-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo môn học Chuyên đề ngành | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Báo cáo môn học Chuyên đề ngành | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 15 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chuyên đề ngành 2 tài liệu
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Báo cáo môn học Chuyên đề ngành | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Báo cáo môn học Chuyên đề ngành | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 15 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chuyên đề ngành 2 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
KHOA KINH TẾ- NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO MÔN HỌC CHUYÊN ĐỀ NGÀNH Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà Tên sinh viên : Phạm Ngọc Huyền Trang Lớp : 20QT4 Mã số sinh viên : 2054030159
Đà Nẵng, ngày 21, tháng 11, năm 2023 Mục lục Lời cảm ơn 1
Chương 1. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 1.1 Học tập chọn đời 2 1.2 Vuca 2 1.3 Kỹ năng 2023 4
Chương 2. MARKETING TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 2.1 Truyền tải nội dung 6 2.2 Nguyên tắc 9
2.3 Thought Leadership Marketing 9
Chương 3. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Jack Ma 9
3.2 Tính kiểm tra xuên suốt của một dự án 11
Chương 4. THAM QUAN CÔNG TY HEINEKEN
4.1 Tổng quan về công ty Heineken 11
4.2 Qua trình tham quan nhà máy Heineken tại Đà Nẵng 12 Phần kết 13 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến trúc Đà
Nẵng đã đưa bộ môn Chuyên đề ngành vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Nguyễn Thị Thu Hà và
các thầy cô hỗ trợ môn học. Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Chuyên
đêg ngành, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết
thông qua các buổi hội thảo của các thầy cô. Thầy cô đã giúp em tích lũy thêm
nhiều kiến thức hay và bổ ích.
Bộ môn Chuyên đề ngành là một môn học thú vị và vô cùng hữu ích đến quá
trình học tập và hoàn thiện bản thân của em. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ
năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận của em
khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng
người. Kính chúc thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ
học trò đến những bến bờ tri thức. Em xin chân thành cảm ơn! 1
Chương 1. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 1.1 Học tập chọn đời
- Học tập suốt đời là một hình thức học tập mà do chính bản thân mình khởi
xướng nhằm mang đến cơ hội phát triển cá nhân. Mặc dù rất khó để đưa ra một
định nghĩa tiêu chuẩn về học tập suốt đời, nhưng thuật ngữ này thường xuyên được
liên kết với việc học tập diễn ra bên ngoài một cơ sở giáo dục truyền thống, chẳng
hạn như trường học, trường đại học hoặc khóa đào tạo của công ty. Mục tiêu của
học tập suốt đời là nằm ở việc đạt được sự hoàn thiện cá nhân.
- Viện nghiên cứu UNESCO về việc Học tập suốt đời (UIL) nhấn mạnh rằng
“Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới chúng ta đã mang đến rất nhiều cơ hội để
học hỏi trong suốt cuộc đời, cho sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, sự gắn kết xã hội
và sự thịnh vượng kinh tế”. Do đó, các hội sở đang làm việc chăm chỉ để đưa ra
các chính sách và hệ thống học tập suốt đời hiệu quả và bao trùm tất cả, việc định
vị mục tiêu góp phần nâng cao kỹ năng vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng và toàn cầu.
- Mặt khác, Tiến sĩ Maylyn Tan – Trợ lý Trưởng khoa kiêm Trưởng phòng
Phát triển Học thuật tại Học viện Quản lý Singapore (SIM) cảnh báo rằng “một số
người trong chúng ta có thể tham vọng nhảy xuống hố nước sâu và chuyển hoàn
toàn ra bên ngoài toàn bộ những kỹ năng khác nhau, trong khi học tập suốt đời là
về những thay đổi lớn lên từng ngày và xem xét những gì bạn có thể làm ngay bây
giờ và kết hợp với các lĩnh vực khác nhau để tạo ra nhiều giá trị hơn”.
Vì thế, những thay đổi và kỹ năng trong thế kỷ 21 cần được xác định để thúc
đẩy việc tạo ra giá trị thông qua học tập suốt đời.
- Việc bản thân luôn học tập và trao dồi những kiến thức, kỹ năng mới, thành
công sẽ đến với bạn, bản thân bạn sẽ trở nên lôi cuốn hơn, bạn sẽ trở thành 1 nhà
lãnh đạo tốt hơn, và cuối cùng là bạn sẽ hài lòng với cuộc sống hơn. 1.2 Vuca - Khái niệm:
VUCA là một từ viết tắt của Volatility – Biến động, Uncertainty – Bất ổn,
Complexity – Phức tạp và Ambiguity – Mơ hồ.
VUCA là khái niệm chủ yếu được dùng trong phạm vi kinh doanh dùng để mô
tả một thế giới hay một bối cảnh kinh doanh luôn luôn biến động, nơi các doanh
nghiệp và thương hiệu cần thích ứng nhanh hơn.
Trong một vài năm trở lại đây, khái niệm VUCA đang trở nên phổ biến như
một thuật ngữ dùng để chỉ các khía cạnh khác nhau của một môi trường hay thế
giới “không thể kiểm soát” này.
Thế giới VUCA gắn liền với thế giới của các nhà lãnh đạo. 2
- Khả năng sáng tạo và cạnh tranh cho doanh nghiệp:
VUCA chính là yếu tố giúp doanh nghiệp, cá nhân phát huy khả năng sáng tạo
và cạnh tranh. Sự biến đổi nhanh chóng, không chắc chắn chính là tiền đề để thúc
đẩy tư duy sáng tạo, khuyến khích các tổ chức tìm ra được giải pháp mới và thích
ứng linh hoạt với thế giới. Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
+ Đáp ứng nhanh và linh hoạt
VUCA đòi hỏi các tổ chức phải đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt nhằm thích
ứng với môi trường biến đổi. Khả năng đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nhanh
chóng và hòa nhập chính là yếu tố để mỗi cá nhân và doanh nghiệp chinh phục
thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
+ Cải thiện năng lực lãnh đạo và quản lý
VUCA mang đến cho các nhà lãnh đạo và người quản lý những thách thức to
lớn. Để có thể đạt được thành công trong thế giới VUCA, đòi hỏi nhà lãnh đạo cần
có khả năng thích nghi và linh hoạt, cũng như đưa ra định hướng và quyết định
thông minh cho tương lại. Có thể thấy, VUCA là chất xúc tác chính để tạo nên các
nhà lãnh đạo, người quản lý tuyệt vời, có thể thích ứng với từng giai đoạn kinh doanh.
VUCA là một môi trường đầy phức tạp và rủi ro. Do đó, doanh nghiệp cần xây
dựng cho mình một chiến lược riêng để đối mặt với thị trường.
+ Dự đoán kế hoạch mọi trường hợp có thể xảy ra
Khi xây dựng doanh nghiệp, bạn cần có kế hoạch cho những rủi ro có thấy xảy
ra. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi được với môi trường
mới. Nếu không có hướng đi cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị đối thủ vượt mặt và bị đào
thải khỏi thị trường. Do đó, bạn cần tận dụng điểm mạnh mà doanh nghiệp có để
dự đoán và đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề.
+ Giảm sự phụ thuộc vào nhân công
Với thời đại công nghệ phát triển, máy móc đã có thể thay thế con người trong
nhiều vấn đề. Đặc biệt, AI còn giúp hỗ trợ nhiều quá trình khác trong quản lý kinh
doanh một cách chính xác. Điều này giúp cho quá trình quản lý kinh doanh trở nên
hiệu quả và đảm bảo chất lượng hơn. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc việc giảm
thiểu sự phụ thuộc vào yếu tố con người. Thay vào đó, doanh nghiệp nên đầu tư
nhiều vào công nghệ, để tạo nên lợi thế cạnh tranh trước đối thủ một cách mạnh mẽ.
+ Đáp ứng các yêu cầu mới về an toàn
Sau những cuộc khủng hoảng, thì thị trường sẽ trở nên khắt khe hơn. Do đó,
doanh nghiệp cần tìm ra những chiến lược để đổi mới mục tiêu kinh doanh. Ví dụ 3
như, việc chúng ta tuân theo những yêu cầu đảm bảo an toàn trong thời kỳ dịch
bệnh, đó là yếu tố bắt buộc. Đồng thời, việc doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn
vào hoạt động quản lý kinh doanh hiệu quả. Việc này cũng góp phần đảm bảo sự
an toàn về trong kinh doanh. + Tự động hóa
Tự động hóa là một trong những chiến lược mà hầu hết các doanh nghiệp hiện
này đều ứng dụng. Khi môi trường ngày càng thay đổi, các nhà sản xuất sẽ phải
trang bị công nghệ để tái thiết lại những mục tiêu đã đề ra. Đồng thời đó, công
nghệ cũng giúp cho con người làm việc hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tự động hóa bằng cách xây dựng hệ
thống xử lý và quản lý thông minh với quy trình thống nhất. Điều này giúp cho bạn
có thể cải thiện được năng suất và quy trình làm việc. Nhờ vào việc tự động hóa,
doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được chi phí và xác định sai sót để kịp thời sửa chữa.
Có thể thấy, ngày nay công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong môi trường
kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự nhạy bén trong việc phát hiện và
cập nhật những xu hướng công nghệ đang phát triển. Qua đó, doanh nghiệp có thể
khai thác tiềm năng của công nghệ mới để tránh bị lạc hậu. Song song đó, việc
nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ cũng là cách giúp doanh nghiệp tạo ra giá
trị riêng và tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường VUCA hiện nay.
VUCA đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh và nó có khả năng giúp
doanh nghiệp nhìn nhận được môi trường kinh doanh hiện tại. Bên cạnh đó, việc
hiểu được VUCA là gì còn giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh, phát
triển bền vững và tồn tại lâu dài trên thị trường. 1.3 Kỹ năng 2023 - Kỹ năng sáng tạo
Trước đây, kỹ năng sáng tạo có thể ít được coi trọng trong một số ngành công
nghiệp. Nhưng hiện nay với sự phát triển của các nền tảng xã hội mới nó được
đánh giá cao hơn bao giờ hết.
Kỹ năng sáng tạo là một kỹ năng hữu ích giúp bạn thành công trong công việc
một cách ấn tượng. Sở hữu kỹ năng này là khi bạn có thể đưa ra những ý tưởng
mới sáng tạo, các giải pháp độc đáo cho các vấn đề phức tạp.
Một nhân viên sáng tạo có khả năng thích nghi và giải quyết tốt các vấn đề
phát sinh khi làm việc trực tuyến, biến động thị trường và công nghệ mới phát triển.
- Kỹ năng phân tích (Data analytics)
Hiện nay, có rất nhiều công ty chuyển sang sử dụng các công cụ và giải pháp
kỹ thuật số để tăng lợi nhuận, vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Do đó phân tích dữ 4
liệu là một kỹ năng thật sự có giá trị đối với các ứng viên sở hữu nó. Trên thực tế,
các doanh nghiệp mở ra vị trí phân tích dữ liệu dự kiến sẽ tăng 23% từ năm 2021
đến năm 2031. Và mức lương của công việc này đang khá cao trên thị trường việc làm
Khả năng phân tích dữ liệu trên các nền tảng phổ biến như Google Analytics
hoặc Microsoft Excel là bắt buộc đối với nhiều vị trí, chẳng hạn như các vị trí
Business Analyst. Vậy nên, nếu bạn còn thiếu kỹ năng này hãy dành thời gian để
trau dồi và học tập để trở thành ứng viên sáng giá trên thị trường lao động .
- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-solving)
Với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường làm việc và công nghệ, các
vấn đề mới sẽ luôn luôn phát sinh. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là điều mà các
nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm ở ứng viên trong năm 2023.
Khả năng giải quyết vấn đề là việc bạn có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của
vấn đề trong kinh doanh và đưa ra giải pháp phù hợp. Ngoài ra, đó còn là cách bạn
xử lý xung đột giữa các cá nhân, vấn đề khác trong cuộc sống. Hãy nâng cao và
luyện kỹ năng này để được doanh nghiệp đánh giá cao hơn nhé.
- Kỹ năng hợp tác (Collaboration)
Mặc dù nhiều công ty đang dần áp dụng hình thức làm việc linh hoạt vừa
offline vừa online vào năm 2023, nhưng điều này không có nghĩa bạn không cần
hợp tác với các đồng nghiệp của mình.
Hợp tác là một kỹ năng có giá trị đối với các nhóm dự án. Bởi lẽ đây là phương
pháp tốt nhất để hoàn thành công việc phức tạp và đòi hỏi nhiều nhân sự có chuyên
môn ở các vị trí khác nhau.
Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng cộng tác mạnh
mẽ, vì thường việc teamwork từ xa diễn ra khó khăn hơn. Những người có khả
năng cộng tác tốt sẽ áp dụng được những kỹ năng này kể cả là trực tiếp tại công ty
hay làm việc tại nhà và ngược lại.
- Kiến thức về kỹ thuật số (Digital literacy)
Khi công việc ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, hiểu biết về kỹ thuật số là
một kỹ năng ngày càng quan trọng đối với tất cả những người tìm việc trong thời
gian tới. Nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên tiềm năng đều biết cách tìm
kiếm, phân tích và truyền đạt thông tin dưới nhiều hình thức trên nhiều nền tảng.
Do đó, tìm hiểu kiến thức cơ bản về kỹ thuật số có thể giúp bạn luôn mở ra những
cánh cửa cơ hội tốt trong tương lai.
- Năng lực tự thúc đẩy bản thân (Self-motivation)
Khi hình thức làm việc từ xa ngày càng phổ biến ở các công ty, người lao động
đều cần phải có động lực để duy trì mức năng suất. Tự thúc đẩy bản thân là việc 5
bạn có thể chủ động trong công việc, hoạt động độc lập những người khác và hoàn
thành nhiệm vụ đúng hạn mà không bị nhắc nhở.
Ngoài ra, những nhân viên có khả năng tự thúc đẩy bản thân thường đón nhận
những thử thách mới một cách hăng hái và nỗ lực để phát triển nghề nghiệp. Do đó,
trong năm 2023 nhà sử dụng lao động luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng
tự thúc đẩy bản thân. Họ tin tưởng các ứng viên sở hữu kỹ năng này đó có thể làm
tốt dù không có sự giám sát từ cấp quản lý.
- Kỹ năng giao tiếp (Communicate effectively)
Một trong những kỹ năng quan trọng để có được sự nghiệp thành công vào
năm 2023 là khả năng giao tiếp hiệu quả. Trong những năm tới, chúng ta phải đảm
bảo giao tiếp hiệu quả qua nhiều nền tảng, đa văn hóa.
Chương 2. MARKETING TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 2.1 Truyền tải nội dung - Viết đúng: Viết đúng chính tả
Bạn có thể viết sai chính tả trong những bình luận vui đùa với bạn bè nhưng
đối với một sản phẩm viết lách, hãy viết đúng chính tả. Viết đúng chính tả là một
cách tôn trọng tiếng mẹ đẻ và để cho bài viết của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Nó có thể đến từ việc:
– Vốn từ vựng quá ít, không thường xuyên sử dụng từ ngữ dẫn đến khả năng
phân biệt từ đúng – sai không chính xác.
– Đọc quá nhiều tư liệu và không có sự thống nhất chung giữ quy tắc chuẩn chỉnh tiếng Việt.
– Do tính cẩu thả trong viết lách và sau khi hoàn thành xong bài viết không
kiểm tra lại các lỗi chính tả. Viết đúng ngữ pháp
Chúng ta bắt đầu ê a những con chữ đầu tiên vào năm tiểu học và học những
kiến thức cơ bản về thành phần câu trong những năm tháng đó.
Trong một câu có hai thành phần chính bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Đó là
thành phần quan trọng không thể thiếu để cấu tạo thành câu hoàn chỉnh. Đặc biệt
nếu bạn là một writer viết cho website, blog hay viết Ebook thì viết đúng ngữ pháp
cực kỳ quan trọng. Một bài viết với câu văn mạch lạc, đầy đủ và rõ nghĩa thể hiện sự chuyên nghiệp của.
Là một người viết chuyên nghiệp, bạn phải hiểu rằng sản phẩm (tức bài viết
hoặc content của bạn) khi show cho khách hàng nó phải đảm bảo suôn sẻ, trôi chảy
và không có lỗi diễn đạt. Nếu bạn đang theo đuổi con đường viết lách, hãy nhớ
rằng trước khi viết hay phải viết đúng. Bài viết cũng vậy. Một bài viết được trình 6
bày rõ ràng, không sai chính tả, không lỗi ngữ pháp sẽ ghi thêm một điểm trong
mắt khách hàng và độc giả. Viết đúng thông tin
Khi đưa thông tin đến với độc giả thì bạn phải tìm hiểu thông tin đó đã chính
xác chưa, đã có kiểm chứng rõ ràng hay không. Ví dụ bạn viết về một chất A tốt
cho cơ thể, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ kiến thức để viết điều đó. Hoặc bạn có
thể trao đổi với những chuyên gia hay những người làm trong ngành để có một cái
nhìn chính xác hơn. Bạn cũng nên dành thời gian để nghiên cứu và tìm dẫn chứng
cho bài viết. Nếu không nắm rõ về nó thì tốt nhất đừng viết. Đúng số liệu thống kê
Một bài viết thuyết phục sẽ có luận điểm, luận cứ rõ ràng. Các con số thống kê
phải chính xác, trích dẫn cụ thể. Nếu số liệu đó được đăng tải từ các tờ báo, bài
nghiên cứu khoa học uy tín thì nên dẫn nguồn rõ ràng. Độc giả ngày nay họ thông
minh và tỉnh táo hơn, do vậy với những bài viết mập mờ, viết chung chung và
những con số mang tính ước chừng, phỏng đoán sẽ không đáng tin cậy.
– Trích dẫn thông tin chính xác cũng là cách tôn trọng tác giả bài viết gốc.
– Trích dẫn các con số, số liệu thống kê chính xác từ những website uy tín.
– Trích dẫn câu nói từ nhân vật nổi tiếng để làm dẫn chứng thì tốt hơn bạn nên
nói qua một chút nó xảy ra tại đâu, trong hoàn cảnh nào,…
– Biết cách rút gọn các con số trong trường hợp cần thiết.
– Không nên bịa đặt số liệu, phỏng đoán, giả định từ cái nhìn cá nhân. Viết đúng trọng tâm
Khi bạn đi sa đà vào những phần không liên quan sẽ dễ khiến bài viết lan man
dài dòng không đúng trọng tâm. Cái mà chúng ta hay gọi là “lạc đề”. Có rất nhiều
lý do khiến cho người viết lạc đề bài, trong đó có thể kể đến:
– Không lập dàn ý trước khi viết bài: Vì không có dàn ý để bám sát theo chủ đề
nên bạn dễ rơi vào kiểu viết nhiều, viết dài nhưng lại chẳng bám vào trọng tâm.
– Không nắm vững đề bài: Khi không hiểu đề bài, bạn sẽ có cái nhìn sai lệch
và từ đó cũng sẽ có xu hướng phân tích lạc đề.
– Thói quen viết: Điều này bắt nguồn từ việc đọc quá nhiều tiểu thuyết dẫn đến
bạn bị ảnh hưởng bởi phong cách viết dài dòng, bay bổng. Bạn chú trọng nhiều
hơn đến việc kể chuyện, miêu tả làm sao cho bài viết hay hơn mà quên mất rằng
mình đã đi xa khỏi chủ đề viết hằng hà cây số. Viết đúng yêu cầu
Viết đúng yêu cầu người ra đề
Nhiều trường hợp có những bạn content writer đã “bật” lại sếp/khách hàng chỉ
vì bài viết của mình không đúng như ý sếp/khách. Bởi vì những bạn đó tin rằng, 7
bài viết phải đi theo hướng bạn viết mới là đúng, mới là hay. Đây là một quan niệm
hoàn toàn sai lầm. Và bạn cần có một cái nhìn tỉnh táo về vấn đề này. - Viết hay:
Một nội dung hay là nội dung thu hút người đọc chăm chú đọc từ đầu đến cuối,
dù cho nó dài thế nào, hay đến nỗi người đọc phải dừng xem tivi để đọc nó, dừng
tán gẫu để đọc nó, dừng làm việc để đọc nó, nói chung là dừng mọi thứ để đọc nó.
Chỉ thu hút người đọc chăm chú đọc là chưa đủ. Nội dung hay phải khiến
người đọc rồi hành động như người viết mong muốn: ví dụ mua hàng, đặt vé, để lại
địa chỉ số điện thoại, hoặc thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi. Ví dụ tôi mới đọc
bài viết của anh Yên Võ “Lãnh đạo bằng sự chia sẻ”, và tôi thấy quá đúng nên
muốn áp dụng ngay cho doanh nghiệp của mình.
- Tại sao cần phải viết hay?
Facebook ưu tiên cho nội dung thú vị. Với một nội dung hay thì thông điêp của
bạn sẽ có thể lan truyền đi xa hơn, tác động rộng và mạnh hơn.
Ở Google, nội dung hay sẽ giúp cho bài viết đứng ở thứ hạng cao trong kết quả
tìm kiếm. Bạn cũng sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn
Dù là vị trí CEO, không phải copywriter thì công việc viết cũng nhiều hơn
trong giai đoạn hiện nay. Bạn phải viết email, viết bản kế hoạch, viết ra chính sách
cho công ty… Ngay cả khi có cơ hội quảng cáo nhờ comment nhiều thì bạn cũng
cần có kỹ năng viết để tranh thủ cơ hội. Lần trước có một bạn được cơ hội quảng
cáo mà viết ra nội dung mọi người không hiểu gì cả, thật đáng tiếc. - Viết đồng cảm:
Đôi khi chúng ta gọi sự đồng cảm là có thể “đặt mình vào vị trí của ai đó” và
nhìn mọi thứ theo quan điểm của họ. Tại sao sự đồng cảm lại quan trọng? Đồng
cảm là bước đầu tiên để có những mối quan hệ tích cực vì nó giúp chúng ta hiểu và
liên hệ với người khác.
Đồng cảm có hai phần, chia sẻ cảm xúc và nhìn nhận những góc nhìn khác. Cả
hai phần của sự đồng cảm đều là những cách mà chúng ta cố gắng hiểu người khác
và chia sẻ cảm xúc với họ.
Tại sao sự đồng cảm lại quan trọng?
Sự đồng cảm thực sự quan trọng đối với cách chúng ta hòa hợp với mọi người.
Cho dù bạn có thể là một người bạn tốt, được tuyển dụng cho một công việc, thành
công với một nhóm của những người khác… tất cả những điều đó phụ thuộc vào
việc bạn có thể hiểu được cách người khác có thể nhìn nhận tình huống và cảm giác của họ.
Sự đồng cảm là gốc rễ của mọi mối quan hệ lành mạnh. Nó giúp bạn biết hành
động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào, bạn cần phải làm gì để trở 8
thành một người bạn tốt hoặc đồng đội, và nó giúp bạn hiểu thêm về mọi người và thế giới xung quanh bạn. 2.2 Nguyên tắc - Ngắn gọn - Chọn từ - Dùng câu
2.3 Thought Leadership Marketing
Thought Leadership Marketing (tạm dịch: Tiếp thị bằng tư duy dẫn đầu) là một
chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng để xây dựng và thể
hiện chuyên môn, sự hiểu biết sâu sắc và cái nhìn đột phá về một lĩnh vực cụ thể.
Chiến lược này tập trung vào việc chia sẻ thông tin giá trị, quan điểm độc đáo và
giải pháp sáng tạo để thúc đẩy lòng tin, tạo sự tín nhiệm và sự ảnh hưởng đối với khách hàng và đối tác.
- Nội dung về ngành: Đây là những nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp B2B. Các bài viết, bài phát biểu, nghiên cứu và thông tin chuyên
môn được chia sẻ để mang lại cái nhìn sâu sắc và thông tin giá trị về ngành.
- Nội dung về sản phẩm: Đây là những thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc
giải pháp doanh nghiệp B2B cung cấp. Các bài viết, bài phát biểu, tư vấn và thông
tin chi tiết về sản phẩm được chia sẻ để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và cung cấp
giải pháp đáng tin cậy cho khách hàng.
- Nội dung về tổ chức: Đây là những thông tin về chính tổ chức, văn hóa, giá
trị và phương pháp làm việc của doanh nghiệp B2B. Chia sẻ về cách tổ chức hoạt
động, tầm nhìn đột phá và cách tiếp cận độc đáo giúp xây dựng lòng tin và tạo sự
tín nhiệm từ khách hàng và đối tác.
Chương 3. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Jack Ma
Jack Ma (Mã Vân) là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện của Trung Quốc.
Ông là nhà sáng lập và chủ tịch Tập đoàn Alibaba trị giá $ 230 tỷ, nhiều hơn cả Amazon và eBay cộng lại.
Cuộc đời thăng trầm của Jack Ma và tư duy khác người của ông là nền tảng
làm nên thành công rực rỡ của Alibaba ngày nay. Jack Ma hiện đang là hình mẫu
doanh nhân tự thân thành đạt được giới trẻ ngưỡng mộ và học tập.
- Những câu nói truyền cảm hứng của Jack Ma:
+ Hôm nay thật khắc nghiệt, ngày mai sẽ khắc nghiệt hơn. Nhưng ngày kia
nhất định sẽ tươi sáng
Never give up. Today is hard, tomorrow will be worse, but the day after tomorrow will be sunshine. 9
+ Tôi không muốn được mọi người yêu mến, tôi muốn được họ tôn trọng
“I don’t want to be liked. I want to be respected.”
+ Khi bạn nhỏ người, cái bạn cần tập trung là bộ não chứ không phải là cơ bắp.
“When you are small, you have to be very focused and rely on your brain, not your strength.”
+ Tôi không quan tâm đến thu nhập
“I don’t care about the revenues.”
+ Chúng ta không bao giờ thiếu tiền bạc. Chúng ta chỉ thiếu những người có
ước mơ, những người có thể chết vì giấc mơ đó
“We are never in lack of money. We lack people with dreams, who can die for those dreams.”
+ Điều rất quan trọng mà bạn cần đó là sự kiên nhẫn
“The very important thing you should have is patience.”
+ Bạn nên học hỏi từ đối thủ cạnh tranh, nhưng đừng bao giờ bắt chước họ.
Nếu bạn bắt chước bạn sẽ không thể tồn tại.
“You should learn from your competitor but never copy. Copy and you die.”
+ Đừng bao giờ cạnh tranh về giá. Thay vào đó, hãy đấu tranh về dịch vụ và luôn đổi mới
“Never ever compete on prices, instead compete on services and innovation.”
+ Một lãnh đạo cần biết nhìn xa trông rộng và phải có tầm nhìn xa hơn là nhân viên bình thường.
“A leader should be visionary and have more foresight than an employee.”
+ Một doanh nhân thực thụ là người không có đối thủ. Khi đã hiểu được điều
này, thành công là không giới hạn
“A real businessman or entrepreneur has no enemies. Once he understands this, the sky’s the limit.”
+ Nếu bạn đối xử với mọi người như kẻ thù, mọi người sẽ trở thành kẻ thù của bạn.
“If you view everyone as your enemies then everyone around you will be enemies.”
+ Đừng thuê người giỏi nhất, hãy thuê kẻ “điên” nhất
“Don’t hire the most qualified, hire the craziest.”
+Nếu tư duy của bạn khác biệt thì bạn sẽ tạo nên thành quả khác biệt
“If you have different mindset you will have a different outcome.”
+Nếu muốn thực hiện được 1 trong rất nhiều mục tiêu, bạn phải tập trung vào mục tiêu ấy. 10
“If these are nine rabbits on the ground, if you want to catch one, just focus on one.“
+ Nếu bạn không thực hiện, sẽ không có điều gì xảy ra
“If you don’t do it, nothing’s possible.”
+Nếu bạn không từ bỏ thì bạn vẫn luôn có cơ hội
"If you don't give up, you still have a chance."
- Cuộc đời phi thường và đầy cảm hứng của Jack Ma
3.2 Tính kiểm tra xuên suốt của một dự án
Quản lý dự án chưa từng là một công việc dễ dàng, nhà quản lý cần có nhiều
kỹ năng và năng lực để điều hướng dự án qua nhiều giai đoạn trước khi về đích.
Việc kiểm soát dự án cần được thực hiện thường xuyên và đôi khi một hệ thống
giám sát cần được thiết lập để tập trung vào nhận biết các thay đổi quan trọng, các
phát sinh bất thường trong quá trình triển khai dự án. Quá trình này liên quan đến
việc so sánh hiệu suất thực tế với hiệu suất dự kiến nhằm thực hiện hành động khắc
phục trước khi có sự khác biệt đáng kể. Quá trình kiểm soát và giám sát được thực
hiện liên tục trong suốt vòng đời của dự án.
Để một dự án được cho là khả thi cả về chức năng và ngân sách, dưới đây là
những công cụ giúp bạn kiểm soát và giám sát dự án toàn diện.
Chương 4. THAM QUAN CÔNG TY HEINEKEN
4.1 Tổng quan về công ty Heineken TẦM NHÌN & GIÁ TRỊ
Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành nhà sản xuất bia hàng đầu, đầy tự hào & có
trách nhiệm tại Việt Nam, được dẫn dắt bởi những giá trị cốt lõi: Tôn trọng Con
người & Hành tinh, Tận hưởng cuộc sống, Chất lượng, Khát vọng thành công.
GIỚI THIỆU VỀ HEINEKEN VIỆT NAM
Là liên doanh giữa HEINEKEN và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn
(SATRA), HEINEKEN Việt Nam có bề dày lịch sử 30 năm với những dấu ấn và
thành tựu đáng tự hào. Từ nhà máy đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991,
đến nay HEINEKEN Việt Nam đã có 6 nhà máy với hơn 3.000 nhân viên trên khắp Việt Nam.
Con người là yếu tố trung tâm trong hành trình phát triển của chúng tôi tại Việt
Nam. HEINEKEN Việt Nam đang tạo ra 152.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá
trị, đóng góp tương đương 0,7% tổng GDP quốc gia. HEINEKEN Việt Nam cũng
nằm trong số các doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhất cho ngân sách nhà nước trong nhiều năm liền.
Là một công ty không ngừng đổi mới sáng tạo, chúng tôi kết hợp kinh nghiệm
quốc tế với những bí quyết và hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam để mang 11
đến cho người tiêu dùng Việt một danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với những
nhu cầu, sở thích và thời điểm thưởng thức khác nhau. Tại Việt Nam, HEINEKEN
sản xuất và phân phối các nhãn hiệu Heineken®, Tiger, Larue, BIVINA, Bia Việt,
Strongbow và Edelweiss; trong đó có những sản phẩm được sáng tạo bởi chính các
chuyên gia nấu bia Việt Nam, dành riêng cho người Việt.
Kinh doanh bền vững và có trách nhiệm là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
HEINEKEN Việt Nam. Chúng tôi theo đuổi cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp
hơn” ngay từ ngày đầu thành lập, và đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) vinh danh trong Top 3 Doanh nghiệp Sản xuất Bền vững nhất
Việt Nam (trong lĩnh vực sản xuất) trong 6 năm liên tục 2016 – 2021. Hiện chúng
tôi sử dụng 52% năng lượng tái tạo tại các nhà máy; và tái sử dụng hoặc tái chế
100% rác thải và phụ phẩm. Chúng tôi cũng là doanh nghiệp tiên phong trong các
hoạt động truyền thông uống có trách nhiệm. Sản phẩm Heineken® 0.0 được
HEINEKEN Việt Nam giới thiệu năm 2020 trong nỗ lực đồng hành cùng chính
phủ đẩy mạnh ý thức đã uống rượu bia thì không điều khiển các phương tiện giao thông tại Việt Nam.
4.2 Quá trình tham quan máy Heineken tại Đà Nẵng
- Tổng quan địa điểm tham quan:
Địa chỉ: Đường số 6 & số 2, KCN Hòa Khánh, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận
Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam NHÀ MÁY BIA ĐÀ NẴNG
Nhà máy bia Đà Nẵng - tiền thân là Công ty liên doanh giữa Công ty BGI
(Société des Brasseries et Glacieres Internationales) và Nhà Máy Bia - Nước ngọt
Đà Nẵng - được thành lập từ tháng 01/1994. Năm 1997, BGI được cấp phép
chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài với tên gọi là Công ty TNHH
Foster’s Đà Nẵng. Năm 2007, Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt
Nam đã mua lại toàn bộ Công ty TNHH Foster’s Đà Nẵng. Nhà máy bia Đà Nẵng
trở thành một trong những Công ty thành viên của Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt Nam.
Hiện nay, Nhà máy bia Đà Nẵng có diện tích 7,7 héc ta, đặt tại Khu Công
nghiệp Hòa Khánh - Liên Chiểu - Đà Nẵng. Nhà máy bia Đà Nẵng bắt đầu sản
xuất sản phẩm bia Larue vào năm 1995 và bia Tiger vào năm 2011.
Nhà máy bia Đà Nẵng cũng dẫn đầu trong hệ thống các nhà máy bia
HEINEKEN trên toàn thế giới về hiệu quả sử dụng nước. Kể từ năm 2014, nhà
máy đã được công nhận thuộc top 5 nhà máy sử dụng nước hiệu quả nhất trong hệ
thống các nhà máy bia HEINEKEN, sánh ngang với các nhà máy ở Bồ Đào Nha, 12
Mexico và Vương quốc Anh. Nhà máy bia Đà Nẵng nấu bia bằng 100% năng lượng tái tạo. - Quá trình tham quan:
+ Tập chung tại địa điểm tham quan bằng phương tiện lưu thông chung
+ Vô công ty trang bị đồ bảo hộ gồm: Mũ, áo phản quan, giày
+ Tập chung xem các video hướng dẫn an toàn trong nhà máy trước khi tham quan
+ Theo nhân viên hướng dẫn tham quan và giới thiệu roc hơn về quy trình sản xuất bia Heineken
+ Cuối cùng là tập chung thảo luận những vấn đề chưa hiểu rõ cùng người
hướng dẫn tại sảnh. Kết thúc buổi tham quan. Phần kết
Về những buổi hội thảo chia sẽ những kinh nghiệm hành trình thành công của
những người đi trước, quá trình chia sẻ này tuy không lâu, nhưng cũng đã nêu rõ
lên các nội dung trọng tâm và cụ thể giúp ích cho ngành học quản trị kinh doanh
cần biết và cần học thêm những gì sau này.
Sau buổi thham quan trược tiếp một quy trình sản xuất bia Heineken, đã giúp
em có tính chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin. Nhìn thấy một quy mô sản
xuất lớn giúp bản thân hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất đó và đặc biệt là biết kết
hợp các yếu tố như: an toàn-qui mô- chất lượng-tuyền thông, mới tạo nên được
thành công của một dự án sau này.
Sau quá trình học tập và chia sẽ những kinh nghiệm từ những thầy cô qua các
buổi hội thảo và tham quan trực tiếp nhà máy Bia Heineken, em càng nhân thức rõ
hơn về ngành nghề mà bản thân đang theo học cần phải trao dồi thêm những gì,
nhận thức rõ những thiếu xót của bản thân. Từ đó đưa ra một lộ trình học tập và
rèn luyên bản thân ngày càng tốt hơn. 13