Báo cáo môn CTXH - Báo cáo môn CTXH - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo môn CTXH - Báo cáo môn CTXH - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trường Đại học Hoa Sen CẢM NHẬN MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔN
Những người thực hiện: Nguyễn Tuấn Dũng Lâm Thủy Trúc Võ Thị Ngọc Trâm Trần Hữu Bảo Hoàng Nguyễn Lo Thục My Trần Thị Lệ Duyên Huỳnh Khánh Ngọc Huỳnh Nhật Hoàng
Nhóm 1 – Công tác xã hội nhập môn
Giảng viên hướng dẫn: Trần Minh Hải
Giới thiệu chung và Nội dung cơ bản
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội và giáo dục, ngoài việc giảng dạy về kiến thức khoa
học chuyên môn ở các giảng đường đại học, việc bổ sung các kiến thức xã hội cho sinh viên cũng là
việc hết sức cần thiết và cần phải chú trọng. Công tác xã hội nhập môn là môn học cung cấp những
phương pháp, kiến thức khái quát chung và một số lý thuyết nền tảng của công tác xã hội cho sinh
viên. Môn học này chỉ ra công tác xã hội là một nghề giúp đỡ chuyên nghiệp (Helping profession)
được phát triển dựa trên nền tảng của giáo dục khai phóng (The foundation of liberal art), trong đó
quy định rõ về các vai trò, chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực thực hành của nhân viên xã hội
chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp kết hợp với kiến thức xã hội giúp nhân viên xã hội thấu hiểu
được hoàn cảnh và kiến thức chuyên môn giúp nắm bắt được tâm lý của người yếu thế trong xã hội.
Từ những hiểu biết đó, họ hỗ trợ tạo ra kết nối, động lực giúp cho cá nhân hay cộng đồng tự quyết
(self-determination), tự giúp, tự tìm kiếm các giải pháp mới (alternatives) cho những vấn đề của
mình. Đồng thời môn học này còn giúp cho sinh viên có cái nhìn bao quát hơn khi tiếp cận các vấn
đề trong xã hội từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra cách giải quyết vấn đề theo tư duy hệ thống.
Nhóm 1 – CTXH Nhập môn Trang 1
Bài học và áp dụng
Môn Công tác Xã hội nhập môn không chỉ đơn thuần là một bộ môn mang nặng tính lý thuyết học
thuật mà sẽ hướng người học đến những kỹ năng thực tế. Trong quá trình học, chúng ta được giới
thiệu những phương pháp, kỹ năng để làm việc khoa học hơn. Bên cạnh những lý thuyết đặc thù của
ngành Công tác Xã hội, những bài học về các kỹ năng, tư duy là những điều người học dễ dàng tiếp
thu và áp dụng ngay vào thực tế cuộc sống. Chẳng hạn ở Chương 3, chúng ta được học kỹ năng
lắng nghe và kỹ năng quan sát. Đây là hai kỹ năng tưởng như rất cơ bản nhưng không phải ai cũng
có thể làm tốt được. Sau khi được trang bị hai kỹ năng này, chúng ta có thể áp dụng ngay vào quá
trình làm việc nhóm khi tham gia vào các lớp học. Lắng nghe và quan sát tốt sẽ giúp chúng ta dễ
dàng trao đổi, hợp tác với các thành viên khác trong nhóm và đem lại hiệu suất tốt nhất.
Ngoài ra, sau khi học môn Công tác Xã hội, chúng ta cũng sẽ học được cách giao tiếp tự tin, rành
mạch và rõ ràng với mọi người trong xã hội. Kỹ năng giao tiếp là một điều rất cần thiết để truyền tải
cho người nghe được ý nghĩa mà mình muốn truyền đạt. Nhà diễn thuyết, chính trị gia người Mỹ Les Brown từng nói:
Từ những kỹ năng giao tiếp học
được cộng thêm những nhận thức đúng đắn, chúng ta có thể áp dụng trực tiếp vào cuộc sống của mình.
Môn học này ngoài việc mang đến sự giúp đỡ cho “mảnh đời” kém may mắn, những cá nhân, nhóm
hoặc là cộng đồng, ta có thể áp dụng vào mọi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Bởi vì có thể nói,
làm việc đi kèm với đạo đức là một vấn đề xã hội hiện nay đang hướng tới. Ví dụ khi ta một mâu
thuẫn xảy ra trong công việc thì ta có thể ứng dụng “7 bước giải quyết vấn đề” được giới thiệu ở
Chương 4 để giải quyết vấn đề đó một cách rõ ràng, rành mạch và hiệu quả. Đầu tiên là ta xác định
vấn đề cốt lõi của nó như thế nào và tìm hiểu nguyên nhân phát sinh ra vấn đề đó. Sau đó ta xem xét
các phương pháp các hướng giải quyết đúng đắn chọn lọc kỹ và đưa ra 1 giải pháp tốt nhất để giải
quyết vấn đề, lên kế hoạch giải quyết vấn đề và cuối cùng là đánh giá kết quả mình đạt được.
Tóm lại, sau quá trình trao dồi kiến thức từ môn Công tác xã hội nhập môn, ngoài việc ta có thể áp
dụng vào việc giao tiếp, học tập và công việc trong tương lai thì chúng ta có thể áp dụng vào mọi
lĩnh vực trong cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ ngày càng bền vững và giúp cho bản thân mình phát triển tốt hơn.
Nhóm 1 – CTXH Nhập môn Trang 2
Những điều yêu thích nhất
Trải qua các buổi học đầy ý nghĩa đã giúp chúng ta học được nhiều bài học vô cùng bổ ích và nhận
ra rằng công tác xã hội là một nghề mang đầy tính nhân đạo, tình yêu thương cùng với sự thấu cảm.
Qua những tiết học tràn đầy sự nhiệt huyết đi cùng với lòng yêu nghề của thầy Hải, đã mang lại cảm
giác thú vị và tạo được sự hứng thú cho sinh viên khi được tìm hiểu sâu về ngành công tác xã hội.
Điều đầu tiên mà chúng em thích khi học môn này đó chính là nó đã dạy cho em biết giúp đỡ người
khác đúng cách. Trong cuộc sống chúng ta, sự giúp đỡ lẫn nhau đôi khi đã trở nên rất cần thiết. Đặc
biệt là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, người kém may mắn, người yếu thế trong xã
hội (phụ nữ, trẻ em, người già, …) thì nhận được sự giúp đỡ đã là một điều vô cùng quý giá. Đôi
lúc chỉ bằng một hành động của mình mà có thể thay đổi cuộc sống của người khác hoặc ngược lại.
Vì thế nên được học cách giúp người khác và để họ vươn lên mà không ỷ lại vào mình là một bài học rất quan trọng.
Điều thứ hai khiến chúng em thực sự thích môn học này là rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết
cho cuộc sống. Bên cạnh các kiến thức lý thuyết, yếu tố quan trọng không kém đó chính là những
kỹ năng mà ta có thể áp dụng vào cuộc sống như trong quá trình học tập, sinh hoạt hằng ngày và cả
công việc sau này. Nhờ vào những bài giảng của thầy, chúng ta đã được học cách giải quyết vấn đề
một cách chuyên nghiệp như những người làm công tác xã hội. Tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc
của sự việc và đặt mình vào hoàn cảnh của người yếu thế là bước đầu để tìm ra cách giải quyết cho
những vấn đề mà họ đang gặp phải. Với tính chất công việc là phải tiếp xúc với cộng đồng, xã hội
để có thể có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ thì ta còn phải được kỹ năng lắng nghe,
giao tiếp và tham vấn. Đây không chỉ là bộ ba kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình trò
chuyện cùng thân chủ mà nó còn có thể được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của ta, kể cả khi
không là một nhân viên công tác xã hội.
Trong xã hội hiện nay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, tuy nhiên đi cùng
với sự phát triển là sự xuất hiện của những vấn đề xã hội như các tệ nạn về cờ bạc, nghiện hút, mại
dâm,... sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội ngày càng trầm trọng. Chính những tiết học này có thể
giúp cho chúng em trao dồi được thêm phẩm chất tốt đẹp cho bản thân. Công tác xã hội là một nghề
có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ con người nên việc cảm nhận được sự cảm thông và tình yêu thương, tinh
thần sẵn sàng giúp đỡ người khác những lúc khó khăn là một điều hết sức dễ dàng. Đồng thời còn
hỗ trợ để hình thành nên tính kiên trì, nhẫn nại, xây dựng một trái tim đầy nhân hậu cho mỗi chúng ta.
Việc cuối cùng mà chúng em luôn đề cao trong môn học này là mang lại giá trị nhân văn cho cuộc
sống và cho xã hội. Tinh thần dân tộc của người Việt Nam luôn được thể hiện qua lòng yêu thương
và sự tương trợ lẫn nhau. Điều này đã giúp phát huy được truyền thống tương thân tương ái, lòng vị
tha, luôn giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và được thể hiện rõ nhất qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
từ xưa ông cha ta để lại. Môn công tác xã hội này đã hỗ trợ chúng em để có thể trở thành một phiên
bản tốt nhất của chính mình về tính cách lẫn hành vi. Đây cũng chính là những bài học cần thiết cho
mỗi cá nhân sinh viên trong quá trình hình thành và phát triển của bản thân.
Nhóm 1 – CTXH Nhập môn Trang 3
Đề xuất, cải tiến
Chúng em đề xuất nên “dạy học theo tình huống”. “Dạy học theo tình huống” là một quan điểm dạy
học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn
cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều
kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.
Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh
vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn
khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử
dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa
học chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.
Nhóm 1 – CTXH Nhập môn Trang 4 Kết luận
Vì lý do dịch bệnh nên chúng em chưa được trải nghiệm trọn vẹn những hoạt động của môn học,
đồng thời chúng em chỉ được tiếp cận môn học thông qua những bài giảng lý thuyết cơ bản. Điều
đó dẫn đến những kiến thức mà chúng em được tiếp thu không có tính cô đọng. Nhìn chung hiện tại
chúng em cũng đã được học rất nhiều nhưng kỹ năng và phương thức vận hành của ngành nghề
công tác xã hội. Nếu có thể, chúng em nghĩ rằng môn học cần có thêm nhiều hoạt động nhóm để có
thể ứng dụng các kỹ năng được học sau mỗi bài học. Qua những hoạt động đó giúp chúng em trau
dồi và cải thiện những kỹ năng của bản thân. Nhưng nhìn vào điều kiện hiện tại thì việc tổ chức các
hoạt động ngoại khóa là một việc khá khó nên đối với nhóm em thì trải nghiệm mà môn công tác xã
hội đang mang lại cho chúng em là rất tốt và không cần phải có những cải thiện trong phương pháp học tập.
Nhóm 1 – CTXH Nhập môn Trang 5