-
Thông tin
-
Quiz
Đánh giá kết quả hoạt động ngoại giao Nhà nước Việt Nam qua chiến lược hội nhập quốc tế và nâng tâm đối ngoại đa phương giai đoạn 2016 - 2021 | Tiểu luận Lịch sử ngoại giao và Chính sách đối ngoại Việt Nam
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Sau khi chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước từ năm 1975, Việt Nam mới tiến hành các chính sách để từng bước hội nhập với thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử ngoại giao Việt Nam 16 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đánh giá kết quả hoạt động ngoại giao Nhà nước Việt Nam qua chiến lược hội nhập quốc tế và nâng tâm đối ngoại đa phương giai đoạn 2016 - 2021 | Tiểu luận Lịch sử ngoại giao và Chính sách đối ngoại Việt Nam
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Sau khi chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước từ năm 1975, Việt Nam mới tiến hành các chính sách để từng bước hội nhập với thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam 16 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ------------------------- TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM Đề tài:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM QUA CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NÂNG
TẦM ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2021
Sinh viên: PHAN THỊ NGỌC ANH Mã sinh viên: 2156110009
Lớp: QT02615_K41.1 – QHCT&TTQT K41
Giảng viên hướng dẫn: PSG, TS. Nguyễn Thị Quế Hà Nộ ,i tháng 1 2 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC, HỘI
NHẬP QUỐC TẾ VÀ ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG ................................... 3
1. Ngoại giao Nhà nước ................................................................................ 3
2. Hội nhập quốc tế ....................................................................................... 5
3. Đối ngoại đa phương ................................................................................ 7
CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 11
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA CHIẾN
LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NÂNG TẦM ĐỐI NGOẠI ĐA
PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2021............................................................ 11
1. Khái quát chung tình hình thế giới và trong nước tác động đến ngoại
giao Nhà nước giai đoạn 2016-2021 ........................................................... 11
1.1. Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 2016-2021 ....................... 11
1.2. Tình hình trong nước giai đoạn 2016-2021 .................................... 12
2. Tình hình thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2021 13
2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................. 13
2.2. Hội nhập chính trị - quốc phòng – an ninh .................................... 15
2.3. Hội nhập văn hóa – xã hội .............................................................. 16
3. Tình hình thực hiện nâng tầm đối ngoại đa phương giai đoạn 2016-
2021 ............................................................................................................. 18
CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 21 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ H ẠT O
ĐỘNG NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM QUA CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NÂNG TẦM ĐỐI
NGOẠI ĐA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2021 ....................................... 21
1. Đánh giá thành tựu, hạn chế, cơ hội, thách thức .................................. 21
1.1. Thành tựu, cơ hội, thách thức của chiến lược hội nhập quốc tế giai
đoạn 2016-2021 ........................................................................................ 21
1.1.1. Thành tựu .................................................................................. 21
1.1.2. Cơ hội ........................................................................................ 23
1.1.3. Thách thức................................................................................. 25
1.2. Thành tựu, hạn chế, cơ hội, thách thức của chiến lược nâng tầm
đối ngoại đa phương giai đoạn 2016-2021 .............................................. 26
1.2.1. Thành tựu ................................................................................. 26
1.2.2. Hạn chế ..................................................................................... 28
1.2.3. Cơ hội ........................................................................................ 29
1.2.4. Thách thức ................................................................................ 30
2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 31
KẾT LUẬN ................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 36 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có
nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ
giữa con người với con người. Sau khi chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất
nước từ năm 1975, Việt Nam mới tiến hành các chính sách để từng bước hội
nhập với thế giới. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam chỉ thực
sự khởi sắc và phát triển cả về bề rộng và bề sâu từ giữa thập niên 1990 trở đi.
Việt Nam chủ trương hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dần
dần trở thành một đối tác quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, có vai trò
và vị thế ngày càng tăng cao trên trường quốc tế.
Trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đối
ngoại đa phương đã góp phần hình thành mặt trận quốc tế rộng rãi ủng hộ và
hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước
nhà. Bước vào thời kỳ đổi mới, đối ngoại đa phương góp phần phá thế bao vây,
cấm vận, thoát khỏi thế “kẹt”, khai thông quan hệ với các nước, đóng góp vào
tiến trình phát triển chung của cả nước. Trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam
ngày càng chủ động, tích cực tham gia sâu vào các thể chế toàn cầu, khu vực,
đối ngoại đa phương đã trở thành mũi nhọn của chính sách đối ngoại trong việc
góp phần thúc đẩy lợi ích quốc gia, củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối
ngoại đa phương, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và
tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước. Đảng ta xác định đây là một trong
những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;
đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của
công tác đối ngoại trong tình hình mới. Để thực hiện đường lối đối ngoại đa
chiến lược, phát triển quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện chiến lược,
chiến lược độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hoạt động ngoại giao
Nhà nước đã triển khai chiến lược hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa 1
phương và chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Vậy nên đây là lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động ngoại giao
Nhà nước Việt Nam qua chiến lược hội nhập quốc tế và nâng tâm đối ngoại
đa phương giai đoạn 2016-2021” làm tiểu luận hết môn Lịch sử ngoại giao và
Chính sách đối ngoại Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng
và kết quả, thành tựu của chiến lược hội nhập quốc tế và nâng tâm đối ngoại đa
phương giai đoạn 2016-2021, bài tiểu luận đưa ra đánh giá chung kết quả hoạt
động ngoại giao Nhà nước này và chỉ ra cơ hội, thách thức, bài học kinh nghiệm
cho ngoại giao Việt Nam trong thời kì này. - Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ các khái niệm: Hội nhập quốc tế, đối ngoại đa phương, ngoại giao Nhà nước.
+ Khảo sát tình hình quốc tế và khu vực, thực trạng thực hiện chính sách hội
nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam và thành tựu, kết
quả đạt được, từ đó đưa ra nhận xét và chỉ ra cơ hội, thách thức, bài học kinh
nghiệm của chiến lược này.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận có 3 chương. 2 CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC, HỘI
NHẬP QUỐC TẾ VÀ ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG 1. Ngoại giao Nhà nước
Ngoại giao Nhà nước là mối quan hệ giữa Nhà nước ta với các nhà nước
khác; giữa lãnh đạo của Nhà nước ta với lãnh đạo các nước, các tổ chức chính
thức của các nước, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương; là hoạt động
chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ
quan đại diện ngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại khác. Cùng với đối
ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước là kênh hoạt động hết sức quan trọng và hiệu quả.
Quan điểm của ngoại giao Nhà nước Việt Nam là phát triển ngoại giao song
phương và đa phương. Hình thức và các hoạt động ngoại giao cụ thể của Ngoại
giao Nhà nước bao gồm: i) Các chuyến thăm (cấp nhà nước, chính thức, làm
việc, không chính thức), các cuộc gặp thượng đỉnh, hội đàm cấp cao song
phương; ii) Các cuộc gặp cấp cao, hội nghị, hội thảo liên quốc gia, liên chính
phủ; iii) Đàm phán và ký kết các văn kiện ngoại giao song phương và các điều
ước quốc tế; iv) Tham gia hoạt động tại các tổ chức liên quốc gia, liên chính
phủ; v) Hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài;
vi) Trao đổi văn thư ngoại giao (Quốc thư, Công hàm, Thông điệp, Điện,
Thư...); vii) Công bố các văn kiện ngoại giao, bày tỏ lập trường chính thức về
các vấn đề, sự kiện quốc tế (Tuyên bố, Họp báo của người phát ngôn, Sách
trắng...); viii) Làm việc với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam.
Chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dựa trên sự kiên trì
giữ vững nguyên tắc đối ngoại cơ bản, bao trùm là vì hòa bình, độc lập, thống
nhất và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, đặt lợi ích dân
tộc lên hàng đầu. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu 4 nguyên tắc đối ngoại chủ yếu: “Mở
rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh 3
thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực
theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc
đe doạ dùng vũ lực; Bình đẳng và cùng có lợi; Giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thông qua thương lượng hoà bình; Làm thất bại mọi âm mưu và hành động
gây sức ép, áp đặt và cường quyền”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Đảng Cộng sản Việt Nam nêu 05 nguyên tắc chính: Một là, vì lợi ích quốc gia
- dân tộc. Hai là, độc lập tự chủ gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế; Ba là, dĩ
bất biến ứng vạn biến. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực. Năm là, tranh thủ thời cơ chiến lược và
tự tạo ra thời cơ chiến lược cho đất nước.”
Ngoại giao nhà nước dù mới ra đời, song đã phát huy mạnh mẽ vai trò trong
quá trình thúc đẩy sự công nhận của thế giới thông qua việc thiết lập quan hệ
ngoại giao chính thức với một số nước và tham gia các tổ chức, diễn đàn khu
vực. Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, vai trò của ngoại giao nhà
nước đã được phát huy mạnh mẽ (1). Trong những năm đầu đổi mới, ngoại giao
đã góp phần phá thế bao vây, cấm vận, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng
thông qua việc lần lượt bình thường hóa quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy
quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các nước đối tác quan trọng và gia
nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, năm 1995). Trong những
năm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, ngoại giao đã tích cực mở rộng quan hệ hợp
tác thông qua việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương;
gia nhập một loạt cơ chế đa phương quan trọng; đăng cai nhiều hội nghị cấp
cao; hai lần đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc... Có thể nói, ngoại giao đã đóng góp tích cực và hiệu quả cho
việc thực hiện các nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; bảo vệ độc
lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; huy động các nguồn
lực bên ngoài phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển đất nước; nâng cao uy
1 Phạm Bình Minh: “35 năm qua, ngành ngoại giao luôn đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc và
phục vụ nhân dân”, báo điện tử VTV, http://vtv.vn 4
tín, vị thế quốc tế của đất nước. Với những chính sách, nguyên tắc, và hoạt
động đúng đắn, ngoại giao Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, phát
triển quan hệ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thúc đẩy hiệu quả các mối quan hệ. 2. Hội nhập quốc tế
“Hội nhập quốc tế” là quá trình các quốc gia thực hiện các chính sách nhằm
tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, phương hướng,
giá trị, nguồn lực phát triển, quyền lực (hay thẩm quyền định đoạt chính sách)
và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc
tế. Hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường, nó đòi hỏi
sự chia sẻ và tính kỉ luật cao của tất cả các chủ thể tham gia.
Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (chính
trị, kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng, giáo dục...), hoặc diễn ra trên cùng
nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau. Chủ thể chính của
hội nhập quốc tế là các quốc gia có đủ năng lực và thẩm quyền đàm phán, ký
kết và thực hiện các cam kết quốc tế khi đã ký tham gia. Hội nhập quốc tế là
một xu thế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Hội
nhập quốc tế đem tới cho các quốc gia không chỉ những lợi ích về mọi mặt, mà
còn đặt các quốc gia trước những thách thức, bất lợi. Song, con đường phát
triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế.
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp
tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều
vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi
ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, các quốc gia
thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con
đường văn minh, thịnh vượng.
Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu,
khu vực và song phương. Các phương thức hội nhập này được triển khai trên
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cho đến nay, đối với Việt Nam, 5
hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh
vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc
phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục,
khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc
tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Đây là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng
nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa
nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương,
tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể
diễn ra theo nhiều mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế
được chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau:
(i) Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA)
(ii) Khu vực mậu dịch tự do (FTA)
(iii) Liên minh thuế quan (CU)
(iv) Thị trường chung (hay thị trường duy nhất)
(v) Liên minh kinh tế - tiền tệ
- Hội nhập chính trị: Hội nhập về chính trị là quá trình các nước tham gia vào
các cơ chế quyền lực tập thể (giữa hai hay nhiều nước) nhằm theo đuổi những
mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với các luật chơi chung. Hội nhập chính
trị thể hiện mức độ liên kết đặc biệt giữa các nước, trong đó họ chia sẻ với nhau
về các giá trị cơ bản (tư tưởng chính trị, ý thức hệ), mục tiêu, lợi ích, nguồn lực
và đặc biệt là quyền lực.
- Hội nhập an ninh – quốc phòng: Hội nhập về an ninh - quốc phòng là sự tham
gia của quốc gia vào quá trình gắn kết họ với các nước khác trong mục tiêu duy
trì hòa bình và an ninh. Điều này đòi hỏi các nước hội nhập phải tham gia vào
các thỏa thuận song phương hay đa phương về an ninh - quốc phòng trên cơ sở
các nguyên tắc chia sẻ và liên kết: mục tiêu chung, đối tượng/kẻ thù chung, tiến
hành các hoạt động chung về đảm bảo an ninh - quốc phòng... 6
- Hội nhập văn hóa – xã hội: Hội nhập về văn hóa - xã hội là quá trình mở cửa,
trao đổi văn hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với
thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu
nền văn hóa dân tộc; tham gia vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa-
giáo dục và xã hội khu vực và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên hướng
tới xây dựng một cộng đồng văn hóa - xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu
vực và toàn cầu (ví dụ, tham gia Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN,
UNESCO…); ký kết và thực hiện các hiệp định song phương về hợp tác-phát
triển văn hóa - giáo dục - xã hội với các nước.
3. Đối ngoại đa phương
Ngoại giao đa phương hoặc đối ngoại đa phương (Multilateral Diplomacy)
được định nghĩa là hoạt động ngoại giao liên quan đến ba chủ thể trở lên. Cụ
thể: “Ngoại giao đa phương có thể hiểu là việc đàm phán để đạt được thỏa thuận
và triển khai các hoạt động hợp tác tập thể giữa các chủ thể nhà nước và phi
nhà nước trong các khuôn khổ đa phương. Ngoại giao đa phương do đó còn
được định nghĩa là hoạt động bởi nhiều hơn hai bên hoặc hai quốc gia trong
quá trình tìm và đạt giải pháp ngoại giao trong các thể chế đa phương nhằm
giải quyết các vấn đề chung giữa các quốc gia/chủ thể đó” (2). Các mô thức
ngoại giao đa phương chủ yếu và mang tính phổ quát hiện nay là tổ chức quốc
tế (với các tính chất khác nhau từ những tổ chức mang tính cộng đồng chung,
liên minh đến những tổ chức mang tính hợp tác với những cam kết đơn giản; ở
các cấp độ khác nhau, như khu vực, liên khu vực, toàn cầu; với các lĩnh vực đa
dạng: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...); các diễn đàn, hiệp hội (tính chất và
quy mô đa dạng nhưng ràng buộc lỏng lẻo hơn); các phong trào, các hội nghị,
cuộc họp, hội thảo... (quy mô đa dạng, ít ràng buộc nhằm giải quyết một hoặc
một vài vấn đề, mang tính ngẫu hứng hoặc thường niên)(3).
2 Andrew F.Cooper, Jorge Heine, Kishore Mabuhbani, and Thamesh Rakur (eds) (2013): The Oxford
Handbook of Modern Diplomacy, p.1
3 TS. Lưu Thúy Hồng, “Ngoại giao đa phương - quan điểm và tầm nhìn phát triển theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng Sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/ 7
Về vị trí và vai trò: đối ngoại đa phương là một bộ phận quan trọng trong công
tác đối ngoại. Đây là sự định vị của hình thức đối ngoại này trong tổng thể công
tác đối ngoại của đất nước. Hơn nữa, đối ngoại đa phương có mối quan hệ chặt
chẽ, không thể tách rời, và có tác động qua lại bổ sung cho hình thức đối ngoại
song phương. Tuy nhiên, đối ngoại đa phương cũng có vị trí độc lập và hình
thức hoạt động đặc thù của mình.
Về mục đích/mục tiêu: là một bộ phận của chính sách đối ngoại, mục tiêu bao
trùm của công tác đối ngoại đa phương luôn phải thống nhất với mục tiêu đối
ngoại chung là phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đối ngoại đa phương là công
cụ quan trọng giúp đạt được mục tiêu lợi ích quốc gia dân tộc, là an ninh, phát
triển và vị thế. Trong từng giai đoạn lịch sử, thứ tự ưu tiên của các mục tiêu
này có thể thay đổi. Tuy nhiên, trước đặc thù của hoạt động đa phương và sự
vận động của các thể chế đa phương cũng như việc triển khai công tác đối ngoại
của Việt Nam hiện nay, việc ưu tiên mục tiêu nâng cao vị thế là phù hợp với xu
hướng phát triển của đất nước và phát huy được thế mạnh đặc thù của đối ngoại
đa phương; nâng cao và phát huy vị thế là điều kiện quan trọng để đạt được
mục tiêu phát triển và bảo vệ an ninh Tổ quốc. Việc tham gia các tổ chức và cơ
chế đa phương theo hướng phấn đấu trở thành thành viên tích cực, có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế trước hết là để phục vụ mục tiêu an ninh và phát
triển. Tuy nhiên, do tính định hướng của chủ nghĩa đa phương đối với hành vi
quốc gia, điều này cũng có thể đưa đến sự định vị và định hình rõ hơn bản sắc
quốc gia của Việt Nam trong các mối quan hệ tương tác với các nước khác
trong môi trường đa phương.
Về chủ thể: là một bộ phận của công tác đối ngoại nói chung, chủ thể của đối
ngoại đa phương cũng là các chủ thể chính tham gia hoạch định chính sách và
triển khai công tác đối ngoại Việt Nam. Đó là toàn bộ hệ thống chính trị xã hội
của đất nước, gồm các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, địa phương,
quốc hội, học giả, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, và tổ chức nhân dân. Cũng
như hội nhập quốc tế, công tác đối ngoại đa phương cần phải trở thành sự
nghiệp của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng nòng cốt làm công tác đối 8
ngoại là nhà nước, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, trong sự
phân công, phân nhiệm với các lực lượng khác, thể hiện tính đa ngành, đa chủ
thể của đối ngoại đa phương Việt Nam.
Sự tham gia của các chủ thể đối ngoại đa phương kể trên phải được triển khai
trên tất cả các kênh và được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản
lý thống nhất của Nhà nước. Các loại hình công tác đối ngoại đa phương gồm
ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, đối ngoại Quốc hội,
trong đó ngoại giao Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Về địa bàn triển khai: hoạt động đối ngoại đa phương chủ yếu diễn ra trong
các khuôn khổ thể chế đa phương (gồm diễn đàn, cơ chế, tổ chức, dự án/chương
trình/nhiệm vụ, hoặc các hình thức khác). Các thể chế đa phương quốc tế hiện
nay phát triển ngày càng phong phú, từ các định chế toàn cầu tới các cơ chế
liên kết khu vực và tiểu vùng cũng như chuyên ngành với các mức độ hợp tác
đa dạng và linh hoạt. Tuy nhiên, đối ngoại đa phương còn liên quan đến việc
chấp nhận và tuân thủ các cam kết đa phương, theo đó Việt Nam phải bổ sung
và điều chỉnh nội luật cũng như phương thức hoạt động của bộ máy hoạch định
và triển khai chính sách quốc gia để phù hợp với luật chơi chung do các thể chế
đa phương tạo ra. Việc triển khai các hoạt động nhằm thực hiện, tuân thủ luật
chơi chung là công việc diễn ra bên trong khuôn khổ quốc gia của các chủ thể thành viên.
Về lĩnh vực hoạt động: đối ngoại đa phương Việt Nam luôn gắn chặt với quá
trình hội nhập quốc tế, do đó ngày càng mang tính đa lĩnh vực, gồm kinh tế,
chính trị, an ninh, luật pháp, văn hóa, xã hội, và các lĩnh vực khác của hợp tác
quốc tế. Đối ngoại đa phương trong các lĩnh vực này không độc lập mà có sự
gắn kết với nhau do đa số các thể chế đa phương hiện nay mang tính đa lĩnh
vực. Nhiều thể chế đa phương khi ra đời là một diễn đàn kinh tế, nhưng trong
quá trình hoạt động lại mở rộng sang lĩnh vực chính trị- xã hội, hoặc ngược lại.
Chính vì vậy, có thể nói các hoạt động đối ngoại đa phương không giới hạn về
lĩnh vực hợp tác. Tuy nhiên, các lĩnh vực đối ngoại đa phương mà Việt Nam
ưu tiên tham gia là các lĩnh vực Việt Nam (i) có lợi ích sát sườn, thiết thân cần 9
phải ưu tiên bảo vệ và thúc đẩy, (ii) có thế mạnh và kinh nghiệm để qua đó
nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam, và (iii) theo các mức độ từ thấp đến
cao gồm thực hiện các quy tắc, luật pháp và chuẩn mực quốc tế thông qua quá
trình đàm phán, nội luật hóa và triển khai thực hiện các cam kết, tham gia xây
dựng luật chơi đa phương mới, trước mắt tham gia đóng góp ý tưởng, quan
điểm, hình thành các tập hợp lực lượng để giúp hình thành chính sách cũng như
sau này đóng góp nguồn nhân lực và vật lực nhiều hơn để giải quyết các vấn đề chung.
Đại hội Đảng XII đã khẳng định bước chuyển bước tư duy của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong đối ngoại đa phương từ tích cực tham gia sang chủ động
đóng góp, xây dựng định hình các thể chế đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ
ASEAN và Liên hợp quốc. Thể chế hóa hơn nữa chủ trương đó, ngày 8/8/2018,
Ban Bí thư đã ra chỉ thị số 25 và đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương
đến năm 2030, thực sự đặt Việt Nam vào một giai đoạn mới, không chỉ tham
gia chủ động, tích cực mà còn sẵn sàng đóng vai trò "nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải".
Đối ngoại đa phương đã trở thành một trụ cột quan trọng trong tiến trình hội
nhập quốc tế toàn diện. Cách triển khai đối ngoại đa phương của chúng ta cũng
thực sự mang tính chiến lược. 10 CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA CHIẾN
LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NÂNG TẦM ĐỐI NGOẠI ĐA
PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2021
1. Khái quát chung tình hình thế giới và trong nước tác động đến ngoại
giao Nhà nước giai đoạn 2016-2021
1.1. Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 2016-2021
Trong giai đoạn 2016-2021, thế giới chứng kiến những biến đổi lớn lao về
mọi mặt, có ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các quốc gia, mang lại những thời cơ
mới nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho toàn nhân loại.
Trong quan hệ quốc tế, hòa bình và hợp tác hiện vẫn đóng vai trò là xu thế
chủ đạo, chi phối đến hoạt động của hầu hết các quốc gia. Xu thế phát triển thế
giới đa cực, đa trung tâm ngày càng định hình rõ nét. Xu thế dân chủ hóa trong
quan hệ quốc tế vẫn phát triển. Các quốc gia nhỏ và vừa có cơ hội tham gia tích
cực hơn vào các vấn đề quan hệ quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ Liên hợp
quốc và các tổ chức ở khu vực.
Bước vào thế kỷ XXI, do suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ
của một số nước, nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ dẫn tới sự chuyển dịch quyền
lực lần thứ thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Đó là sự chuyển dịch trọng tâm quyền
lực từ Tây sang Đông và dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa
các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự chuyển dịch lần
thứ ba này đã và đang tác động đến quan hệ quốc tế, tập hợp lực lượng giữa các
nước không chỉ trong phạm vi các khu vực mà biến động sâu sắc tới toàn cầu.
Sự chuyển dịch đó làm cho cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm
diễn ra nhanh hơn. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm
kinh tế - chính trị quan trọng hàng đầu thế giới, tiếp tục chứng kiến xu hướng
hội nhập và liên kết kinh tế đang được đẩy mạnh ở mọi tầng nấc. Tuy nhiên,
đây cũng sẽ là khu vực có khả năng xảy ra nhiều biến động nhất và những biến
động này sẽ tác động mạnh trên phạm vi toàn cầu. 11
Trong bối cảnh chung của thế giới, ASEAN tiếp tục giữ và khai thác vị trí
địa chiến lược của mình, bảo đảm khả năng thích ứng và tự chủ trong quan hệ
với các nước lớn. ASEAN ưu tiên triển khai tầm nhìn 2025 và các kế hoạch
hợp tác trên 3 trụ cột chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội; thu hẹp khoảng cách
phát triển và tăng cường kết nối; duy trì đoàn kết nội khối; tăng cường quan hệ
đối ngoại với tất cả các đối tác ngoài khu vực, trong đó có EU.
1.2. Tình hình trong nước giai đoạn 2016-2021
Những năm gần đây, Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ ngoại giao với tất
cả các nước trên thế giới, chú trọng đến bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình
hội nhập quốc tế. Trong nước, Việt Nam có những sự khởi sắc nhất định trong
việc phát triển toàn diện các lĩnh vực đời sống nhằm nâng cao nội lực quốc gia,
đảm bảo đời sống cho nhân dân. Vào năm 2020, một đợt bùng phát Covid-19
trên toàn cầu, chưa từng có trong nhiều thập kỷ, đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Tuy nhiên, với sự vào cuộc mạnh mẽ
của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân,
quân đội và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là đến năm 2020 với trọng tâm là
phòng, chống dịch, đồng thời duy trì, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong 5 năm 2016 - 2020, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra được thực
hiện đồng bộ, hiệu quả, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các chính sách đưa ra
tương đối toàn diện và để lại nhiều ấn tượng nổi bật về nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội.
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng thành công với đường lối đối ngoại đa
phương, duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Việt Nam đã được tín nhiệm quốc
tế rất cao, 192/193 quốc gia thành viên bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2020 - 2021. Cùng với việc luôn coi trọng quan hệ với các nước láng
giềng thân thiết, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước, bao gồm các nước ASEAN,
các cường quốc G-7, 17/20 thành viên G-20. Nâng tầm vị thế đối ngoại đa
phương, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công chủ nhà APEC 2017, ASEAN
2020, AIPA 41; Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2... nhất là Năm 12
Chủ tịch ASEAN 2020 với nhiều phức tạp đối ngoại nhưng đã vận động thông
qua được 84 văn kiện, đạt số lượng kỷ lục. Các kết quả này càng khẳng định
thêm tiếng nói, uy tín của Việt Nam, từ một thành viên nghiêm túc tuân thủ,
nay tiến lên tham gia định hình, kiến tạo các cơ chế hợp tác mới. Thực hiện
Chiến lược hội nhập quốc tế đến 2020, tầm nhìn 2030, trong nhiệm kỳ 2016-
2021, nước ta đã ký 5 Hiệp định Thương mại tự do quy mô lớn, tiêu chuẩn cao
với gần 50 quốc gia, nền kinh tế lớn trên toàn cầu, mở ra các thị trường rộng
lớn, đa dạng cho phát triển nhanh và vượt lên trong khu vực.
2. Tình hình thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2021
Sau hơn 30 đổi mới và hội nhập quốc tế đến nay có thể nói Việt Nam ngày
càng gắn bó chặt chẽ với đời sống chính trị khu vực và toàn cầu. Trong quá
trình hội nhập quốc tế cần triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại, cả về chính
trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa - xã hội. Đó là quan điểm đúng đắn
đã được khẳng định tại Đại hội XII và tiếp tục làm sâu sắc tại Đại hội XIII của
Đảng và được đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: trong thời gian tới “cần mở
rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là hợp tác
kinh tế, văn hóa và hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng với các
nước”(4). Với chủ trương đó, Việt Nam đã đạt được tiến bộ rất quan trọng trên
các khía cạnh về chính sách, bộ máy và kết quả thực hiện trên các trụ cột hội
nhập lớn về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng.
2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định rõ
hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, coi hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa
thương mại là xu thế tất yếu khách quan, là cơ sở để đẩy mạnh hội nhập các
lĩnh vực khác. Cụ thể, tại Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ
Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày
5/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)
về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định
4 Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn và chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.195. 13
chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại
tự do (FTA) thế hệ mới.
Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh
tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong năm
2021, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô của nền kinh tế số
Việt Nam ước đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020. Còn theo Báo cáo
“Nền kinh tế số Đông Nam Á” của Google, Temasek và Bain & Company
(10/11/2021), quy mô của nền kinh tế số của Việt Nam trong khu vực Đông
Nam Á năm 2021 tương đương với Malaysia (đứng sau Indonesia, Thái Lan),
dự báo đến năm 2025 sẽ đạt 57 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 2 trong khu vực (chỉ sau Indonesia)(5).
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội. GDP binh quân đầu người tăng từ 2.109 USD
(năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo sức mua tương
đương. Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt
Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc lộ
trình mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ theo cam kết của WTO; giảm sự can
thiệp của chính phủ vào thị trường thông qua các biện pháp kiểm soát giá cả,
phân bổ nguồn lực, sở hữu, các biện pháp bảo hộ, trợ cấp, độc quyền, tạo ra
môi trường kinh tế - xã hội đáp ứng các tiêu chí để Việt Nam được công nhận
là nền kinh tế thị trường; và hoàn thiện hơn 30 bộ luật, 400 văn bản luật liên
quan đến 300 loại giấy phép kinh doanh bị cắt bỏ. Điều này giúp hinh thành
một môi trường kinh doanh cạnh tranh binh đẳng, minh bạch, phát triển các loại thị trường.
Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải
thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu 6 năm
liên tục kể từ 2016 đến nay. Theo Tổng cục Thống kê, nếu năm 2006, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD),
5 PGS. TS. Nguyễn Chí Hải, “Điểm sáng kinh tế năm 2021 tạo động lực phát triển trong năm 2022”, Báo
điện tử Chính phủ, ngày đăng: 2/1/2022. 14
thì đến năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ
USD, tăng 22,6% so với năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006. Trong
đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng
21,1%, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2016 đến 2021, cán
cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ
1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm 2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018); 10,9
tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020) và năm 2021, dù chịu ảnh
hưởng nặng nề dịch COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD…(6)
2.2. Hội nhập chính trị - quốc phòng – an ninh
Quan điểm về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được Đại
hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa
phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp
tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập
về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác”(7).
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng với hơn 100
nước trên thế giới. Quan hệ giữa lực lượng an ninh Việt Nam với các cơ quan
an ninh các nước cũng phát triển không ngừng. Công an Việt Nam là thành viên
tích cực, có trách nhiệm trong tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL)
và Hiệp hội Cảnh sát khu vực Đông Nam Á (ASEANPOL)... Việt Nam đã và
đang tích cực tham gia có trách nhiệm và đề xuất nhiều sáng kiến có giá trị tại
các cơ chế hợp tác về quốc phòng, an ninh của khu vực và quốc tế. Đặc biệt,
năm 2020, Bộ Quốc phòng Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch các hội
nghị quốc phòng - quân sự ASEAN. Trong bối cảnh đại dịch bùng phát và diễn
biến phức tạp, Bộ Quốc phòng đã thông qua kênh ngoại giao quốc phòng góp
phần cùng cả nước thực hiện tốt chiến lược “ngoại giao vắcxin” của Việt Nam.
Việt Nam đã chủ động tham gia và đăng cai tổ chức một số nội dung trong
6 Nguyễn Minh Phong, “Dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam”, Báo
Điện tử Chính phủ, ngày đăng: 10/01/2022.
7 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.35-36. 15
khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games), Hội thao Quân sự
ASEAN...; đạt được hiệu quả cao trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh;
xử lý ô nhiễm bom, mìn và chất độc da cam/điôxin, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội ở nhiều địa bàn trọng điểm trên cả nước. Đặc biệt, ở cấp độ quốc tế,
Việt Nam đã và đang tham gia một cách tích cực, đóng vai trò ngày càng lớn
hơn trong Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (PKO). Việc Việt
Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã đề cao vị thế,
vai trò, trách nhiệm của chúng ta đối với hòa bình, ổn định của thế giới, được
đánh giá cao. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm,
tìm hiểu tình hình, nghiên cứu các vấn đề của thế giới để phục vụ lợi ích của đất nước.
Về chính trị, Việt Nam đã làm tốt thành viên không thường trực hiệp định
Bắc Á Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Thực hiện trách nhiệm thành viên
Hội đồng điều hành nhiều ủy ban của Liên Hợp Quốc như ECOSOC, UNFPA,
Ủy ban giải trừ quân bị; hợp tác hiệu quả với các tổ chức thuộc Liên hợp quốc
như UNDP, UNICEF, Hội đồng Nhân quyền... Sáng kiến “Một Liên hợp quốc”.
Việt Nam còn tham gia chương trinh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, Tam
giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, hợp tác ba con sông lớn ACMECS
và một số chương trinh hợp tác với các nước phát triển như Nhật, Hàn, Mỹ,...
đạt nhiều kết quả tích cực. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia và phát huy vai
trò tại nhiều diễn đàn đa phương lớn khác như G-20, Hội nghị toàn cầu về biến
đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF), WEF Đông Á,...
2.3. Hội nhập văn hóa – xã hội
Thực hiện nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Trung ương 9, năm 2016, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết đinh số 1755/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược
phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, với quan điểm: “Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với
việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát 16
huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế”.(8)
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, chương trình giao lưu, hợp tác văn hóa
với các nước trên nguyên tắc tin cậy, tăng cường hiểu biết văn hóa của nhau,
tuân thủ pháp luật của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, công nhận toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bầu trời, biển đảo và chế độ chính
trị xã hội. Thông qua các hiệp định, chương trình văn hóa, Việt Nam đã tổ chức
Ngày văn hóa, Tuần văn hóa, Lễ hội văn hóa - du lịch Việt Nam… ở nhiều
nước nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nhiều nước trên thế
giới cũng đã chủ động tổ chức Ngày văn hóa, Tuần văn hóa của nước họ ở Việt
Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, đất nước, con người của nhau.
Một số nước liên tục tổ chức sự kiện văn hóa thường niên ở Việt Nam như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Pháp, Nga…
Việt Nam chủ động tham gia là thành viên và tích cực thực thi các công ước
quốc tế liên quan đến văn hóa, con người do Liên hiệp Quốc, Tổ chức Giáo
dục, Khoa học, Văn hóa (UNESCO) của Liên hiệp quốc đề xướng như Công
ước về quyền con người, Công ước quyền trẻ em, Công ước về việc bảo vệ di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể… Tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao lớn do tổ chức khu vực và quốc
tế tổ chức. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế tổ chức
các sự kiện văn hóa ở Việt Nam, như: Liên hoan phim quốc tế; các trận giao
lưu, thi đấu bóng đá quốc tế: Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (VESAK)… Nhiều
lễ hội văn hóa du lịch có sự tham gia của các nước trên thế giới như: Lễ hội
pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; lễ hội hoa quốc tế Đà Lạt; Festival Huế; Lễ hội
cồng chiêng quốc tế Gia Lai; Lễ hội Cà phê quốc tế Ban Mê Thuột; Lễ hội trà quốc tế Thái Nguyên…
8 Thư viện Pháp luật, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-X - a hoi/Quyet-dinh-1755-Q - D TTg-chien-
luoc-phat-trien-nganh-cong-nghiep-van-hoa-Viet-Nam-den-2020-2016-322023.aspx 17