-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo kịch bản chương trình phát thanh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định quy chế tuyển sinh năm 2023 sẽ không thay đổi, các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng quy chế tuyển sinh cụ thể hóa quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Phát thanh - Truyền hình 6 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.5 K tài liệu
Báo cáo kịch bản chương trình phát thanh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định quy chế tuyển sinh năm 2023 sẽ không thay đổi, các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng quy chế tuyển sinh cụ thể hóa quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phát thanh - Truyền hình 6 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Nhóm 6 – Lớp Báo mạng điện tử CLC K40
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP "CÙNG 2K5 VÀO ĐẠI HỌC"
SỐ PHÁT SÓNG 29 – CHỦ ĐỀ "LỰA CHỌN" ST Lời dẫn Âm thanh T 1. Nhạc hiệu (N1)
2. Xin chào các bạn thính giả của chương trình “Cùng 2k5 vào Đại học”, Minh Trang rất vui khi được gặp lại
các bạn trong số phát sóng ngày hôm nay. Các bạn thính giả thân yêu ơi, tình hình học tập và chuẩn bị cho
kì thi THPT Quốc gia của các bạn đến đâu rồi ạ? Minh Trang có một cô em gái năm nay cũng học lớp 12
và bạn ấy thì đang gấp rút ôn luyện cho kì thi quyết định tương lai. Và bạn ấy còn đang rất băn khoăn
không biết đặt nguyện vọng như thế nào nữa cơ vì em đặc biệt mong muốn trở thành 1 họa sĩ mà cha mẹ thì
lại kỳ vọng em có thể tiếp nối truyền thống nghề giáo của gia đình. Không biết có nhiều bạn sĩ tử cũng gặp
phải tình trạng này ko tuy nhiên thì tôi thấy đây là một câu chuyện khá quen thuộc khi mà năm nào cũng có
những sĩ tử chia sẻ rằng các bạn ấy rất mông lung vì phải lựa chọn giữa 1 bên là mong muốn của bản thân
và một bên là kỳ vọng của gia đình. Hiểu được tâm lý này của nhiều bạn sĩ tử, ngày hôm nay, chương trình
của chúng ta sẽ hướng đến chủ đề “Lựa chọn” để giúp các bạn đỡ mông lung hơn khi đưa ra quyết định cho
“ngã rẽ cuộc đời” của chính mình. Như thường lệ, để bắt đầu chương trình, chúng ta hãy cùng nhau đến với
những thông tin giáo dục mới nhất vừa được chúng tôi cập nhật: 3.
- Bộ GD-ĐT không ban hành quy chế mới cho kì thi THPT QG năm 2023.
Nhạc nền dẫn tin (N2)
- Đoàn Dĩ An – tỉnh Bình Dương tổ chức ngày hội hướng nghiệp cho học sinh.
- Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
công bố thông tin tuyển sinh 2023.
Sau đây là thông tin chi tiết: 4. Tin1: (Minh Anh)
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định quy chế tuyển sinh năm 2023 sẽ không thay đổi, các cơ sở giáo dục đại
học phải xây dựng quy chế tuyển sinh cụ thể hóa quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công khai trên trang điện tử của mình.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 4-11, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ
Giáo dục và Đào tạo), cho biết tuyển sinh năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo không ban hành quy chế
tuyển sinh mới. Về cơ bản, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như năm 2022.
Quy chế tuyển sinh ban hành năm 2022 quy định từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên
khu vực hai lần, trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học.
Việc tính mức điểm ưu tiên sẽ được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các
khu vực và đối tượng khác nhau Tin2: (Nhật Anh)
Sáng 12-11, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Trung tâm nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh
phối hợp với Thành đoàn Dĩ An đã tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp “Hiểu mình - hiểu nghề -
hiểu tương lai”, với chủ đề “Đại học hay học đại”.
Tham gia chương trình có hơn 450 học sinh trường THPT Bình An (TP.Dĩ An). Các bạn được tư vấn lựa
chọn ngành nghề yêu thích, cơ hội xin việc làm sau khi ra trường, những chính sách hỗ trợ cho sinh viên
khó khăn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Bên cạnh đó, các chuyên gia tư vấn, đoàn viên học
sinh thảo luận những nội dung xoay quanh các vấn đề như: Định hướng ngành nghề, cung cấp kỹ năng
chọn ngành, chọn nghề, chọn trường phù hợp; tìm hiểu hệ thống đào tạo từ trung cấp đến đại học; chương
trình giáo dục quốc tế; dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động; khám phá năng lực bản thân, định hướng nghề nghiệp.
Chương trình tư vấn hướng nghiệp tổ chức tại trường THPT Bình An là chương trình đầu tiên trong chuỗi
hoạt động tư vấn hướng nghiệp “Hiểu mình - hiểu nghề - sáng tương lai” tại TP. Dĩ An, nhằm giúp đoàn
viên học sinh có những hành trang vững chắc trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Tin3: (Linh)
Ngày 15-11 vừa qua, trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Trường đại học Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy 2023. Đây là 2 trường đại học đầu tiên trên
địa bàn thành phố công bố cách thức tuyển sinh.
Theo đó, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM công bố sẽ xét tuyển theo bốn phương thức trong năm
2023: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét điểm thi
tốt nghiệp THPT năm 2023 và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng. Thông tin chi tiết được cập nhật
thường xuyên tại trang web của nhà trường.
Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng vừa công bố kế hoạch tuyển sinh dự kiến năm
2023. Theo đó, năm 2023, nhà trường dự kiến mở thêm 5 ngành bậc đại học: khoa học dữ liệu, công nghệ
tài chính, luật, thương mại điện tử, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Ông Phạm Thái Sơn – trưởng
phòng tuyển sinh và truyền thông của nhà trường cho biết, nhà trường sẽ xét tuyển theo bốn phương thức:
xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023, xét tuyển theo kết quả kỳ thi
đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM 2023, xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Vừa rồi là những thông tin do nhóm phóng viên của chương trình thực hiện. Qua những thông tin vừa rồi,
chúng ta có thể thấy, vấn đề hướng nghiệp cho các bạn học sinh luôn được quan tâm chú trọng ở các địa
phương. Tuy nhiên, đứng trên cương vị của các sĩ tử, có lẽ, việc lựa chọn giữa nghề nghiệp mà mình thích
hay kì vọng của gia đình về 1 ngành nghề khác luôn là 1 quyết định khó khăn. Để biết rõ hơn về thực tế của
câu chuyện này, xin mời quý vị thính giả cùng lắng nghe bài phản ánh “Mông lung khi lựa chọn tương lai
cho mình” do nhóm phóng viên chương trình thực hiện. 6.
Bài phản ánh: (PV1) Băng pv1
Lựa chọn giữa ngành học yêu thích, ngành học theo xu hướng xã hội hay ngành học mà gia đình đã định (PV2) Băng pv2
hướng ngay từ đầu vốn luôn là bài toán đầy nan giải đối với không ít bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng
cửa phải đưa ra sự lựa chọn ngành nghề cho tương lai của mình.
Một điều đáng buồn là ở thời điểm hiện tại, có không ít người đưa ra những quyết định chưa chính xác cho
tương lai của mình. Chưa bàn đến việc sự lựa chọn ấy gây ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội thì với
chính bản thân người quyết định, chọn sai ngành, sai nghề đã ảnh hưởng không ít đến tương lai cũng như
sự phát triển của người ấy.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều lý do dẫn đến sự sai lầm khi lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ, mà một
trong những lý do phổ biến nhất là do sự can thiệp trực tiếp của các bậc phụ huynh có tư tưởng rằng, quyết
định và lựa chọn của họ luôn là những điều tốt nhất cho con. Nhiều bạn trẻ chia sẻ đã từng được nghe
những lời lý giải, thuyết phục rằng cha mẹ là người đi trước, cha mẹ có trải nghiệm và am hiểu hơn con,
vậy nên nghe theo lời cha mẹ là điều nên làm.
Với Nguyễn Thùy Linh – sinh viên HVBCTT, người đã từng phí hoài 2 năm theo học chuyên ngành gia
định hướng mà bản thân không hề mong muốn, việc đến trường và tiếp thu kiến thức từ những môn học
không yêu thích giống như một “cực hình”. [Băng 1]
Mình đã từng mất 2 năm không thể theo học ngành mình yêu thích, bởi ngay từ đầu bố mẹ đã định hướng
công việc sau khi ra trường là nối nghiệp gia đình. Nhưng rồi lâu dần mình nhận ra rằng, cho dù có cố
gắng đến mấy, thì việc tiếp tục học ngành mà bản thân không đam mê thì sẽ mãi không đạt được kết quả
kết quả tốt. Thời điểm còn theo học ngành mà bản thân vốn không thích kia, mỗi ngày đi học giống như
cực hình đối mình, ngồi như vịt nghe sấm vậy.
Không chỉ riêng Thùy Linh, hiện nay, có không ít trường hợp, con cái bởi không muốn phụ lòng cha mẹ mà
thuận theo mong muốn của gia đình để rồi trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này lại không
khơi gợi được cảm hứng.
Chúng ta cần nhìn nhận một sự thật, chọn sai ngành nghề để học, để làm không chỉ dẫn tới việc bản thân
chúng ta không phát huy được hết năng lực, tố chất của mình trong công việc, từ đó giảm năng suất và hiệu
quả lao động mà còn gây ra tâm lý chán nản, không còn trông đợi quá nhiều vào kết quả, thiếu tự tin và mất
đi động lực để hoàn thành công việc.
Không thể không thừa nhận rằng, sự ủng hộ từ gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
định hướng ngành nghề cho con trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những vị phụ huynh với xu hướng áp đặt con vào
đúng ngành nghề mà cha mẹ mong muốn thì vẫn còn có rất nhiều những bậc cha mẹ vô cùng tâm lý, luôn
đứng trên phương diện là người tư vấn, định hướng giúp con đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân con.
Lắng nghe chia sẻ từ bạn Bùi Sơn Tùng- sinh viên năm nhất Học viện Tài chính, người vừa trải qua kỳ thi
THPTQG và đỗ đúng nguyện vọng phù hợp với đam mê của bản thân để có thể khẳng định rằng: Việc phụ
huynh ở bên cạnh lắng nghe và đồng hành cùng mong muốn của con chính là chìa khóa then chốt để giúp
con đạt được kết quả như mong muốn. [Băng 2]
Từng có một người nói với mình rằng,“những người làm công việc mình yêu thích sẽ có cuộc sống hạnh
phúc hơn so với người làm công việc không theo sở trường”. Cá nhân mình rất may mắn khi đã sớm xác
định được đam mê của bản thân và luôn được gia đình giữ quan điểm sẽ ủng hộ và không can thiệp quá
nhiều vào sự lựa chọn ngành nghề của mình. Trộm vía là sau khi nhập học hơn một tháng thì mình đã hoà
nhập được hoàn toàn với môi trường mới và luôn cảm thấy háo hức mỗi ngày đi học. Có thể nói việc chọn
đúng ngành nghề từ sớm đã giúp cho mình tự tin hơn cũng giúp mình luôn ở trong tư thế dám đối diện với
những khó khăn trong tương lai mà không chùn bước.
Cuộc sống vội vã này sẽ không chờ đợi ai, nó có thể cho chúng ta rất nhiều cơ hội để trải nghiệm, học hỏi,
nhưng điều quan trọng không phải là có nhiều cơ hội mà là có đúng cơ hội hay không. 7. NHẠC XEN (N3) Nhạc xen
8. Vừa rồi là bài phản ánh về câu chuyện các bạn trẻ ngày nay chia sẻ rằng các bạn cảm thấy khó khăn khi
phải lựa chọn giữa 1 bên là sở thích cá nhân và 1 bên là kỳ vọng của gia đình. Vậy những người đi trước:
thầy cô, cha mẹ, họ có góc nhìn ntn về câu chuyện này? Liệu đó có thật sự là sự kỳ vọng đặt nặng lên vai
con em mình, hay chỉ đơn giản là lời góp ý, định hướng để giúp các em có cho mình những nguyện vọng phù hợp nhất?
Để có góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề này, ngay bây giờ, xin mời quý vị thính giả cùng lắng nghe những
tâm sự, suy nghĩ của cô Bùi Thị Hà - gvcn của 1 lớp 12 tại trường thpt cgiay. Cô Hà được nhận xét là 1
gvien tận tâm với nghề, vs hs của mình. Cô đã từng có những sự can thiệp, định hướng phù hợp, kịp thời
giúp rất nhiều hs đưa ra được quyết định đúng đắn trong việc chọn trường, chọn nghề. Thật trùng hợp khi
con trai của cô cũng đang chuẩn bị bước chân vào kì thi THPT Quốc gia. Sau đây, xin mời quý vị và các
bạn cùng lắng nghe cuộc trò chuyện của phóng viên cùng cô Bùi Thị Hà. 9. (PV3) Băng phỏng vấn cô Hà
10. Quý vị và các bạn vừa lắng nghe cuộc trò chuyện cùng cô Bùi Thị Hà do nhóm phóng viên của
chương trình thực hiện. Qua đây, chúng ta cũng đã hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của những bậc phụ
huynh, những người giáo viên, họ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con em mình.
Như cô Hà cũng đã chia sẻ, sự can thiệp, định hướng đều không phải là ép buộc, đó là những lời
góp ý để giúp các sĩ tử đỡ mông lung hơn khi phải đưa ra lựa chọn cho ngã rẽ cuộc đời của mình.
Quyết định cuối cùng vẫn là ở các bạn. Qua đây, Minh Trang và những người làm chương trình
cũng muốn nhắn nhủ tới các bạn học sinh lớp 12 năm nay và cả những năm sau nữa, các bạn hãy cứ
mạnh mẽ mà lựa chọn, bởi lẽ tương lai của bạn, cuộc đời của bạn, vì vậy, hãy lắng nghe chính bạn.
11. Đến đây, thời lượng phát sóng của chương trình cũng đã kết thúc. Rất cảm ơn quý vị thính giả đã (N4) Nhạc kết
đồng hành cùng chúng tôi trong suốt 15p vừa qua. Mọi ý kiến đóng góp, quý vị có thể gửi về ban
biên tập chương trình phát thanh "Cùng 2k5 vào đại học" – lớp Báo mạng điện tử CLC K40 Học
Lưu ý: Cho xa mic, dẫn
viện Báo chí và Tuyên truyền. Quý vị cũng đừng quên đón nghe các số tiếp theo của chương trình
hết mới cho nhạc vào
trên tần số FM 96Mhz – kênh Văn hóa Xã hội VOV2 – Đài Tiếng nói Việt Nam vào khung giờ 10h gần để to nhạc lên
sáng Chủ nhật hàng tuần. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình lần sau!