Báo cáo kiến tập | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Lịch sử hình thành và phát triển. Cơ cấu tổ chức. Tình hình hoạt động. Một số thành tích nổi bật. Định hướng phát triển trong tương lai. Nhật ký kiến tập. Các tác phẩm tham gia sáng tạo và tổ chức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem! 

Môn:
Thông tin:
23 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo kiến tập | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Lịch sử hình thành và phát triển. Cơ cấu tổ chức. Tình hình hoạt động. Một số thành tích nổi bật. Định hướng phát triển trong tương lai. Nhật ký kiến tập. Các tác phẩm tham gia sáng tạo và tổ chức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem! 

140 70 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
----- -----
BÁO CÁO KIẾN TẬP
Giảng viên phụ trách : ThS Trần Thị Vân Anh
Sinh viên thực hiện : Bùi Thuỳ Linh
Lớp : Truyền hình K38
Mã số SV : 185 605 0020
Hà Nội, 6/2021
LỜI MỞ ĐẦU
******
Trong bài thơ “Ta đi tới” nổi tiếng với hơn 90 câu thơ miêu tả địa danh và con
người suốt chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca...”
Đây chính những câu thơ giới thiệu hết sức duyên dáng về mảnh đất Phú
Thọ. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Phát thanh – Truyền hình, đặc
biệt là giảng viên cố vấn – TS.Trần Thị Vân Anh, bản thân em đã tìm được đơn vị
kiến tập theo ý muốn của mình cũng như đáp ứng yêu cầu của khoa. Kỳ kiến tập
vừa rồi vừacơ hội để em vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực
tế, lại vừa khoảng thời gian quý báu được tiếp xúc trải nghiệm trong môi
trường làm việc chuyên nghiệp.
Chuyến đi kiến tập 4 tuần vừa qua ở Phòng Thời sự - Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Phú Thọ đã giúp em thâm nhập, nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn đời sống
hội tại tỉnh Phú Thọ, hiểu thêm về hoạt động báo chíquản lý báo chí tại địa
phương, bổ sung kinh nghiệm đi thực tế,…Từ đó, bản thân thể vận dụng vào
hoạt động báo chí một cách hiệu quả đặc biệt làm “lửa nghề” trong mỗi
chúng em sẽ ngày càng cháy sáng hơn.
Để được những kiến thức bổ ích cho bản thân, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, đặc biệt
sự tạo điều kiện và quan tâm hết mức của Giám đốc Nguyễn Thị Tuyết Chinh. Bên
cạnh đó, những hướng dẫn tận tình cùng sự chỉ bảo ân cần của Phan Thị Thu
Hiền – Trưởng phòng Thời sự đã giúp bản thân em hoàn thiện và trưởng thành hơn
với nghề. Ngoài ra, em xin cảm ơn các anh/chị nhà báo, phóng viên của phòng
Thời sự nói riêng toàn quan nói chung đã dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt 1
tháng kiến tập.
Trong quá trình kiến tập cũng như thực hiện báo cáo không tránh khỏi những
sai sót, rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý luận và thực tiễn còn
hạn chế, vậy, em mong nhận được những đóng góp từ phía thầy, để học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích.
Dưới đây báo cáo kiến tập của em từ ngày 10/05 – 04/06/2021 tại Đài Phát
thanh và Truyền hình Phú Thọ.
Em xin chân thành cảm ơn!
******
NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP
1. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
PHÚ THỌ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung
- Tên cơ quan: Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ.
- Giám đốc: Nguyễn Thị Tuyết Chinh.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại: 0210 384 6323 - Fax: 0210 384 6323
- Giấy phép Số 33/GP-TTĐT - Bộ Thông Tin Truyền Thông - Cục Phát
thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 15/8/2014.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào tháng 9/2021, Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ sẽ tròn 65 tuổi
(19/9/1956 – 19/9/2021).
Ngày 19/9/1956, Đài Phát thanh Vĩnh Phú (tiền thân tỉnh Vĩnh Phú) được
thành lập, phát sóng chương trình đầu tiên chương trình mang tên “Trang âm
truyền thanh”. Cơ quan lúc bấy giờ chỉ là một bộ phận thuộc Tin Văn hóa, có 6 cán
bộ, tách riêng hoạt động cùng một số trang thiết bị kỹ thuật còn nhiều hạn chế, phải
đối mặt với vô vàn khó khăn.
Trụ sở của Đài lúc đó được đặt tại Thị Phú Thọ (tiền thân tỉnh lỵ của tỉnh
Phú Thọ), cách trụ sở ngày nay 30km.
- Năm 1968, hai tỉnh Phú Thọ Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú,
Đài Truyền thanh Phú Thọ được đổi tên thành Đài truyền thanh Vĩnh Phú.
- Ngày 7/9/1993, Đài Phát thanh Vĩnh Phú phát sóng chương trình truyền hình
đầu tiên trên kênh 7 VHF, chính thức ghi dấu ấn một chặng đường phát triển
mới của ngành phát thanh - truyền hình trên quê hương đất Tổ. Đây cũng
một dấu mốc quan trọng, tiền để của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú
Thọ ngày nay.
- Ngày 1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phú chia tách thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Phú được đổi tên thành Đài Phát thanh
và Truyền hình Phú Thọ như hiện nay.
Trải qua gần 65 năm lịch sử Phát thanh cùng hơn 20 năm phát triển Truyền
hình, so với các Đài Trung ương, địa phương, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
Phú Thọ bề dày lịch sử phát triển. Trong chặng đường này, năm 1978, Đài
PTTH Vĩnh Phú thực hiện một nhiệm vụ cao cả do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
giao làm nghĩa vụ quốc tế với tỉnh Luông Nậm Thà. Khi đó, 3 cán bộ kỹ sư của của
Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Phú mang theo 7 tấn thiết bị sang xây dựng Đài
Phát thanh Luông Nậm Thà của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Như vậy, trong lịch sử phát triển của Đàithời kỳ chiến tranh, có thời kỳ hòa
bình. Đài đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đồng thời tham gia thực hiện
những nghĩa vụ quốc tế.
Bên cạnh đó, trong suốt 64 năm xây dựng phát triển, Đài Phát thanh
Truyền hình Phú Thọ đã nhận Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng
Nhất, cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ, bằng khen của Bộ Thông tin – Truyền
thông.
Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ nằm trong cụm thi đua Tây Bắc, được
xếp trong cụm thi đua số 1 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Về quy mô, so với
các Đài Phát thanh – Truyền hình cùng khu vực Tây Bắc, Đài Phát thanh và Truyền
hình Phú Thọ có quy mô vừa phải.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Cơ cấu tổ chức Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ
Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ đang hoạt động với kết cấu tổ
chức bao gồm: Ban giám đốc (gồm 4 người) 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Cụ thể như sau:
- Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc:
Bà Nguyễn Thị Tuyết Chinh – Giám đốc,
Ông Lê Hồng Thanh – Phó Giám đốc (phụ trách nội dung).
Ông Đặng Chí Thành – Phó Giám đốc (phụ trách nội dung).
Ông Đào Xuân Quỳnh – Phó Giám đốc (phụ trách quảng cáo).
- 7 phòng chuyên môn – nghiệp vụ, có nhiệm vụ:
Văn phòng: thực hiện các công việc văn thư, chuyên viên và các công
việc khác như: lái xe, bảo vệ, kế toán, tạp vụ,…
Phòng Thời sự: cập nhật tin tức thời sự 24h, là lực lượng chủ yếu sản
xuất các tin, phóng sự, tọa đàm của các bản tin thời sự trong ngày.
Phòng Thư biên tập Thông tin điện tử: sắp xếp các thông tin
trên mặt báo, các khung giờ phát sóng truyền hình, phát thanh mạng
hội. Đồng thời, quản lý thông tin điện tử.
Phòng Chuyên đề Dân tộc miền núi: tiếp sóng cụm đài Tây Bắc
chủ yếu sản xuất các chương trình chuyên đề. Đặc biệt, phòng còn sản
xuất các chương trình dân tộc miền núi phục vụ phát sóng gửi phát
VTV5.
Phòng Văn nghệ và Giải trí: gồm các chương trình văn nghệ, thơ văn,
hội họa; các chương trình giải trí; các chương trình thể thao, tường thuật trực
tiếp các trận bóng,…
Phòng Kỹ thuật Công nghệ: nhiệm vụ gồm dựng hình, truyền dẫn
phát sóng và thực hiện các nhiệm vụ trường quay.
Phòng Dịch vụ và Quảng cáo: dịch vụ bao gồm: in, sao bang, mua bán
bản quyền các chương trình, chiêu sinh,…; quảng cáo: liên kết, hợp tác cùng
các doanh nghiệp, đơn vị,…
Đội ngũ nhà báo, phóng viên, cán bộ Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Phú
Thọ tổng cộng 125 người, trong đó 100 biên chế, 25 người đang kết hợp
đồng.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức phòng Thời sự
Phòng Thời sự là một trong những phòng ban tính quan trọng nhất của Đài
Phát thanh Truyền hình Phú Thọ. Hiện nay, phòng 20 cán bộ, nhân viên.
Trong đó có 3 lãnh đạo gồm:
Bà Phan Thị Thu Hiền – trưởng phòng Thời sự.
Ông Đào Gia Thái – phó phòng Thời sự.
Bà Nguyễn Thị Thương Huyền – phó phòng Thời sự.
17 cán bộ, nhân viên còn lại gồm các phóng viên, biên tập viên quay phim
truyền hình. Hiện tại, với xu thế tích hợp trách nhiệm và công việc đối với một cán
bộ công nhân viên chức, phòng Thời sự đã có rất nhiều phóng viên biết quay phim
ngược lại, quay phim biết làm biên tập như anh Đào Gia Thái, anh Đỗ Thiện
Phong, anh Bùi Minh Việt,…
1.3. Tình hình hoạt động
Tính đến thời điểm hiện tại, Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ tự chủ
khoảng 30% về kinh tế. Phần còn lại hoạt động phụ thuộc vào nguồn vốn ngân
sách của nhà nước (Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Ngọc – Chánh văn phòng).
Về kết cấu nội dung, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ có thời lượng phát
thanh 9 giờ/ngày (buổi sáng, trưa, chiều, tối), thời lượng Truyền hình 18 giờ/ngày.
Trong đó, chương trình tự sản xuất trên 40% - cao nhất trong số 8 Đài Phát thanh –
Truyền hình vùng Tây Bắc.
Về phân bổ chương trình, Đài Phát thanh Truyền hình Phú thọ bố trí phát
sóng:
- 7 khung chương trình thời sự trong nước và trong tỉnh.
- 2 bản tin quốc tế.
- 9 khung giải trí phát xen kẽ các chương trình thời sự, chính luận, chuyên đề
(phim truyện, chương trình ca nhạc, văn nghệ thể thao).
Về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với 125 cán bộ lao động được
bố trí theo vị trí việc làm phù hợp.
- 90% cán bộ lao động tại Đài trình độ Đại học, trừ một số vị trí việc làm
thuộc khu vực kỹ thuật như quay phim, trường quay, khối văn phòng
trình độ Cao đẳng.
- Khoảng 20% cán bộ có trình độ sau Đại học.
- Trình độ thạc sĩ được đào tạo từ trong trường Đại học hoặc sau khi đi làm.
Đến nay, một số nhà báo, phóng viên trong Đài vẫn đang tiếp tục theo học các
lớp sau Đại học tại Học viện Báo chí Tuyên truyền hoặc một số Học viện khác
tùy theo vị trí việc làm.
Hằng năm, vào tháng 6 và tháng 9, Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ tổ
chức 2 kỳ tập huấn cho cán bộ phóng viên của Đài tỉnh, Đài huyện, các cộng tác
viên. Với quan điểm “cầm tay chỉ việc”, ban giám đốc Đài cũng như Chi hội nhà
báo đã mời một số nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm, có thực tiễn với nghề chia
sẻ kỹ năng sản xuất phim, chương trình thời sự, dẫn hiện trường, kỹ thuật quay
phim, đạo diễn.
Những nhà báo nổi tiếng, có trình độ chuyên môn cao của Đài Truyền hình Việt
Nam đều mặt tại Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ để trao đổi kinh
nghiệm cho cán bộ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài. Tháng 6/2020,
nhà báo Liên Liên (phóng viên điều tra của VTV) đã có buổi trao đổi với Đài về kỹ
năng điều tra.
Về hạ tầng kỹ thuật, Đài hiện có 3 trường quay trong đó 1 trường quay thời
sự, 1 trường quay chuyên đề, 1 trường quay kết hợp với hội trường.
Trường quay S8 của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ
Bên cạnh sóng Phát thanh, Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ
cũng cổng thông tin điện tử, kênh Youtube, Fanpage với hạ tầng hiện đại nhất
của truyền dẫn phát sóng bây giờ.
1.4. Một số thành tích nổi bật
Bên cạnh những buổi giao lưu, trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn, Đài
Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ cũng chú trọng tạo nên những sân chơi bổ ích
cho cán bộ phóng viên, tham gia các giải báo chí từ Trung ương đến địa phương
như: tọa đàm kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Thanh Thủy
(tháng 5 hằng năm),…
Đài Phát thanh và Truyền Phú Thọ rất tự hào khi đã đạt được những danh hiệu
danh giá trong thời gian gần đây, thương hiệu PTV được đồng nghiệp trong cả
nước ghi nhận.
Trong 3 năm gần đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ luôn đạt giải cao
nhất trong những giải báo chí quan trọng:
- Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2018, Đài Phát thanh Truyền
hình Phú Thọ có tác phẩm phim tài liệu đạt Huy chương Vàng.
- Năm 2020 có tác phẩm đạt giải báo chí Búa Liềm Vàng.
- Tại giải báo chí quốc gia trao giải ngày 21/6/2020, Đài Phát thanh – Truyền
hình Phú Thọ một trong 2 đài địa phương giành giải A, giải báo chí quốc
gia lần thứ XIV năm 2020 với tác phẩm phim tài liệu.
- Gần đây nhất, tại Liên hoan Phát thanh toàn quốc, Đài 4 tác phẩm lọt
vòng chung khảo đều được giải. Trong đó 1 chương trình phát thanh
trực tiếp đạt huy chương Vàng.
- Năm 2015, nhà báo Trần Bình Minh sau khi lên làm việc với Đài Phát thanh
và Truyền hình Phú Thọ đã đánh giá Đài sự đầu trang thiết bị, có tầm
nhìn chiến lược. Do vậy, quy trình số hóa của Đài Phú Thọ cũng được thực
hiện sớm hơn so với các Đài địa phương.
- Ngày 25/11/2014, Đài Phát thanh Truyền hình Phú thọ phát sóng vệ tinh
trên đài VINASAT1. 1 năm sau, ngày 26/3 Đài Phát thanh Truyền hình
Phú Thọ phát sóng chuẩn HD một trong số ít những Đài trên cả nước
phát chuẩn HD.
- Năm 2017, phát thanh Phú Thọ cũng phát sóng vệ tinh. Năm 2018 chính
thức ngừng phát sóng analog, tần số mặt đất. Với kết quả nói trên, Đài Phát
thanh và Phú thọ đã đi trước nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh.
1.5. Định hướng phát triển trong tương lai
Với những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, đặc biệt là 4 năm gần
đây, ban lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ cũng xác định trụ cột về
nội dung để phát triển sự nghiệp của mình thời sự chính luận, văn nghệ giải trí
và đẩy mạnh yếu tố kỹ thuật.
Trong giai đoạn hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ xác định mặt
kỹ thuật khâu đột phá, quyết tâm xây dựng thương hiệu PTV.
Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ được tỉnh quan tâm, đầu tư cả về trang
thiết bị lẫn phát triển toàn diện đội ngũ nhà báo, phóng viên. Tuy nhiên, Phú Thọ
vừa thoát ra khỏi tỉnh nghèo, do vậy, nguồn ngân sách còn hạn chế. Trong lộ trình
phát triển của mình, Đài cũng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về sự nghiệp
báo chí của tỉnh.
Về đội ngũ cán bộ, phóng viên, Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ chủ
trương cắt giảm cán bộ biên chế, gia tăng tuyển dụng đội ngũ phóng viên khối nội
dung, kinh tế, kỹ thuật,…
2. QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
PHÚ THỌ
2.1. Nhật ký kiến tập
2.1.1. Tuần 1
Ngày, tháng Nội dung công việc
10/5
Tham quan Đài Phát thanh Truyền
hình Phú Thọ và các phòng, ban
11/5
Tìm hiểu lịch sử, cấu tổ chức bộ
máy của Đài
12/5
Nghiên cứu tài liệu, quan sát dựng
ghi hình
13/5
Làm tin “Tạm đình chỉ hoạt động
phòng khám”
14/5 Trợ lý Toạ đàm “Âm nhạc đường phố”
15/5
- Đọc tài liệu
- Quan sát dựng hình
2.1.2. Tuần 2
Ngày, tháng Nội dung công việc
17/5
- Cùng làm tin biên tập
- Nghiên cứu tài liệu
18/5
- Làm tin “Tam Nông sẵn sàng
bầu cử”
- Làm tin “Trung tâm Y tế huyện
Phù Ninh tiếp nhận ủng hộ
Covid-19”
19/5
Làm phóng sự “HTX gạo Hùng
vượt qua khó khăn mùa dịch”
20/5 Nghiên cứu tài liệu quan sát ghi
hình
21/5
Nghiên cứu tài liệu quan sát ghi
hình
2.1.3. Tuần 3
Ngày, tháng Nội dung công việc
23/5 Làm tin “Bầu cử huyện Thanh Thuỷ”
24/5
Nghiên cứu tài liệu quan sát ghi
hình
25/5
Quan sát ghi hình Chương trình Thời
sự 19h45
26/5
Làm tin phóng sự ATGT “Mất An
toàn giao thông trên tỉnh lộ 324B”
27/5
Nghiên cứu tài liệu quan sát ghi
hình
28/5
- Quan sát ghi và dựng hình
- Tham quan phòng thu thanh
2.1.4. Tuần 4
Ngày, tháng Nội dung công việc
31/5 Nghiên cứu tài liệu quan sát ghi
hình
1/6 Làm tin “Tháo gỡ khó khăn trong tiêu
thụ chè Thanh Sơn”
2/6 Quan sát biên tập và ghi hình
3/6 Hoàn thiện hồ sơ
4/6 - Trình ký lãnh đạo
- Chia tay, kết thúc kiến tập
2.2. Các tác phẩm tham gia sáng tạo và tổ chức
2.2.1. Các tác phẩm tham gia sáng tạo và tổ chức
ST
T
Tên tác phẩm Thể loại
Ngày đăng
tải
1
Tạm đình chỉ hoạt động phòng khám
răng, hàm, mặt
Tin truyền hình 13/5
2 Thị xã Phú Thọ chỉnh trang đô thị Tin phát thanh 13/5
3
Huyện Tam Nông sẵn sàng cho Ngày
bầu cử
Tin truyền hình 18/5
4
Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh tiếp
nhận ủng hộ phòng, chống Covid-19
Tin truyền hình 18/5
5
HTX Mì gạo Hùng Lô vượt qua đại
dịch
Phóng sự truyền
hình
19/5
6
Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp tại
Thanh Thuỷ
Tin truyền hình 23/5
7
Huyện Thanh Thuỷ rộn ràng Ngày hội
non sông
Phóng sự ghi
nhanh phát
thanh
23/5
8 Mất ATGT trên tỉnh lộ 324B đoạn qua Tin ATGT 26/5
huyện Lâm Thao
9 Âm nhạc đường phố Tọa đàm 31/5
10 Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ chè
Thanh Sơn
Phóng sự truyền
hình
1/6
11
Mất ATGT trên tỉnh lộ 324B đoạn qua
huyện Lâm Thao
Phóng sự ATGT 4/6
12 Thời sự trưa ngày 3/6 Chương trình 3/6
2.2.2. Nhận xét tác phẩm của Đài PT và TH Phú Thọ
Chương trình: Thời sự tối ngày 1/6/2021
Link chương trình: https://phuthotv.vn/thoi-su-toi-ptv/chuong-trinh-thoi-
su-ngay-1-6-2021
Timeline chương trình:
ST
T
Nội dung Thời lượng
1 Nhạc vào + Dẫn 31s
2 Tin chính 50s
3 Danh sách đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX 7’31s
4
Triển khai thực hiện quyết định 817 của Thủ tướng Chính
phủ
3’22s
5 Công bố quyết định kiểm toán tỉnh Phú Thọ 2021 1’14s
6
Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ, giải pháp cấp bách
phòng, chống dịch COVID - 19
1’33s
7 Trao huy hiệu Đảng đợt 19/5 1’8s
8
Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng phòng chống dịch COVID
-19
3’17s
9 Ủng hộ phòng, chống dịch COVID - 19 1’50s
10 Người lao động vất vả mưu sinh ngày nắng nóng 2’
11 Cụm tin vắn 2’37s
12 Trần Ngọc – Nghệ sĩ của tuổi thơ 2’39s
13 Kết 14s
Nhận xét:
Nhận xét Nội dung Hình thức
Ưu điểm - Nắm bắt thông tin nhanh
chóng, đưa tin phong phú, đa
dạng và đầy đủ. Cụ thể như tin
“Cháy spa tại Đại lộ Hùng
Vương”
- Bản tin ngày 1/6 Quốc tế
Thiếu nhi có đưa những thông
tin liên quan đến ngày lễ
phóng sự về nhạc giúp bản
tin thêm màu sắc
- 1/6 cũng dịp cao điểm của
nắng nóng nên Đài đã kịp thời
đưa tin để người dân biện
- Các tin trong bản tin
được sắp xếp logic, tin
lãnh đao đi sở chỉ
đạo trước tiên rồi sau
đó mới đến các tin đời
sống
- Bộ nhận diện của Đài
bắt mắt, sáng tạo, thu
hút người xem
- Các tiểu mục chia
ràng, đồ hoạ bắt mắt
- MC ngoại hình ưa
nhìn, lối dẫn cuốn hút
pháp phòng, tránh ứng phó
với thời tiết
Nhược điểm
- Nội dung 1/6 chưa những
tin sâu, phóng sự về thiếu nhi
- Trong phần Tin chính
cần có thêm các Tít tin
để khán giả dễ dàng
theo dõi
2.3. Bài học kinh nghiệm
Sau 4 tuần kiến tập tại Phòng Thời sự - Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ,
em đã đúc rút cho mình nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu.
2.3.1. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí và tổ chức
Về kiến thức
Trong tuần đầu tiên kiến tập tại quan, lãnh đạo Đài cũng như lãnh đạo các
phòng ban đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu về cấu tổ chức bộ máy của
Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ.
Về bản, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ 7 phòng ban phụ trách
các mảng thông tin thời sự, văn hóa, giải trí,… Về số lượng nhân sự, hiện tại, Đài
tổng cộng có 125 người, trong đó 100 biên chế, 25 người đang ký kết hợp đồng.
Về quy trình hoạt động tổ chức nội dung phát sóng, Đài Phát thanh
Truyền hình Phú Thọ có:
- 7 khung chương trình thời sự trong nước và trong tỉnh.
- 2 bản tin quốc tế.
- 9 khung giải trí phát xen kẽ các chương trình thời sự, chính luận, chuyên đề
(phim truyện, chương trình ca nhạc, văn nghệ thể thao).
Đặc biệt, đối với quy trình sản xuất tin bài của phòng Thời sự, sinh viên đã rút
ra được trình tự như sau:
- Phóng viên, biên tập viên phát hiện và đăng ký đề tài với lãnh đạo phòng từ
cuối tuần trước.
- Sau khi kế hoạch tuần được thông qua, các phóng viên, biên tập viên sẽ thực
hiện tác phẩm của mình theo đúng kế hoạch đặt ra.
- Khi hoàn thành tin bài bản thô (lời off, file hình), phóng viên sẽ gửi lại cho
biên tập viên (trực theo ngày) biên tập lại (nếu có). Lời off hoàn thiện sẽ
được ký duyệt qua 3 cấp: lãnh đạo phòng, phó giám đốc và giám đốc.
- File hình được đổ lên đường truyền hoặc nas, kỹ thuật viên biên tập viên
sẽ dựng hình theo lời off hoàn thiện. Riêng đối với phóng sự, phóng viên cần
dựng nháp để kỹ thuật viên nắm được tinh thần của đề tài.
- Bản tin thời sự hoàn chỉnh sẽ được tổng hợp lại bởi biên tập viên
duyệt lần 2.
Trong quá trình học tập, đặc biệt môn học “Tác phẩm báo truyền hình”, để
hoàn thiện tin/phóng sự truyền hình, bản thân em sẽ hoàn thiện từ kịch bản, nội
dung đến quay hình và dựng. Tuy nhiên, đối với cơ quan báo chí thì nhiệm vụ được
chia ra, mỗi nhân đảm nhiệm tốt vai trò của bản thân để dây chuyền được thực
hiện trơn tru. Sinh viên có cơ hội áp dụng những lý thuyết đã học trên lớp vào thực
tế công việc, trải nghiệm và học hỏi thêm những điều mới chưa được học trên lớp.
Bên cạnh được thực hiện công việc của thực tập sinh phòng Thời sự, em còn
được đăng ký và gửi bài tới phòng Thư ký – Biên tập để phát sóng phát thanh. Như
vậy, sinh viên đã hội tiếp cận với 2 thể loại báo chí, có sự so sánh giống
khác nhau của 2 thể loại. Từ đó, giúp sinh viên không bị nhầm khi thực hiện văn
phong, cách thức sản xuất và tổ chức.
Về kỹ năng
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, lại được cùng các anh/chị đi
sáng tạo tác phẩm, bản thân em đã được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng như: kỹ
năng nói, kỹ năng lấy thôn tin,… cũng như khả năng giao tiếp, đối ngoại với nhân
vật phòng vấn.
Với em, đây là cơ hội quý bàu để bản thân được trải nghiệm và học tập, có thêm
nhiều kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ cho công việc tương lai.
Về thái độ
Trong 4 tuần kiến tập, bản thân em luôn tự ý thức rèn luyện thái độ tích cực, tự
giác, sáng tạo cũng như tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoàn cảnh. Để kịp thời
nắm bắt và đưa tin, bản thân em nhận thấy nhanh nhạn và hoạt ngôn là những điều
không thể thiêud trong quá trình sáng tạo bất kỳ 1 tác phẩm nào. Do đó, em luôn ý
thức mình cần có thái độ đúng đắn, tích cực với công việc của bản thân.
2.3.2. Trong quá trình kiến tập
Trong quá trình làm việc tại Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ với vị trí
thực tập sinh, em luôn nhìn nhận rõ vai trò của bản thân cố gắng hết sức mình
trong các công việc chung của tập thể.
Tinh thần trách nhiệm cao
Với đặc thù phải làm việc với những đối tượng khác nhau, tầng lớp xã hội khác
nhau khối lượng công việc nhiều, bản thân em luôn nhận thức mình phải
trách nhiệm cao với công việc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc em chủ động
đăng ký đề tài, lên khung sườn cho tác phẩm của mình và sắp xếp hợp lý thồ khoá
biểu của bản thân để đi thực hiện và sáng tạo được đủ những gì mình đăng ký. Với
em, việc rèn luyện bản thân có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là điều vô
cùng quan trọng và cần thiết để em có thể vững bước trên con đường tương lai.
Sắp xếp công việc hợp lý
| 1/23

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH ---------- BÁO CÁO KIẾN TẬP
Giảng viên phụ trách : ThS Trần Thị Vân Anh Sinh viên thực hiện : Bùi Thuỳ Linh Lớp : Truyền hình K38 Mã số SV : 185 605 0020 Hà Nội, 6/2021 LỜI MỞ ĐẦU ******
Trong bài thơ “Ta đi tới” nổi tiếng với hơn 90 câu thơ miêu tả địa danh và con
người suốt chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca...”
Đây chính là những câu thơ giới thiệu hết sức duyên dáng về mảnh đất Phú
Thọ. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Phát thanh – Truyền hình, đặc
biệt là giảng viên cố vấn – TS.Trần Thị Vân Anh, bản thân em đã tìm được đơn vị
kiến tập theo ý muốn của mình cũng như đáp ứng yêu cầu của khoa. Kỳ kiến tập
vừa rồi vừa là cơ hội để em vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực
tế, lại vừa là khoảng thời gian quý báu được tiếp xúc và trải nghiệm trong môi
trường làm việc chuyên nghiệp.
Chuyến đi kiến tập 4 tuần vừa qua ở Phòng Thời sự - Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Phú Thọ đã giúp em thâm nhập, nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn đời sống
xã hội tại tỉnh Phú Thọ, hiểu thêm về hoạt động báo chí và quản lý báo chí tại địa
phương, bổ sung kinh nghiệm đi thực tế,…Từ đó, bản thân có thể vận dụng vào
hoạt động báo chí một cách hiệu quả và đặc biệt là làm “lửa nghề” trong mỗi
chúng em sẽ ngày càng cháy sáng hơn.
Để có được những kiến thức bổ ích cho bản thân, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, đặc biệt là
sự tạo điều kiện và quan tâm hết mức của Giám đốc Nguyễn Thị Tuyết Chinh. Bên
cạnh đó, những hướng dẫn tận tình cùng sự chỉ bảo ân cần của cô Phan Thị Thu
Hiền – Trưởng phòng Thời sự đã giúp bản thân em hoàn thiện và trưởng thành hơn
với nghề. Ngoài ra, em xin cảm ơn các anh/chị nhà báo, phóng viên của phòng
Thời sự nói riêng và toàn cơ quan nói chung đã dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt 1 tháng kiến tập.
Trong quá trình kiến tập cũng như thực hiện báo cáo không tránh khỏi những
sai sót, rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý luận và thực tiễn còn
hạn chế, vì vậy, em mong nhận được những đóng góp từ phía thầy, cô để học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích.
Dưới đây là báo cáo kiến tập của em từ ngày 10/05 – 04/06/2021 tại Đài Phát
thanh và Truyền hình Phú Thọ.
Em xin chân thành cảm ơn! ******
NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP
1. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH PHÚ THỌ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung
- Tên cơ quan: Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ.
- Giám đốc: Nguyễn Thị Tuyết Chinh.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại: 0210 384 6323 - Fax: 0210 384 6323
- Giấy phép Số 33/GP-TTĐT - Bộ Thông Tin Và Truyền Thông - Cục Phát
thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 15/8/2014.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào tháng 9/2021, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ sẽ tròn 65 tuổi (19/9/1956 – 19/9/2021).
Ngày 19/9/1956, Đài Phát thanh Vĩnh Phú (tiền thân là tỉnh Vĩnh Phú) được
thành lập, phát sóng chương trình đầu tiên – chương trình mang tên “Trang âm
truyền thanh”. Cơ quan lúc bấy giờ chỉ là một bộ phận thuộc Tin Văn hóa, có 6 cán
bộ, tách riêng hoạt động cùng một số trang thiết bị kỹ thuật còn nhiều hạn chế, phải
đối mặt với vô vàn khó khăn.
Trụ sở của Đài lúc đó được đặt tại Thị xã Phú Thọ (tiền thân là tỉnh lỵ của tỉnh
Phú Thọ), cách trụ sở ngày nay 30km.
- Năm 1968, hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú,
Đài Truyền thanh Phú Thọ được đổi tên thành Đài truyền thanh Vĩnh Phú.
- Ngày 7/9/1993, Đài Phát thanh Vĩnh Phú phát sóng chương trình truyền hình
đầu tiên trên kênh 7 VHF, chính thức ghi dấu ấn một chặng đường phát triển
mới của ngành phát thanh - truyền hình trên quê hương đất Tổ. Đây cũng là
một dấu mốc quan trọng, là tiền để của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ ngày nay.
- Ngày 1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phú chia tách thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phú được đổi tên thành Đài Phát thanh
và Truyền hình Phú Thọ như hiện nay.
Trải qua gần 65 năm lịch sử Phát thanh cùng hơn 20 năm phát triển Truyền
hình, so với các Đài Trung ương, địa phương, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh
Phú Thọ có bề dày lịch sử phát triển. Trong chặng đường này, năm 1978, Đài
PTTH Vĩnh Phú thực hiện một nhiệm vụ cao cả do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
giao làm nghĩa vụ quốc tế với tỉnh Luông Nậm Thà. Khi đó, 3 cán bộ kỹ sư của của
Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Phú mang theo 7 tấn thiết bị sang xây dựng Đài
Phát thanh Luông Nậm Thà của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Như vậy, trong lịch sử phát triển của Đài có thời kỳ chiến tranh, có thời kỳ hòa
bình. Đài đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đồng thời tham gia thực hiện
những nghĩa vụ quốc tế.
Bên cạnh đó, trong suốt 64 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh và
Truyền hình Phú Thọ đã nhận Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng
Nhất, cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ, bằng khen của Bộ Thông tin – Truyền thông.
Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ nằm trong cụm thi đua Tây Bắc, được
xếp trong cụm thi đua số 1 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Về quy mô, so với
các Đài Phát thanh – Truyền hình cùng khu vực Tây Bắc, Đài Phát thanh và Truyền
hình Phú Thọ có quy mô vừa phải.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Cơ cấu tổ chức Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ
Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ đang hoạt động với kết cấu tổ
chức bao gồm: Ban giám đốc (gồm 4 người) và 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể như sau:
- Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc:
 Bà Nguyễn Thị Tuyết Chinh – Giám đốc,
 Ông Lê Hồng Thanh – Phó Giám đốc (phụ trách nội dung).
 Ông Đặng Chí Thành – Phó Giám đốc (phụ trách nội dung).
 Ông Đào Xuân Quỳnh – Phó Giám đốc (phụ trách quảng cáo).
- 7 phòng chuyên môn – nghiệp vụ, có nhiệm vụ: 
Văn phòng: thực hiện các công việc văn thư, chuyên viên và các công
việc khác như: lái xe, bảo vệ, kế toán, tạp vụ,…
 Phòng Thời sự: cập nhật tin tức thời sự 24h, là lực lượng chủ yếu sản
xuất các tin, phóng sự, tọa đàm của các bản tin thời sự trong ngày.
 Phòng Thư ký biên tập và Thông tin điện tử: sắp xếp các thông tin
trên mặt báo, các khung giờ phát sóng truyền hình, phát thanh và mạng xã
hội. Đồng thời, quản lý thông tin điện tử.
 Phòng Chuyên đề và Dân tộc – miền núi: tiếp sóng cụm đài Tây Bắc
và chủ yếu sản xuất các chương trình chuyên đề. Đặc biệt, phòng còn sản
xuất các chương trình dân tộc và miền núi phục vụ phát sóng và gửi phát VTV5.
 Phòng Văn nghệ và Giải trí: gồm các chương trình văn nghệ, thơ văn,
hội họa; các chương trình giải trí; các chương trình thể thao, tường thuật trực tiếp các trận bóng,…
 Phòng Kỹ thuật và Công nghệ: nhiệm vụ gồm dựng hình, truyền dẫn
phát sóng và thực hiện các nhiệm vụ trường quay.
 Phòng Dịch vụ và Quảng cáo: dịch vụ bao gồm: in, sao bang, mua bán
bản quyền các chương trình, chiêu sinh,…; quảng cáo: liên kết, hợp tác cùng
các doanh nghiệp, đơn vị,…
Đội ngũ nhà báo, phóng viên, cán bộ Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Phú
Thọ có tổng cộng 125 người, trong đó 100 biên chế, 25 người đang ký kết hợp đồng.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức phòng Thời sự
Phòng Thời sự là một trong những phòng ban có tính quan trọng nhất của Đài
Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ. Hiện nay, phòng có 20 cán bộ, nhân viên.
Trong đó có 3 lãnh đạo gồm:
 Bà Phan Thị Thu Hiền – trưởng phòng Thời sự.
 Ông Đào Gia Thái – phó phòng Thời sự.
 Bà Nguyễn Thị Thương Huyền – phó phòng Thời sự.
17 cán bộ, nhân viên còn lại gồm các phóng viên, biên tập viên và quay phim
truyền hình. Hiện tại, với xu thế tích hợp trách nhiệm và công việc đối với một cán
bộ công nhân viên chức, phòng Thời sự đã có rất nhiều phóng viên biết quay phim
và ngược lại, quay phim biết làm biên tập như anh Đào Gia Thái, anh Đỗ Thiện
Phong, anh Bùi Minh Việt,…
1.3. Tình hình hoạt động
Tính đến thời điểm hiện tại, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ tự chủ
khoảng 30% về kinh tế. Phần còn lại hoạt động phụ thuộc vào nguồn vốn ngân
sách của nhà nước (Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Ngọc – Chánh văn phòng).
Về kết cấu nội dung, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ có thời lượng phát
thanh 9 giờ/ngày (buổi sáng, trưa, chiều, tối), thời lượng Truyền hình 18 giờ/ngày.
Trong đó, chương trình tự sản xuất trên 40% - cao nhất trong số 8 Đài Phát thanh –
Truyền hình vùng Tây Bắc.
Về phân bổ chương trình, Đài Phát thanh – Truyền hình Phú thọ bố trí phát sóng:
- 7 khung chương trình thời sự trong nước và trong tỉnh. - 2 bản tin quốc tế.
- 9 khung giải trí phát xen kẽ các chương trình thời sự, chính luận, chuyên đề
(phim truyện, chương trình ca nhạc, văn nghệ thể thao).
Về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với 125 cán bộ lao động được
bố trí theo vị trí việc làm phù hợp.
- 90% cán bộ lao động tại Đài có trình độ Đại học, trừ một số vị trí việc làm
thuộc khu vực kỹ thuật như quay phim, trường quay, khối văn phòng có trình độ Cao đẳng.
- Khoảng 20% cán bộ có trình độ sau Đại học.
- Trình độ thạc sĩ được đào tạo từ trong trường Đại học hoặc sau khi đi làm.
Đến nay, một số nhà báo, phóng viên trong Đài vẫn đang tiếp tục theo học các
lớp sau Đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoặc một số Học viện khác
tùy theo vị trí việc làm.
Hằng năm, vào tháng 6 và tháng 9, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ tổ
chức 2 kỳ tập huấn cho cán bộ phóng viên của Đài tỉnh, Đài huyện, các cộng tác
viên. Với quan điểm “cầm tay chỉ việc”, ban giám đốc Đài cũng như Chi hội nhà
báo đã mời một số nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm, có thực tiễn với nghề chia
sẻ kỹ năng sản xuất phim, chương trình thời sự, dẫn hiện trường, kỹ thuật quay phim, đạo diễn.
Những nhà báo nổi tiếng, có trình độ chuyên môn cao của Đài Truyền hình Việt
Nam đều có mặt tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ để trao đổi kinh
nghiệm cho cán bộ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài. Tháng 6/2020,
nhà báo Liên Liên (phóng viên điều tra của VTV) đã có buổi trao đổi với Đài về kỹ năng điều tra.
Về hạ tầng kỹ thuật, Đài hiện có 3 trường quay trong đó có 1 trường quay thời
sự, 1 trường quay chuyên đề, 1 trường quay kết hợp với hội trường.
Trường quay S8 của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ
Bên cạnh sóng Phát thanh, Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ
cũng có cổng thông tin điện tử, kênh Youtube, Fanpage với hạ tầng hiện đại nhất
của truyền dẫn phát sóng bây giờ.
1.4. Một số thành tích nổi bật
Bên cạnh những buổi giao lưu, trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn, Đài
Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ cũng chú trọng tạo nên những sân chơi bổ ích
cho cán bộ phóng viên, tham gia các giải báo chí từ Trung ương đến địa phương
như: tọa đàm kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Thanh Thủy (tháng 5 hằng năm),…
Đài Phát thanh và Truyền Phú Thọ rất tự hào khi đã đạt được những danh hiệu
danh giá trong thời gian gần đây, thương hiệu PTV được đồng nghiệp trong cả nước ghi nhận.
Trong 3 năm gần đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ luôn đạt giải cao
nhất trong những giải báo chí quan trọng:
- Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2018, Đài Phát thanh – Truyền
hình Phú Thọ có tác phẩm phim tài liệu đạt Huy chương Vàng.
- Năm 2020 có tác phẩm đạt giải báo chí Búa Liềm Vàng.
- Tại giải báo chí quốc gia trao giải ngày 21/6/2020, Đài Phát thanh – Truyền
hình Phú Thọ là một trong 2 đài địa phương giành giải A, giải báo chí quốc
gia lần thứ XIV năm 2020 với tác phẩm phim tài liệu.
- Gần đây nhất, tại Liên hoan Phát thanh toàn quốc, Đài có 4 tác phẩm lọt
vòng chung khảo và đều được giải. Trong đó có 1 chương trình phát thanh
trực tiếp đạt huy chương Vàng.
- Năm 2015, nhà báo Trần Bình Minh sau khi lên làm việc với Đài Phát thanh
và Truyền hình Phú Thọ đã đánh giá Đài có sự đầu tư trang thiết bị, có tầm
nhìn chiến lược. Do vậy, quy trình số hóa của Đài Phú Thọ cũng được thực
hiện sớm hơn so với các Đài địa phương.
- Ngày 25/11/2014, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú thọ phát sóng vệ tinh
trên đài VINASAT1. 1 năm sau, ngày 26/3 Đài Phát thanh và Truyền hình
Phú Thọ phát sóng chuẩn HD – là một trong số ít những Đài trên cả nước phát chuẩn HD.
- Năm 2017, phát thanh Phú Thọ cũng phát sóng vệ tinh. Năm 2018 chính
thức ngừng phát sóng analog, tần số mặt đất. Với kết quả nói trên, Đài Phát
thanh và Phú thọ đã đi trước nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh.
1.5. Định hướng phát triển trong tương lai
Với những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, đặc biệt là 4 năm gần
đây, ban lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ cũng xác định trụ cột về
nội dung để phát triển sự nghiệp của mình là thời sự chính luận, văn nghệ giải trí
và đẩy mạnh yếu tố kỹ thuật.
Trong giai đoạn hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ xác định mặt
kỹ thuật khâu đột phá, quyết tâm xây dựng thương hiệu PTV.
Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ được tỉnh quan tâm, đầu tư cả về trang
thiết bị lẫn phát triển toàn diện đội ngũ nhà báo, phóng viên. Tuy nhiên, Phú Thọ
vừa thoát ra khỏi tỉnh nghèo, do vậy, nguồn ngân sách còn hạn chế. Trong lộ trình
phát triển của mình, Đài cũng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về sự nghiệp báo chí của tỉnh.
Về đội ngũ cán bộ, phóng viên, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ chủ
trương cắt giảm cán bộ biên chế, gia tăng tuyển dụng đội ngũ phóng viên khối nội
dung, kinh tế, kỹ thuật,…
2. QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH PHÚ THỌ
2.1. Nhật ký kiến tập 2.1.1. Tuần 1 Ngày, tháng Nội dung công việc
Tham quan Đài Phát thanh – Truyền 10/5
hình Phú Thọ và các phòng, ban
Tìm hiểu lịch sử, cơ cấu tổ chức và bộ 11/5 máy của Đài
Nghiên cứu tài liệu, quan sát dựng và 12/5 ghi hình
Làm tin “Tạm đình chỉ hoạt động 13/5 phòng khám” 14/5
Trợ lý Toạ đàm “Âm nhạc đường phố” - Đọc tài liệu 15/5 - Quan sát dựng hình 2.1.2. Tuần 2 Ngày, tháng Nội dung công việc - Cùng làm tin biên tập 17/5 - Nghiên cứu tài liệu
- Làm tin “Tam Nông sẵn sàng bầu cử” 18/5
- Làm tin “Trung tâm Y tế huyện
Phù Ninh tiếp nhận ủng hộ Covid-19”
Làm phóng sự “HTX Mì gạo Hùng Lô 19/5
vượt qua khó khăn mùa dịch” 20/5
Nghiên cứu tài liệu và quan sát ghi hình
Nghiên cứu tài liệu và quan sát ghi 21/5 hình 2.1.3. Tuần 3 Ngày, tháng Nội dung công việc 23/5
Làm tin “Bầu cử huyện Thanh Thuỷ”
Nghiên cứu tài liệu và quan sát ghi 24/5 hình
Quan sát ghi hình Chương trình Thời 25/5 sự 19h45
Làm tin và phóng sự ATGT “Mất An 26/5
toàn giao thông trên tỉnh lộ 324B”
Nghiên cứu tài liệu và quan sát ghi 27/5 hình
- Quan sát ghi và dựng hình 28/5 - Tham quan phòng thu thanh 2.1.4. Tuần 4 Ngày, tháng Nội dung công việc 31/5
Nghiên cứu tài liệu và quan sát ghi hình 1/6
Làm tin “Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ chè Thanh Sơn” 2/6
Quan sát biên tập và ghi hình 3/6 Hoàn thiện hồ sơ 4/6 - Trình ký lãnh đạo
- Chia tay, kết thúc kiến tập
2.2. Các tác phẩm tham gia sáng tạo và tổ chức
2.2.1. Các tác phẩm tham gia sáng tạo và tổ chức ST Ngày đăng Tên tác phẩm Thể loại T tải
Tạm đình chỉ hoạt động phòng khám 1 Tin truyền hình 13/5 răng, hàm, mặt 2
Thị xã Phú Thọ chỉnh trang đô thị Tin phát thanh 13/5
Huyện Tam Nông sẵn sàng cho Ngày 3 Tin truyền hình 18/5 bầu cử
Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh tiếp 4 Tin truyền hình 18/5
nhận ủng hộ phòng, chống Covid-19
HTX Mì gạo Hùng Lô vượt qua đại Phóng sự truyền 5 19/5 dịch hình
Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp tại 6 Tin truyền hình 23/5 Thanh Thuỷ Phóng sự ghi
Huyện Thanh Thuỷ rộn ràng Ngày hội 7 nhanh phát 23/5 non sông thanh 8
Mất ATGT trên tỉnh lộ 324B đoạn qua Tin ATGT 26/5 huyện Lâm Thao 9 Âm nhạc đường phố Tọa đàm 31/5 10
Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ chè Phóng sự truyền 1/6 Thanh Sơn hình
Mất ATGT trên tỉnh lộ 324B đoạn qua 11 Phóng sự ATGT 4/6 huyện Lâm Thao 12 Thời sự trưa ngày 3/6 Chương trình 3/6
2.2.2. Nhận xét tác phẩm của Đài PT và TH Phú Thọ
Chương trình: Thời sự tối ngày 1/6/2021
Link chương trình: https://phuthotv.vn/thoi-su-toi-ptv/chuong-trinh-thoi- su-ngay-1-6-2021
Timeline chương trình: ST Nội dung Thời lượng T 1 Nhạc vào + Dẫn 31s 2 Tin chính 50s 3
Danh sách đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX 7’31s
Triển khai thực hiện quyết định 817 của Thủ tướng Chính 3’22s 4 phủ 5
Công bố quyết định kiểm toán tỉnh Phú Thọ 2021 1’14s
Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ, giải pháp cấp bách 1’33s 6
phòng, chống dịch COVID - 19 7
Trao huy hiệu Đảng đợt 19/5 1’8s
Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng phòng chống dịch COVID 3’17s 8 -19 9
Ủng hộ phòng, chống dịch COVID - 19 1’50s 10
Người lao động vất vả mưu sinh ngày nắng nóng 2’ 11 Cụm tin vắn 2’37s 12
Trần Ngọc – Nghệ sĩ của tuổi thơ 2’39s 13 Kết 14s Nhận xét: Nhận xét Nội dung Hình thức Ưu điểm - Nắm bắt thông tin nhanh - Các tin trong bản tin
chóng, đưa tin phong phú, đa
được sắp xếp logic, tin
dạng và đầy đủ. Cụ thể như tin lãnh đao đi cơ sở chỉ
“Cháy spa tại Đại lộ Hùng
đạo trước tiên rồi sau Vương”
đó mới đến các tin đời
- Bản tin ngày 1/6 – Quốc tế sống
Thiếu nhi có đưa những thông
- Bộ nhận diện của Đài
tin liên quan đến ngày lễ và bắt mắt, sáng tạo, thu
phóng sự về nhạc sĩ giúp bản hút người xem tin thêm màu sắc - Các tiểu mục chia rõ
- 1/6 cũng là dịp cao điểm của ràng, đồ hoạ bắt mắt
nắng nóng nên Đài đã kịp thời - MC có ngoại hình ưa
đưa tin để người dân có biện nhìn, lối dẫn cuốn hút
pháp phòng, tránh và ứng phó với thời tiết
- Nội dung 1/6 chưa có những - Trong phần Tin chính
tin sâu, phóng sự về thiếu nhi cần có thêm các Tít tin Nhược điểm để khán giả dễ dàng theo dõi
2.3. Bài học kinh nghiệm
Sau 4 tuần kiến tập tại Phòng Thời sự - Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ,
em đã đúc rút cho mình nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu.
2.3.1. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí và tổ chứcVề kiến thức
Trong tuần đầu tiên kiến tập tại cơ quan, lãnh đạo Đài cũng như lãnh đạo các
phòng ban đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy của
Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ.
Về cơ bản, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ có 7 phòng ban phụ trách
các mảng thông tin thời sự, văn hóa, giải trí,… Về số lượng nhân sự, hiện tại, Đài
tổng cộng có 125 người, trong đó 100 biên chế, 25 người đang ký kết hợp đồng.
Về quy trình hoạt động và tổ chức nội dung phát sóng, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ có:
- 7 khung chương trình thời sự trong nước và trong tỉnh. - 2 bản tin quốc tế.
- 9 khung giải trí phát xen kẽ các chương trình thời sự, chính luận, chuyên đề
(phim truyện, chương trình ca nhạc, văn nghệ thể thao).
Đặc biệt, đối với quy trình sản xuất tin bài của phòng Thời sự, sinh viên đã rút
ra được trình tự như sau:
- Phóng viên, biên tập viên phát hiện và đăng ký đề tài với lãnh đạo phòng từ cuối tuần trước.
- Sau khi kế hoạch tuần được thông qua, các phóng viên, biên tập viên sẽ thực
hiện tác phẩm của mình theo đúng kế hoạch đặt ra.
- Khi hoàn thành tin bài bản thô (lời off, file hình), phóng viên sẽ gửi lại cho
biên tập viên (trực theo ngày) biên tập lại (nếu có). Lời off hoàn thiện sẽ
được ký duyệt qua 3 cấp: lãnh đạo phòng, phó giám đốc và giám đốc.
- File hình được đổ lên đường truyền hoặc nas, kỹ thuật viên và biên tập viên
sẽ dựng hình theo lời off hoàn thiện. Riêng đối với phóng sự, phóng viên cần
dựng nháp để kỹ thuật viên nắm được tinh thần của đề tài.
- Bản tin thời sự hoàn chỉnh sẽ được tổng hợp lại bởi biên tập viên và ký duyệt lần 2.
Trong quá trình học tập, đặc biệt là môn học “Tác phẩm báo truyền hình”, để
hoàn thiện tin/phóng sự truyền hình, bản thân em sẽ hoàn thiện từ kịch bản, nội
dung đến quay hình và dựng. Tuy nhiên, đối với cơ quan báo chí thì nhiệm vụ được
chia ra, mỗi cá nhân đảm nhiệm tốt vai trò của bản thân để dây chuyền được thực
hiện trơn tru. Sinh viên có cơ hội áp dụng những lý thuyết đã học trên lớp vào thực
tế công việc, trải nghiệm và học hỏi thêm những điều mới chưa được học trên lớp.
Bên cạnh được thực hiện công việc của thực tập sinh phòng Thời sự, em còn
được đăng ký và gửi bài tới phòng Thư ký – Biên tập để phát sóng phát thanh. Như
vậy, sinh viên đã có cơ hội tiếp cận với 2 thể loại báo chí, có sự so sánh giống và
khác nhau của 2 thể loại. Từ đó, giúp sinh viên không bị nhầm khi thực hiện văn
phong, cách thức sản xuất và tổ chức.  Về kỹ năng
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, lại được cùng các anh/chị đi
sáng tạo tác phẩm, bản thân em đã được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng như: kỹ
năng nói, kỹ năng lấy thôn tin,… cũng như khả năng giao tiếp, đối ngoại với nhân vật phòng vấn.
Với em, đây là cơ hội quý bàu để bản thân được trải nghiệm và học tập, có thêm
nhiều kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ cho công việc tương lai.  Về thái độ
Trong 4 tuần kiến tập, bản thân em luôn tự ý thức rèn luyện thái độ tích cực, tự
giác, sáng tạo cũng như tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoàn cảnh. Để kịp thời
nắm bắt và đưa tin, bản thân em nhận thấy nhanh nhạn và hoạt ngôn là những điều
không thể thiêud trong quá trình sáng tạo bất kỳ 1 tác phẩm nào. Do đó, em luôn ý
thức mình cần có thái độ đúng đắn, tích cực với công việc của bản thân.
2.3.2. Trong quá trình kiến tập
Trong quá trình làm việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ với vị trí
thực tập sinh, em luôn nhìn nhận rõ vai trò của bản thân và cố gắng hết sức mình
trong các công việc chung của tập thể.
Tinh thần trách nhiệm cao
Với đặc thù phải làm việc với những đối tượng khác nhau, tầng lớp xã hội khác
nhau và khối lượng công việc nhiều, bản thân em luôn nhận thức mình phải có
trách nhiệm cao với công việc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc em chủ động
đăng ký đề tài, lên khung sườn cho tác phẩm của mình và sắp xếp hợp lý thồ khoá
biểu của bản thân để đi thực hiện và sáng tạo được đủ những gì mình đăng ký. Với
em, việc rèn luyện bản thân có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là điều vô
cùng quan trọng và cần thiết để em có thể vững bước trên con đường tương lai.
Sắp xếp công việc hợp lý