Báo cáo học phần thiết kế nhận diện thương hiệu | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Báo cáo học phần thiết kế nhận diện thương hiệu | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập Môn truyền thông đa phương tiện
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM ~~~~~~*~~~~~~ BÁO CÁO
HỌC PHẦN THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
TÊN THƯƠNG HIỆU: VỊ AN Sinh viên thực Nguyễn Thành hiện Qúy Mã số sinh viên 2173241606 Lớp K9 TTDPTB Giảng viên Đặng Hải Hà hướng dẫn :
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2024
I.Giới thiệu tổng quan thương hiệu cũ, phân tích logo cũ
1. Giới thiệu tổng quan thương hiệu cũ:
- Tổng quan thương hiệu: Tại Vị An, triết lý của chúng tôi rất đơn giản: chia sẻ hương vị và
văn hóa thưởng thức cơm Việt tới tất cả mọi người. Chúng tôi làm điều này bằng việc sử
dụng nguồn nguyên liệu tươi sạch nhất, và chế biến chúng qua đôi tay của những người đầu bếp tận tâm.
Không gian tại nhà hàng cơm Vị An được lấy cảm hứng từ những giá trị truyền thống của
Việt Nam kết hợp với những thứ hiện đại để tạo nên một cảm giác xưa cũ kết hợp cùng những thứ mới mẻ.
Với chủ đạo là gỗ và cây, những thứ gắn liền nhất với thiên nhiên sẽ khiến trải nghiệm dùng
bữa thực sự khác biệt!
- Ý nghĩa thương hiệu: Vị An Vị trong từ hương vị.
An trong từ Hán Việt có nghĩa là bình an, an yên, bình thản.
Vị An – chính là ý nghĩa muốn đem đến hương vị an yên, những an lành đến với mọi thực
khách khi ghé thăm tại nhà hàng. Vị An hi vọng, thông qua những món ăn đậm chất Việt
trong một không gian vừa truyền thống xen lẫn các nét hiện đại, thanh lịch sẽ mang lại
những trải nghiệm tuyệt vời cùng những giây phút thư thái cho mọi thực khách.
Nỗ lực của Vị An là mang đến cho mọi thực khách những cảm nhận về văn hóa Việt thông
qua ẩm thực của những bữa cơm nhà quen thuộc và không gian đặc biệt nơi đây. 2. Phân tích logo cũ
- Logo cũ nhìn dù dễ hiểu nhưng hơi đơn điệu, chưa có điểm nhấn ấn tượng.
- Khoảng cách dòng bị sát quá - Có tính ứng dụng kém
- Font chữ slogan dù dùng font tròn nhưng vẫn bị cứng, chưa
toát lên ý nghĩa thực sự của thương hiệu
- Màu sắc logo đã truyền tải được tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu.
- Nhìn bị khấp khiễng text và biểu tượng “V”, không đồng đều về bố cục.
- Biểu tượng “V” nhìn giống bút chì hơn là đôi đũa.
- Text đã toát lên được sự Việt Nam trong đó.
- Biểu tượng và chữ nằm gói gọn trong hình chữ nhật chưa tối ưu được sự ấm
cúng, sự đặc trưng nét văn hóa của Việt Nam xưa.
II. Bộ nhận diện thương hiệu mới
1. Quá trình thiết kế logo mới:
- Sau khi phân tích logo cũ thì giữ lại font chữ “Vị an” và dựa vào bố cục logo cũ.
- Tìm hiểu sâu hơn về nét văn hóa Việt Nam xưa, qua các trang web. Các họa
tiết gắn liền với văn hóa Việt Nam, pha trộn sự hiện đại và xưa cũ, toát lên sự
sang trọng phù hợp concept của nhà hàng. Nên giữ lại màu sắc chính của Logo
để giảm thiểu đối đa chi phí in ấn, phi phí sửa sang lại nhà hàng, để tính ứng
dụng của Logo được đa áp dụng nhiều hơn sau này.
- Kết hợp đôi đũa với hình ảnh người nông dân Việt Nam xưa, Biểu tượng đôi
đũa được remake lại và chữ “I” được làm lại.
- Qua những logo được phác thảo đã lựa chọn được option phù hợp với tầm
nhìn và sứ mệnh của nhà hàng.
Logo phác thảo trên giấy
2. Quy chuẩn mẫu logo mới:
3. Bộ nhận diện văn phòng:
III. Minh chứng sản phẩm đã thiết kế