-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo kiến tập nghiệp vụ năm 3 tại Phòng Thời sự - Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An | Học viện báo chí và tuyên truyền
Thực tập là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên, giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, và tiếp cận môi trường làm việc thực tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kiến tập nghề nghiệp 7 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo kiến tập nghiệp vụ năm 3 tại Phòng Thời sự - Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An | Học viện báo chí và tuyên truyền
Thực tập là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên, giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, và tiếp cận môi trường làm việc thực tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kiến tập nghề nghiệp 7 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NĂM 3
Họ và tên: Phan Thị Quỳnh Anh Mã sinh viên: 2156040008
Lớp hành chính: Báo phát thanh K41
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Minh Tuấn
Cơ quan thực tập: Phòng Thời sự - Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An
HÀ NỘI, tháng 6 năm 2024
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NĂM 3
Họ và tên: Phan Thị Quỳnh Anh Mã sinh viên: 2156040008
Lớp hành chính: Báo phát thanh K41
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Minh Tuấn
Cơ quan thực tập: Phòng Thời sự - Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An
HÀ NỘI, tháng 6 năm 2024 MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1 I. LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá
trình học tập của sinh viên, giúp sinh viên có cơ hội áp dụng
kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng chuyên
môn, và tiếp cận môi trường làm việc thực tế. Bên cạnh ý nghĩa
đó, với tiêu chí “học đi đôi với hành”, Viện Báo chí – Truyền
thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức cho các
lớp K41 kỳ thực tập nghiệp vụ năm 3 nhằm giúp sinh viên
được thực hành những lý thuyết được học ở trường và cọ xát
với những tình huống thực tế khi tác nghiệp để sinh viên không bỡ ngỡ khi vào nghề.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Báo chí và tuyên
truyền, em đã may mắn được thực tập tại Phòng Thời sự của Đài Phát
thanh Truyền hình Nghệ An từ ngày 06/05/2024 đến ngày 02/06/2024.
Trong suốt thời gian thực tập, em đã tham gia vào các hoạt động thực tế,
học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp, và đặc biệt là trải nghiệm quy trình làm
việc chuyên nghiệp tại Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An. Đây là cơ
hội quý báu giúp em không chỉ nâng cao kiến thức chuyên ngành mà còn
phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, và giải quyết vấn đề.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc Học Viện, Viện Báo chí
– Truyền thông, ThS. Trần Minh Tuấn - Giảng viên hướng dẫn thực tập và
chị Nguyễn Thị Hoa Mơ (Trưởng Phòng phòng Thời sự) người trực tiếp
hướng dẫn tại Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ An cùng những người đã
giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Báo cáo thực tập này được em thực hiện nhằm trình bày tổng quan về Đài 1
Phát thanh – Truyền hình Nghệ An, chi tiết về quá trình, nội dung công
việc, những kết quả đạt được, và các bài học kinh nghiệm quý báu mà em
đã học hỏi được trong suốt thời gian thực tập tại đây. Em hy vọng rằng,
thông qua báo cáo này, quý thầy cô sẽ hiểu rõ hơn về quá trình thực tập của
em cũng như những kiến thức và kỹ năng mà em đã thu nhận được. 2
MAG8, 01 máy thu thanh, hai máy phát điện 10KVA và
27km đường dây truyền thanh.
- Ngày 9-12-1961: Lần đầu tiên thực hiện truyền thanh trực
tiếp lễ mít tinh Bác Hồ về thăm quê.
- Ngày 19-3-1973: Sau một thời gian sáp nhập với Ty thông
tin Nghệ An, Đài Truyền thanh Nghệ An được thành lập trở lại.
- Tháng 5 - 1974: Đài tăng cường thêm máy FM với công
suất 100W phát trên cột ăng ten đã đánh dấu sự chuyển đổi
từ Truyền thanh sang phát thanh.
- Ngày 1-5-1975: Đài Truyền thanh Nghệ An tường thuật
trực tiếp "Đại thắng mùa xuân 1975".
- Tháng 1-1976: Hợp nhất hai Đài Truyền thanh Nghệ An
và Hà Tĩnh thành Đài Truyền thanh Nghệ Tĩnh. Đài được
bổ sung thêm 01 máy phát sóng trung 1KW, 01 máy phát
sóng ngắn 2,4KW và cột ăng ten 102m.
- Ngày 3-2-1977: Sau khi Đài Truyền hình Vinh (trực thuộc
TW) được trang bị đầy đủ, buổi phát sóng truyền hình đen
trắng đầu tiên được phát ra.
- Tháng 3-1988: Đài Truyền hình Vinh được chuyển giao cho tỉnh Nghệ Tĩnh.
- Ngày 19-5-1990: Đài Truyền hình Vinh được trang bị
máy phát hình màu Zôna 5KW và cột ăng ten cao 76m,
đánh dấu bước trưởng thành của Vô tuyến truyền hình Nghệ Tĩnh.
- Năm 1991: Thiết bị thu phát trực tiếp TVRO được lắp đặt
đã chấm dứt thời kỳ nhận chương trình của Đài TW qua
bưu chính, góp phần nâng cao thời lượng, chất lượng cho các chương trình PT-TH. 4
- Tháng 9-1991: Sau 15 năm hợp tỉnh Đài PTTH Nghệ
Tĩnh chia tách thành 02 Đài PT- TH Nghệ An – PT-TH Hà Tĩnh.
- Ngày 19-5-1995: Chương trình của Đài THVN và Truyền
hình Nghệ An được phát qua máy phát hình quốc gia Thomson 5KW.
- Tháng 9/1995: Liên hoan PT-TH Nghệ An chính thức
được tổ chức lần đầu tiên.
- Ngày 01/1/2004: Đài PT-TH Nghệ An chính thức lấy năm
2004 làm năm Phát thanh Nghệ An, mở ra một bước phát
triển mới cho Phát thanh Nghệ An, Truyền thanh huyện và
Đài TTCS trrong toàn tỉnh.
- Tháng 12/2003 đến 9/2004: Đài PTTH Nghệ An thực
hiện dự án ODA - Đan Mạch đầu tư “Hệ thống sản xuất
chương trình truyền hình kỹ thuật số” với các trang thiết bị
hiện đại. Chính thức đưa vào sử dụng ngày 1/10/2004, từ
đây, PT-TH Nghệ An có điều kiện tăng thời lượng phát
sóng và sản xuất thêm nhiều chương trình mới, hấp dẫn.
- Tháng 5/2006: Chương trình Thời sự Phát thanh hàng
ngày (buổi trưa) bắt đầu được thực hiện phát thẳng trực tiếp.
- Ngày 21-1-2009: Truyền hình Nghệ An được phát trên vệ tinh Vinasat 1.
- Ngày 15-4-2009: Chương trình thời sự Truyền hình Nghệ
An (NTV) buổi trưa từ 11h30-12h00 chính thức được sản
xuất phát thẳng trực tiếp.
- Ngày 1-9-2009: Cả hai bản tin thời sự Truyền hình (NTV)
chính trong ngày đều được sản xuất phát thẳng trực tiếp. 5
sống 24h phát sóng trực tiếp lúc 18h30 (thay thế cho Bản
tin Chiều) trên sóng truyền hình và các nền tảng số của Đài.
- Ngày 30/12/2023: “Bàn tròn thế sự” - chương trình mới
của Đài PTTH Nghệ An sẽ chính thức lên sóng để chào đón
năm mới 2023. Chương trình bình luận quốc tế với sự tham
gia của các chuyên gia hàng đầu, sẽ mang đến những thông
tin nóng và những góc nhìn sâu sắc, đa chiều về những sự
kiện, vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật, được cả thế giới quan tâm.
- Ngày 20/9/2023: Kênh YouTube Nghệ An TV đã chính
thức đạt mốc 1 triệu lượt thành viên đăng ký và sẽ nhận
được giải thưởng người sáng tạo Vàng của YouTube.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Đài
Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ An là đơn vị sự nghiệp
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, đảm nhiệm 2 tờ báo
lớn của tỉnh là "báo hình và báo nói", có chức năng thông
tin, tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, quản lý thống nhất kỹ thuật phát thanh -
truyền hình trên địa bàn tỉnh. 1.3. Cơ cấu tổ chức
- Giám Đốc: Trần Minh Ngọc
- Phó Giám Đốc: Nguyễn Trung Thảo Phan Văn Thắng Trần Thị Thanh Huyền
Đài PT-TH Nghệ An gồm 9 phòng chuyên môn và 3 trạm phát lại
1. Phòng Tổ chức - Hành chính:
- Trưởng phòng: Nguyễn Hoàng Sơn 7
- Phó phòng: Ngô Trí Huyên
- Phó phòng: Nguyễn Thị Hằng
- ĐT liên hệ: 02383.844 700 2. Phòng Thời sự
- Trưởng phòng: Nguyễn Thị Hoa Mơ
- Phó phòng: Nguyễn Thị Vân Anh
- Phó phòng: Trần Văn Minh
- ĐT liên hệ: 02383.844 317 - 02383.844 315 3. Phòng Chuyên đề
- Trưởng phòng: Nguyễn Kiều Hưng
- Phó phòng: Đặng Thị Hương Giang
- Phó phòng: Trịnh Văn Viên
- ĐT liên hệ: 02383.835 316
4. Phòng Thư Ký Biên tập và Nội dung Số
- Trưởng phòng: Phan Thị Quỳnh Trang
- Phó phòng: Nguyễn Thị Khánh Ly
- ĐT liên hệ: 02383.593 889
5. Phòng Văn nghệ và Giải trí
- Trưởng phòng: Nguyễn Thị Phương Thúy
- Phó phòng: Nguyễn Tố Như Phong - Phó phòng: Lê Thị Xuân
- ĐT liên hệ: 02383. 598 329
6. Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình 8
- Trạm phát lại thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp
2. Quá trình thực tập tại Phòng thời sự - Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ An. 2.1.Nhật ký thực tập Ngày tháng Nội dung công việc 06-08/05/2024
- Tham gia họp giao ban đầu tuần
- Làm quen phòng ban, quy trình và nội dung
công việc hằng ngày của một phóng viên/ phát thanh viên 09/05/2024
- Tham gia sản xuất phóng sự “Cầu vượt bộ hành “ế” khách”
- Tham gia sản xuất phóng sự tiêu dùng “Thực
phẩm sấy khô” phát sóng trên Nghệ An ngày mới ngày 14/05/2024. 10/5/2024
Tham gia sản xuất phóng sự “Mất ATGT từ những
ngã tư, điểm giao cắt không có đèn tín hiệu giao
thông” phát sóng trên An toàn giao thông ngày 10/05/2024. 13/05/2024
Tham gia họp giao ban đầu tuần 14/05/2024
Tham gia dẫn hiện trường trong phóng sự “Những
người giữ màu xanh trên quê bác” phát sóng trên
Thời sự Truyền hình ngày 17/05/2024
23-24/05/2024 Tham gia sản xuất phóng sự “Cần cẩn trọng khi dọn,
đốt thực bì trong mùa nắng nóng” phát sóng trên
Thời sự Truyền hình và Thời sự Phát thanh ngày 25/05/2024 25/05/2024
Tham gia sản xuất phóng sự “ Câu lạc bộ Hướng về
ánh dương tình nguyện vì cộng đồng” phát sóng trên
Nghệ An ngày mới ngày 31/05/2024 27/05/2024
Tham gia họp giao ban đầu tuần 10 30/05/2024
Tham gia sản xuất phóng sự “Người dân vùng cao
chủ động phòng chống dông lốc mưa đá” phát sóng
trên Thời sự Phát thanh ngày 30/05/2024 31/05/2024
Tham gia sản xuất phóng sự “Quế Phong: Nhiều
tuyến đường sụt trượt, sạt lở” phát sóng trên An toàn giao thông ngày 31/05/2024
01-02/06/2024 Hoàn thiện giấy tờ thực tập
2.2. Các tác phẩm dc đăng tải được sắp xếp theo chất lượng do sinh viên đánh giá S Tên Tác Phẩm Th T ể T Lo ại 1
Cần cẩn trọng khi dọn, đốt thực bì Tá trong mùa nắng nóng c ph ẩm ph át tha nh 2
Người dân vùng cao chủ động phòng Tá chống dông lốc mưa đá c ph ẩm ph át tha 11
cắt không có đèn tín hiệu giao thông c ph ẩm tru yề n hì nh 7 Thực phẩm sấy khô Tá c ph ẩm tru yề n hì nh 8
Câu lạc bộ Hướng về ánh dương tình Tá nguyện vì cộng đồng c ph ẩm tru yề n hì nh
Bài 1: Cần cẩn trọng khi dọn, đốt thực bì trong mùa nắng nóng - Tác 13
phẩm phát thanh a. Bản text
Cẩn trọng khi dọn, đốt thực bì trong mùa nắng nóng
PTV1: Hiện nay, đang là cao điểm nắng nóng, hơn nữa đây cũng
là thời gian nhiều hộ dân tiến hành phát dọn, đốt thực bì để trồng
keo nên nguy cơ cháy lan sang diện tích có rừng rất cao. Sau đây
là phản ánh từ thực tế tại một số cánh rừng ở miền Tây Nghệ An:
PTV2: Sau khi thu hoạch keo, toàn bộ cành, lá của khu rừng keo
ở khe Sượt thuộc địa bàn xóm 7, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ
được chủ rừng đốt bỏ trong trưa ngày 19/5. Tuy nhiên, do trời
nắng nóng, cùng với đó là chủ rừng thiếu kinh nghiệm trong dọn,
đốt thực bì nên lửa đã cháy lan sang 2000 m2 rừng keo bên cạnh.
Ông Từ Đại Vinh, nhân viên Ban QLR phòng hộ Tân Kỳ cho rằng:
PV1: Ông Từ Đại Vinh“ Phương pháp đốt là sai. Nghĩa là đốt
phải từ trên xuống dưới, đốt ra xung quanh sau đó mới đốt chính
giữa. Còn ở đây cứ đốt theo tự phát, đốt từ dưới lên nên không
kiểm soát được lửa.”
Tranh thủ khi trời còn nắng, ông Nguyễn Tý ở xã Mường Nọc,
huyện Quế Phong cắt dọn rừng keo 3 năm tuổi bị dông lốc làm
ngã đổ. Rút kinh nghiệm từ các vụ cháy rừng do phát đốt thực bì
trên địa bàn những năm trước, ông Tý chỉ dừng lại ở việc phát
dọn, chờ khai thác hết số keo bên cạnh mới tiến hành đốt trong thời gian thích hợp.
PV2: Ông Nguyễn Tý “ Như người khác họ đã đốt rồi, nhưng
bọn em phải khai thác hết mới đốt, lúc đó mới an toàn.”
Hiện nay diện tích rừng trồng toàn tỉnh Nghệ An lên đến 178
ngàn ha, trong đó phần lớn là cây keo lai tập trung chủ yếu tại các 14
Bài 2: Người dân vùng cao chủ động phòng chống dông lốc mưa đá –
Tác phẩm phát thanh a. Bản text
Người dân vùng cao Nghệ An chủ động phòng chống dông lốc, mưa đá
PTV: Sau mỗi đợt nắng nóng gay gắt, người dân ở khu vực miền
núi của tinh Nghệ An phải hứng chịu liên tiếp các đợt dông lốc,
mưa đá gây thiệt hại hoa màu, tài sản. PV Quỳnh Anh phản ánh:
ND: Cây đổ, mái tôn bay, ván thưng vách nhà không còn
nguyên vẹn...đây là lần thứ 2 hàng chục hộ dân ở các xã biên giới
Mỹ Lý, Bắc Lý, Đọc Mạy, Na Loi huyện Kỳ Sơn phải gánh chịu
do dông lốc, mưa đá gây ra trong tháng 4 vừa qua. Cô giáo
Nguyễn Thị Sâm, HT trường MN Đoọc Mạy, Kỳ Sơn cho biết:
PV1: Cô giáo Nguyễn Thị Sâm, HT trường MN Đoọc Mạy,
Kỳ Sơn, Nghệ An. (Rất là bất an. Cho dù mình đi lại hay ở trong
nhà thì không thể lường trước được thiên tai xảy ra.”
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, người dân sinh sống ở
khu vực miền núi cao luôn cảm thấy bất an khi trời có dông sét.
Bà Lô Thị Lan, xã Hạnh Dịch, Quế Phong nói với chúng tôi: 16
PV2: Bà Lô Thị Lan, xã Hạnh Dịch, Quế Phong, Nghệ An.
(Cứ có mưa là rất to. Gió thổi xoáy, nhà cửa tốc mái hết. Tâm lý
của nhiều người cũng lo lắm.”
Theo kinh nghiệm của người dân ở các huyện Kỳ Sơn, Tương
Dương, Quế Phong, thời điểm từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 8,
đặc biệt là sau những đợt nắng nóng gay gắt khi có mưa thường
xuất hiện kèm theo mưa đá, lốc xoáy nguy hiểm. Để giảm thiệt
hại, ngay thời điểm hiện nay các địa phương động viên người dân
chủ động gia cố lại nhà cửa, đồng thời thường xuyên cập nhật tin
tức dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.
Ông Lỳ Bá Xồng, Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ huyện Kỳ Sơn cho biết:
PV3: Ông Lỳ Bá Xồng, Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn, Nghệ An
“Tuyên truyền cho người dân là phải chủ động tránh mưa đá để
đảm bảo an toàn tính mạng.”
Ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết các giải pháp:
PV4: Ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
“Nhiều vùng chưa có sóng điện thoại, cùng với đó đường sá đi lại
khó khăn nên khi xảy ra sự cố rất khó để chỉ đạo từ huyện đến xã
thực hiện 4 tạichỗ sẽ bị gián đoạn. Trước mắt đã xây dựng các
phương án, kịch bản và giao cho các xã vận động người dân di
dời những chỗ ở không an toàn.”
Theo dự báo, ngay trong thời điểm diễn ra nắng nóng gay gắt, khu
vực phía Bắc và Bắc Trung bộ có thể xuất hiện vùng xoáy thấp,
do đó thời tiết cực đoan như lốc sét, mưa đá rất dễ xảy ra tại khu
vực miền núi cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt 17