Báo cáo cuoi kỳ nhóm 10 - Tham khảo | Đại học Hoa Sen

Báo cáo cuoi kỳ nhóm 10 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
16 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo cuoi kỳ nhóm 10 - Tham khảo | Đại học Hoa Sen

Báo cáo cuoi kỳ nhóm 10 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

26 13 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
Bài báo cáo cuối kỳ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Chiêu Anh
Lớp: 0400 – Tâm lý học – Khái niệm và ứng dụng
Mã số môn học: PSY 107DV01
Thời gian thực hiện: 19/05 – 03/06
Nhóm thực hiện: Nhóm 10:
Nguyễn Trọng Lịch - 22008837
Nguyễn Thị Ngọc Minh – 22015361
Trần Thị Thanh Ngân - 22011769
Vũ Đỗ Hải Minh - 22005410
Vũ Ngọc Lan Anh – 2180585
Thành Long - 22000434
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC
MỨC
T
1
Nguyễn Trọng Lịch 22008837
Nhóm trưởng 1
2
Nguyễn Thị Ngọc Minh 22015361
Thành viên 1
3
Trần Thị Thanh Ngân 22011769
Thành Viên 1
4
Vũ Đỗ Hải Minh 22005410
Thành viên 1
5
Vũ Ngọc Lan Anh 2180585
Thành viên 1
6
Thành Long 22000434
Thành viên 1
BẢNG MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP
I . Đề cương
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển trong
đời sống của con người. Vì vậy, sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ
tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái. Tuy nhiên, môi trường chúng ta sống
đang bị ô nhiễm trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ
yếu là do hoạt động của con người. Ảnh hưởng của những tác hại con người
gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia, mà
còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận. Không có quốc gia nào
được loại trừ khỏi sự tàn phá của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay
nghèo. Hiện nay, một số cơ sở giáo dục mới chỉ chú trọng đến việc đào tạo
kiến thức chuyên môn, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong quá trình
định hướng, quản lý, giám sát hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường,
nhất là ở các trường không đào tạo các chuyên ngành về môi trường. Hình
thức giáo dục ý thức còn mang tính phong trào, thời điểm, nặng thành tích.
Việc lồng ghép giảng dạy nội dung về môi trường rất ít, các hoạt động ngoại
khóa gần như không có. Thời gian thực tập của sinh viên chuyên ngành chỉ
chiếm 1,8%, rất ít so với nhu cầu của đa số sinh viên. Một bộ phận sinh viên
còn thiếu hiểu biết, nhận thức kém về môi trường, biểu hiện ở sự thờ ơ, thiếu
quan tâm đến các vấn đề môi trường.
Qua khảo sát cho thấy, có 5% sinh viên cho là bình thường khi được hỏi về
mức độ và quy mô sự ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay. Bên cạnh đó, vẫn có 1% sinh viên không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm
môi trường. Sở dĩ, còn có sinh viên quan niệm như vậy bởi họ có suy nghĩ ô
nhiễm môi trường là phải nhìn thấy rõ những biểu hiện, như: rác thải bừa bãi,
kênh rạch ô nhiễm, khói bụi,... Vấn đề này, một phần nguyên nhân chủ yếu là
do tác động của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt. Bên cạnh
đó, vẫn còn 2,4% sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường với
mục đích tăng điểm rèn luyện, chứ không vì yêu thiên nhiên hay nhận thức rõ
ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, theo thống kê của nhóm nghiên cứu, có
tới 12% sinh viên trả lời tại các trường đại học không có môn học nào có nội
dung liên quan đến vấn đề môi trường. Đề tài tìm hiểu đánh giá nhận thức và
hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên, đồng thời nâng cao ý thức, đưa ra
các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đại học trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là sinh viên trường Đại học Hoa Sen.
Ngoài ra giúp các bạn sinh viên có cái nhìn cụ thể hơn về môi trường sống
xung quanh mình để làm cho môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Do đó, đối tượng khách thể là sinh viên năm 1 tại đại học Hoa Sen và đối
tượng nghiên cứu chính là : Ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên năm nhất
tại đại học Hoa Sen, qua đó có thể nhận thức một cách chính xác nhất về ý
thức bảo vệ môi trường của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, để có thể
đưa ra một số phương pháp tiếp tục duy trì và phát huy ý thức bảo vệ vệ sinh
môi trường.
4. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Với đề tài này, giới hạn khách thể nghiên cứu là sinh viên năm nhất của
trường Đại học Hoa Sen TP.HCM.
Lĩnh vực nghiên cứu: môi trường
Khảo sát về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của 100 sinh viên năm
nhất tại
trường đại học Hoa Sen.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi trên 100 sinh viên bằng công cụ Google Forms.
Phương pháp phân tích
Dựa vào số liệu thu thập được, thống kê dưới dạng bảng hoặc sơ đồ để mô tả
thực trạng.
I. Nội dung
1. Khái niệm
_ Môi trường : Môi trường là không gian sống xung quanh chúng ta bao gồm
những yếu tố tự nhiên như : không khí, nước, đất, cây cối, .... và các yếu tố
nhân tạo là thành quả sau quá trình lao động của con người : điện thoại, máy
bay, ô tô, ... .
_ Bảo vệ môi trường : Bảo vệ môi trường là hoạt động của các cá nhân, tổ
chức và chính phủ với mục tiêu giữ cân bằng hệ sinh thái cải thiện chất lượng
môi trường trong lành và sạch đẹp hơn, khắc phục những hạn chế như ô
nhiễm, suy thoái và thiệt hại do khai thác quá mức gây ra.
_ Ý thức : theo tâm lý học, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở tâm
lý con người, là sự phản ánh ngôn ngữ mà con người tiếp thu được trong quá
trình tương tác với thế giới khách quan.
_ Ý thức bảo vệ môi trường : là một phần thuộc về ý thức của con người phản
ánh được quá trình tiếp cận và cách tiếp cận của con người, xã hội đối với môi
trường đó nhằm bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường sống xung quanh,
mục đích để có thể duy trì được môi trường sống tốt nhất.
2. Tình trạng diễn biến
a. Ô nhiễm nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với hơn 2.000 kênh rạch, TP.HCM hiện trở thành nỗi ám ảnh bởi nguồn nước
tại các kênh rạch này bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn và nước thải, gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ven kênh. Nước thải từ các
khu dân cư, cơ sở chế biến, khu công nghiệp đổ thẳng ra lòng sông, hồ, kênh
rạch khiến nước ở đây bị bạc màu, bốc mùi , ô nhiễm nặng.
Hệ thống kênh trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 76 km và
có 5 tiểu lưu vực chính, trong đó có kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tân Hóa -
Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi, Kênh Tẻ - Bến Nghé, Bến Cát - Vàm Thuật.
Theo ước tính, mật độ kênh rạch trong nội đô rất thấp, không thuận lợi cho
việc thoát nước. Đáng chú ý, một số tuyến kênh quá sâu do nạo vét mà chiều
rộng mặt cắt giảm xuống còn 50%. Theo thống kê hiện nay có đến 60%-70%
chiều dài của các tuyến kênh trong nội thành bị ô nhiễm nặng, vấn đề ô nhiễm
chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và coliform.
Trong đó, theo thống kê nguồn thải công nghiệp trong tổng số 826 nguồn thải
trên địa bàn 24 quận, huyện của thành phố từ năm 2010 - 2012 thì chỉ có
khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, còn lại mới chỉ qua xử lý
sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Rác thải công nghiệp khiến nhiều dòng
sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố bị chết, sức khỏe người dân các vùng
lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư cũng là nguyên nhân khiến nguồn
nước đô thị ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một bộ phận không nhỏ
người dân không để ý đến vấn đề này và vô tình xả thải trực tiếp rác thải sinh
hoạt ra kênh rạch trên địa bàn. Theo Tổng cục Môi trường, nồng độ oxy hòa
tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc gần bằng hoặc thấp hơn QCVN 08:
2008 Cột B1. Đặc biệt, tại các điểm quan trắc sông nội đồng và kênh rạch
ngoại thành, hàm lượng khá thấp, nhất là khu vực Cầu Xáng (0,19 mg / l -
nước lớn). Việc kè, nạo vét kênh Tân Hóa - Lò Gốm rất chậm đang là nỗi bức
xúc của người dân các quận Bình Tân, 6, 11 ... Nhiều năm nay, con kênh ô
nhiễm này chủ yếu do nước thải, rác thải, rác sinh hoạt của người dân hai bên
bờ được thải ra. Theo thống kê, các tuyến kênh, rạch bị ô nhiễm nặng nhất là
kênh Phan Văn Hân (Q.Bình Thạnh), rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh), kênh
Tẻ (Q.7).,... Đi dọc các tuyến kênh rạch đó, không khó khăn gì để ghi nhận
hình ảnh rác thải, bao bì tràn ngập hai bờ, dưới chân cầu và miệng cống. Sau
những trận mưa lớn mùi rác thải bốc lên hôi thối, nồng nặc ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân nơi đây. Bao bì, ni lông chất thành từng đống là môi
trường sống thuận lợi cho ruồi muỗi, sâu bọ và nguy cơ bùng phát hàng loạt
dịch bệnh. Những con kênh, rạch đang ngày càng chết dần chết mòn vì rác
thải, những tuyến phố ngập tràn bao bì, ni lông đang là bài toán nhức nhối cho
chính quyền và người dân TP.HCM trong những năm gần đây.
b. Ô nhiễm không khí.
Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước còn vấn đề ô nhiễm không khí cũng đáng lo
ngại và ngày càng gia tăng. Trên bản đồ của ứng dụng quan trắc không khí
PAM Air, Air Visual, Healthy Air, nhiều điểm đo có màu cam (có hại cho
nhóm nhạy cảm), đỏ (có hại cho sức khỏe) và cá biệt có rất nhiều điểm màu
tím (rất có hại cho sức khỏe). Các điểm đo nằm rải rác tại các quận Gò Vấp,
quận 12, Tân Phú, huyện Bình Chánh…
Đặc biệt, những ngày đầu năm chỉ số chất lượng không khí của TP HCM ở
ngưỡng 171, xếp thứ 9 về ô nhiễm trên tổng số 96 thành phố lớn trên thế giới.
Nồng độ bụi mịn PM 2.5 dao động từ 70ug/m đến 317ug/m (mức cho phép là
5ug/m). Ngoài ra các chất ô nhiễm khác trong không khí cũng ở mức cao như
NO2 đạt 85 ug/m, CO đạt 1677 ug/m …
Chất lượng không khí xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế, trên nhiều trục đường
chính như Quốc lộ 22, Quốc lộ 1, CMT8, Trường Chinh, Cộng Hòa… nhiều
phương tiện giao thông phải bật đèn pha để cảnh báo. Nhiều tòa nhà cao tầng
của trung tâm TP bị chìm khuất trong sương mù. Lý giải nguyên nhân bầu trời
tù mù nhiều ngày các tháng đầu năm, GS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng
Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường ĐH Công nghiệp TP HCM,
cho rằng không khí bị ô nhiễm những ngày cuối năm do hoạt động giao thông
tăng mạnh khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng nhu nhu cầu đi lại của
người dân tăng cao. Cộng thêm thời tiết có sương mù, nhiệt độ giảm khiến
các chất ô nhiễm trong không khí bị ngưng tụ, không khuếch tán được, bay lơ
lửng ở tầng thấp gây hiện tượng mù sương cả ngày.
Tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường lớn luôn là vấn đề nhức nhối và
thường xuyên hơn. Tại các đoạn đường trên đường Cách Mạng tháng tám,
đường Cộng Hòa,... Luôn luôn diễn ra tình trạng kẹt xe, làm cho nồng độ bụi
tại khu vực này tăng cao, tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực này cũng
nghiêm trọng hơn.
c. Các ô nhiễm khác
Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí thì thành phố Hồ Chí
Minh còn phải đối mặt với các loại ô nhiễm khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô
nhiễm ánh sáng,...
Về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn đô thị, theo thống kê, tại 150 điểm thuộc 30 tuyến
đường ở trung tâm thành phố, tiếng ồn ở đâu cũng trên mức cho phép. Theo
kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi cục Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh
mới đây cũng cho biết, tất cả các lần đo tại 6 trạm quan trắc đều cho kết quả
độ ồn 85 decibel (dBA), trong đó ngưỡng ồn cao nhất cho phép là 75 dBA.
Điểm ồn ào nhất hiện nay là nút giao thông An Sương, “thủ phạm” chủ yếu là
do cộng hưởng tiếng ồn quá lớn gây ra bởi lượng lớn xe tải và xe cơ giới qua
lại.
Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm ánh sáng cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi hầu
hết các tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh đều được trang bị hệ thống
chiếu sáng 24/24. Biển quảng cáo có công suất từ 100W đến 500W có đèn
chiếu sáng suốt đêm. Các tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần
Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Trãi hầu như không tối, ngập bóng người
trong ánh đèn rực rỡ hàng đêm. Ánh sáng điện là rất cần thiết cho cuộc sống
con người nhưng nếu quá lạm dụng nó thì sẽ phản tác dụng, tại các thành phố
"không ngủ" người dân nơi đây thường mắc các chứng bệnh về thị lực, đau
đầu, chóng mặt, thậm chí là mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể,…
3. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
a. Ý thức của người dân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân.
Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm
hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng
việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm
môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ
này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi
trường của các thế hệ trẻ về sau.
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại
các trường học, nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng
trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào
thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều
tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả
rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp
nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ
nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại
trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn
hay thủy triều lên.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người
gây ra. Bên cạnh đó còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động
tới môi trường. Cụ thể, có 5 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp
Trong quá trình hoạt động, các khu công nghiệp là một trong những nguyên
nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do quá trình đốt
các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các
chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây
truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Theo những chuyên gia môi trường, nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí từ
hoạt động công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong
một không gian nhỏ.
Chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Hiện nay, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông
nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo mùa vụ người dân
đã quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng.
Phun lượng lớn các hóa chất vào các loại cây trồng không chỉ làm ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân khi sử dụng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất khi
một lượng lớn thuốc không được cây trồng hấp thụ hết.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa, ô nhiễm môi trường
đất.
Các chất thải rắn không được xử lý an toàn
Quá trình công nghiệp hóa cũng dẫn đến sự gia tăng của một lượng lớn rác
thải rắn gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải tế, nông
nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…
Theo báo cáo năm 2004 về chất thải rắn thì trên cả nước có khoảng 15 triệu
tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến
năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%.
Những chất thải rắn thải ra không được xử lý an toàn trong thời gian dài tích
tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không
khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con
người.
Do bụi, khói từ phương tiện giao thông
Tình trạng khói bụi bay mù mịt rất thường xảy ra tại các thành phố lớn, nơi
tập trung các khu công nghiệp, có mật độ xe cộ đông đúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chất khí thải xe cơ giới, khói bụi gây ô
nhiễm không khí vào những tháng ít mưa có tính a-xít. Khói bụi có tính a-xít
tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời
gian dài.
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.
Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ:
CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di
chuyển.
Đồng thời, khói bụi còn được tạo ra do những hoạt động của con người như
hoạt động sinh hoạt hằng ngày sử dụng than, hay các chất đốt…cũng góp
phần gây nên ô nhiễm không khí trầm trọng.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền chưa có nhận thức đầy đủ và quan tâm
đúng mực với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu
trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường.
4. Những giải pháp đã được áp dụng
Ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa đến đa dạng sinh học, làm biến đổi khí
hậu,... Vì vậy, việc nâng cao giáo dục về ý thức và hành vi của người dân nói
chung và học sinh sinh viên nói riêng là việc làm rất quan trọng.
Một số giải pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng:
Kết hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học: tại Đại học Hoa
Sen có môn tự chọn Con người & môi trường. Môn học này giúp sinh viên
biết được mối nguy hại với môi trường và sinh viên cần phải làm gì để bảo vệ
môi trường. Thông qua môn học, ý thức sinh viên phần nào được nâng cao.
Tiến hành phân loại rác: tại các khuôn viên siêu thị, bệnh viện hay nhà
trường, thùng rác đều được chia làm 3 (rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế).
Việc làm này giúp đem lại 1 lượng lớn sản phẩm tái chế, giảm tải cho công
tác xử lý rác, nâng cao ý thức cộng đồng cũng như giúp mọi người sử dụng tài
nguyên hợp lí.
Giảm thiểu rác thải nhựa: ở trường hoặc các nơi bán nước đã giảm thiểu việc
dùng ly nhựa. Thay vào đó là ly giấy, ống hút gạo, ống hút inox.
II. Phân tích số liệu
Dựa vào kết quả của bài khảo sát thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của 100
sinh viên năm nhất tại trường đại học Hoa Sen tại Thành phố Hồ Chí Minh thì
có thể thấy được số lượng sinh viên quan tâm tới vấn đề môi trường của thành
phố chiếm tới 2/3 tổng số sinh viên tham gia khảo sát. Hầu hết, các bạn đều
thấy chất lượng môi trường sống của Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đang
vô cùng ô nhiễm (chiếm 73,1%) mà nguyên nhân chủ yếu đến từ các chất thải
trong các nhà máy, xí nghiệp, chất thải sinh hoạt từ người dân thành phố và
khí thải, khỏi bụi từ phương tiện giao thông.
Mặc dù số lượng sinh viên quan tâm tới vấn đề môi trường rất đông và sự
hiểu biết của các bạn trong vấn đề cải thiện môi trường cũng vô cùng phong
phú, nhưng theo số liệu thì có thể thấy mức độ tham gia vào các hoạt động
bảo vệ môi trường của các bạn lại vô cùng hời hợt và thiếu sự chủ động. Cụ
thể ở đây có tới 24,5% các bạn hầu như không tham gia bất cứ hoạt động bảo
vệ môi trường nào của trường hoặc của địa phương phát động và 38,3% bị
động trong các hoạt động này. Con số này lớn hơn rất nhiều so với các bạn
chủ động tham gia các hoạt động thường xuyên (5,3%).
Vậy nguyên nhân từ đâu, tại sao các bạn sinh viên lại không năng nổ tham gia
các hoạt động bảo vệ môi trường mà chỉ hô hào theo phong trào. Các lý do
được nhóm đưa ra trong bảng khảo sát hầu hết được số đông đồng tình.
Nhưng có thể thấy, lý do được chú ý nhiều nhất đó là các bạn chưa thực sự
quan tâm đến việc cải thiện môi trường và tham gia các hoạt động chỉ để lấy
điểm rèn luyện. Điều này cho thấy một thực trạng rất đáng buồn khi có thể
thấy rằng trong tiềm thức của các bạn vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề
vô cùng cấp bách này. Tình trạng các bạn tham gia các hoạt động để chống
chế và để lấy điểm rèn luyện, hay một số vấn đề khác vẫn khá phổ biến.
III. Kết luận và khuyến nghị
Theo kết quả khảo sát và những phân tích ở trên thì chúng ta đã thấy được
rằng, các bạn sinh viên năm nhất tuy có nhận thức về vấn đề bảo vệ môi
trường nhưng các bạn ấy vẫn chưa chủ động bảo vệ môi trường sống xung
quanh mình bằng cách chủ động tìm kiếm và tham gia vào những hoạt động
bảo vệ trường của địa phương hay của trường học phát động mà các bạn ấy
chỉ tham gia hoạt động này chỉ để lấy giấy chứng nhận chứ nó không xuất
phát từ chính sự mong muốn bảo vệ môi trường của các bạn ấy.
Để các bạn sinh viên năm nhất có một thói quen tốt trong việc bảo vệ môi
trường sống của mình thì cần phải ghim sâu vào tư tưởng của các bạn ấy từ
lúc còn nhỏ. Vì vậy điều đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là các phụ
huynh cần có những biện pháp giáo dục con cái của mình từ lúc còn nhỏ để
các bạn ấy có thể nhận thức được rằng nếu không bảo vệ môi trường sống thì
nó sẽ bị ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống
của mình sau này.
Thứ hai, nhà nước chính phủ và đặc biệt là các trường trung học và đại học
cần phổ biến cho các bạn học sinh, sinh viên biết được rằng hậu quả của việc
xả rác, không có ý thức bảo vệ môi trường thì sẽ làm cho môi trường bị ô
nhiễm trầm trọng như thế nào. Và việc đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các
bạn ấy về sau nhiều nhường nào. Không những thế mà còn cho các bạn ấy
thấy được những hình ảnh ghê rợn mà ô nhiễm mang lại cho người dân trên
thế giới ví dụ như: ô nhiễm môi trường dẫn đến lũ lụt, băng tan, hiệu ứng nhà
kính, trái đất nóng lên,… Điều này có thể đánh vào tầm nhận thức của các bạn
ấy bằng nỗi sợ hãi và từ đó các bạn học sinh, sinh viên sẽ chủ động tự tạo và
tìm cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường mà không cần phải kêu gọi
nhiều như trước nữa. Bởi vì các bạn ấy nhận thức được rằng đó chính là
nhiệm vụ của mình.
Hơn nữa, các trường học từ tiểu học đến đại học nên có nhiều cuộc thi cho các
bạn học sinh, sinh viên tham gia về bảo vệ môi trường từ đấy có thể kích thích
nhận thức của các bạn từ nhỏ và cứ trau dồi như vậy liên tục thì các thế hệ sau
sẽ chủ động hơn rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường.
| 1/16

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
Bài báo cáo cuối kỳ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Chiêu Anh
Lớp: 0400 – Tâm lý học – Khái niệm và ứng dụng
Mã số môn học: PSY 107DV01
Thời gian thực hiện: 19/05 – 03/06
Nhóm thực hiện: Nhóm 10: Nguyễn Trọng Lịch - 22008837
Nguyễn Thị Ngọc Minh – 22015361
Trần Thị Thanh Ngân - 22011769
Vũ Đỗ Hải Minh - 22005410 Vũ Ngọc Lan Anh – 2180585 Lê Thành Long - 22000434 MỨC STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC T 1 Nguyễn Trọng Lịch 22008837 Nhóm trưởng 1 2 Nguyễn Thị Ngọc Minh 22015361 Thành viên 1 3 Trần Thị Thanh Ngân 22011769 Thành Viên 1 4 Vũ Đỗ Hải Minh 22005410 Thành viên 1 5 Vũ Ngọc Lan Anh 2180585 Thành viên 1 6 Lê Thành Long 22000434 Thành viên 1
“BẢNG MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP I . Đề cương
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển trong
đời sống của con người. Vì vậy, sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ
tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái. Tuy nhiên, môi trường chúng ta sống
đang bị ô nhiễm trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ
yếu là do hoạt động của con người. Ảnh hưởng của những tác hại con người
gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia, mà
còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận. Không có quốc gia nào
được loại trừ khỏi sự tàn phá của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay
nghèo. Hiện nay, một số cơ sở giáo dục mới chỉ chú trọng đến việc đào tạo
kiến thức chuyên môn, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong quá trình
định hướng, quản lý, giám sát hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường,
nhất là ở các trường không đào tạo các chuyên ngành về môi trường. Hình
thức giáo dục ý thức còn mang tính phong trào, thời điểm, nặng thành tích.
Việc lồng ghép giảng dạy nội dung về môi trường rất ít, các hoạt động ngoại
khóa gần như không có. Thời gian thực tập của sinh viên chuyên ngành chỉ
chiếm 1,8%, rất ít so với nhu cầu của đa số sinh viên. Một bộ phận sinh viên
còn thiếu hiểu biết, nhận thức kém về môi trường, biểu hiện ở sự thờ ơ, thiếu
quan tâm đến các vấn đề môi trường.
Qua khảo sát cho thấy, có 5% sinh viên cho là bình thường khi được hỏi về
mức độ và quy mô sự ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay. Bên cạnh đó, vẫn có 1% sinh viên không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm
môi trường. Sở dĩ, còn có sinh viên quan niệm như vậy bởi họ có suy nghĩ ô
nhiễm môi trường là phải nhìn thấy rõ những biểu hiện, như: rác thải bừa bãi,
kênh rạch ô nhiễm, khói bụi,... Vấn đề này, một phần nguyên nhân chủ yếu là
do tác động của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt. Bên cạnh
đó, vẫn còn 2,4% sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường với
mục đích tăng điểm rèn luyện, chứ không vì yêu thiên nhiên hay nhận thức rõ
ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, theo thống kê của nhóm nghiên cứu, có
tới 12% sinh viên trả lời tại các trường đại học không có môn học nào có nội
dung liên quan đến vấn đề môi trường. Đề tài tìm hiểu đánh giá nhận thức và
hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên, đồng thời nâng cao ý thức, đưa ra
các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đại học trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là sinh viên trường Đại học Hoa Sen.
Ngoài ra giúp các bạn sinh viên có cái nhìn cụ thể hơn về môi trường sống
xung quanh mình để làm cho môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Do đó, đối tượng khách thể là sinh viên năm 1 tại đại học Hoa Sen và đối
tượng nghiên cứu chính là : Ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên năm nhất
tại đại học Hoa Sen, qua đó có thể nhận thức một cách chính xác nhất về ý
thức bảo vệ môi trường của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, để có thể
đưa ra một số phương pháp tiếp tục duy trì và phát huy ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường.
4. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Với đề tài này, giới hạn khách thể nghiên cứu là sinh viên năm nhất của
trường Đại học Hoa Sen TP.HCM.
Lĩnh vực nghiên cứu: môi trường
Khảo sát về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của 100 sinh viên năm nhất tại
trường đại học Hoa Sen.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi trên 100 sinh viên bằng công cụ Google Forms.
Phương pháp phân tích
Dựa vào số liệu thu thập được, thống kê dưới dạng bảng hoặc sơ đồ để mô tả thực trạng. I. Nội dung 1. Khái niệm
_ Môi trường : Môi trường là không gian sống xung quanh chúng ta bao gồm
những yếu tố tự nhiên như : không khí, nước, đất, cây cối, .... và các yếu tố
nhân tạo là thành quả sau quá trình lao động của con người : điện thoại, máy bay, ô tô, ... .
_ Bảo vệ môi trường : Bảo vệ môi trường là hoạt động của các cá nhân, tổ
chức và chính phủ với mục tiêu giữ cân bằng hệ sinh thái cải thiện chất lượng
môi trường trong lành và sạch đẹp hơn, khắc phục những hạn chế như ô
nhiễm, suy thoái và thiệt hại do khai thác quá mức gây ra.
_ Ý thức : theo tâm lý học, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở tâm
lý con người, là sự phản ánh ngôn ngữ mà con người tiếp thu được trong quá
trình tương tác với thế giới khách quan.
_ Ý thức bảo vệ môi trường : là một phần thuộc về ý thức của con người phản
ánh được quá trình tiếp cận và cách tiếp cận của con người, xã hội đối với môi
trường đó nhằm bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường sống xung quanh,
mục đích để có thể duy trì được môi trường sống tốt nhất.
2. Tình trạng diễn biến
a. Ô nhiễm nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với hơn 2.000 kênh rạch, TP.HCM hiện trở thành nỗi ám ảnh bởi nguồn nước
tại các kênh rạch này bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn và nước thải, gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ven kênh. Nước thải từ các
khu dân cư, cơ sở chế biến, khu công nghiệp đổ thẳng ra lòng sông, hồ, kênh
rạch khiến nước ở đây bị bạc màu, bốc mùi , ô nhiễm nặng.
Hệ thống kênh trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 76 km và
có 5 tiểu lưu vực chính, trong đó có kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tân Hóa -
Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi, Kênh Tẻ - Bến Nghé, Bến Cát - Vàm Thuật.
Theo ước tính, mật độ kênh rạch trong nội đô rất thấp, không thuận lợi cho
việc thoát nước. Đáng chú ý, một số tuyến kênh quá sâu do nạo vét mà chiều
rộng mặt cắt giảm xuống còn 50%. Theo thống kê hiện nay có đến 60%-70%
chiều dài của các tuyến kênh trong nội thành bị ô nhiễm nặng, vấn đề ô nhiễm
chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và coliform.
Trong đó, theo thống kê nguồn thải công nghiệp trong tổng số 826 nguồn thải
trên địa bàn 24 quận, huyện của thành phố từ năm 2010 - 2012 thì chỉ có
khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, còn lại mới chỉ qua xử lý
sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Rác thải công nghiệp khiến nhiều dòng
sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố bị chết, sức khỏe người dân các vùng
lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư cũng là nguyên nhân khiến nguồn
nước đô thị ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một bộ phận không nhỏ
người dân không để ý đến vấn đề này và vô tình xả thải trực tiếp rác thải sinh
hoạt ra kênh rạch trên địa bàn. Theo Tổng cục Môi trường, nồng độ oxy hòa
tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc gần bằng hoặc thấp hơn QCVN 08:
2008 Cột B1. Đặc biệt, tại các điểm quan trắc sông nội đồng và kênh rạch
ngoại thành, hàm lượng khá thấp, nhất là khu vực Cầu Xáng (0,19 mg / l -
nước lớn). Việc kè, nạo vét kênh Tân Hóa - Lò Gốm rất chậm đang là nỗi bức
xúc của người dân các quận Bình Tân, 6, 11 ... Nhiều năm nay, con kênh ô
nhiễm này chủ yếu do nước thải, rác thải, rác sinh hoạt của người dân hai bên
bờ được thải ra. Theo thống kê, các tuyến kênh, rạch bị ô nhiễm nặng nhất là
kênh Phan Văn Hân (Q.Bình Thạnh), rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh), kênh
Tẻ (Q.7).,... Đi dọc các tuyến kênh rạch đó, không khó khăn gì để ghi nhận
hình ảnh rác thải, bao bì tràn ngập hai bờ, dưới chân cầu và miệng cống. Sau
những trận mưa lớn mùi rác thải bốc lên hôi thối, nồng nặc ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân nơi đây. Bao bì, ni lông chất thành từng đống là môi
trường sống thuận lợi cho ruồi muỗi, sâu bọ và nguy cơ bùng phát hàng loạt
dịch bệnh. Những con kênh, rạch đang ngày càng chết dần chết mòn vì rác
thải, những tuyến phố ngập tràn bao bì, ni lông đang là bài toán nhức nhối cho
chính quyền và người dân TP.HCM trong những năm gần đây.
b. Ô nhiễm không khí.
Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước còn vấn đề ô nhiễm không khí cũng đáng lo
ngại và ngày càng gia tăng. Trên bản đồ của ứng dụng quan trắc không khí
PAM Air, Air Visual, Healthy Air, nhiều điểm đo có màu cam (có hại cho
nhóm nhạy cảm), đỏ (có hại cho sức khỏe) và cá biệt có rất nhiều điểm màu
tím (rất có hại cho sức khỏe). Các điểm đo nằm rải rác tại các quận Gò Vấp,
quận 12, Tân Phú, huyện Bình Chánh…
Đặc biệt, những ngày đầu năm chỉ số chất lượng không khí của TP HCM ở
ngưỡng 171, xếp thứ 9 về ô nhiễm trên tổng số 96 thành phố lớn trên thế giới.
Nồng độ bụi mịn PM 2.5 dao động từ 70ug/m đến 317ug/m (mức cho phép là
5ug/m). Ngoài ra các chất ô nhiễm khác trong không khí cũng ở mức cao như
NO2 đạt 85 ug/m, CO đạt 1677 ug/m …
Chất lượng không khí xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế, trên nhiều trục đường
chính như Quốc lộ 22, Quốc lộ 1, CMT8, Trường Chinh, Cộng Hòa… nhiều
phương tiện giao thông phải bật đèn pha để cảnh báo. Nhiều tòa nhà cao tầng
của trung tâm TP bị chìm khuất trong sương mù. Lý giải nguyên nhân bầu trời
tù mù nhiều ngày các tháng đầu năm, GS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng
Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường ĐH Công nghiệp TP HCM,
cho rằng không khí bị ô nhiễm những ngày cuối năm do hoạt động giao thông
tăng mạnh khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng nhu nhu cầu đi lại của
người dân tăng cao. Cộng thêm thời tiết có sương mù, nhiệt độ giảm khiến
các chất ô nhiễm trong không khí bị ngưng tụ, không khuếch tán được, bay lơ
lửng ở tầng thấp gây hiện tượng mù sương cả ngày.
Tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường lớn luôn là vấn đề nhức nhối và
thường xuyên hơn. Tại các đoạn đường trên đường Cách Mạng tháng tám,
đường Cộng Hòa,... Luôn luôn diễn ra tình trạng kẹt xe, làm cho nồng độ bụi
tại khu vực này tăng cao, tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực này cũng nghiêm trọng hơn.
c. Các ô nhiễm khác
Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí thì thành phố Hồ Chí
Minh còn phải đối mặt với các loại ô nhiễm khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng,...
Về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn đô thị, theo thống kê, tại 150 điểm thuộc 30 tuyến
đường ở trung tâm thành phố, tiếng ồn ở đâu cũng trên mức cho phép. Theo
kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi cục Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh
mới đây cũng cho biết, tất cả các lần đo tại 6 trạm quan trắc đều cho kết quả
độ ồn 85 decibel (dBA), trong đó ngưỡng ồn cao nhất cho phép là 75 dBA.
Điểm ồn ào nhất hiện nay là nút giao thông An Sương, “thủ phạm” chủ yếu là
do cộng hưởng tiếng ồn quá lớn gây ra bởi lượng lớn xe tải và xe cơ giới qua lại.
Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm ánh sáng cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi hầu
hết các tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh đều được trang bị hệ thống
chiếu sáng 24/24. Biển quảng cáo có công suất từ 100W đến 500W có đèn
chiếu sáng suốt đêm. Các tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần
Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Trãi hầu như không tối, ngập bóng người
trong ánh đèn rực rỡ hàng đêm. Ánh sáng điện là rất cần thiết cho cuộc sống
con người nhưng nếu quá lạm dụng nó thì sẽ phản tác dụng, tại các thành phố
"không ngủ" người dân nơi đây thường mắc các chứng bệnh về thị lực, đau
đầu, chóng mặt, thậm chí là mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể,…
3. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
a. Ý thức của người dân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân.
Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm
hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng
việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm
môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ
này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi
trường của các thế hệ trẻ về sau.
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại
các trường học, nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng
trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào
thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều
tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả
rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp
nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ
nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại
trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người
gây ra. Bên cạnh đó còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động
tới môi trường. Cụ thể, có 5 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp
Trong quá trình hoạt động, các khu công nghiệp là một trong những nguyên
nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do quá trình đốt
các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các
chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây
truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Theo những chuyên gia môi trường, nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí từ
hoạt động công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ.
Chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Hiện nay, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông
nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo mùa vụ người dân
đã quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng.
Phun lượng lớn các hóa chất vào các loại cây trồng không chỉ làm ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân khi sử dụng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất khi
một lượng lớn thuốc không được cây trồng hấp thụ hết.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa, ô nhiễm môi trường đất.
Các chất thải rắn không được xử lý an toàn
Quá trình công nghiệp hóa cũng dẫn đến sự gia tăng của một lượng lớn rác
thải rắn gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải tế, nông
nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…
Theo báo cáo năm 2004 về chất thải rắn thì trên cả nước có khoảng 15 triệu
tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến
năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%.
Những chất thải rắn thải ra không được xử lý an toàn trong thời gian dài tích
tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không
khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Do bụi, khói từ phương tiện giao thông
Tình trạng khói bụi bay mù mịt rất thường xảy ra tại các thành phố lớn, nơi
tập trung các khu công nghiệp, có mật độ xe cộ đông đúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chất khí thải xe cơ giới, khói bụi gây ô
nhiễm không khí vào những tháng ít mưa có tính a-xít. Khói bụi có tính a-xít
tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài.
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.
Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ:
CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
Đồng thời, khói bụi còn được tạo ra do những hoạt động của con người như
hoạt động sinh hoạt hằng ngày sử dụng than, hay các chất đốt…cũng góp
phần gây nên ô nhiễm không khí trầm trọng.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền chưa có nhận thức đầy đủ và quan tâm
đúng mực với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu
trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường.
4. Những giải pháp đã được áp dụng
Ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa đến đa dạng sinh học, làm biến đổi khí
hậu,... Vì vậy, việc nâng cao giáo dục về ý thức và hành vi của người dân nói
chung và học sinh sinh viên nói riêng là việc làm rất quan trọng.
Một số giải pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng: 
Kết hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học: tại Đại học Hoa
Sen có môn tự chọn Con người & môi trường. Môn học này giúp sinh viên
biết được mối nguy hại với môi trường và sinh viên cần phải làm gì để bảo vệ
môi trường. Thông qua môn học, ý thức sinh viên phần nào được nâng cao. 
Tiến hành phân loại rác: tại các khuôn viên siêu thị, bệnh viện hay nhà
trường, thùng rác đều được chia làm 3 (rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế).
Việc làm này giúp đem lại 1 lượng lớn sản phẩm tái chế, giảm tải cho công
tác xử lý rác, nâng cao ý thức cộng đồng cũng như giúp mọi người sử dụng tài nguyên hợp lí. 
Giảm thiểu rác thải nhựa: ở trường hoặc các nơi bán nước đã giảm thiểu việc
dùng ly nhựa. Thay vào đó là ly giấy, ống hút gạo, ống hút inox.
II. Phân tích số liệu
Dựa vào kết quả của bài khảo sát thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của 100
sinh viên năm nhất tại trường đại học Hoa Sen tại Thành phố Hồ Chí Minh thì
có thể thấy được số lượng sinh viên quan tâm tới vấn đề môi trường của thành
phố chiếm tới 2/3 tổng số sinh viên tham gia khảo sát. Hầu hết, các bạn đều
thấy chất lượng môi trường sống của Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đang
vô cùng ô nhiễm (chiếm 73,1%) mà nguyên nhân chủ yếu đến từ các chất thải
trong các nhà máy, xí nghiệp, chất thải sinh hoạt từ người dân thành phố và
khí thải, khỏi bụi từ phương tiện giao thông.
Mặc dù số lượng sinh viên quan tâm tới vấn đề môi trường rất đông và sự
hiểu biết của các bạn trong vấn đề cải thiện môi trường cũng vô cùng phong
phú, nhưng theo số liệu thì có thể thấy mức độ tham gia vào các hoạt động
bảo vệ môi trường của các bạn lại vô cùng hời hợt và thiếu sự chủ động. Cụ
thể ở đây có tới 24,5% các bạn hầu như không tham gia bất cứ hoạt động bảo
vệ môi trường nào của trường hoặc của địa phương phát động và 38,3% bị
động trong các hoạt động này. Con số này lớn hơn rất nhiều so với các bạn
chủ động tham gia các hoạt động thường xuyên (5,3%).
Vậy nguyên nhân từ đâu, tại sao các bạn sinh viên lại không năng nổ tham gia
các hoạt động bảo vệ môi trường mà chỉ hô hào theo phong trào. Các lý do
được nhóm đưa ra trong bảng khảo sát hầu hết được số đông đồng tình.
Nhưng có thể thấy, lý do được chú ý nhiều nhất đó là các bạn chưa thực sự
quan tâm đến việc cải thiện môi trường và tham gia các hoạt động chỉ để lấy
điểm rèn luyện. Điều này cho thấy một thực trạng rất đáng buồn khi có thể
thấy rằng trong tiềm thức của các bạn vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề
vô cùng cấp bách này. Tình trạng các bạn tham gia các hoạt động để chống
chế và để lấy điểm rèn luyện, hay một số vấn đề khác vẫn khá phổ biến.
III. Kết luận và khuyến nghị
Theo kết quả khảo sát và những phân tích ở trên thì chúng ta đã thấy được
rằng, các bạn sinh viên năm nhất tuy có nhận thức về vấn đề bảo vệ môi
trường nhưng các bạn ấy vẫn chưa chủ động bảo vệ môi trường sống xung
quanh mình bằng cách chủ động tìm kiếm và tham gia vào những hoạt động
bảo vệ trường của địa phương hay của trường học phát động mà các bạn ấy
chỉ tham gia hoạt động này chỉ để lấy giấy chứng nhận chứ nó không xuất
phát từ chính sự mong muốn bảo vệ môi trường của các bạn ấy.
Để các bạn sinh viên năm nhất có một thói quen tốt trong việc bảo vệ môi
trường sống của mình thì cần phải ghim sâu vào tư tưởng của các bạn ấy từ
lúc còn nhỏ. Vì vậy điều đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là các phụ
huynh cần có những biện pháp giáo dục con cái của mình từ lúc còn nhỏ để
các bạn ấy có thể nhận thức được rằng nếu không bảo vệ môi trường sống thì
nó sẽ bị ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của mình sau này.
Thứ hai, nhà nước chính phủ và đặc biệt là các trường trung học và đại học
cần phổ biến cho các bạn học sinh, sinh viên biết được rằng hậu quả của việc
xả rác, không có ý thức bảo vệ môi trường thì sẽ làm cho môi trường bị ô
nhiễm trầm trọng như thế nào. Và việc đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các
bạn ấy về sau nhiều nhường nào. Không những thế mà còn cho các bạn ấy
thấy được những hình ảnh ghê rợn mà ô nhiễm mang lại cho người dân trên
thế giới ví dụ như: ô nhiễm môi trường dẫn đến lũ lụt, băng tan, hiệu ứng nhà
kính, trái đất nóng lên,… Điều này có thể đánh vào tầm nhận thức của các bạn
ấy bằng nỗi sợ hãi và từ đó các bạn học sinh, sinh viên sẽ chủ động tự tạo và
tìm cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường mà không cần phải kêu gọi
nhiều như trước nữa. Bởi vì các bạn ấy nhận thức được rằng đó chính là nhiệm vụ của mình.
Hơn nữa, các trường học từ tiểu học đến đại học nên có nhiều cuộc thi cho các
bạn học sinh, sinh viên tham gia về bảo vệ môi trường từ đấy có thể kích thích
nhận thức của các bạn từ nhỏ và cứ trau dồi như vậy liên tục thì các thế hệ sau
sẽ chủ động hơn rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường.