 248, Triệu Quốc Đạt – anh trai Triệu Thị Trinh
– đã đứng lên tập hợp lực lượng khởi nghĩa. Triệu quốc Đạt không muốn em gái mới
19 tuổi của mình tham gia, bèn khuyên em ở nhà lấy chồng. Bà Triệu cứng cỏi đáp:
“Em muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông chứ
không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”. Câu trả lời ấy đã thể hiện một khí phách
anh hùng, một nhân cách ngạo nghễ hiếm có ở một người con gái.
Triệu Thị Trinh đã cùng anh tập hợp nghĩa quân trên núi Nưa rồi kéo quân đánh
hãm thành ấp khiến châu quận rối động. Quan quân đô hộ nhiều lần tìm cách đánh
dẹp nhưng không dẹp nổi. Đúng lúc nghĩa quân đang hừng hực khí thế thì Triệu
Quốc Đạt bất ngờ qua đời.
Không để quân sĩ mất tinh thần, Triệu Thị Trinh thay anh tiếp tục ngồi trên đầu
voi chỉ huy nghĩa quân. Từ đó Bà được quân sĩ tôn gọi là Vua Bà. Hình ảnh Vua Bà
– Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa), mặc áo ngắn
giáp vàng, chít khǎn vàng, đi giày mũi cong, dũng mãnh cưỡi voi một ngà phất cờ
vàng chỉ huy quân sĩ chiến đấu đã trở thành nỗi kinh hoàng của giặc.
Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ.
Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Để chia
rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương
(nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), song Bà không một chút xao động. Để mua
chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cung cấp cho Bà
thật nhiều tiền bạc, song, Bà cũng chẳng chút tơ hào.
Sau hơn nửa năm trời trực tiếp đối địch và cũng là hơn nửa năm trời liên tiếp
chịu nhiều thất bại đau đớn, hễ nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu là binh lính
giặc lại lo lắng đến bạt vía kinh hồn. Bởi vậy, đương thời mới có thơ rằng:
“Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà Vương nan”
Lực lượng nghĩa quân của Bà Triệu vì thế mà phát triển rất nhanh chóng, núi
Tùng từ đó trở thành nơi tụ nghĩa. Mãi đến sau này thiên hạ mới vỡ lẽ ra rằng, trước
khi chính thức phát động khởi nghĩa, Bà Triệu đã bí mật sai người thân tín leo lên
núi Tùng, khoét đá thành hang rồi nhân đêm tối, nấp kín trong hang đá mà đọc thật
to mấy câu sấm ngôn nói trên.
Tất nhiên, cơ mưu tạo ra các sự kiện đầy vẻ huyền bí, dù hoàn hảo và đầy sức
thuyết phục đến đâu cũng không thể thay thế cho quá trình xây dựng uy tín tự thân
và hoàn toàn có thật của Bà Triệu. Nhân dân khắp cõi đương thời đến với Bà Triệu
trước hết và chủ yếu cũng bởi uy tín tự thân và hoàn toàn có thật này của Bà.
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 170km theo đường quốc lộ 1A, huyện Hậu Lộc là
vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời của tỉnh Thanh Hóa với nhiều đền chùa
cổ kính. Một trong những thắng cảnh đẹp nhất của huyện là đền Bà Triệu xứ Thanh
thờ người nữ anh hùng Triệu Thị Trinh (225-248). Nằm dựa lưng vào ngọn núi Gai
ngay sát đường quốc lộ, đền thường xuyên được khách ra Bắc vào Nam viếng thăm
hương khói. Trước đây, bao quanh đền Bà Triệu là khu rừng tự nhiên rất xinh đẹp.
Nay thì rừng đã bị chặt phá, thay vào đó là rừng trồng và cây ăn quả.
Đền Bà Triệu ở Thanh Hóa có lối kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng
bắc trung bộ nước ta tuy nhiên điểm đặc biệt của nơi đây chính là đền Bà Triệu là
nơi lưu giữ những hiện vật quý hiếm, nhiều cổ vật từ những thời đại xa xưa hay các
kho tàng sự tích, câu đối, thơ, ca dao, huyền thoại… Vẫn theo lối kiến trúc đồng
bằng Bắc Trung Bộ truyền thống, tổng thể ngôi đền gồm từ ngoài vào trong sẽ là
cổng ngoại, hồ nước, bình phong rồi đến cổng nội, tả hữu mạc và cuối cùng cũng là
chủ yếu sẽ là ba khu vực tiền đường, trung đường và hậu cung. Trong đó, nếu bạn
đến đây tham quan sẽ thấy hậu cung ở giữa là nơi thờ Bà Triệu, cánh tả thờ thân phụ
phụ Vua Bà, cánh hữu thờ thân mẫu Vua Bà, trung đường là nơi thờ tướng quân Trần Quốc Đạt.
Đền có kiến trúc khá đơn sơ và giản dị nhưng rất thanh tịnh và có sự uy nghiêm.
Vừa bước vào chúng ta sẽ thấy một hồ sen và vào trong đầu tiên sẽ thấy Tiền đường,