-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tập tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du | Kiến tập nghệ nghiệp
Thực hiện kế hoạch thực tập của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với sinh viên khóa 36, nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận với hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến cơ sở, với công tác nghiên cứu và giảng dạy chính trị học, ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chính trị, các viện, học viện nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kiến tập nghề nghiệp 7 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo thực tập tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du | Kiến tập nghệ nghiệp
Thực hiện kế hoạch thực tập của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với sinh viên khóa 36, nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận với hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến cơ sở, với công tác nghiên cứu và giảng dạy chính trị học, ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chính trị, các viện, học viện nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kiến tập nghề nghiệp 7 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khoa Chính trị học BÁO CÁO THỰC TẬP Sinh viên : Nguyễn Vũ Hương Giang Lớp
: Chính trị phát triển K36 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lưu Văn Thắng Địa điểm thực tập
: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du Thời gian thực tập : 30/9/2019 – 24/11/2019 Hà Nội, 2019 Báo cáo th c ự t p ậ
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngày 20 Tháng 11 Năm 2019 NHẬT KÝ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Vũ Hương Giang
Lớp : Chính trị phát triển K36 Khoa: Chính trị học
Thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thời gian thực tập từ ngày 30/9/2019 đến ngày 24/11/2019 Ngày
Nội dung thực hiện Ý kiến xác nhận tháng 30/9/2019 - G p ặ m t ặ ban lãnh đ o ạ Trung tâm Bồi d n ưỡ g chính trị huyện Tiên Du. - Ban lãnh đ o ạ gi i ớ thi u ệ v ề cơ c u ấ tổ ch c ứ và công vi c ệ c a ủ Ban. 1/10/2019 - Tìm hi u ể về cơ cấu tổ ch c ứ , đến bộ máy c a ủ Trung tâm B i ồ 4/10/2019 d n ưỡ g chính trị huy n ệ Tiên Du. - Đ c ọ tài li u ệ , báo chí, t p ạ chí để l y ấ thêm thông tin về Cơ c u ấ tổ ch c ứ c a ủ Trung tâm B i
ồ dưỡng chính trị huy n ệ Tiên Du - Đ c ọ giáo án m u ẫ c a ủ các cán bộ Trung tâm B i ồ d n ưỡ g chính trị huyện Tiên Du. 7/10/2019 - Tham dự các bu i ổ h p ọ c a ủ đến
ban lãnh đạo Trung tâm B i ồ 11/10/2019 d n ưỡ g chính trị huy n ệ Tiên Du đ ể n m ắ đ c ượ định h n ướ g,
công tác cũng như các đ u ầ
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 2 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ việc c a ủ tu n ầ . - T n ổ g h p ợ tài li u ệ trong kho tài li u ệ c a ủ Trung tâm theo hệ th n ố g - Lên lớp dự gi n ả g c a ủ cán bộ Trung tâm b i ồ d n ưỡ g chính tr ị huy n ệ Tiên Du. 14/10/2018 - Tập gi n ả g thử tr c ướ các cán bộ c a ủ Trung tâm và nghe đến nh n ậ xét lần đ u ầ ngày 14/10 18/10/2018 và l n ầ 2 vào 18/10 21/10/2018 - Sắp x p ế hệ th n ố g tài liệu ấ ờ ủ ơ đến gi y t c a c quan. - ậ ệ ạ ả 25/10/2018 T p luy n so n th o các văn b n ả hành chính d i ướ sự h n ướ g d n ẫ c a ủ cán bộ trung tâm. 28/10/2019 - Tham gia ng i ồ dự gi n ả g các đến l p ớ do cán bộ Trung tâm 1/11/2019 đ n ứ g lớp và ghi l i ạ ho t ạ đ n ộ g, quá trình di n ễ ra bu i ổ d y ạ . - Tập gi n ả g thử tr c ướ các cán bộ của Trung tâm l n ầ 3 vào ngày 30/10 4/11/2019 - Tham gia bu i ổ h p ọ của cán đến b ộ Trung tâm 8/11/2019 -
Hoàn thiện giáo án cá nhân 11/11/2019 - N p ộ giáo án hoàn thi n ệ đến - Gi n ả g bài tr c ướ cán bộ trung 15/11/2019 tầm l n ầ cu i ố và nghe nh n ậ xét. 18/11/2019 - Hoàn thành Báo cáo th c ự t p ậ đến - C m ả n ơ và chia tay cán b , ộ 22/11/2019 lãnh đ o ạ c a ủ Trung tâm
Xác nhận của cơ quan thực tập Sinh viên
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 3 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ MỞ ĐẦU
Thực hiện kế hoạch thực tập của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đối với sinh viên khóa 36, nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận với hệ thống chính
trị các cấp từ Trung ương đến cơ sở, với công tác nghiên cứu và giảng dạy
chính trị học, ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chính trị, các viện,
học viện nghiên cứu; gắn lý luận với thực tiễn chính trị - xã hội nhằm hoàn
thiện kiến thức chính trị học của bản thân sinh viên, phục vụ công việc khi ra
trường. Qua thời gian thực tập, sinh viên sẽ nắm vững được chức năng, nhiệm
vụ và tham gia các hoạt động chủ yếu của cơ quan, tổ chức thực tập để qua đó,
làm quen với hệ thống tổ chức và môi trường nghề nghiệp; nâng cao ý thức học
tập và rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp đối với ngành đào tạo của mình.
Trên cơ sở đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ra quyết định số
4237/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 20/9/2018 của Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về việc cử các sinh viên lớp Chính trị phát triển K36 của Học
viện năm học 2018 – 2019 đi thực tập tại các cơ quan Trung ương và địa
phương từ ngày 1/10/2018 đến ngày 28/10/2018.
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du
đã cho đoàn và bản thân sinh viên thấy kế hoạch thực tập do Học viện Báo chí
và Tuyên truyền tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên khóa 36
nói chung và sinh viên chuyên ngành lý luận nói riêng. Đây là dịp để sinh viên
có thể tiếp cận và hiểu hơn với công việc sau khi ra trường. Như vậy, có thể
nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho đất nước trong lĩnh vực khoa học xã
hội. Đây là một kế hoạch hợp lý, đúng đắn của Học viện.
Thay mặt đoàn sinh viên thực tập, bản thân sinh viên xin được bày tỏ sự
biết ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 4 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
truyền, Ban chủ nhiệm khoa Chính trị học, cố vấn học tập lớp Chính trị phát
triển 36 trong việc bố trí lịch và địa điểm thực tập cho sinh viên. Đồng thời, tôi
xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ dạy hết sức tâm huyết, khoa học của
Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Tiên Du, đã tạo điều kiện cho đoàn và bản thân tôi cơ hội để tiếp cận và
nhận thức sâu hơn về kiến thức thực tế qua quá trình làm việc tai cơ quan, hiểu
rõ hơn về vai trò thông tin, giám sát, phản biện, cũng như sự tác động của hệ
thống chính trị nói chung và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du nói
riêng đối với các chính sách của nhà nước; góp phần củng cố những kiến thức
học được mà các thầy, cô giáo đã giảng dạy trên giảng đường trong những năm
học qua. Đây chắc chắn là bài học quý, phục vụ cho công việc và cuộc sống
của bản thân sinh viên sau khi ra trường.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 5 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIÊN DU, BẮC
1.1Khái quát chung về huyện Tiên Du, thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm
tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý
của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ
105058’15’’ đến 106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi
chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị
trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên
Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã
Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có
giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ.
- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.
Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định
60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65
ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành
phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại
Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã
Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú
Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc
trước khi điều chỉnh địa giới.
- Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và
đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh
lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi
tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng
cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích
lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 6 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội
Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
Địa hình, địa chất Địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương
đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số
đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn,
núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện
tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao
thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các
khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những
vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa chất
Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng
của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến
tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày
trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam
cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, một vùng quê giàu truyền thống văn hiến
và cách mạng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ tổ
quốc, cùng với cả nước Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du đã có nhiều đóng
góp về sức người, sức của bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc hạnh phúc cho
nhân dân. Ghi nhận sự đóng góp to lớn ấy Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du
đã được Đảng và nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. Truyền thống cách mạng
hào hùng đó đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du phát huy mạnh
mẽ, chủ động hội nhập vươn lên trong công cuộc đổi mới hôm nay.
Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng, sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ -
UBND tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du đang chung sức chung lòng
xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, phát triển. Nắm bắt thời cơ, nhìn rõ
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 7 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
những thách thức trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi sướng và lãnh đạo.
Trong 15 năm qua, vượt qua những khó khăn, thác thức và giành được nhiều
kết quả nổi bật trên tất cả các mặt nông - công – thương - tín, các mục tiêu chủ
yếu của từng giai đoạn đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Nằm kề cửa ngõ
thủ đô Hà Nội, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, huyện Tiên Du có hơn 31
nghìn hộ, gần 130 nghìn khẩu, với diện tích canh gần 5.000ha; trong đó có trên
4.000ha canh tác lúa. Để nâng cao đời sống nhân dân, trong những năm gần
đây Đảng bộ huyện Tiên Du đã lãnh đạo tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và xây dựng, giảm
dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp. Về nông nghiệp, huyện Tiên Du sản xuất theo
phương thức sản xuất hàng hoá, đưa các giống lúa lai, lúa hàng hoá có năng
suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: Syn6, CNR 36, Q.ưu số 1, BIO
404, nếp 9603…Huyện đã phân vùng quy hoạch, thâm canh các giống lúa, trà
lúa theo vùng chuyên canh, hỗ trợ nông dân giống, vật tư, hướng dẫn nông dân
kỹ thuật thâm canh lúa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân ứng dụng
những tiến bộ - khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa năng xuất lúa năm 2011,
đạt 65,94tạ/ha cao nhất từ trước đến nay, tăng 25,34 tạ/ha so với năm 1997.
Đặc biệt năm 2011, UBND huyện đã chỉ đạo mở rộng diện tích lúa lai
lên đến 3.209,7ha, chiếm 38,1% diện tích và lúa hàng hoá 2.376 ha, chiếm
28,2%. Mặc dù đất nông nghiệp giảm dần chỉ còn 4.862 ha năm 2011 do quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tổng sản phẩm
nông nghiệp năm 2011 đạt 301 tỷ đồng, tăng 195,5% so với năm 1997, giá trị
sản xuất 1ha canh tác đạt trên 80 triệu đồng, tăng 53 triệu đồng so với năm
1997, sản lượng lương thực đạt gần 50 nghìn tấn đã đáp ứng được nhu cầu sản
xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
Cùng với cây lúa, các cây mầu có giá trị kinh tế cao như: đậu tương, lạc,
ngô, rau xanh các loại cũng được quy hoạch sản xuất theo vùng chuyên canh,
tạo ra những sản phảm hàng hoá có giá trị thu nhập kinh tế cao cho mỗi gia
đình nông dân. Song song với trồng trọt, chăn nuôi của huyện cũng phát triển
mạnh theo hướng công nghiệp, huyện đã chuyển đổi hơn 370ha đồng trũng cấy
lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại. Đến nay, toàn huyện đã xây
dựng được hơn 160 trang trại theo mô hình VAC tập trung ở các xã Phú Lâm,
Lạc Vệ, Tân Chi, Liên Bão, Hiên Vân…Bên cạnh đó, huyện cũng đã quy
hoạch và phát triển mô hình chăn nuôi công nghiệp ở xa khu dân cư tại xã
Cảnh Hưng, Tân Chi và Lạc Vệ với hơn 30ha; duy trì và phát triển các hình
thức chăn nuôi phù hợp với thế mạnh của từng địa phương như: Nuôi bò sữa,
bò lai sin ở Cảnh Hưng, Tri Phương; lợn hướng lạc ở Tân Chi, Hiên Vân, Cảnh
Hưng…ngày càng tăng nhanh. Đàn gia cầm gà, ngan, vịt phát triển mạnh, đến
nay toàn huyện có gần 500 nghìn con gia cầm các loại, sản lượng thịt lợn hơi,
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 8 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
gia súc, gia cầm xuất chuồng của huyện đạt 10.200 tấn, tăng 2,07% so với năm
1997 và sản lượng thuỷ sản đạt 1.705 tấn tăng gần gấp 2 lần so với năm 1997.
Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua con giống, cải
tạo ao hồ, trồng cây nuôi thả cá, mỗi năm đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng tiền lãi.
Khai thác thế mạnh của vùng đất núi đồi, những năm gần đây phong trào
trồng cây, phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo dự án 327, 661 được huyện coi
trọng. Đến nay các xã trong huyện đều thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc
bảo vệ gần 200ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tập trung ở các xã Việt Đoàn,
Phật Tích, Hiên Vân, Liên Bão, Hoàn Sơn…
Điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới hôm nay phải kế
đến xã Tân Chi, đơn vị được tỉnh, huyện chọn làm điểm về xây dựng nông thôn
mới năm 2011. Là địa phương có lợi thế cả về giao thông, địa lý, vị trí tạo điều
kiện cho kinh tế - xã hội của địa phương ngày một phát triển. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, những năm gần đây Tân Chi đã đẩy mạnh làm thuỷ lợi nội đồng,
hoàn chỉnh các hệ thống kênh mương, tạo vùng sản xuất thâm canh, chuyên
canh cho từng khu đồng, xứ đồng. Những năm qua, thực hiện chủ trương của
Huyện uỷ Tiên Du, Tân Chi đã chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tổ chức quy hoạch đầu
tư xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn như: Trường học, trạm y tế,
đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá…ngày càng khang trang. Chuyển
đổi 11 ha đồng trũng ven đê Sông Đuống thuộc các thôn Văn Trung, Tư Chi,
Chi Hồ, Chi Trung để phát triển kinh tế trang trại. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu
tư phát triển nghề mới như: Mây tre đan, kinh doanh dịch vụ và giải quyết việc
làm thường xuyên cho 30 lao động tại địa phương.
Thực hiện phương châm “Ly nông, không ly hương”, hiện nay Tân Chi
đang là điểm sáng về thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất công nghiệp trên địa
bàn. Khu công nghiệp Tân Chi hiện có 3 doanh nghiệp đang hoạt động, nhiều
doanh nghiệp đang đầu tư, xây dựng, thu hút gần 1.000 lao động phần lớn là
con em địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2 đến 3,5 triệu đồng/1 người/tháng.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng 9 Người thực hiện: Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ Chương 2:
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM
BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN TIÊN DU
2.1 Tổng quan về Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du
Địa điểm: Thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh.
Số điện thoại: 0222 3 837 811
Trung tâm BDCT Tiên Du là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủy
ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của
ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
đảng viên ở cơ sở, chịu sự hướng dẫn trực tiếp về nội dung, chương trình đào
tạo, bồi dưỡng của Ban Tuyên giáo cấp tỉnh. Với tổng số 3 cán bộ gồm: 01 đ/c
Giám đốc kiêm nhiệm, 01 đ/c Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công
việc chung của cơ quan và những nhiệm vụ do Giám đốc uỷ quyền, uỷ nhiệm,
thay mặt Giám đốc điều hành công việc của cơ quan khi Giám đốc đi vắng; 01
cán bộ chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Trung tâm về công việc của mình
được phân công, theo dõi.
2.2 Chức năng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du Trung ương Đoàn
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp
vụ công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ
thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào tạo,
bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 10 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương
trình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng; Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công
tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán
bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở; Bồi dưỡng chính trị
cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; nghiệp vụ
công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở; Tổ chức thông tin về tình hình thời sự,
chính sách... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ
đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
2.3 Những thành tích đã đạt được của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du
Trung tâm BDCT huyện đã mở được 28 loại hình lớp ( vượt 01 lớp so
với kế hoạch) với tổng số 4.835 học viên, đạt 103% kế hoạch. Trong đó, 03 lớp
Bồi d¬ưỡng đối tượng kết nạp Đảng 199 quần chúng ¬ưu tú, 02 lớp bồi dưỡng
đảng viên mới cho 161 đảng viên dự bị. Qua các kỳ thi, kiểm tra đánh giá cho
thấy 100% các đồng chí học viên tham gia dự thi đạt yêu cầu, bảo đảm có chất
lượng. Qua công tác quản lý lớp học nhìn chung học viên các lớp đều chấp
hành tốt quy chế học tập, đi học đủ, đúng thời gian quy định
Việc thực hiện chế độ thông tin thời sự chính sách cho cán bộ, đảng viên
trên địa bàn được duy trì thường xuyên. Tính đến hết năm 2019, Trung tâm
BDCT huyện đã tổ chức 12 hội nghị thông tin thời sự cho 2.415 l¬ượt cán bộ.
Trong quá trình tổ chức hội nghị, Trung tâm đã kết hợp báo cáo viên Trung
ương, Tỉnh và huyện, tiến hành biên soạn tài liệu tham khảo với nội dung
thông tin về thời sự trong nước và quốc tế cung cấp cho các đồng chí trong Ban
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 11 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
Thường vụ Huyện uỷ; Bí thư các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc; thành viên Ban
Tuyện giáo Đảng uỷ các xã, thị trấn đạt kết quả tốt.
Phối hợp với Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ tổ chức, bế giảng tổng
kết 02 lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hình thức vừa làm vừa học
khóa 7 và 8 huyện Tiên Du cho 149 đồng chí là cán bộ dự nguồn của huyện và
cơ sở. Ngày 13/10/2019, tiếp tục khai giảng lớp Trung cấp LLCT- HC hình
thức vừa làm vừa học khóa 9 huyện Tiên Du (lớp học thứ bẩy, chủ nhật), hiện
tại lớp học Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên hàng năm
được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Trung tâm BDCT huyện tham mưu
với Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định thành lập đội ngũ giảng viên kiêm
chức gồm 6 đồng chí. Các đồng chí giảng viên kiêm chức là lãnh đạo chủ chốt
của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; trưởng, phó các ban, ngành của huyện.
Căn cứ vào các loại hình lớp, chương trình đào tạo, ngay từ đầu năm Trung
tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch phân công soạn giảng phù hợp đến từng
giảng viên kiêm chức của huyện, soạn giảng theo mẫu giáo án của Trung tâm
bồi dưỡng chính trị Tỉnh ủy quy định. Định kỳ khi có lớp đồng chí Giám đốc
Trung tâm sẽ phê duyệt giáo án cho các đồng chí giảng viên trước khi lên lớp.
Trên cơ sở kế hoạch công tác giáo dục LLCT được Ban Thường vụ
Huyện ủy phê duyệt. Trung tâm BDCT huyện tham mưu với Ban Thường vụ
Huyện ủy quyết định thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức gồm 6 đồng chí.
Các đồng chí giảng viên kiêm chức là lãnh đạo chủ chốt của Huyện ủy,
HĐND, UBND huyện; trưởng, phó các ban, ngành của huyện. Căn cứ vào các
loại hình lớp, chương trình đào tạo, ngay từ đầu năm Trung tâm đã chủ động
xây dựng kế hoạch phân công soạn giảng phù hợp đến từng giảng viên kiêm
chức của huyện, soạn giảng theo mẫu giáo án của Trung tâm bồi dưỡng chính
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 12 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
trị Tỉnh ủy quy định. Định kỳ khi có lớp đồng chí Giám đốc Trung tâm sẽ phê
duyệt giáo án cho các đồng chí giảng viên trước khi lên lớp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện hiện đại
trong các hoạt động tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện có nhiều chuyển
biến tích cực. Trong đó, ứng dụng công nghệ, phương tiện hiện đại vào giảng
dạy được Trung tâm hết sức quan tâm, giúp học viên lĩnh hội kiến thức, kỹ
năng phát triển tư duy, nhận thức, kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng giao tiếp
cho học viên, giúp học viên nắm vững các kiến thức đã học để áp dụng vào
thực tiễn, phục vụ công tác địa phương, không ngừng góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học tại Trung tâm.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 13 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ Chương 3
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THAM GIA THỰC TẬP
3.1 Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du Nội dung thực hiện:
- Đọc tài liệu liên quan (sách, báo, tạp chí, công văn hướng dẫn…) nằm
thu thập thêm kiến thức, thông tin về cơ quan thực tập và về lịch sử hình thành,
chức năng và nhiệm vụ Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du.
- Trao đổi với Cán bộ phụ trách chung và các cán bộ của Trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện Tiên Du về cách thức vận hành, cơ cấu tổ chức của
Trung tâm bồi dưỡng chính trị của. Kết quả đạt được:
- Hiểu được cơ cấu vận hành và bộ máy làm việc của Trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện Tiên Du
- Tiếp thu được những thông tin cần thiết để hoàn thành báo cáo thực tập.
3.2 Hoàn thành các công việc hành chính cơ bản được giao Nội dung thực hiện:
- Hoàn thành soạn thảo các văn bản hành chính được giao
- Hoàn thành đầu việc hành chính được giao: in tài liệu, xin dấu xác nhận …
- Sắp xếp lại hệ thống giấy tờ, văn bản, tài liệu của cơ quan thực tập
- Gửi tài liệu tới các cơ quan khác được chỉ định.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 14 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
- Tập soạn các bài giảng chính trị cho đối đối tượng cần nâng cao nhận
thức và học tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du.
- Dự giảng các buổi giảng do cán bộ Trung tâm tổ chức nhằm tiếp thu
kinh nghiệm, kiến thức giảng dạy cho đối tượng theo học tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Kết quả thực hiện:
- Tiếp cận với các công việc hành chính công sở ở cơ quan thực tập
- Rèn luyện tác phong làm việc công sở
- Hiểu được cách vận hành các hoạt động hành của cơ quan.
- Tham gia và tập làm quen với các công việc của môi trường công sở
3.3 Tham gia và quan sát hoạt động của cơ quan thực tập Nội dung thực hiện:
- Đến thực tập tại cơ quan 1 buổi/ngày nhằm làm quen, rèn luyện cách
thức làm việc, tác phong, nội quy, cơ chế vận hành của cơ quan thực tập.
- Tham dự hội thảo, buổi nói chuyện chuyên để để nâng cao kiến thức.
- Tham gia cuộc họp để hiểu được cách thức làm việc, nội dung công
việc của một cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
-Tham gia các buổi giảng dạy để tiếp xúc trực tiếp về cách thức giảng
dạy và soạn các bài giảng chính trị Kết quả thực hiện:
- Hiểu và làm quen được cơ chế vận hành, cách thức làm việc của một
cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
- Nắm được những kiến thức và kỹ năng thực tế khi tổ chức giảng dạy
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 15 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
3.4 Học tập cách giảng dạy của các cán bộ Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du Nội dung thực hiện:
- Soạn các bài giảng theo 5 chuyên đề cơ bản liên quan đến khái quát
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Nội dung cơ bản cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội; Một số nội dung cơ bản của điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh, phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam…
- Nghe cán bộ phụ trách hướng dẫn về các cách giảng dạy và các tình huống
trong giảng dạy lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
- Tập giảng thử trước cán bộ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị và được
nghe phó giám đốc trung tâm Nguyễn Thị Ngoan trực tiếp góp ý, chỉnh sửa
- Tham dự các hoạt động hội thảo và các buổi khai giảng lớp học có sự
tham dự của đồng chí Lưu Đắc Hùng - UVBTV- Trưởng Ban Tuyên giáo
Huyện ủy, kiêm Giám đốc TTBDCT huyện. Kết quả thực hiện:
- Hoàn thành được các bài giảng do cán bộ phụ trách yêu cầu
- Học thêm những kỹ năng hành chính văn phòng và kỹ năng soạn bài giảng
- Rèn luyện kỹ năng nói, nâng cao sự tự tin khi đứng trước lớp học và
tập làm quen với cách thức giảng dạy, dẫn dắt các vấn đề chính trị cho các đối
tượng khác nhau về trình độ, độ tuổi.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 16 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ Chương 4
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
4.1 Đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du
Trong nền giáo dục mở như hiện nay, việc tăng cường giao lưu, hợp
tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục là một việc làm thiết thực. Học viện Báo
chí và Tuyên truyền và Ban tuyên giáo nói riêng và Trung tâm bồi dưỡng chính
trị huyện Tiên Du nói chung nên tăng cường hợp tác sâu rộng trên lĩnh vực Lý
luận Chính trị Báo chí và Truyền thông là một gợi ý có tính khả quan.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,
nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong
hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào
tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4.2 Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện nên liên hệ cụ thể hơn nữa về lịch và công việc cụ thể với cơ
quan thực tập,… tránh trường hợp khi sinh viên về thì cơ quan lại bố trí công
việc không phù hợp với chuyên môn đã học. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới
chất lượng đợt thực tập.
Ngoài ra, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nên tổ chức thường xuyên,
nhiều hơn những chuyến đi thực tế, thực tập, giúp sinh viên trang bị thêm
những kiến thức cuộc sống và có cơ hội vận dụng lí thuyết được học dưới mái trường.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 17 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
Học viên Báo chí - Tuyên truyền là cái nôi đào tạo ra những cán bộ,
giảng viên làm công tác giảng dạy các môn học chính trị Mác – Lênin, cán bộ
văn hóa – xã hội, Báo chí – Truyền thông. Vì vậy, để tạo cho sinh viên sau khi
ra trường có thể đảm nhiệm vị trí công tác được giao thì yêu cầu bên cạnh việc
bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, Học viện cần tăng cường công tác giảng
dạy nghiệp vụ sư phạm, đào tạo kỹ năng sống. Thực tế hiện nay, việc cọ sát
giữa sinh viên với các cơ quan nhà nước, cọ sát với nghiệp vụ sư phạm của
sinh viên còn rất hạn chế, vì vậy khi về thực tập bản thân tôi vẫn chưa thể hình
thành được kĩ năng của một giảng viên: Soạn bài giảng, giảng bài, tổ chức lớp
học… Vì vậy em kiến nghị Học viện cần tăng cường phần học nghiệp vụ sư
phạm và tổ chức học học phần nhiều hơn. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả của
đợt thực tập đồng thời sớm hình thành cho sinh viên những kĩ năng cơ bản nhất về nghề nghiệp.
Môi trường thực tiễn chính là môi trường nuôi dưỡng cho lý luận thêm
sâu sắc, bổ sung thêm vấn đề lý luận mà nhiều khi trong sách vở sinh viên
không thể hiểu hết, vì vậy, việc tổ chức cho sinh viên thực tập nói chung , cũng
như thực tập sư phạm nói riêng, đã được nhà trường sắp xếp lịch nhưng cần
kéo dài thêm thời gian thực tập, để sinh viên có thời gian sống trong môi
trường thực tiễn nhiều hơn, để học hỏi nhiều hơn và từ đó trưởng thành nhiều hơn.
4.3 Đối với Khoa Chính trị học
Khoa Chính trị học nên có sự kiếm tra chặt chẽ hơn việc thực tập của
sinh viên. Nên có nhiều buổi kiểm tra đột xuất để tránh tình trạng sinh viên
không tham gia thực tập và thực tập không có hiệu quả.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 18 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ
Vì đây là hoạt động tự liên hệ tới các cơ quan thực tập nên sinh viên còn
gặp nhiều khó khăn, các khóa sau của Khoa chính trị học nói riêng và Học viện
Báo chí và Tuyên tuyên truyền nói chung nên có những liên kết cụ thể nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tiến hành thực tập đạt hiệu quả hơn.
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 19 Trần Việt Anh Báo cáo th c ự t p ậ KẾT LUẬN
Sau những tuần được thực tập tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Tiên Du, tôi đã thu được những kiến thức cho riêng bản thân mình, nhìn nhận
được những gì mà bản thân mình đã làm được, những hạn chế, yếu kém, nhận
thấy điều đó, bản thân cần phải biết vượt lên trên những khó khăn để từ đó đạt
được những mục tiêu mà bản thân mình đề ra.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du, mặc dù đã có nhiều khởi
sắc về tình hình phản ánh kịp thời, chính xác những thông tin về tình hình
chính trị, tuyên truyền về kiến thức và lý luận chính trị xã hội, nắm bắt tình
hình thực tế để ứng phó với các tình uống, sự kiện… Vì vậy, là sinh viên
chuyên ngành chính trị học, học tập tai trường Đảng cần phải nâng cao trình
độ và tìm ra mọi giải pháp để xử lý kịp thời các vấn đề nóng liên quan đến
chính trị, mà thậm chí nếu xử lý không khéo sẽ dẫn đến xung đột chính trị nói chung.
Bản thân là sinh viên năm ba, phải không ngừng học tập, trau dồi kiến
thức, phấn đẩu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu trở
thành một cử nhân Chính trị học có thành tích tốt, hiểu biết nhiều lĩnh vực của
xã hội, không ngừng nghiên cứu phương pháp giảng dạy, giải quyết các tình
huống bất ngờ xảy ra, làm mình ngày càng tiến bộ hơn. Trong quá trình đi thực
tập tôi đã hết sức cố gắng và hoàn thành đợt thực tập thành công tốt đẹp.
Trên đây là nội dung của bài báo cáo của bản thân tôi thu hoạch được
sau đợt thực tập tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tiên Du. Rất mong
nhận được sự góp ý, nhận xét đánh giá của thầy cô giáo, khoa chủ quản và nhà
trường để bản thân sinh viên ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn,
GV hướng dẫn: Ths. Lưu Văn Thắng Người thực hiện: 20 Trần Việt Anh