Tổng quan về phát thanh truyền hình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Một số khái niệm cơ bản về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình. Các căn cứ pháp lý về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC
PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm bản về hợp c quốc tế trong lĩnh vực phát thanh
truyền hình
1.1.1. Khái niệm Hợp tác quốc tế
Theo tác giả Hoàng Khắc Nam trong giáo trình Bài giảng Nhập môn
Quan hệ quốc tế [Hoàng Khắc Nam, 2006, Trường đại học Khoa học hội
nhân văn, Đại học quốc gia Nội]: “Hợp tác hình thức đã tồn tại ngay từ
đầu lịch sử loài người, cùng với sự hình thành các cộng đồng khai như bầy
đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh, bộ lạc. Khi xuất hiện các chủ thể quan hệ
quốc tế tức khi quốc gia dân tộc hình thành, hợp tác đã trở thành hợp tác
quốc tế.”
Hợp tác quốc tế được hình thành bởi sự tương tác giữa các chủ thể. Hợp
tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế. Về mặt hành vi, đó
là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Về mặt mục đích, hợp
tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích chung, lợi ích chung. Đó
sự phối hợp đa dạng từ nhân lực, vật lực đến tài lực. Về mặt kết quả, sự hợp
tác thường đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia hợp tác, tức cùng
góp công sức, nguồn lực và cùng thu được kết quả…
1.1.2. Khái niệm tình hình mới:
Tình hình mới thực tế hoàn cảnh, trạng thái xu thế phát triển, những
biến động của thế giới xuất hiện gần đây; trong khuôn khổ của đề tài,
những thực tế có tác động đến lĩnh vực báo chí- truyền thông, đến Đài Tiếng nói
Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm biên bản thỏa thuận hợp tác (MOU)
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, một khái niệm thường được nhắc đến
“biên bản thỏa thuận” (viết tắt MOU, từ tiếng Anh: Memorandum of
Understanding).
Website của Đại học Chicago đưa ra định nghĩa: Biên bản thỏa thuận
một thỏa thuận chính thức bằng văn bản giữa hai bên hoặc nhiều bên để thiết lập
quan hệ đối tác”.
Để hiệu lực pháp thì một biên bản thỏa thuận phải: Xác định được
các bên tham gia vào giao ước; Nêu ra nội dung mục đích; Tóm tắt các điều
khoản của thỏa thuận giao ước; Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
1.1.4. Khái niệm Hội nghị quốc tế, Hội thảo quốc tế
Theo Quyết định 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng
Chính phủ, Hội nghị, hội thảo quốc tế được hiểu hội nghị, hội thảo có yếu tố
nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt
Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt
Nam, bao gồm các sự kiện do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham
gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài và do các đối tác nước ngoài tổ chức.
1.2. Các căn cứ pháp về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh
truyền hình
Luật Thỏa thuận quốc tế 70/2020/QH14
Luật Báo chí 103/2016/QH13
Nghị định số 03/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài TNVN
Quyết định số 385/QĐ-TNVN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ban Hợp tác quốc tế
1.3. Các xu hướng mới trong lĩnh vực phát thanh- truyền hình hiện nay
sự tác động của các xu hướng đó đến lĩnh vực hợp tác quốc tế
1.3.1. Những yếu tố tác động đến ngành truyền thông, bao gồm cả phát
thanh- truyền hình
1.3.1.1. Tình hình chính trị thế giới: hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế chung
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp. Xu
hướng cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực: thương mại, công
nghệ, ngoại giao, quân sự, dân chủ, trên các diễn đàn đa phương, như Liên
hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)…
Xu thế đa phương toàn cầu thể được củng cố mức độ nhất định do
thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho thấy nhân loại cần phải chung
tay đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống chưa từng có này.
Toàn cầu hóa vốn gặp nhiều khó khăn trong mấy năm qua do xu thế dân
túy, dân tộc và bảo hộ thương mại, từ năm 2020 đến nay càng gặp thách thức lớn
do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, thế giới sẽ không chuyển sang xu hướng phi
toàn cầu hóa (de-globalisation), chỉ thận trọng hơn chọn lọc hơn trong
thực hiện toàn cầu hóa.
Về kinh tế, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng nhận định: “Kinh
tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng thể còn kéo dài
do tác động của đại dịch Covid-19. Các quốc gia, nhất các nước lớn, điều
chỉnh lại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thay
đổi các chuỗi cung ứng. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành
thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các
nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn
cầu”.
Về khoa học công nghệ, Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đánh giá
“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất công nghệ số phát triển mạnh
mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời thách thức đối với mọi
quốc gia, dân tộc”. Chuyển đổi số trở thành xu hướng chung được đẩy mạnh
trong hầu hết các lĩnh vực như một nguồn động lực quan trọng của phát triển.
Về các thách thức mang tính toàn cầu, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII
của Đảng tiếp tục nhận định “diễn biến phức tạp”, song nhấn mạnh hơn vào
“an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường…”. Dịch
bệnh Covid-19 minh chứng ràng cho những hậu quả toàn diện lâu dài
mà các thách thức phi truyền thống gây ra đối với thế giới.
Đối với châu Á - Thái Bình Dương, khu vực tầm quan trọng đặc biệt
đối với an ninh phát triển, môi trường đối ngoại trực tiếp của đất nước ta,
điều này được nêu trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng.
Hòa bình, hợp tác phát triển vẫn xu thế tất yếu, nguyện vọng tha
thiết của nhân loại tiến bộ, nhu cầu bản của các quốc gia nhằm tập trung
phát triển, phục hồi kinh tế. Bởi vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí
truyền thông vẫn luôn là cần thiết và ngày càng cần được đẩy mạnh.
1.3.1.2. Yếu tố nhân khẩu học
Hiện tại, thế hệ Millennials (thế hệ sinh từ 1981 đến 1996, vào khoảng 1,3
tỷ người trên trái đất) được hưởng nền giáo dục tốt hơn lớn lên cùng với sự
phát triển của công nghệ, là lực lượng lao động chủ đạo trong xã hội. Thế hệ này
có đặc điểm: là những người chứng kiến từng bước phát triển của công nghệ. Họ
được tiếp xúc dần dần từ lúc công nghệ chưa được định nghĩa cho đến khi kỹ
thuật số được áp dụng rộng rãi. Bởi vậy tiếp cận sử dụng công nghệ mới như
thực tế ảo, t tuệ nhân tạo… với họ điều dễ dàng họ luôn muốn m hiểu,
ứng dụng công nghệ. Họ có một số đặc điểm nổi bật:
- Am hiểu công nghệ rất sâu rộng, tiếp cận công nghệ thông tin nhanh
- Có nhu cầu sử dụng các công nghệ tiện ích, khả năng truy cập tức thì
- những kinh nghiệm, kiến thức dày dặn (được đào tạo trong trường học
thu được trên mạng)
- Có thói quen giao tiếp với mọi người qua mạng
- Đây là nhóm chi tiêu nhiều nhất, đặc biệt sau khi kết hôn. Tại Mỹ, Millennials
chi tiêu trung bình khoảng 600 tỷ USD mỗi năm.
- Thích tương tác với các thương hiệu trên mạng hội, thường xuyên thói
quen tiêu dùng và mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử.
Như vậy, để phục vụ đối tượng này, nhu cầu về các dịch vụ truyền thông
số tập trung vào sự tiện lợi: các nội dung giáo dục, nội dung chuyên sâu
video theo yêu cầu (VOD) tăng lên. Điều này càng đúng hơn với những thế hệ
tiếp theo thế hệ Z (sinh khoảng từ năm 1997 đến 2012) thế hệ Alpha (sinh
khoảng từ 2013 về sau) - những người tiếp xúc, gắn với công nghệ, kỹ thuật
số từ khi mới chào đời.
Đồng thời, dân số thế giới đang già đi. Dân số già hóa dẫn đến tăng nhu
cầu trên truyền thông về các dịch vụ sức khỏe, giải trí giáo dục dành cho
người lớn tuổi.
Cuối cùng, xu hướng đô thị hóa cũng ảnh hướng lớn tới lĩnh vực truyền
thông. Theo thống của Liên Hợp quốc, trên toàn cầu, ngày càng nhiều
người sống khu vực thành thị hơn ở nông thôn. Đô thị hóa góp phần làm tăng
nhu cầu về các dịch vụ truyền thông được thiết kế phù hợp với thời gian, cuộc
sống và công việc bận rộn của các tầng lớp người trong xã hội.
1.3.1.3. Xu hướng phát triển của công nghệ
Trong bối cảnh của những tiến bộ công nghệ rộng lớn hơn này, một số
xu hướng công nghệ sẽ trọng tâm của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của
ngành công nghiệp truyền thông. Đó là:
- Phân tích dữ liệu và quản lý nội dung theo thời gian thực.
- Sức mạnh của thiết bị di động mạng hội đang thay đổi cách thức
sử dụng và cảm nhận phương tiện truyền thông.
- Sự công nghiệp hóa thần tốc của ngành truyền thông. Các quy trình kỹ
thuật số mới đang thay đổi cách phương tiện được tạo, phân phối và kiếm tiền.
- Việc triển khai 5G đang được đẩy nhanh trên toàn thế giới, cùng với sự
gia tăng các thiết bị cá nhân mới như đồng hồ thông minh, kính thông minh…
| 1/5

Preview text:

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC
PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình
1.1.1. Khái niệm Hợp tác quốc tế
Theo tác giả Hoàng Khắc Nam trong giáo trình Bài giảng Nhập môn
Quan hệ quốc tế [Hoàng Khắc Nam, 2006, Trường đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội]: “Hợp tác là hình thức đã tồn tại ngay từ
đầu lịch sử loài người, cùng với sự hình thành các cộng đồng sơ khai như bầy
đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh, bộ lạc. Khi xuất hiện các chủ thể quan hệ
quốc tế tức là khi quốc gia và dân tộc hình thành, hợp tác đã trở thành hợp tác quốc tế.”
Hợp tác quốc tế được hình thành bởi sự tương tác giữa các chủ thể. Hợp
tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế. Về mặt hành vi, đó
là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Về mặt mục đích, hợp
tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích chung, lợi ích chung. Đó
là sự phối hợp đa dạng từ nhân lực, vật lực đến tài lực. Về mặt kết quả, sự hợp
tác thường đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia hợp tác, tức là cùng
góp công sức, nguồn lực và cùng thu được kết quả…
1.1.2. Khái niệm tình hình mới:
Tình hình mới là thực tế hoàn cảnh, trạng thái xu thế phát triển, những
biến động của thế giới xuất hiện gần đây; và trong khuôn khổ của đề tài, là
những thực tế có tác động đến lĩnh vực báo chí- truyền thông, đến Đài Tiếng nói Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm biên bản thỏa thuận hợp tác (MOU)
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, một khái niệm thường được nhắc đến là
“biên bản thỏa thuận” (viết tắt là MOU, từ tiếng Anh: Memorandum of Understanding).
Website của Đại học Chicago đưa ra định nghĩa: Biên bản thỏa thuận là
một thỏa thuận chính thức bằng văn bản giữa hai bên hoặc nhiều bên để thiết lập quan hệ đối tác”.
Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản thỏa thuận phải: Xác định được
các bên tham gia vào giao ước; Nêu ra nội dung và mục đích; Tóm tắt các điều
khoản của thỏa thuận giao ước; Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
1.1.4. Khái niệm Hội nghị quốc tế, Hội thảo quốc tế
Theo Quyết định 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng
Chính phủ, Hội nghị, hội thảo quốc tế được hiểu là hội nghị, hội thảo có yếu tố
nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt
Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt
Nam, bao gồm các sự kiện do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham
gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài và do các đối tác nước ngoài tổ chức.
1.2. Các căn cứ pháp lý về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình
Luật Thỏa thuận quốc tế 70/2020/QH14
Luật Báo chí 103/2016/QH13
Nghị định số 03/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài TNVN
Quyết định số 385/QĐ-TNVN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ban Hợp tác quốc tế
1.3. Các xu hướng mới trong lĩnh vực phát thanh- truyền hình hiện nay và
sự tác động của các xu hướng đó đến lĩnh vực hợp tác quốc tế
1.3.1. Những yếu tố tác động đến ngành truyền thông, bao gồm cả phát
thanh- truyền hình
1.3.1.1. Tình hình chính trị thế giới: hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp. Xu
hướng cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực: thương mại, công
nghệ, ngoại giao, quân sự, dân chủ, và trên các diễn đàn đa phương, như Liên
hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)…
Xu thế đa phương toàn cầu có thể được củng cố ở mức độ nhất định do
thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho thấy nhân loại cần phải chung
tay đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống chưa từng có này.
Toàn cầu hóa vốn gặp nhiều khó khăn trong mấy năm qua do xu thế dân
túy, dân tộc và bảo hộ thương mại, từ năm 2020 đến nay càng gặp thách thức lớn
do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, thế giới sẽ không chuyển sang xu hướng phi
toàn cầu hóa (de-globalisation), mà chỉ thận trọng hơn và chọn lọc hơn trong
thực hiện toàn cầu hóa.
Về kinh tế, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng nhận định: “Kinh
tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài
do tác động của đại dịch Covid-19. Các quốc gia, nhất là các nước lớn, điều
chỉnh lại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thay
đổi các chuỗi cung ứng. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành
thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các
nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu”.
Về khoa học công nghệ, Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đánh giá
“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh
mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi
quốc gia, dân tộc”. Chuyển đổi số trở thành xu hướng chung được đẩy mạnh
trong hầu hết các lĩnh vực như một nguồn động lực quan trọng của phát triển.
Về các thách thức mang tính toàn cầu, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII
của Đảng tiếp tục nhận định là “diễn biến phức tạp”, song nhấn mạnh hơn vào
“an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường…”. Dịch
bệnh Covid-19 là minh chứng rõ ràng cho những hậu quả toàn diện và lâu dài
mà các thách thức phi truyền thống gây ra đối với thế giới.
Đối với châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọng đặc biệt
đối với an ninh và phát triển, là môi trường đối ngoại trực tiếp của đất nước ta,
điều này được nêu trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng.
Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế tất yếu, là nguyện vọng tha
thiết của nhân loại tiến bộ, là nhu cầu cơ bản của các quốc gia nhằm tập trung
phát triển, phục hồi kinh tế. Bởi vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí
truyền thông vẫn luôn là cần thiết và ngày càng cần được đẩy mạnh.
1.3.1.2. Yếu tố nhân khẩu học
Hiện tại, thế hệ Millennials (thế hệ sinh từ 1981 đến 1996, vào khoảng 1,3
tỷ người trên trái đất) được hưởng nền giáo dục tốt hơn và lớn lên cùng với sự
phát triển của công nghệ, là lực lượng lao động chủ đạo trong xã hội. Thế hệ này
có đặc điểm: là những người chứng kiến từng bước phát triển của công nghệ. Họ
được tiếp xúc dần dần từ lúc công nghệ chưa được định nghĩa cho đến khi kỹ
thuật số được áp dụng rộng rãi. Bởi vậy tiếp cận và sử dụng công nghệ mới như
thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo… với họ là điều dễ dàng và họ luôn muốn tìm hiểu,
ứng dụng công nghệ. Họ có một số đặc điểm nổi bật:
- Am hiểu công nghệ rất sâu rộng, tiếp cận công nghệ thông tin nhanh
- Có nhu cầu sử dụng các công nghệ tiện ích, khả năng truy cập tức thì
- Có những kinh nghiệm, kiến thức dày dặn (được đào tạo trong trường học và thu được trên mạng)
- Có thói quen giao tiếp với mọi người qua mạng
- Đây là nhóm chi tiêu nhiều nhất, đặc biệt sau khi kết hôn. Tại Mỹ, Millennials
chi tiêu trung bình khoảng 600 tỷ USD mỗi năm.
- Thích tương tác với các thương hiệu trên mạng xã hội, thường xuyên có thói
quen tiêu dùng và mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử.
Như vậy, để phục vụ đối tượng này, nhu cầu về các dịch vụ truyền thông
số tập trung vào sự tiện lợi: các nội dung giáo dục, nội dung chuyên sâu và
video theo yêu cầu (VOD) tăng lên. Điều này càng đúng hơn với những thế hệ
tiếp theo là thế hệ Z (sinh khoảng từ năm 1997 đến 2012) và thế hệ Alpha (sinh
khoảng từ 2013 về sau) - những người tiếp xúc, gắn bó với công nghệ, kỹ thuật
số từ khi mới chào đời.
Đồng thời, dân số thế giới đang già đi. Dân số già hóa dẫn đến tăng nhu
cầu trên truyền thông về các dịch vụ sức khỏe, giải trí và giáo dục dành cho người lớn tuổi.
Cuối cùng, xu hướng đô thị hóa cũng ảnh hướng lớn tới lĩnh vực truyền
thông. Theo thống kê của Liên Hợp quốc, trên toàn cầu, ngày càng có nhiều
người sống ở khu vực thành thị hơn ở nông thôn. Đô thị hóa góp phần làm tăng
nhu cầu về các dịch vụ truyền thông được thiết kế phù hợp với thời gian, cuộc
sống và công việc bận rộn của các tầng lớp người trong xã hội.
1.3.1.3. Xu hướng phát triển của công nghệ
Trong bối cảnh của những tiến bộ công nghệ rộng lớn hơn này, có một số
xu hướng công nghệ sẽ là trọng tâm của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của
ngành công nghiệp truyền thông. Đó là:
- Phân tích dữ liệu và quản lý nội dung theo thời gian thực.
- Sức mạnh của thiết bị di động và mạng xã hội đang thay đổi cách thức
sử dụng và cảm nhận phương tiện truyền thông.
- Sự công nghiệp hóa thần tốc của ngành truyền thông. Các quy trình kỹ
thuật số mới đang thay đổi cách phương tiện được tạo, phân phối và kiếm tiền.
- Việc triển khai 5G đang được đẩy nhanh trên toàn thế giới, cùng với sự
gia tăng các thiết bị cá nhân mới như đồng hồ thông minh, kính thông minh…