-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo thu hoạch | Kinh Tế du lịch | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Báo cáo thu hoạch" là một phần quan trọng trong môn học "Kinh Tế du lịch" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, sinh viên sẽ được giao nhiệm vụ chuẩn bị và trình bày một báo cáo về một chủ đề hoặc một khía cạnh cụ thể trong lĩnh vực du lịch. Báo cáo này có thể bao gồm việc nghiên cứu về một điểm du lịch cụ thể, một loại hình du lịch, hoặc một vấn đề liên quan đến phát triển du lịch. Sinh viên sẽ phải thu thập dữ liệu, phân tích thông tin và đưa ra các kết luận và khuyến nghị dựa trên nghiên cứu của mình. Mục tiêu của "Báo cáo thu hoạch" là giúp sinh viên phát triển khả năng nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực du lịch, đồng thời cũng là cơ hội để họ thể hiện khả năng trình bày và giao tiếp kết quả nghiên cứu của mình một cách rõ ràng và logic.
Kinh tế du lịch (XH&NV-ĐHQGHCM) 4 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Báo cáo thu hoạch | Kinh Tế du lịch | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Báo cáo thu hoạch" là một phần quan trọng trong môn học "Kinh Tế du lịch" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, sinh viên sẽ được giao nhiệm vụ chuẩn bị và trình bày một báo cáo về một chủ đề hoặc một khía cạnh cụ thể trong lĩnh vực du lịch. Báo cáo này có thể bao gồm việc nghiên cứu về một điểm du lịch cụ thể, một loại hình du lịch, hoặc một vấn đề liên quan đến phát triển du lịch. Sinh viên sẽ phải thu thập dữ liệu, phân tích thông tin và đưa ra các kết luận và khuyến nghị dựa trên nghiên cứu của mình. Mục tiêu của "Báo cáo thu hoạch" là giúp sinh viên phát triển khả năng nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực du lịch, đồng thời cũng là cơ hội để họ thể hiện khả năng trình bày và giao tiếp kết quả nghiên cứu của mình một cách rõ ràng và logic.
Môn: Kinh tế du lịch (XH&NV-ĐHQGHCM) 4 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP
Bến Tre, tháng 11.2022
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Địa điểm thực tập: TỈNH BẾN TRE
Công cụ: PHỎNG VẤN SÂU
Tổ chức: BAN TÀI CHÍNH – HẬU CẦN &
BAN TRUYỀN THÔNG – SỰ KIỆN
Sinh viên thực tập: PHẠM THỊ NGỌC TRÂM MSSV: 1956090083
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2022 lOMoAR cPSD| 41487147 LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là tại Khoa Xã hội học, em đã
được tiếp thu những kiến thức chuyên môn đầy hữu ích, là hành trang tuyệt vời cho
con đường vào đời của em. Được sự cho phép của Khoa Xã hội học và sự tiếp đón
nồng nhiệt của cán bộ, người dân địa phương tỉnh Bến Tre (cụ thể là 3 huyện,
thành: Thành phố Bến Tre, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Châu Thành). Vận dụng
những kiến thức chuyên môn được học cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
Quý thầy cô, tôi cùng 145 bạn sinh viên còn lại bắt đầu quá trình thực địa 5 ngày 4
đêm tại tỉnh Bến Tre. Khoảng thời gian thực địa ngắn ngủi nhưng tôi đã được học
hỏi, cọ xát với nghề mình đã chọn, đặc biệt có những kỉ niệm khó quên tại “xứ dừa” Bến Tre xinh đẹp.
Bài thu hoạch được thực hiện trong thời gian ngắn và còn nhiều thiếu sót về
kiến thức chuyên môn, vì vậy nên bài báo cáo của tôi vẫn còn nhiều sai sót, văn
phong chưa thật sự chỉn chu và chuyên nghiệp. Rất mong nhận được sự góp ý của
Quý Thầy Cô để rút kinh nghiệm cho bài báo cáo cuối kỳ và hoàn thiện bản thân hơn.
Qua bài cáo cáo thu hoạch này, em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Xuân
Anh – Giảng viên tập huấn Công cụ Phỏng vấn sâu, cô đã truyền đạt cho em và các
bạn còn lại trong Phỏng vấn sâu những bài học quý giá, những kỹ năng quý báu
trong thời gian thực tập. Dù không thể đồng hành cùng chúng em ở thực địa nhưng
cô luôn theo sát từ xa, đợi chúng em rất khuya để có thể căn dặn, giái đáp mọi khó
khăn của 23 “đứa trẻ” ngây thơ của Phỏng vấn sâu. Chân thành cảm ơn cô Xuân
Anh rất nhiều vì tâm huyết của cô.
Đồng thời em xin cảm ơn ThS. Phạm Thị Tú Anh – Cố vấn học tập của K25
Xã hội học (2019 – 2023), cô đã hỗ trợ Ban điều phối vô cùng tận tâm từ khâu tổ
chức đến chuyên môn. Cảm ơn cô đã giúp đỡ em rất nhiều về vấn đề Tài chính –
Hậu cần. Em đã có tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm tuyệt vời trong quá trình
làm việc cùng với cô. Chân thành cảm ơn cô.
Và đặc biệt, cảm ơn 146 sinh viên K25 Xã hội học đã hết mình cùng nhau
trong kì thực tập này, cảm ơn các bạn vì đã xuất hiện trong cuộc đời của mình và là lOMoAR cPSD| 41487147
mảnh kí ức tuyệt vời, không bao giờ phai trong trái tim mình. Cảm ơn vì đã đi cùng
nhau trong 4 năm Đại học này. Chân thành cảm ơn./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2022 Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Ngọc Trâm lOMoAR cPSD| 41487147 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 41487147
DANH MỤC VIẾT TẮT Ý nghĩa Viết tắt Ban Điều phối BĐP Phỏng vấn sâu PVS Ủy ban Nhân dân UBND
Giảng viên hướng dẫn GVHD DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Poster chính của kì thực tập
Hình 2. Tiền trạm thực địa
Hình 3. Vật phẩm thực tập
Hình 4. Hình ảnh các bạn tập thể dục buổi sáng lOMoAR cPSD| 41487147 GIỚI THIỆU
1. Tên đề tài: Tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống kinh tế xã hội
người dân tỉnh Bến Tre.
2. Thời gian: từ ngày 25/11 đến ngày 29/11/2022
3. Địa điểm thực tập:
- Phường 6, Thành phố Bến Tre.
- Xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc.
- Xã Hữu Định, huyện Châu Thành.
4. Giảng viên hướng dẫn (GVHD):
- TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh – Giảng viên tập huấn công cụ Tư liệu sẵn có, Phỏng vấn sâu cán bộ.
- ThS. Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng đoàn thực tập, Giảng viên tập huấn
công cụ Chọn mẫu dẫn đường.
- TS. Lê Văn Bửu – Cố vấn chuyên môn.
- ThS. Phạm Thị Tú Anh – GVHD thực tập, Giảng viên tập huấn công cụ Thảo luận nhóm.
- ThS. Nguyễn Xuân Anh – Giảng viên tập huấn công cụ Phỏng vấn sâu.
- ThS. Ngô Trà My – Giảng viên tập huấn công cụ Soát phiếu Nhập liệu. 5. Ban Điều phối:
- Trần Tố Trang – Tổng Điều phối
- Đinh Quang Tuyên – Phó Điều phối Chuyên môn
- Phạm Thị Nga – Phó Điều phối Chuyên môn
- Danh Chành Thol – Phó Điều phối Tổ chức
- Võ Thị Mỷ Ngân – Phó Điều phối Tổ chức
- Nguyễn Minh Nhựt – Trưởng Bản hỏi
- Lê Thị Phương Liên – Trưởng Tư liệu sẵn có - Phỏng vấn sâu cán bộ
- Cao Huỳnh Ánh Ngân – Trưởng Phỏng vấn sâu
- Dương Hải Lâm – Trưởng Chọn mẫu dẫn đường
- Hoàng Ngọc Phương Trang – Trưởng Thảo luận nhóm
- Phạm Như Ánh – Trưởng Soát phiếu Nhập liệu
- Trương Kim Thư – Trưởng ban Truyền thông và Sự kiện lOMoAR cPSD| 41487147
- Huỳnh Mai Trúc – Trưởng ban Truyền thông và Sự kiện
- Phạm Thị Ngọc Trâm – Trưởng ban Tài chính và Hậu cần
- Bùi Tố Nguyên – Trưởng ban Tài chính và Hậu cần
- Huỳnh Yến Nhi – Trưởng ban An ninh Trật tự
- Phan Luân Triêu – Trưởng ban An ninh Trật tự
- Lâm Chí Tuyền – Trưởng ban Y tế lOMoAR cPSD| 41487147 A. NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN 1. TRƯỚC KHI XUỐNG THỰC ĐỊA
Ngày 13 tháng 9 năm 2022, buổi họp toàn đoàn đầu tiên của K25.
Buổi họp diễn ra với sự góp mặt của Cố vấn học tập của K25, ThS. Nguyễn
Thị Hồng, khoảng hơn 100 sinh viên trực tiếp và những bạn còn lại tham gia trên
nền tảng Google Meet. Tại cuộc họp, chúng em được thông báo về địa điểm thực
tập ở “xứ dừa” Bến Tre và thời gian thực tập dự kiến vào khoảng cuối tháng 10/2022.
Trong buổi họp, tụi em đã bầu ra Ban Điều phối (BĐP), các Trưởng công cụ
và Trưởng tổ chức, em được giao trọng trách nắm chính phần Tài chính và Hậu cần
của kì thực tập lần này. Đồng hành cùng em là bạn Tố Nguyên – người cùng nắm
chính Ban Tài chính và Hậu cần và 16 bạn thành viên còn lại trong Ban.
a, Về công cụ Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu là công cụ thực tập chính của em trong kì thực tập này. Vì là
trưởng ban Tài chính và Hậu cần cho nên em được giảm chỉ tiêu còn 4 cuộc phỏng
vấn sâu và 2 bản hỏi cho 5 ngày 4 đêm ở thực địa.
Ngày 16 tháng 9 năm 2022, buổi tập huấn đầu tiên: trong buổi này tụi em đã
được ôn lại kiến thức và kĩ năng PVS được học từ năm hai qua môn Phương pháp nghiên cứu 3.
Ngày 23 tháng 9 năm 2022, buổi tập huấn thứ hai: tụi em được chia thành ba
nhóm nhỏ để xây dựng bộ tiêu chí dựa trên ma trận mục tiêu toàn đoàn. Em được
phân vào làm ở mục tiêu hai, cụ thể là phần đời sống xã hội cùng với bạn Hoàng
Đình Thắng và bạn Nguyễn Thị Ngọc Bích. Bản thân em thấy ở mục tiêu hai khá là
khó để đặt câu hỏi, tụi em đặt được khoảng 8 – 9 câu, không nhiều nhưng em nghĩ
là nó đủ, không dài dòng và hỏi đúng trọng tâm.
Ngày 30 tháng 9 năm 2022, buổi tập huấn thứ ba: tiến hành phỏng vấn thử
một vài cuộc tại lớp, tiếp tục xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí. lOMoAR cPSD| 41487147
Sau đó, tụi em có một tuần để thực hiện cuộc phỏng vấn thử đầu tiên và nhận
ra nhiều điều bất cập ở bộ tiêu chí đầu tiên, rất nhiều câu bị trùng lặp ở mục tiêu
một và hai, bản thân em bị khựng lại rất nhiều lần trong quá trình phỏng vấn thử và
đáp viên của em phản hồi có nhiều câu không hiểu em đang hỏi gì. PVS đã có nhiều
cuộc họp trực tiếp lẫn trực tuyến trên nền tảng Google Meet để phản hồi lần phỏng
vấn thử đầu tiên và đưa ra ý kiến chỉnh sửa bộ câu hỏi. Mục tiêu một và hai đã gộp
lại với nhau, bỏ những câu hỏi trùng lặp, lược bớt những câu không cần thiết và đặt
thêm một số câu quan trọng.
Việc phân chia làm các nhóm học tập nhỏ để làm việc thực sự có hiệu quả cao,
tránh tình trạng nhóm quá nhiều thành viên, tị nạnh lẫn nhau không ai đóng góp ý
kiến, cũng như kiểm soát được việc ai làm nhiều, ai làm ít. Quá trình tập huấn công
cụ PVS hết sức hiệu quả, sinh viên tự chủ trong vấn đề học tập và không ỷ lại vào
giảng viên hướng dẫn. Cô Xuân Anh, giảng viên phụ trách tập huấn công cụ PVS
đã có nhiều đêm thức khuya để nhận xét, góp ý từng bài gỡ băng đầu tiên của tụi
em, dù rất bận rộn nhưng cô vẫn dành thời gian tham gia các buổi họp của chúng
em và đưa ra những lời khuyên có giá trị.
Trưởng công cụ PVS, bạn Cao Huỳnh Ánh Ngân cực kỳ nhiệt huyết và cống
hiến hết mình cho PVS. Ánh Ngân quan tâm đến từng thành viên của PVS, luôn ở
bên an ủi mỗi khi có bạn gặp khó khăn và luôn giành quyền lợi cho các bạn thành
viên. Cùng với Ánh Ngân, bạn Nguyễn Ngọc Thụy Vy, phó công cụ PVS cũng đã
hết mình trong kì thực tập lần này, dù có hơi vụng về một tí nhưng Thụy Vy đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ của một phó công cụ. Bạn luôn động viên tinh thần mỗi
khi em gặp khó khăn, giúp đỡ Ánh Ngân rất nhiều về các công tác chuyên môn. b, Về tổ chức:
Ban Truyền thông và Sự kiện:
Em đã đăng kí Ban Truyền thông và Sự kiện và tập trung chính ở mảng
Tiktok, một điểm đột phá mới của kỳ thực tập của khóa K25. Tụi em muốn tạo một
mạng xã hội nhằm lưu trữ và chia sẻ về kỳ thực tập lần này của mình, tụi em gửi
gắm những kỷ niệm đẹp của mình trên nền tảng mạng xã hội Tiktok và có một số
thành quả nhất định. Video đầu tiên được lên sóng vào ngày 11/10/2022 và được lOMoAR cPSD| 41487147
hơn 1000 lượt xem và 72 lượt yêu thích, các video tiếp theo cũng đạt thành tích tương tự.
Ban Tài chính và Hậu cần:
Sau buổi họp toàn đoàn đầu tiên, em và bạn Tố Nguyên tiến hành làm ngay
bảng dự trù kinh phí thực tập. Tụi em đã tham khảo bảng dự trù của anh chị khóa
K24, rồi tra cứu thông tin khách sạn, chỗ ăn có sức chứa lớn, tìm nhà xe có mức giá
phù hợp, sau đó tính toán chi li các khoản cần thiết để đưa vào bảng dự trù. Em và
Tố Nguyên không đếm nổi số lần chỉnh sửa bảng dự trù kinh phí. Ngay cả khi đêm
trước buổi họp toàn đoàn lần hai, bảng dự trù vẫn còn một số sai sót nhỏ.
Các công tác chuẩn bị cho 5 ngày 4 đêm ở Bến Tre diễn ra nhanh chóng và
dứt khoát, Ban Điều phối, các Trưởng công cụ và Trưởng tổ chức có cuộc họp với
cô Tú Anh vào thứ sáu hàng tuần tại Youth Station để báo cáo tiến độ hoạt động của
từng công cụ, từng ban. Cuộc họp đầu tiên diễn ra vào ngày 24/9/2022 tại Six
Coffee (gần Ký túc xá khu B) đã đặt xây những viên gạch đầu tiên chuẩn bị cho kỳ
thực tập. Em và Tố Nguyên đại diện Ban Tài chính và Hậu cần tham gia các cuộc
họp đầy đủ mỗi tuần và nhận được sự góp ý của cô để hoàn thiện hơn bảng dự trù kinh phí.
Ban Tài chính và Hậu cần đã có hai cuộc họp trước khi diễn ra buổi họp lớp
thứ hai, bởi vì tính chất của Ban chưa có kinh phí nên các đầu công việc chính của
tụi em là: khảo sát giá, lập kế hoạch ăn uống, thống kê kích cỡ áo khoác, làm kế
hoạch chi uống, thống kê kích cỡ áo khoác, làm kế hoạch thu chi,... Trong buổi họp
đầu tiên trên nền tảng Google Meet, tụi em vì không hiểu ý nhau nên đã xảy ra chút
tranh cãi nhẹ, đến buổi họp thứ hai, sau khi được bạn Tổng Điều phối Tố Trang giải
quyết các khúc mắc, tụi em hiểu nhau hơn và có một cuộc họp khá thành công.
Trong cuộc họp thứ hai, em đã công khai bảng dự trù kinh phí cho các bạn trong
ban cùng xem và đóng góp ý kiến, phân công những người nắm chính cho các đầu
việc quan trọng. Cả ban đã cùng liệt kê những câu hỏi sẽ có vào hôm công khai dự
trù cho cả lớp và “phản biện” chúng.
Ngày 08 tháng 10 năm 2022, buổi họp toàn đoàn thứ hai lOMoAR cPSD| 41487147
Đây là buổi họp lớp quan trọng, tập thể lớp em được công bố ngày thực địa
chính thức từ 25/11 đến 29/11/2022. Cũng trong cuộc họp này, bạn Kim Thư –
Trưởng ban Truyền thông và Sự kiện đã công bố khẩu hiệu của kì thực tập lần này:
“Hai lăm, Highlight, Hi Bến Tre”. Đồng thời, công bố hình ảnh chủ đạo, mẫu áo
khoác và huy hiệu của kì thực tập.
Hình 1. Poster chính của kì thực tập lần này
Ngay sau đó, em là đại diện Ban Tài chính và Hậu cần công khai bảng dự trù
kinh phí, kế hoạch thu phí thực tập với đơn giá 3 triệu đồng/ sinh viên, thời gian
thu, hình thức thu tiền và giải đáp thắc mắc về các hạng mục của bảng dự trù. Rất
may mắn là bảng dự trù nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao của tập thể K25.
Quan trọng, buổi họp đã công bố đổi Trưởng đoàn Thực tập lần này là ThS.
Phạm Thị Thùy Trang – Phó Trưởng Khoa Xã hội học. Trước đó Trưởng đoàn là
TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh – Trưởng Khoa Xã hội học, song vì lịch trình bận
rộn nên cô không thể sắp xếp tham gia cùng đoàn trong kì thực tập này. lOMoAR cPSD| 41487147
Ngày 02 tháng 11 năm 2022, tiền trạm
Em cùng hai bạn Thảo Nguyên và Mai Quỳnh, đại diện Ban Tài chính và Hậu
cần đi tiền trạm để xem phòng ốc tại Khách sạn Hàm Luông, thuê xe máy cho Chọn
mẫu dẫn đường, được chị Ly giới thiệu Vườn ẩm thực Mai An Tiêm, tìm được
quán cơm tại Mỏ Cày Bắc và chỗ nghỉ trưa cho cả đoàn tại Mỏ Cày Bắc và Châu
Thành. Lần tiền trạm này di chuyển bằng xe 16 chỗ và taxi 4 chỗ nên việc tìm kiếm
các tiệm tạp hóa không thực hiện được, thời gian cũng là lí do khiến công tác tiền
trạm cho Hậu cần bị sót khá nhiều.
Hình 2. Tiền trạm thực địa
Ngày 05 tháng 11 năm 2022, tập huấn Bản hỏi toàn đoàn và họp lớp lần 3
Cuộc họp lớp với mục đích chính là triển khai đến cả lớp bản hỏi dự kiến, lắng
nghe góp ý và chỉnh sửa bản hỏi. Đã có một cuộc bàn luận sôi nổi khi bản hỏi được
công bố, nhận được rất nhiều góp ý đến từ tất cả thành viên trong lớp. Cũng trong
buổi họp lớp này, ThS. Ngô Trà My đã đề xuất chuyển đổi phương thức bản hỏi
giấy thành bản hỏi trực tuyến.
Trong cuộc họp lần này, các bạn được giao nhiệm vụ đi tiền trạm lần lượt báo
cáo những gì thu hoạch được sau chuyến đi. Về khâu Tài chính và Hậu cần, em đã
đại diện báo cáo về cơ sở vật chất của phòng ở Khách sạn Hàm Luông, giới thiệu
nơi ăn uống chính của đoàn thực tập tại địa bàn, lịch trình ăn uống của đoàn trong
5 ngày 4 đêm tại Bến Tre, thực đơn món ăn. lOMoAR cPSD| 41487147
Hai mươi ngày “chạy nước rút” Về Phỏng vấn sâu:
Sau nhiều cuộc họp để chỉnh sửa bộ tiêu chí, PVS tiến hành lần phỏng vấn thử
lần hai, các bạn thành viên trong PVS tự bắt cặp và phỏng vấn chéo lẫn nhau. Sau
đó ghi cảm nhận về phỏng vấn viên để rút kinh nghiệm cho quá trình thực địa. Em
và bạn Lộ Minh Kiên đã bắt cặp phỏng vấn lẫn nhau và nhận thấy lần phỏng vấn
này có vẻ suôn sẻ, lượng thông tin khai thác được nhiều hơn, chất lượng hơn lần
trước rất nhiều. Em đã phải phỏng vấn hai lần vì lần đầu tiên em ghi âm nhưng quên
lưu, một sai sót lớn vì ghi âm là một phần rất quan trọng trong mỗi cuộc PVS, cảm
ơn bạn Lộ Minh Kiên rất nhiều vì đã đồng ý phỏng vấn lần hai cùng với mình.
Ngày 15/11/2022, công cụ Bản hỏi và Soát phiếu Nhập liệu đã tung ra bản hỏi
trực tuyến và yêu cầu mỗi bạn sẽ đi phỏng vấn Bản hỏi thử, tối thiểu 3 bản hỏi/bạn.
Bản hỏi trực tuyến có rất nhiều bất cập về mặt hình thức, tín hiệu kém, dễ văng khi
đang hỏi và đặc biệt bản hỏi quá dài. Ngày 18/11/2022, Trưởng công cụ Bản hỏi đã
thông báo không làm bản hỏi trực tuyến nữa mà quay về bản hỏi giấy sau khi nhận
quá nhiều phản hổi tiêu cực về việc làm bản hỏi trực tuyến.
Bộ tiêu chí của PVS phải đển tận tối 23/11/2022 mới được hoàn thiện chính
thức. Trưởng công cụ PVS, bạn Ánh Ngân vì làm việc quá lao lực nên đã bị cảm
trước khi xuống thực địa, em sẽ không bao giờ quên tối muộn ngày 24/11/2022, bạn
Ánh Ngân nói chuyện với em bằng một chất giọng không thể “đàn ông” hơn. Một
công cụ có tính chất nói nhiều như PVS thì chất giọng khàn của bạn thật sự là điều đáng lo lắng.
Ngày 22 tháng 11 năm 2022, buổi họp toàn đoàn cuối cùng trước khi xuống thực địa.
Tại buổi họp này đã thông qua bản hỏi chỉnh sửa lần thứ ba, tập huấn quá trình
soát phiếu, kế hoạch di chuyển và chỉ tiêu mỗi công cụ ở từng địa phương. ThS.
Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng đoàn Thực tập cũng đã có đôi lời chia sẻ, gửi gắm
đến tập thể K25 trong đợt thực địa này. Tiếp đến là Giảng viên thực tập, ThS. Phạm
Thị Tú Anh cũng có một vài lời dặn dò, lưu ý đến các sinh viên khi xuống địa bàn. lOMoAR cPSD| 41487147
Ban Tài chính và Hậu cần cũng đã gửi đến các bạn vật phẩm thực tập gồm có:
áo khoác, sổ tay, viết, pin cài áo, showcard và namecard.
Hình 3. Vật phẩm thực tập Về tổ chức:
Hai mươi ngày cuối cùng trước khi xuống thực địa là những ngày năng suất
của Tài chính và Hậu cần. Tụi em đã đặt cọc tiền phòng Khách sạn, cọc xe 45 chỗ,
đặt áo khoác thực tập, mua văn phòng phẩm, in ấn cho thực tập, mua quà cho địa
phương và thầy cô, mua đồ ăn, sữa, nước cho đoàn thực tập.
Đã có rất nhiều kỉ niệm khó quên trong quá trình thực tập, tiêu biểu như là bạn
Trần Thị Ý khi đang đi in ấn tài liệu cho đoàn thì bị tai nạn giao thông và phải khâu
3 mũi ở cằm. Bạn Nguyễn Vũ Minh dù nhà xa nhưng luôn cố gắng tham gia các
buổi họp và phụ giúp các công việc trong ban. Bạn Trần Thảo Nguyên và Mai
Quỳnh đã hỗ trợ hết mình dù vừa tham gia Ban Truyền thông và Sự kiện, chỉ tiêu
Bản hỏi cũng không được giảm thế nhưng hai bạn luôn giúp đỡ em. lOMoAR cPSD| 41487147
Đặc biệt, em và bạn Tố Nguyên đã có rất nhiều kỉ niệm khó quên cùng nhau
trong suốt kì thực tập. Hai mươi ngày cuối cùng trước khi xuống thực địa, cả hai đã
chạy khắp Thành phố Hồ Chí Minh, từ Quận 1 đến Tân Bình, rồi lại chạy về làng
Đại học, rồi lại chạy lên Quận 1 để chuẩn bị cho công tác hậu cần ở thực địa. Một
ngày trước khi xuống địa bàn, cả hai bận rộn từ sáng đến tối muộn để lấy đồ in ấn,
mua quà cho thầy cô, mua văn phòng phẩm, lấy bánh và sữa; chia đồ ăn theo xe và
gửi nhờ ở nhà bạn Nguyễn Minh Trí, Võ Duy Kha.
Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi: được sự hỗ trợ tận tình đến từ cô Xuân Anh ở mảng công cụ và cô
Tú Anh ở khâu hậu cần. Và luôn có sự ủng hộ của các thành viên Ban Tài chính và Hậu cần.
Khó khăn: thời gian để chuẩn bị xuống thực địa diễn ra khá gấp, có một số
trục trặc về mặt nơi ở, in ấn hay áo khoác thực tập cũng vô hình chung tạo ra nhiều
áp lực tiền thực địa.
PHẦN 2. TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC TẬP TẠI ĐỊA PHƯƠNG Nhiệm vụ:
- Tổ chức: trưởng ban Tài chính và Hậu cần (lo ăn uống và ngủ nghỉ)
- Chuyên môn: thành viên PVS (4 cuộc PVS và 2 bản hỏi)
Hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao.
1. Ngày đầu tiên (25/11/2022):
Rạng sáng ngày đầu tiên, em cùng một số bạn của Chọn mẫu dẫn đường đã
vận chuyển đồ dùng cho thực địa từ trọ Trí và Kha qua kí túc xá khu B. Sau đó tiến
hành phân phát đồ ăn và sữa cho các trưởng, phó xe, vận chuyển đồ đạc lên xe sau đó xuất phát lúc 6h00.
Đoàn thực tập đến Khách sạn Hàm Luông lúc 10h00 và tiến hành nhận một số
phòng trống có trước, nghỉ ngơi đến khoảng 11h30 ăn trưa tại Mai An Tiêm. Sau đó
lại về Khách sạn nghỉ ngơi đến 13h30 bắt đầu xuất phát đến Ủy ban Nhân dân lOMoAR cPSD| 41487147
(UBND) phường 6, Thành phố Bến Tre để tiến hành bản hỏi đầu tiên. Chỉ tiêu đầu
tiên của ngày đầu tiên là 1 bản hỏi/sinh viên. Khởi đầu khá thuận lợi và các bạn
không bị áp lực về mặt chỉ tiêu ở ngày đầu tiên. Em đã có cuộc bản hỏi đầu tiên khá
suôn sẻ ở ấp Bình Thắng, khoảng 15h30 bản hỏi của em đã hoàn thành.
Khoảng 17h00 chiều, các bạn tập hợp dần đông đủ và tiến hành về Khách sạn
tắm rửa qua Mai An Tiêm ăn cơm tối lúc 19h00. Sau khi ăn xong và lên xe về
Khách sạn, em có cuộc họp cùng với PVS lúc 20h00, họp xong em đã chạy đi mua
nước uống cho toàn đoàn vào sáng hôm sau.
Ban Tài chính và Hậu cần đã tạo một khảo sát cảm nhận của các bạn về hai
bữa ăn đầu tiên ở Mai An Tiêm, nhận thấy nhiều bất cập ở hai bữa ăn đầu tiên nên
em liên hệ và điều chỉnh giá tiền bàn ăn để phù hợp hơn.
2. Ngày thứ hai (26/11/2022):
Tụi em được đánh thức vào lúc 5h30 sáng và có 30 phút để chuẩn bị và xuống
sân để tập thể dục buổi sáng. Việc hướng dẫn các bạn tập thể dục buổi sáng là
nhiệm vụ chính của em, Uyên Nhi, Phi Rum và Chí Tuyền. Hìn h 4. Hìn h ảnh các bạn tập thể dục buổ i sán g
6h20 toàn đoàn ăn buffet sáng tại Khách sạn, ăn sáng trong khoảng 30 phút
sau đó đoàn tiến hành tập trung lên xe di chuyển đến UBND phường 6 và bắt đầu
thực địa ngày thứ hai. PVS được chia làm 2 nhóm nhỏ, phỏng vấn ở hai ấp Bình lOMoAR cPSD| 41487147
Khởi và Bình Nghĩa. Ở ngày ra quân thứ hai, tình hình có vẻ không mấy lạc quan
khi không đủ mẫu cho toàn đoàn, chỉ tiêu bị thiếu rất nhiều và buổi chiều một nửa
thành viên của PVS phải ở lại khách sạn vì không đủ mẫu để phỏng vấn.
Chiều cùng ngày, cô Trang cùng 8 bạn Chọn mẫu dẫn đường, 9 bạn đội phó
nhóm nhỏ bạn hỏi, Anh Bảo, Phạm Nga, Phương Liên đi khảo sát ở xã Hưng Khánh
Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc, em được đi theo đoàn khảo sát để đặt cơm cho toàn đoàn vào trưa hôm sau.
Khoảng 18h00, cả đoàn tập trung đến Mai An Tiêm để dùng cơm tối, sau đó
vào lúc 19h30 đã có một buổi họp toàn đoàn để rút kinh nghiệm sau hai ngày thực
địa. Đến 21h30, công cụ PVS có cuộc họp riêng với cô Xuân Anh và được cô giải
đáp những khó khăn và thắc mắc khi thực hiện những cuộc phỏng vấn đầu tiên, rút
kinh nghiệm cho 2 ngày tiếp theo.
3. Ngày thứ ba (27/11/2022):
Địa điểm thực hiện chỉ tiêu hôm thứ ba khá xa so với Khách sạn nên toàn đoàn
đã dậy lúc 5h30 để chuẩn bị, ăn sáng và tập trung lên xe di chuyển lúc 6h30. PVS
được chia thành nhiều đội nhỏ đi 6 ấp khác nhau để phỏng vấn, em được phân công
ở ấp Tân Nhơn và có được 2 cuộc phỏng vấn sâu ngày hôm đó. Bởi vì đã có sự
chuẩn bị, làm việc với Ban lãnh đạo địa phương từ trước nên chỉ tiêu ngày hôm đó
khá ổn, không bị hụt quá nhiều. Bản thân em cũng hoàn thành chỉ tiêu PVS của
ngày hôm đó và em tự đánh giá khá chất lượng.
Việc ăn uống ở xã Hưng Khánh Trung A không được thuận lợi như hai hôm
đầu tiên, có 6 ấp và ăn tại tụ điểm của mỗi ấp, thế nên việc phân chia đồ ăn hơi bất
tiện. Nhờ có sự giúp đỡ của các bạn Chọn mẫu dẫn đường đã hỗ trợ em việc giao cơm đến các ấp.
13h30 chiều, đoàn tiếp tục hoàn thành những chỉ tiêu còn thiếu đến 16h30, ấp
nào hoàn thành chỉ tiêu trước thì tạp trung về lại UBND xã Hưng Khánh Trung A
và lên xe về Vườn ẩm thực Mai An Tiêm để ăn tối. Trong ngày hôm đó, em đã có
chút sai sót khi đặt bàn ăn bị thiếu và có 6 bạn phải ăn cơm hộp. Em cảm thấy rất có lỗi về việc này. lOMoAR cPSD| 41487147
Sau bữa cơm tối, em và Tố Nguyên đã đi đặt bánh kem, in lại thư khen bị lỗi
để chuẩn bị cho đêm Gala ngày mai. Công cụ PVS có cuộc họp với cô Xuân Anh để
báo cáo tình hình chỉ tiêu ngày hôm đó, xin góp ý của cô về một số cuộc “đặc biệt”.
4. Ngày thứ tư (28/11/2022):
Ngày cuối cùng, đoàn thực tập di chuyển đến huyện Châu Thành và hoàn
thành các chỉ tiêu còn thiếu, sáng đó những công cụ còn lại, tiến hành thực hiện bản
hỏi còn lại và hoàn thiện các chỉ tiêu còn thiếu. Ngày thứ tư, em được phân công đi
ở ấp Hữu Bình, 9 bạn PVS tập kết tại nhà chú Hoàng, chú dẫn đường của địa
phương và được chú mời uống nước dừa, ăn mận rất ngon.
Buổi trưa ở Châu Thành cũng ăn theo ấp giống như hôm ở Mỏ Cày Bắc, Tố
Nguyên dẫn đường ở ấp rất xa nhà chú Hoàng nên em đã nhờ bạn Trường Huy và
Minh Trí chở mình đến UBND Châu Thành để nhận và phát cơm. Đi lấy cơm với
bạn Minh Trí thật sự thư giãn, quãng đường lấy cơm khá xa và tụi em đã tranh luận
rất nhiều trong suốt dọc đường đi lấy cơm đó.
Bởi vì hôm đó là ngày cuối để hoàn thành các chỉ tiêu cho nên cả đoàn đã dốc
toàn lực “vét”, không bỏ sót hộ gia đình nào để thực hiện phỏng vấn. Kết quả đoàn
tập trung và về Khách sạn chuẩn bị cho đêm Gala trễ hơn dự kiến khoảng 1 tiếng 30
phút. 18h00 là Gala bắt đầu nhưng 18h00 kém em vẫn còn ở nhà chú Hoàng, Tố
Nguyên dẫn đường xa nhà chú Hoàng nên mất rất nhiều thời gian để cả hai gặp
nhau, đi lấy bánh kem, in đồ,.. chuẩn bị một số thứ cho đêm Gala và chạy đến Mai
An Tiêm khoảng 18g30 để kiểm tra bàn ăn, treo backdrop Gala và tiếp đón cán bộ địa phương.
Đêm Gala diễn ra đầy ấm cúng, những chia sẻ, tâm tình từ phía cán bộ địa
phương, thầy cô, Tổng điều phối và các bạn sinh viên về những ngày gian khổ tại
thực địa. Đã có rất nhiều tiếng cười, cả những giọt nước mắt, một đêm tiệc đầy ý
nghĩa và khó quên đối với K25.
Những phát hiện của bản thân về công cụ PVS:
Những ngày ở thực địa, PVS gặp rất nhiều cuộc có thời lượng phỏng vấn rất ít, 18
phút cũng có, 25 phút cũng có, bản thân em cũng có một cuộc có thời lượng ít, vỏn vẹn
47 phút. Nhưng em nghĩ việc thời lượng ít hay nhiều không ảnh hưởng đến lOMoAR cPSD| 41487147
chất lượng của cuộc phỏng vấn, một cuộc phỏng vấn sâu có chất lượng hay không
phụ thuộc vào lượng thông tin đáp viên cung cấp bởi vì dữ liệu định tính không
phản ánh qua con số như định lượng.
Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi: được sự giúp đỡ của các bạn Chọn mẫu dẫn đường trong công tác
ăn uống, các bạn sinh viên thông cảm trong vấn đề ăn uống và lưu trú. Được giảm
chỉ tiêu PVS cho nên không bị áp lực trong vấn đề thiếu chỉ tiêu.
Khó khăn: bởi vì ăn tại Mỏ Cày Bắc và Châu Thành được chia ra nhiều ấp, các
ấp lại cách khá xa nhau nên việc chia cơm gặp nhiều bất lợi. Cơm ở Mỏ Cày Bắc
không được ăn thử trước nên không ổn cho lắm.
PHẦN 3. HẬU THỰC ĐỊA
Sau khi trở về Thành phố Hồ Chí Minh, PVS chỉ có khoảng nửa tháng để gỡ
băng, viết ghi chú, tụi em đã phải chạy đua với thời gian để kịp deadline được giao.
Trong khoảng hai tuần đầu hậu thực địa, K25 Xã hội học tưởng chừng như thầu
quán cà phê Woori gần kí túc xá khu B để chạy deadline. Ai cũng có rất nhiều bài
tập, rất nhiều áp lực nhưng không bạn nào bỏ cuộc. PVS đã rất vất vả để hoàn thành đúng deadline.
Song song với việc gỡ băng phỏng vấn sâu, em và Tố Nguyên cũng đã tiến
hành sao kê các khoản tiền đã chi ở trong quá trình thực tập, cập nhật hóa đơn, biên lai.
Ngày 10 tháng 12 năm 2022, nhập liệu toàn đoàn.
Tụi em gặp lại nhau sau hơn 10 ngày hậu thực địa, toàn đoàn được tập huấn kĩ
năng nhập liệu vào Google Forms
Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi: được thầy cô thông cảm và cho dời thời hạn nộp bài tập.
Khó khăn: thời gian gỡ băng khá gấp, PVS chưa kịp nghỉ ngơi sau thời gian
hậu thực địa đã lao đầu vào gỡ băng. lOMoAR cPSD| 41487147
KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUNG
Từ lúc bắt đầu thực tập đến giờ đã trôi qua hơn 3 tháng, em đã ôn lại rất nhiều
kiến thức cũ được học từ năm 2, năm 3. Có hình dung rõ hơn về ngành học mình đã
chọn. Học được tính cẩn thận, có nhiều kỹ năng về hậu cần hơn. Làm việc logic
hơn, nghĩ cho người khác nhiều hơn, chủ động hơn.
Theo nhận định của em, kì thực tập của K25 là một kì thực tập tuyệt vời, sinh
viên cực kì chủ động trong quá trình học tập, đặc biệt là công cụ PVS thiếu chỉ tiêu khá ít.
ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Tổ chức: về vấn đề ăn uống, hạn chế ăn theo từng ấp, rất khó để kiểm
soát được với số lượng sinh viên đông.
- Chuyên môn: nên phân chia quà đáp viên cho từng công cụ trước khi xuống
thực địa để tránh cập rập và nắm rõ số lượng. Nên kiểm kê đường theo cách
logic dễ hiểu hơn thay vì làm form.