Báo cáo thực địa TTDS - Tòa án - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

 

Báo cáo thực địa TTDS - Tòa án - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

 

Môn:
Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
25 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo thực địa TTDS - Tòa án - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

 

Báo cáo thực địa TTDS - Tòa án - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

 

53 27 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI - LUẬT
--- o0o ---
BÁO CÁO NHÓM
Họ và Tên MSSV
Nguyễn Hải Nam 22118141
Văn Viễn Chinh 22114627
Võ Hoàng Minh 22122954
Nguyễn Bích Trâm Anh 22100084
Lê Phương Khả Di 22118152
THỰC ĐỊA TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN
QUẬN GÒ VẤP
MỤC LỤC
I. Tường thuật chi tiết phiên toà sơ thẩm mà nhóm được tham dự........3
II. Trình bày quy định BLTTDS về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà
sơ thẩm sau đó nhận xét về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà thực tế..........12
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237 BLTTDS 2015)..........................
2. Khai mạc phiên tòa (Điều 239 BLTTDS 2015).............................................
3. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa:...............................................................
4. Nghị án và tuyên án..................................................................................
III. Nhận xét về Kết quả bản án kèm theo cspl (Các yêu cầu của Nguyên
đơn, bị đơn, Người có QLNVLQ).............................................................................15
1. Đối với nguyên đơn..................................................................................
1. Đối với bị đơn:..........................................................................................
2. Đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan:........................................
IV. Từng cá nhân viết riêng “Em học được điều gì qua buổi học thực địa
hôm nay” .................................................................................................................20
Lê Phương Khả Di - 22118152..........................................................................
Võ Hoàng Minh – 22122954.............................................................................
Nguyễn Hải Nam – 22118141...........................................................................
Nguyễn Bích Trâm Anh – 22100084.................................................................
Văn Viễn Chinh – 22114627..............................................................................
I. Tường thuật chi tiết phiên toà sơ thẩm mà nhóm được tham dự
(a) Giới thiệu vụ án phiên toà ngày 20/04/2024: Tranh chấp ly hôn, nuôi con,
chia tài sản.
Về những người tiến hành tố tụng
Chủ toạ phiên toà: Trần Linh Thục Uyên
Và các hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà và đại diện Viện kiểm sát
Hội thẩm nhân dân: Vũ Nguyễn Minh Châu
Hội thẩm nhân dân: Lê Chí Tâm
Thư ký phiên tòa: Trần Lâm Vệ Đạt
Đại diện Viện Kiểm sát: Võ Hùng Quyến
Về các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Bên nguyên đơn: Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh
Bên bị đơn: Ông Nguyễn Gia Kiệt
Và các Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên gồm có:
Luật sư Lê Phương Thanh (cho bên nguyên đơn)
Luật sư Đặng Minh Châu (cho bên nguyên đơn)
Luật sư Nguyễn Thị Kiều Lam (cho bên bị đơn)
Về những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Đại diện UBND Thành Phố Hải Dương – Bà Phạm Thị Bảo Ngọc
Bà Hà Ngọc Như Ý (mẹ của ông Kiệt - Bị đơn)
Về Người làm chứng
Ông Nguyễn Tô Chân Phong
Bà Nguyễn Anh Thư
(b) Thủ tục khai mạc phiên toà
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa tiến hành các công việc sau:
- Kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập.
- Phổ biến nội quy phiên tòa.
- Đề nghị những người được triệu tập tham gia phiên tòa chuẩn bị giấy tờ tùy
thân và giấy triệu tập để thư ký kiểm tra.
- Và ổn định trật tự.
- Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng
xử án.
Nội dung quy định của buổi phiên toà như sau:
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh
của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án khí, hung khí, chất nổ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật
khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của
vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc khí, công cụ hỗ trợ được người thẩm
quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu
tập, giấy mời, các giấy tờ liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư chậm
nhất 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa ngồi đúng vị trí trong phòng xử án
theo hướng dẫn của Thư phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy
triệu tập, giấy mời, các giấy tờ liên quan khác cho Thư phiên tòa thông qua lực
lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành
sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi
hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm
lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý
của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tòa phải trang phục nghiêm chỉnh; thái độ
tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự, không nói chuyện riêng tuân theo sự điều
khiển của Chủ tọa phiên tòa.
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp
do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động
trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc hành
vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải mặt tại phiên tòa
trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời
khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng. Người dưới mười sáu tuổi không được vào
phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng
xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc
phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp lý do sức
khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
Sau đó, Chủ toạ đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử: Tòa án nhân dân thành phố
Hải Dương, tỉnh Hải Dương tiến hành mở phiên tòa xét xử thẩm công khai vụ
án dân sự về việc “Tranh chấp ly hôn, nuôi con, chia tài sản” giữa:
Nguyên đơn: bà Nguyễn Ngọc Vân Anh
Bị đơn: ông Nguyễn Gia Kiệt
Sau đó, chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự của người
tham gia tố tụng khác. Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố
tụng, người giám định, người phiên dịch.
Tiếp đến là Thư ký sẽ báo cáo các đương sự có mặt hay vắng mặt ở phiên toà.
Chủ toạ sẽ kiếm tra chứng minh sẽ mời từng các đương sự Thư vừa báo
cáo cho chủ toạ để kiểm tra họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú của từng đương sự
tham gia phiên toà tố tụng.
Chủ toạ phổ biến quyền nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng dựa theo
các điều sau đây:
Điều 70 BLTTDS năm 2015, các đương sự quyền nghĩa vụ; Điều 71
BLTTDS 2015, nguyên đơn các quyền nghĩa vụ; Bị đơn các quyền nghĩa
vụ quy định tại Điều 72 BLTTDS 2015; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các
quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 BLTTDS 2015; Người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho các đương s các quyền nghĩa vụ được quy định tại Điều 76
BLTTDS năm 2015; Người làm chứngcác quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73
BLTTDS 2015.
(c) Tranh tụng tại phiên toà
Nghe lời trình bày của các đương sự
Về Luật sư nguyên đơn (LS Thanh):
Trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn như sau:
Yêu cầu ly hôn với ông Kiệt;
Yêu cầu được nuôi 02 con chung Nguyễn Thị Nhi (sinh 04/01/2001)
Nguyễn Đức Anh (sinh 13/6/2007). Vân Anh không yêu cầu ông Kiệt cấp
dưỡng;
Yêu cầu chia tài sản chung nhà đấtsố thửa 496, tờ bản đồ số 01, diện tích
216 m đất tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương.
2
Về yêu cầu ly hôn:
Ngày 26/03/1999, chị Nguyễn Ngọc Vân Anh kết hôn với anh Nguyễn Gia Kiệt
theo Giấy chứng nhận kết hôn số 09, quyển số 01/1999, do UBND xã Thượng Đạt, TP.
Hải Dương, tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/03/1999 (BL.2). Căn cứ vào giấy chứng nhận
kết hôn này thì chứng minh được quan hệ hôn nhân của bà Vân Anh, ông Kiệtquan
hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Về căn cứ ly hôn: Quá trình chung sống hai bên phát sinh mâu thuẫn, tình cảm
vợ chồng không còn, theo lời khai của bà Vân Anh thì “ông Kiệt chơi bời hay chửi
bới, đánh đập bà Vân Anh, bà Vân Anh không chịu được nữa, vợ chồng đã ly thân hơn
1 năm, không ai còn quan tâm tới ai”.
Về yêu cầu giành quyền nuôi con chung:
Vân Anh ông Kiệt 2 con chung Nguyễn Thị Nhi sinh ngày
04/01/2001 (theo Giấy khai sinh tại BL. 4)Nguyễn Đức Anh sinh ngày 13/06/2007
(theo Giấy khai sinh tại BL. 3), hiện tại cháu Nhivới bà Vân Anh cháu Đức Anh
đang ở với ông Kiệt. Căn cứ vào giấy khai sinh của 2 cháu thì xác định được cả 2 con
chung đều chưa thành niên. bà Vân Anh yêu cầu được nuôi cả 2 con chung là cháu Nhi
cháu Đức Anh không yêu cầu ông Kiệt cấp dưỡng tiền nuôi con chung, nhưng
không được ông Kiệt chấp nhận, nên Vân Anh khởi kiện nhờ Tòa án giải quyết
có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Về yêu cầu chia tài sản chung:
Tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân là 01 thửa đất có
số thửa 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216m , địa chỉ tại: xã Thượng Đạt, huyện Nam
2
Sách nay TP. Hải Dương (đất đã được UBND huyện Nam Sách cấp GCNQSDĐ
số vào sổ H497 ngày 31/12/2005 mang tên anh Nguyễn Gia Kiệt và chị Nguyễn Ngọc
Vân Anh), trên đất có 01 nhà cấp 4 công trình phụ trên đất. Vân Anh có đề nghị
chia đôi diện tích đất, nhận phần đất không tài sản không đề nghị chia tài sản
trên đất nhưng không được ông Kiệt chấp nhận cho rằng thửa đất nêu trên không
phải tài sản chung của vợ chồng của ba mẹ ông Kiệt, ba mẹ ông Kiệt chỉ cho ở
nhờ, không tặng cho hay chuyển nhượng cho vợ chồng ông Kiệt ông Kiệt đề
nghị hủy GCNQSDĐ nêu trên cho rằng UBND huyện Nam Sách cấp GCNQSDĐ
mang tên vợ chồng anh sai quy định pháp luật, nên bà Vân Anh khởi kiện nhờ Tòa
án giải quyết là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Chủ toạ mời LS bên bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của
nguyên đơn;
Về Luật sư bị đơn (LS Lam):
Về quan hệ hôn nhân, bị đơn đồng ý với yêu cầu ly hôn của phía nguyên đơn.
Về con chung, bị đơn không đồng ý yêu cầu của bà Vân Anh nuôi 2 đứa, mà bị
đơn yêu cầu được nuôi cháu Đức Anh và không yêu cầu bà Vân Anh cấp dưỡng.
Về tài sản chung, đối với tài sản chung trên đất bị đơn đồng ý chia đôi xin được
nhận hiện vật trả tiền cho nguyên đơn. Đối với quyền sử dụng đất tại thửa đất số
496 tờ bản đồ số 01 bị đơn không đồng ý chia đôi mảnh đất này cho nguyên đơn
đây không phải tài sản chung của vợ chồng đất của bố mẹ bị đơn. Yêu cầu
HĐXX xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp do hai vợ chồng bị
đơn đứng tên. Công nhận quyền sử dụng đất là của bà Ý (mẹ của bị đơn).
Về Đại diện UBND (Bà Ngọc):
Ngọc không đồng ý với đề nghị huỷ GCNSDĐ của bị đơn, trình tự được
diễn ra đúng, đủ theo quy định của pháp luật. Và khi cấp bà Ý (mẹ của bị đơn) không
có ý kiến phản đối nên việc huỷ GCN là không hợp pháp.
Về Bà Hà Ngọc Như Ý (Mẹ bị đơn):
Bà Ý đề nghị huỷ GCN vì thửa đất đó là của bà và các con bà góp tiền để bà trả
tiền đất nên thửa đất này là của bà chứ không thuộc ông Kiệt và bà Vân Anh. Và bà chỉ
cho họ mượn để cất nhà ở chứ không cho luôn hay sang nhượng.
(d) Phần hỏi của các bên đại diện pháp lý bảo vệ qyền và lợi ích hợp pháp
Về Luật sư Nguyên đơn (LS Thanh):
LS Thanh hỏi bị đơn (Ông Kiệt)
LS Thanh hỏi Ông Kiệt về công việc nhân của Ông Kiệt, các câu hỏi xác
nhận ông Kiệt có biết về việc cấp GCN và những câu hỏi về vấn đề hủ GCN của mảnh
đất. Ông Kiệt đã từ chối trả lời vài u hỏi của LS LS lặp lại những câu hỏi mang
tính quy chụp tội cho ông Kiệt.
Xét thấy lập trường của LS Thanh đưa ra những câu hỏi mang tính ép buộc
Ông Kiệt thừa nhận việc Ông Kiệt đã không yêu cầu huỷ GCN thửa đất,
quyền yêu cầu huỷ GCN được ông Kiệt nói nhiều lần trước trong phiên toà
là chỉ có bà Ý (mẹ bị đơn) mới có quyền yêu cầu, quyết định.
LS Thanh hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan – Bà Ý
LS Thanh đã đưa ra các câu hỏi xác nhận việc Ý đã thống thất việc cho ông
Kiệt, bà Vân Anh mượn đất để xây nhà hỏi xác nhận việc cấp đất đến giờ xảy
ra tranh chấp.
Xét thấy LS Thanh chỉ hỏi để xác nhận Ý biết về những điều ông Kiệt
nói không thôi.
Về Luật sư Bị đơn (LS Lam):
LS Lam hỏi Nguyên đơn (Bà Vân Anh)
Ls Lam hỏi nguyên đơn về vấn đề tại sao lại bỏ nhà ra đi khi còn những
người con ở nhà, chi phí nuôi dưỡng, sinh hoạt cũng nhưthời gian để chăm sóc con
cái. hỏi khẳng định rằng Vân Anh đủ điều kiện cho 2 người con đi học hay
không nếu như vậy thì tại sao cháu Đức Anh đã phải viết đơn xin qua sống với bố
vì lý do mẹ không cho đi học.
Vân Anh cũng trình bày ý kiến giải đáp các câu hỏi của Luật Lam
rằng đủ điều kiện kinh tế để nuôi nấng chăm cho cho các con đi học việc
cháu Đức Anh có đưa ra lời khai rằng cháu muốn ở với bà vào ngày 05/07/2016.
LS Lam hỏi bổ sung xác nhận Vân Anh biết hay không biết mảnh đất này
thuộc quyền sở hữu của bà Ý và vấn đề GCN như thế nào.
LS Lam hỏi Bị đơn (Ông Kiệt)
LS Lam hỏi ông Kiệt để xác nhận ông người nuôi nấng cháu Đức Anh sau
khi ly thân điều kiện kinh tế của ông Kiệt. Và quan trọng về vấn đề GCN được
cấp ra sao có ông Kiệt ở đó biết về việc này hay không.
Ông Kiệt cũng đã trả lời khẳng định như việc ông trả lời câu hỏi của LS Thanh
đều như vậy không ý kiến khác. ông khẳng định rằng thửa đất này
được bà Ý cho mượn và cất nhà ở.
LS Lam hỏi Bà Ý
Về những vấn đề đã được hỏi cho bên nguyên đơn và bị đơn để xác nhận của bà
Ý như thế nào về những câu trả lời của 2 bên đương sự.
Sau đó LS Lam hỏi lần lượt đến UBND huyện Nam Sách, và các người làm
chứng (Anh Phong).
Các câu hỏi của Hội thẩm nhân dân đã xong Chủ Tọa cho các Luật phát
biểu, sau khi nghe phát biểu của cả hai bên Chủ tọa cho cả hai bên đối đáp về vấn đề
nuôi con, chia tài sản.
Chủ tọa cho Đại diện Viện kiểm sát phát biểu: Các câu hỏi của Hội thẩm nhân
dân đã xong Chủ Tọa cho các Luật sư phát biểu, sau khi nghe phát biểu của chai bên
Chủ tọa cho cả hai bên đối đáp về vấn đề nuôi con, chia tài sản.
Chủ tọa cho Đại diện Viện kiểm sát phát biểu:
Về quan hệ hôn nhân:
Nguyễn Ngọc Vân Anh ông Nguyễn Gia Kiệt quan hệ hôn nhân hợp
pháp, có đăng ký kết hôn theo quy định. Tuy nhiên, quá trình chung sống, hai bên phát
sinh mâu thuẫn, không thể hàn gắn được. Tại phiên tòa hôm nay, Vân Anh yêu
cầu xin ly hôn, ông Kiệt cũng đã đồng ý, ý chí hai bên tự nguyện, không cưỡng ép.
Nên căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị
Hội đồng xét xử chấp nhận cho bà Vân Anh được ly hôn với ông Kiệt.
Về con chung:
Tại thời điểm mở phiên toà, cháu Nguyễn Đức Anh đã đủ tuổi cháu
nguyện vọng được với nguyên đơn. Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia
đình 2014 thông qua phiên toà hôm nay, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy
Nguyễn Ngọc Vân Anh đã chứng minh được khả năng tài chính của mình đảm bảo
việc nuôi dưỡng các con, từ chối việc yêu cầu cấp dưỡng. Do đó, đề nghị Hội đồng xét
xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về con chung.
Về tài sản:
Ông Kiệt cho rằng thửa đất trên không phải tài sản chung của hai vợ chồng
tài sản của cha mẹ các anh em của ông đóng góp. Tuy nhiên, sau khi cấp
GCNQSDĐ ông Kiệt Vân Anh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước; quá
trình sinh sống cũng không xảy ra tranh chấp, khiếu nại về việc cấp đất từ gia đình ông
Kiệt hay bất cứ nhân nào. Sự việc tình tiết tính chất tương tự tại Án lệ số
03/2016 do HĐTP TANDTC thông qua ngày 06/4/2016 được công bố theo Quyết
định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 của Chánh án toà án nhân dân tối cao. Vì vậy, đại
diện Viện Kiểm sát cho rằng: thửa đất số 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216m2, tài
sản chung của vợ chồng ông đang tranh chấp sở để chấp nhận. Việc ông Kiệt
cho rằng thửa đất không phải là tài sản chung của vợ chồng ông Kiệt, mà là tài sản của
Ý, đồng thời yêu cầu hủy GCNQSDĐ đã cấp cho vợ chồng ông Kiệt không
căn cứ để chấp nhận. Từ các phân tích nêu trên, căn cứ Điều 26, Điều 35, Điều 39,
Điều 147, Điều 227, Điều 229 BLTTDS; Điều 56, Điều 59, Điều 81 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014, Án lệ số 03/2016 do HĐTP TANDTC công bố, đề nghị Hội đồng xét
xử:
- Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về ly hôn và con chung.
- Công nhận diện tích đất tranh chấp là tài sản chung của hai vợ chồng khi chia
phải coi công sức đóng góp của bị đơn nhiều hơn để chia nhằm đảm bảo quyền
lợi cho các bên. Các tài sản trên đất gồm nhà và các tài sản khác thuộc về bị đơn.
(e) Phần Nghị Án, Tuyên Án
Phần Nghị Án
Sau khi chủ toạ tuyên bố kết thúc phần hỏi của các bên đương sự, xác nhận
không ai có ý kiến khác để đối đáp, tranh luận thì sẽ tiến đến phần Tuyên Án.
Phần Tuyên Án
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Về hôn nhân:
Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh được ly hôn với ông Nguyễn Gia Kiệt.
Về nuôi con chung:
Giao hai con là Nguyễn Thị Nhi, sinh ngày 4/1/2001 Nguyễn Đức Anh, sinh
ngày 13/6/2007 cho Nguyễn Ngọc Vân Anh trực tiếp nuôi dưỡng cho tới khi con
thành niên. Chấp nhận sự tự nguyện của Vân Anh không yêu cầu ông Kiệt cấp
dưỡng tiền nuôi con. Ông Kiệt quyền thăm nom, chăm sóc con chung không ai
được ngăn cản.
Về tài sản:
Vợ chồng Nguyễn Ngọc Vân Anh và ông Nguyễn Gia Kiệt tài sản chung
gồm 1 nhà ở trên đất trị giá 90,000,000 đồng. Diện tích đất 216 m2 tại thửa đất số 496,
tờ bản đồ số 01 ở thôn Thượng Triệt, xã Thượng Đạt, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
trị giá 520,360.000 đồng.
Giao Nguyễn Ngọc Vân Anh được quyền sử dụng khu đất không tài sản
trên đất diện tích 108m trị giá 260.180.000 đồng;
2
Giao ông Nguyễn Gia Kiệt được quyền sở hữu 01 nhà công trình phụ trị
giá 90.000.000đ; quyền sử dụng đất diện tích 108 m trị giá 260.180.000 đồng.
2
Tổng cộng: 350.180.000đ.
Các bên quyền đề nghị quan nhà nước thẩm quyền điều chỉnh, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
Về chi phí tố tụng và án phí:
Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh chịu 300,000đ án phí ly hôn sơ thẩm và 13,009,000đ
án phí dân sự sơ thẩm, nhưng được trừ vào vào số tiền tạm ứng dân sự sơ thẩm đã nộp
10,000,000 tại Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hải Dương theo biên lai thu số
001054 ngày 3 tháng 3 năm 2017. Bà Vân Anh còn phải nộp 3,309,000đ, Ông Nguyễn
Gia Kiệt chịu 17,809,000đ án phí dân sự sơ thẩm.
Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản: Bà Vân Anh có nghĩa vụ
phải nộp.
Ngọc Như Ý ông Nguyễn Văn Cang được miễn án phí dân sự
thẩm. Các bên đương sự được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày tuyên án.
II. Trình bày quy định BLTTDS về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà
thẩm sau đó nhận xét về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà thực tế
Căn cứ vào chương XIV BLTTDS 2015 thì trình tự xét xử thẩm vụ án dân sự
như sau:
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237 BLTTDS 2015)
Thư ký phiên tòa phải tiến hành các công việc sau đây:
1. Phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo
giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do.
3. Ổn định trật tự trong phòng xử án.
4. Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng
xử án.
2. Khai mạc phiên tòa (Điều 239 BLTTDS 2015)
- Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Thư phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự mặt, vắng mặt của những
người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án do vắng
mặt.
- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự mặt của những người tham gia phiên tòa
theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án kiểm tra căn cước của đương sự,
người tham gia tố tụng khác.
- Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia
tố tụng khác.
- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch.
- Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.
- Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng người
chưa thành niên.
- Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định
chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
- Giải quyếtu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định người
phiên dịch.(Điều 240 BLTTDS 2015)
- Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi người vắng mặt.(Điều 241 BLTTDS
201
- Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng.(Điều 242 BLTTDS 2015)
3. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa:
(a) Hỏi Tại phiên tòa:
Tùy trường hợp chủ tọa phiên tòa hỏi các vấn đề sau (thứ tự hỏi tại phiên
tòa được quy định tại Điều 249):
- Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
- Thay đổi địa vị tố tụng
(b) Tranh luận tại phiên tòa:
Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng t xử chuyển sang phần tranh luận tại
phiên tòa. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau: (Điều 260
BLTTDS 2015)
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn
có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ
quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ
có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyềnlợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị đơn
có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trình y. Người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quyền bổ sung ý
kiến;
- Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa;
- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử thể yêu cầu các đương sự tranh luận
bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
- Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không
người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh
luận.
- Trường hợp vắng mặt một trong các đương s người tham gia tố tụng khác
thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự
có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
- Phát biểu của Kiểm sát viên: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu
tranh luận đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo
pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư phiên tòa của
người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến
trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án phát biểu ý kiến về việc giải quyết
vụ án.(Điều 262)
4. Nghị án và tuyên án
- Trở lại việc hỏi và tranh luận: Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án
chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm
chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi tranh luận. (Điều
263).
- Nghị án (Điều 264): Là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ
án. Có thể trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 265).
- Tuyên án (Điều 267): Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại
phòng xét xử để tuyên án.Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng
dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa
phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có
thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.
Nhận xét về trình tự xét xử sơ thẩm phiên tòa thực tế:
Phiên tòa giả định đã thực hiện đầy đủ các trình tự xét xử thẩm phiên tòa
từ chuẩn bị khai mạc phiên tòa đến nghị án và tuyên án. Ngoài thực hiện đúng trình tự
xét xử sơ thẩm được ghi trong Luật, phiên tòa còn cho tình huống để giống thực tế hơn
đó bị đơn đập bàn lớn tiếng với nguyên đơn bị chủ tọa phiên tòa yêu cầu ngồi
xuống. Tuy nhiên trong trường hợp này thì chủ tọa phiên tòa còn phải đề nghị và cảnh
cáo đề nghị bị đơn hành vi này vi phạm nghiêm trang trật tự của phiên tòa theo
khoản 6 điều 234 BLTTDS.
III. Nhận xét về Kết quả bản án kèm theo cspl (Các yêu cầu của Nguyên
đơn, bị đơn, Người có QLNVLQ)
1. Đối với nguyên đơn
Quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn của Tòa án
đảm bảo được tính hợp pháp và hợp lý.
Yêu cầu ly hôn với ông Kiệt
Nguyễn Ngọc Vân Anh ông Nguyễn Gia Kiệt kết hôn trên sở tự
nguyện và đăng ký kết hôn tại UBND xã Thượng Đạt, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
vào ngày 26/03/1999 nên xác định đây là hôn nhân hợp pháp.
Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà Nguyễn Ngọc Vân Anh và
ông Nguyễn Gia Kiệt đều xác định mâu thuẫn cuộc sống chung không hạnh
phúc. Bà Vân Anh có đơn xin ly hôn, ông Kiệt đồng ý ly hôn.
Căn cứ quy định tại Điều 55 của Luật hôn nhân gia đình 2014 về việc công
nhận sự thuận tình ly hôn giữa bà Nguyễn Ngọc Vân Anh và ông Nguyễn Gia Kiệt. Do
đó, Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn là phù hợp pháp luật.
Yêu cầu được nuôi 2 con chung Nguyễn Thị Nhi, sinh ngày 04/01/2001
Nguyễn Đức Anh, sinh ngày 13/06/2007. Không yêu cầu ông Kiệt cấp dưỡng
Vợ chồng 2 con Nguyễn Thị Nhi, sinh ngày 4/1/2001 Nguyễn Đức
Anh, sinh ngày 13/6/2007. Hiện Nhi đang với mẹ Đức Anh đang với bố.
Vân Anh yêu cầu được nuôi cả 2 con. Hai bên đều đề nghị được trực tiếp nuôi con cho
đến khi trưởng thành tự nguyện không yêu cầu phía bên không nuôi con phải cấp
dưỡng cho con.
Nhận thấy Nhi Đức Anh đều đã trên 7 tuổi. Tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn
nhân và gia đình quy định " nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng
của con." Căn cứ các biên bản lấy lời khai của hai con tại phiên tòa ngày 5/7/2016, cả
hai đều có nguyện vọng ở với mẹ.
Như vậy, việc giao con cho bà Vân Anh trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục không chỉ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cả hai concòn giúp đỡ Vân Anh
thực hiện tốt thiên chức cao cả của người mẹ là được trực tiếp nuôi dưỡng, dạy dỗ con
cái, điều đó hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc bản của chế độ hôn nhân
gia đình, phù hợp với đề nghị của đại diện VKSND thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương. Chấp nhận sự tự nguyện của Vân Anh không yêu cầu ông Kiệt phải cấp
dưỡng cho con. Như vậy, kết quả bản án phù hợp các Điều 81, 82, 83 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014.
Yêu cầu chia tài sản chung nhà, đất số thửa 496, tờ bản đồ số 01, diện tích
216m2 tại Thượng Đạt, TP Hải Dương. Ly hôn Vân Anh đề nghị Tòa án
chia đôi nhà, đất.
Vợ chồng tài sản chung gồm 01 nhà công trình phụ trên đất trị giá
90,000,000 đồng. Diện tích đất 216 m2 trị giá 520,360.000 đồng.
Theo Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA
ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng
người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng
người con xây dựng nhà thì cha mẹ những người khác trong gia đình không ý
kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định
và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải
xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
Theo các tài liệu xác định nguồn gốc đất tại thửa 496 tờ bản đồ số 01
Thượng Đạt là của ông Nguyễn Văn Cang và bà Hà Ngọc Như Ý (bố mẹ đẻ ông Kiệt).
Sau khi vợ chồng Vân Anh ông Kiệt kết hôn vào năm 1999, Ý đã cho vợ
chồng ông Kiệt xây nhà trên đất. Từ đó, vợ chồng ông Kiệt Vân Anh xây dựng
01 nhà và cồng trình phụ trên khu đất.Ý và các thành viên trong gia đình ông Kiệt
đều biết việc xây dựng nhà của vợ chồng ông Kiệt Vân Anh nhưng cũng không ai
có ý kiến.
Ngày 31/12/2005, UBND huyện Nam Sách đã làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số H497 đứng tên người sử dụng đất ông Nguyễn Gia Kiệt và
bà Nguyễn Ngọc Vân Anh.
Như vậy, từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2005) cho
đến khi có việc ly hôn của ông Kiệt, bà Vân Anh (năm 2017) vợ chồng ông Kiệt và bà
Vân Anh đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định, gia đình bà Ý cũng không ai
có khiếu nại về việc cấp đất, xây nhà này. Điều đó thể hiện ý chí của gia đình Ý
là đã cho ông Kiệt bà Vân Anh diện tích đất nêu trên. Do đó, việc bà Ý và ông Kiệt
khai rằng là đất của bà Ý, bà không cho vợ chồng vì chỉ cho mượn cất nhà là không có
cơ sở chấp nhận.
Do đó, có căn cứ xác định lời khai của bà Vân Anh về việc gia đình và Ý đã cho
ông diện tích đất trên, s chấp nhận diện tích đất trên tài sản gắn
liền trên đất là tài sản chung của vợ chồng.
Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về giải quyết tài sản của vợ
chồng khi ly hôn, số tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Việc xem xét đến
nguyện vọng của bà Vân Anh là nhận phần đất không có tài sản nhà ở là hợp lý. Nhằm
tạo điều kiện cho việc sử dụng và không làm mất đi giá trị sử dụng của tài sản thì đối
với tài sản gắn liền trên đất sẽ được chia giao cho bên nào được quyền sử dụng đất
được sở hữu phần tài sản gắn liền với phần diện tích đất đó.
2. Đối với bị đơn:
Đối với yêu cầu của bị đơn, đây ông Nguyễn Gia Kiệt về việc đề nghị Tòa
giao cháu Nguyễn Đức Anh cho ông nuôi dưỡng xem xét nguyện vọng của cháu
Nguyễn Thị Nhi là chưa hợp lí.
Qua nhận định của Tòa án, theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân Gia đình
2015 thì “nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Đối với
cả trường hợp của cháu Nhi lẫn cháu Đức Anh đều đã trên 7 tuổi, nên việc ông Kiệt đề
nghị giao cháu Đức Anh cho ông nuôi dưỡng không hợp lí. Cần phải lấy ý kiến
nguyện vọng của cả 2 cháu để xác định người sẽ có quyền nghĩa vụ nuôi dưỡng 2
cháu trong trường hợp này.
thế, quyết định việc giao con cho Vân Anh trực tiếp chăm sóc, nuôi
dưỡng giáo dục hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc bản của chế độ hôn
nhân gia đình, phù hợp với đề nghị của đại diện VKSND thành phố Hải Dương,
tỉnh Hải Dương.
Quyết định trên của Tòa án phù hợp với Luật Hôn nhân Gia đình 2015,
cũng như đã bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của 2 cháu Nguyễn Đức Anh
Nguyễn Thị Nhi, đồng thời cũng tôn trọng ý kiến của cả nguyên đơn bị đơn trong
trường hợp này,
3. Đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
Đối với yêu cầu lấy lại mảnh đất số 01 tại Thôn Thượng Triệt, xã Thượng Đạt,
TP Hải Dương của bà Hà Thị Như Ý là chưa phù hợp với các quy định hiện hành của
pháp luật, cụ thể:
Căn cứ theo Án lệ số 03/2016/AL đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thông qua ngày 06/04/2016 được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-
CA ngày 06/04/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất vợ chồng
người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng
người con xây dựng nhà thì cha mẹ những người khác trong gia đình không ý
kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định
và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải
xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
Theo các tài liệu thu thập được xác định nguồn gốc đất ở tại thửa 496 tờ bản đồ
số 01 Thượng Đạt của ông Nguyễn Văn Cang Ngọc Như Ý (bố mẹ đẻ
ông Kiệt). Tuy nhiên, sau khi vợ chồng Vân Anh ông Kiệt kết hôn vào năm
1999, bà Ý đã cho phép vợ chồng ông Kiệt xây nhà trên đất. Do đó, vợ chồng ông Kiệt
| 1/25

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI - LUẬT --- o0o --- BÁO CÁO NHÓM
THỰC ĐỊA TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP Họ và Tên MSSV Nguyễn Hải Nam 22118141 Văn Viễn Chinh 22114627 Võ Hoàng Minh 22122954 Nguyễn Bích Trâm Anh 22100084 Lê Phương Khả Di 22118152 MỤC LỤC I.
Tường thuật chi tiết phiên toà sơ thẩm mà nhóm được tham dự........3
II. Trình bày quy định BLTTDS về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà
sơ thẩm sau đó nhận xét về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà thực tế..........12 1.
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237 BLTTDS 2015)..........................
2. Khai mạc phiên tòa (Điều 239 BLTTDS 2015)............................................. 3.
Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa:............................................................... 4.
Nghị án và tuyên án..................................................................................
III. Nhận xét về Kết quả bản án kèm theo cspl (Các yêu cầu của Nguyên
đơn, bị đơn, Người có QLNVLQ).............................................................................15 1.
Đối với nguyên đơn.................................................................................. 1.
Đối với bị đơn:.......................................................................................... 2.
Đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan:........................................
IV. Từng cá nhân viết riêng “Em học được điều gì qua buổi học thực địa
hôm nay” .................................................................................................................20
Lê Phương Khả Di - 22118152..........................................................................
Võ Hoàng Minh – 22122954.............................................................................
Nguyễn Hải Nam – 22118141...........................................................................
Nguyễn Bích Trâm Anh – 22100084.................................................................
Văn Viễn Chinh – 22114627.............................................................................. I.
Tường thuật chi tiết phiên toà sơ thẩm mà nhóm được tham dự
(a) Giới thiệu vụ án phiên toà ngày 20/04/2024: Tranh chấp ly hôn, nuôi con, chia tài sản.
Về những người tiến hành tố tụng
Chủ toạ phiên toà: Trần Linh Thục Uyên
Và các hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà và đại diện Viện kiểm sát
Hội thẩm nhân dân: Vũ Nguyễn Minh Châu
Hội thẩm nhân dân: Lê Chí Tâm
Thư ký phiên tòa: Trần Lâm Vệ Đạt
Đại diện Viện Kiểm sát: Võ Hùng Quyến
Về các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Bên nguyên đơn: Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh
Bên bị đơn: Ông Nguyễn Gia Kiệt
Và các Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên gồm có:
Luật sư Lê Phương Thanh (cho bên nguyên đơn)
Luật sư Đặng Minh Châu (cho bên nguyên đơn)
Luật sư Nguyễn Thị Kiều Lam (cho bên bị đơn)
Về những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Đại diện UBND Thành Phố Hải Dương – Bà Phạm Thị Bảo Ngọc
Bà Hà Ngọc Như Ý (mẹ của ông Kiệt - Bị đơn)
Về Người làm chứng Ông Nguyễn Tô Chân Phong Bà Nguyễn Anh Thư
(b) Thủ tục khai mạc phiên toà
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa tiến hành các công việc sau: -
Kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập. -
Phổ biến nội quy phiên tòa. -
Đề nghị những người được triệu tập tham gia phiên tòa chuẩn bị giấy tờ tùy
thân và giấy triệu tập để thư ký kiểm tra. - Và ổn định trật tự. -
Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
Nội dung quy định của buổi phiên toà như sau:
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh
của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật
khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của
vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm
quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu
tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm
nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án
theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy
triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực
lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành
sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi
hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm
lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ
tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự, không nói chuyện riêng và tuân theo sự điều
khiển của Chủ tọa phiên tòa.
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý
do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động
trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành
vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa
trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời
khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng. Người dưới mười sáu tuổi không được vào
phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng
xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc
phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức
khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
Sau đó, Chủ toạ đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử: Tòa án nhân dân thành phố
Hải Dương, tỉnh Hải Dương tiến hành mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ
án dân sự về việc “Tranh chấp ly hôn, nuôi con, chia tài sản” giữa:
Nguyên đơn: bà Nguyễn Ngọc Vân Anh
Bị đơn: ông Nguyễn Gia Kiệt
Sau đó, chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người
tham gia tố tụng khác. Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố
tụng, người giám định, người phiên dịch.
Tiếp đến là Thư ký sẽ báo cáo các đương sự có mặt hay vắng mặt ở phiên toà.
Chủ toạ sẽ kiếm tra chứng minh là sẽ mời từng các đương sự Thư ký vừa báo
cáo cho chủ toạ để kiểm tra họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú của từng đương sự
tham gia phiên toà tố tụng.
Chủ toạ phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng dựa theo
các điều sau đây:
Điều 70 BLTTDS năm 2015, các đương sự có quyền và nghĩa vụ; Điều 71
BLTTDS 2015, nguyên đơn có các quyền và nghĩa vụ; Bị đơn có các quyền và nghĩa
vụ quy định tại Điều 72 BLTTDS 2015; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các
quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 BLTTDS 2015; Người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho các đương sự có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 76
BLTTDS năm 2015; Người làm chứng có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 BLTTDS 2015.
(c) Tranh tụng tại phiên toà
Nghe lời trình bày của các đương sự
Về Luật sư nguyên đơn (LS Thanh):
Trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn như sau:
● Yêu cầu ly hôn với ông Kiệt;
● Yêu cầu được nuôi 02 con chung là Nguyễn Thị Nhi (sinh 04/01/2001) và
Nguyễn Đức Anh (sinh 13/6/2007). bà Vân Anh không yêu cầu ông Kiệt cấp dưỡng;
● Yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất có số thửa 496, tờ bản đồ số 01, diện tích
216 m2 đất tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương.
Về yêu cầu ly hôn:
Ngày 26/03/1999, chị Nguyễn Ngọc Vân Anh kết hôn với anh Nguyễn Gia Kiệt
theo Giấy chứng nhận kết hôn số 09, quyển số 01/1999, do UBND xã Thượng Đạt, TP.
Hải Dương, tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/03/1999 (BL.2). Căn cứ vào giấy chứng nhận
kết hôn này thì chứng minh được quan hệ hôn nhân của bà Vân Anh, ông Kiệt là quan
hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Về căn cứ ly hôn: Quá trình chung sống hai bên phát sinh mâu thuẫn, tình cảm
vợ chồng không còn, theo lời khai của bà Vân Anh thì “ông Kiệt chơi bời và hay chửi
bới, đánh đập bà Vân Anh, bà Vân Anh không chịu được nữa, vợ chồng đã ly thân hơn
1 năm, không ai còn quan tâm tới ai”.
Về yêu cầu giành quyền nuôi con chung:
Bà Vân Anh và ông Kiệt có 2 con chung là Nguyễn Thị Nhi sinh ngày
04/01/2001 (theo Giấy khai sinh tại BL. 4) và Nguyễn Đức Anh sinh ngày 13/06/2007
(theo Giấy khai sinh tại BL. 3), hiện tại cháu Nhi ở với bà Vân Anh và cháu Đức Anh
đang ở với ông Kiệt. Căn cứ vào giấy khai sinh của 2 cháu thì xác định được cả 2 con
chung đều chưa thành niên. bà Vân Anh yêu cầu được nuôi cả 2 con chung là cháu Nhi
và cháu Đức Anh và không yêu cầu ông Kiệt cấp dưỡng tiền nuôi con chung, nhưng
không được ông Kiệt chấp nhận, nên bà Vân Anh khởi kiện nhờ Tòa án giải quyết là
có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Về yêu cầu chia tài sản chung:
Tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân là 01 thửa đất có
số thửa 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216m ,
2 địa chỉ tại: xã Thượng Đạt, huyện Nam
Sách nay là TP. Hải Dương (đất đã được UBND huyện Nam Sách cấp GCNQSDĐ có
số vào sổ H497 ngày 31/12/2005 mang tên anh Nguyễn Gia Kiệt và chị Nguyễn Ngọc
Vân Anh), trên đất có 01 nhà cấp 4 và công trình phụ trên đất. bà Vân Anh có đề nghị
chia đôi diện tích đất, nhận phần đất không có tài sản và không đề nghị chia tài sản
trên đất nhưng không được ông Kiệt chấp nhận vì cho rằng thửa đất nêu trên không
phải là tài sản chung của vợ chồng mà của ba mẹ ông Kiệt, ba mẹ ông Kiệt chỉ cho ở
nhờ, không tặng cho hay chuyển nhượng cho vợ chồng ông Kiệt và ông Kiệt có đề
nghị hủy GCNQSDĐ nêu trên vì cho rằng UBND huyện Nam Sách cấp GCNQSDĐ
mang tên vợ chồng anh là sai quy định pháp luật, nên bà Vân Anh khởi kiện nhờ Tòa
án giải quyết là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Chủ toạ mời LS bên bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn;
Về Luật sư bị đơn (LS Lam):
Về quan hệ hôn nhân, bị đơn đồng ý với yêu cầu ly hôn của phía nguyên đơn.
Về con chung, bị đơn không đồng ý yêu cầu của bà Vân Anh nuôi 2 đứa, mà bị
đơn yêu cầu được nuôi cháu Đức Anh và không yêu cầu bà Vân Anh cấp dưỡng.
Về tài sản chung, đối với tài sản chung trên đất bị đơn đồng ý chia đôi xin được
nhận hiện vật và trả tiền cho nguyên đơn. Đối với quyền sử dụng đất tại thửa đất số
496 tờ bản đồ số 01 bị đơn không đồng ý chia đôi mảnh đất này cho nguyên đơn vì
đây không phải là tài sản chung của vợ chồng mà là đất của bố mẹ bị đơn. Yêu cầu
HĐXX xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp do hai vợ chồng bị
đơn đứng tên. Công nhận quyền sử dụng đất là của bà Ý (mẹ của bị đơn).
Về Đại diện UBND (Bà Ngọc):
Bà Ngọc không đồng ý với đề nghị huỷ GCNSDĐ của bị đơn, vì trình tự được
diễn ra đúng, đủ theo quy định của pháp luật. Và khi cấp bà Ý (mẹ của bị đơn) không
có ý kiến phản đối nên việc huỷ GCN là không hợp pháp.
Về Bà Hà Ngọc Như Ý (Mẹ bị đơn):
Bà Ý đề nghị huỷ GCN vì thửa đất đó là của bà và các con bà góp tiền để bà trả
tiền đất nên thửa đất này là của bà chứ không thuộc ông Kiệt và bà Vân Anh. Và bà chỉ
cho họ mượn để cất nhà ở chứ không cho luôn hay sang nhượng.
(d) Phần hỏi của các bên đại diện pháp lý bảo vệ qyền và lợi ích hợp pháp
Về Luật sư Nguyên đơn (LS Thanh):
LS Thanh hỏi bị đơn (Ông Kiệt)
LS Thanh hỏi Ông Kiệt về công việc cá nhân của Ông Kiệt, và các câu hỏi xác
nhận ông Kiệt có biết về việc cấp GCN và những câu hỏi về vấn đề hủ GCN của mảnh
đất. Ông Kiệt đã từ chối trả lời vài câu hỏi của LS vì LS lặp lại những câu hỏi mang
tính quy chụp tội cho ông Kiệt.
 Xét thấy lập trường của LS Thanh là đưa ra những câu hỏi mang tính ép buộc
Ông Kiệt thừa nhận việc Ông Kiệt đã không yêu cầu huỷ GCN thửa đất, dù là
quyền yêu cầu huỷ GCN được ông Kiệt nói nhiều lần trước và trong phiên toà
là chỉ có bà Ý (mẹ bị đơn) mới có quyền yêu cầu, quyết định.
LS Thanh hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan – Bà Ý
LS Thanh đã đưa ra các câu hỏi xác nhận việc bà Ý đã thống thất việc cho ông
Kiệt, bà Vân Anh mượn đất để xây nhà ở và hỏi xác nhận việc cấp đất đến giờ có xảy ra tranh chấp.
 Xét thấy LS Thanh chỉ hỏi để xác nhận Bà Ý có biết về những điều ông Kiệt nói không thôi.
Về Luật sư Bị đơn (LS Lam):
LS Lam hỏi Nguyên đơn (Bà Vân Anh)
Ls Lam hỏi nguyên đơn về vấn đề tại sao bà lại bỏ nhà ra đi khi còn những
người con ở nhà, chi phí nuôi dưỡng, sinh hoạt cũng như là thời gian để chăm sóc con
cái. Và hỏi khẳng định rằng bà Vân Anh có đủ điều kiện cho 2 người con đi học hay
không và nếu như vậy thì tại sao cháu Đức Anh đã phải viết đơn xin qua sống với bố
vì lý do mẹ không cho đi học.
Và bà Vân Anh cũng có trình bày ý kiến giải đáp các câu hỏi của Luật sư Lam
rằng bà có đủ điều kiện kinh tế để nuôi nấng và chăm cho cho các con đi học và việc
cháu Đức Anh có đưa ra lời khai rằng cháu muốn ở với bà vào ngày 05/07/2016.
LS Lam hỏi bổ sung xác nhận bà Vân Anh biết hay không biết mảnh đất này
thuộc quyền sở hữu của bà Ý và vấn đề GCN như thế nào.
LS Lam hỏi Bị đơn (Ông Kiệt)
LS Lam hỏi ông Kiệt để xác nhận ông là người nuôi nấng cháu Đức Anh sau
khi ly thân và điều kiện kinh tế của ông Kiệt. Và quan trọng là về vấn đề GCN được
cấp ra sao có ông Kiệt ở đó biết về việc này hay không.
Ông Kiệt cũng đã trả lời khẳng định như việc ông trả lời câu hỏi của LS Thanh
đều là như vậy và không có ý kiến gì khác. Và ông khẳng định rằng là thửa đất này
được bà Ý cho mượn và cất nhà ở. LS Lam hỏi Bà Ý
Về những vấn đề đã được hỏi cho bên nguyên đơn và bị đơn để xác nhận của bà
Ý như thế nào về những câu trả lời của 2 bên đương sự.
Sau đó là LS Lam hỏi lần lượt đến UBND huyện Nam Sách, và các người làm chứng (Anh Phong).
Các câu hỏi của Hội thẩm nhân dân đã xong Chủ Tọa cho các Luật sư phát
biểu, sau khi nghe phát biểu của cả hai bên Chủ tọa cho cả hai bên đối đáp về vấn đề nuôi con, chia tài sản.
Chủ tọa cho Đại diện Viện kiểm sát phát biểu: Các câu hỏi của Hội thẩm nhân
dân đã xong Chủ Tọa cho các Luật sư phát biểu, sau khi nghe phát biểu của cả hai bên
Chủ tọa cho cả hai bên đối đáp về vấn đề nuôi con, chia tài sản.
Chủ tọa cho Đại diện Viện kiểm sát phát biểu:
Về quan hệ hôn nhân:
Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh và ông Nguyễn Gia Kiệt có quan hệ hôn nhân hợp
pháp, có đăng ký kết hôn theo quy định. Tuy nhiên, quá trình chung sống, hai bên phát
sinh mâu thuẫn, không thể hàn gắn được. Tại phiên tòa hôm nay, bà Vân Anh có yêu
cầu xin ly hôn, ông Kiệt cũng đã đồng ý, ý chí hai bên là tự nguyện, không cưỡng ép.
Nên căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị
Hội đồng xét xử chấp nhận cho bà Vân Anh được ly hôn với ông Kiệt. Về con chung:
Tại thời điểm mở phiên toà, cháu Nguyễn Đức Anh đã đủ tuổi và cháu có
nguyện vọng được ở với nguyên đơn. Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 và thông qua phiên toà hôm nay, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy bà
Nguyễn Ngọc Vân Anh đã chứng minh được khả năng tài chính của mình đảm bảo
việc nuôi dưỡng các con, từ chối việc yêu cầu cấp dưỡng. Do đó, đề nghị Hội đồng xét
xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về con chung. Về tài sản:
Ông Kiệt cho rằng thửa đất trên không phải là tài sản chung của hai vợ chồng
mà là tài sản của cha mẹ và các anh em của ông đóng góp. Tuy nhiên, sau khi cấp
GCNQSDĐ ông Kiệt bà Vân Anh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước; quá
trình sinh sống cũng không xảy ra tranh chấp, khiếu nại về việc cấp đất từ gia đình ông
Kiệt hay bất cứ cá nhân nào. Sự việc có tình tiết và tính chất tương tự tại Án lệ số
03/2016 do HĐTP TANDTC thông qua ngày 06/4/2016 và được công bố theo Quyết
định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 của Chánh án toà án nhân dân tối cao. Vì vậy, đại
diện Viện Kiểm sát cho rằng: thửa đất số 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216m2, là tài
sản chung của vợ chồng ông đang tranh chấp là có cơ sở để chấp nhận. Việc ông Kiệt
cho rằng thửa đất không phải là tài sản chung của vợ chồng ông Kiệt, mà là tài sản của
bà Ý, đồng thời yêu cầu hủy GCNQSDĐ đã cấp cho vợ chồng ông Kiệt là không có
căn cứ để chấp nhận. Từ các phân tích nêu trên, căn cứ Điều 26, Điều 35, Điều 39,
Điều 147, Điều 227, Điều 229 BLTTDS; Điều 56, Điều 59, Điều 81 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014, Án lệ số 03/2016 do HĐTP TANDTC công bố, đề nghị Hội đồng xét xử: -
Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về ly hôn và con chung. -
Công nhận diện tích đất tranh chấp là tài sản chung của hai vợ chồng và khi chia
phải coi công sức đóng góp của bị đơn nhiều hơn để chia nhằm đảm bảo quyền
lợi cho các bên. Các tài sản trên đất gồm nhà và các tài sản khác thuộc về bị đơn.
(e) Phần Nghị Án, Tuyên Án Phần Nghị Án
Sau khi chủ toạ tuyên bố kết thúc phần hỏi của các bên đương sự, xác nhận
không ai có ý kiến khác để đối đáp, tranh luận thì sẽ tiến đến phần Tuyên Án. Phần Tuyên Án
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Về hôn nhân:
Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh được ly hôn với ông Nguyễn Gia Kiệt. Về nuôi con chung:
Giao hai con là Nguyễn Thị Nhi, sinh ngày 4/1/2001 và Nguyễn Đức Anh, sinh
ngày 13/6/2007 cho bà Nguyễn Ngọc Vân Anh trực tiếp nuôi dưỡng cho tới khi con
thành niên. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Vân Anh không yêu cầu ông Kiệt cấp
dưỡng tiền nuôi con. Ông Kiệt có quyền thăm nom, chăm sóc con chung không ai được ngăn cản. Về tài sản:
Vợ chồng bà Nguyễn Ngọc Vân Anh và ông Nguyễn Gia Kiệt có tài sản chung
gồm 1 nhà ở trên đất trị giá 90,000,000 đồng. Diện tích đất 216 m2 tại thửa đất số 496,
tờ bản đồ số 01 ở thôn Thượng Triệt, xã Thượng Đạt, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
trị giá 520,360.000 đồng.
Giao bà Nguyễn Ngọc Vân Anh được quyền sử dụng khu đất không có tài sản
trên đất diện tích 108m2 trị giá 260.180.000 đồng;
Giao ông Nguyễn Gia Kiệt được quyền sở hữu 01 nhà ở và công trình phụ trị
giá 90.000.000đ; và quyền sử dụng đất diện tích 108 m2 trị giá 260.180.000 đồng. Tổng cộng: 350.180.000đ.
Các bên có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
Về chi phí tố tụng và án phí:
Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh chịu 300,000đ án phí ly hôn sơ thẩm và 13,009,000đ
án phí dân sự sơ thẩm, nhưng được trừ vào vào số tiền tạm ứng dân sự sơ thẩm đã nộp
là 10,000,000 tại Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hải Dương theo biên lai thu số
001054 ngày 3 tháng 3 năm 2017. Bà Vân Anh còn phải nộp 3,309,000đ, Ông Nguyễn
Gia Kiệt chịu 17,809,000đ án phí dân sự sơ thẩm.
Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản: Bà Vân Anh có nghĩa vụ phải nộp.
Bà Hà Ngọc Như Ý và ông Nguyễn Văn Cang được miễn án phí dân sự sơ
thẩm. Các bên đương sự được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
II. Trình bày quy định BLTTDS về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà sơ
thẩm sau đó nhận xét về trình tự các bước diễn ra tại phiên toà thực tế
Căn cứ vào chương XIV BLTTDS 2015 thì trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự như sau:
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237 BLTTDS 2015)
Thư ký phiên tòa phải tiến hành các công việc sau đây:
1. Phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo
giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do.
3. Ổn định trật tự trong phòng xử án.
4. Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
2. Khai mạc phiên tòa (Điều 239 BLTTDS 2015) -
Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. -
Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những
người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt. -
Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa
theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự,
người tham gia tố tụng khác. -
Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác. -
Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch. -
Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không. -
Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. -
Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định
chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch. -
Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người
phiên dịch.(Điều 240 BLTTDS 2015) -
Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.(Điều 241 BLTTDS 201 -
Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng.(Điều 242 BLTTDS 2015)
3. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa:
(a) Hỏi Tại phiên tòa:
Tùy trường hợp mà chủ tọa phiên tòa hỏi các vấn đề sau (thứ tự hỏi tại phiên
tòa được quy định tại Điều 249): -
Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu -
Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu -
Thay đổi địa vị tố tụng
(b) Tranh luận tại phiên tòa:
Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại
phiên tòa. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau: (Điều 260 BLTTDS 2015) -
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn
có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ
quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ
có quyền bổ sung ý kiến; -
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị đơn
có quyền bổ sung ý kiến; -
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trình bày. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến; -
Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa; -
Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận
bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án. -
Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không
có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh luận. -
Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác
thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự
có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp. -
Phát biểu của Kiểm sát viên: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu
tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo
pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của
người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến
trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.(Điều 262)
4. Nghị án và tuyên án -
Trở lại việc hỏi và tranh luận: Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án
chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm
chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. (Điều 263). -
Nghị án (Điều 264): Là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ
án. Có thể trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 265). -
Tuyên án (Điều 267): Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại
phòng xét xử để tuyên án.Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng
dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa
phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có
thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.
Nhận xét về trình tự xét xử sơ thẩm phiên tòa thực tế:
Phiên tòa giả định đã thực hiện đầy đủ các trình tự xét xử sơ thẩm ở phiên tòa
từ chuẩn bị khai mạc phiên tòa đến nghị án và tuyên án. Ngoài thực hiện đúng trình tự
xét xử sơ thẩm được ghi trong Luật, phiên tòa còn cho tình huống để giống thực tế hơn
đó là bị đơn đập bàn lớn tiếng với nguyên đơn và bị chủ tọa phiên tòa yêu cầu ngồi
xuống. Tuy nhiên trong trường hợp này thì chủ tọa phiên tòa còn phải đề nghị và cảnh
cáo đề nghị bị đơn vì hành vi này vi phạm nghiêm trang và trật tự của phiên tòa theo khoản 6 điều 234 BLTTDS.
III. Nhận xét về Kết quả bản án kèm theo cspl (Các yêu cầu của Nguyên
đơn, bị đơn, Người có QLNVLQ)
1. Đối với nguyên đơn
Quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn của Tòa án
đảm bảo được tính hợp pháp và hợp lý.
Yêu cầu ly hôn với ông Kiệt
Bà Nguyễn Ngọc Vân Anh và ông Nguyễn Gia Kiệt kết hôn trên cơ sở tự
nguyện và đăng ký kết hôn tại UBND xã Thượng Đạt, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
vào ngày 26/03/1999 nên xác định đây là hôn nhân hợp pháp.
Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà Nguyễn Ngọc Vân Anh và
ông Nguyễn Gia Kiệt đều xác định có mâu thuẫn và cuộc sống chung không có hạnh
phúc. Bà Vân Anh có đơn xin ly hôn, ông Kiệt đồng ý ly hôn.
Căn cứ quy định tại Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc công
nhận sự thuận tình ly hôn giữa bà Nguyễn Ngọc Vân Anh và ông Nguyễn Gia Kiệt. Do
đó, Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn là phù hợp pháp luật.
Yêu cầu được nuôi 2 con chung là Nguyễn Thị Nhi, sinh ngày 04/01/2001 và
Nguyễn Đức Anh, sinh ngày 13/06/2007. Không yêu cầu ông Kiệt cấp dưỡng
Vợ chồng có 2 con là Nguyễn Thị Nhi, sinh ngày 4/1/2001 và Nguyễn Đức
Anh, sinh ngày 13/6/2007. Hiện Nhi đang ở với mẹ và Đức Anh đang ở với bố. Bà
Vân Anh yêu cầu được nuôi cả 2 con. Hai bên đều đề nghị được trực tiếp nuôi con cho
đến khi trưởng thành và tự nguyện không yêu cầu phía bên không nuôi con phải cấp dưỡng cho con.
Nhận thấy Nhi và Đức Anh đều đã trên 7 tuổi. Tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn
nhân và gia đình quy định " nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng
của con." Căn cứ các biên bản lấy lời khai của hai con tại phiên tòa ngày 5/7/2016, cả
hai đều có nguyện vọng ở với mẹ.
Như vậy, việc giao con cho bà Vân Anh trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục không chỉ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cả hai con mà còn giúp đỡ bà Vân Anh
thực hiện tốt thiên chức cao cả của người mẹ là được trực tiếp nuôi dưỡng, dạy dỗ con
cái, điều đó hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và
gia đình, phù hợp với đề nghị của đại diện VKSND thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Vân Anh không yêu cầu ông Kiệt phải cấp
dưỡng cho con. Như vậy, kết quả bản án là phù hợp các Điều 81, 82, 83 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014.
Yêu cầu chia tài sản chung là nhà, đất có số thửa 496, tờ bản đồ số 01, diện tích
216m2 tại xã Thượng Đạt, TP Hải Dương. Ly hôn bà Vân Anh đề nghị Tòa án
chia đôi nhà, đất.
Vợ chồng có tài sản chung gồm 01 nhà ở và công trình phụ trên đất trị giá
90,000,000 đồng. Diện tích đất 216 m2 trị giá 520,360.000 đồng.
Theo Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA
ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng
người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng
người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý
kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định
và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải
xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
Theo các tài liệu xác định nguồn gốc đất ở tại thửa 496 tờ bản đồ số 01 xã
Thượng Đạt là của ông Nguyễn Văn Cang và bà Hà Ngọc Như Ý (bố mẹ đẻ ông Kiệt).
Sau khi vợ chồng bà Vân Anh và ông Kiệt kết hôn vào năm 1999, bà Ý đã cho vợ
chồng ông Kiệt xây nhà trên đất. Từ đó, vợ chồng ông Kiệt và bà Vân Anh xây dựng
01 nhà và cồng trình phụ trên khu đất. Bà Ý và các thành viên trong gia đình ông Kiệt
đều biết việc xây dựng nhà của vợ chồng ông Kiệt bà Vân Anh nhưng cũng không ai có ý kiến.
Ngày 31/12/2005, UBND huyện Nam Sách đã làm thủ tục và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số H497 đứng tên người sử dụng đất ông Nguyễn Gia Kiệt và bà Nguyễn Ngọc Vân Anh.
Như vậy, từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2005) cho
đến khi có việc ly hôn của ông Kiệt, bà Vân Anh (năm 2017) vợ chồng ông Kiệt và bà
Vân Anh đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định, gia đình bà Ý cũng không ai
có khiếu nại gì về việc cấp đất, xây nhà này. Điều đó thể hiện ý chí của gia đình bà Ý
là đã cho ông Kiệt và bà Vân Anh diện tích đất nêu trên. Do đó, việc bà Ý và ông Kiệt
khai rằng là đất của bà Ý, bà không cho vợ chồng vì chỉ cho mượn cất nhà là không có cơ sở chấp nhận.
Do đó, có căn cứ xác định lời khai của bà Vân Anh về việc gia đình và Ý đã cho
ông bà diện tích đất trên, là có cơ sở và chấp nhận diện tích đất ở trên và tài sản gắn
liền trên đất là tài sản chung của vợ chồng.
Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết tài sản của vợ
chồng khi ly hôn, số tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Việc xem xét đến
nguyện vọng của bà Vân Anh là nhận phần đất không có tài sản nhà ở là hợp lý. Nhằm
tạo điều kiện cho việc sử dụng và không làm mất đi giá trị sử dụng của tài sản thì đối
với tài sản gắn liền trên đất sẽ được chia và giao cho bên nào được quyền sử dụng đất
được sở hữu phần tài sản gắn liền với phần diện tích đất đó.
2. Đối với bị đơn:
Đối với yêu cầu của bị đơn, ở đây là ông Nguyễn Gia Kiệt về việc đề nghị Tòa
giao cháu Nguyễn Đức Anh cho ông nuôi dưỡng và xem xét nguyện vọng của cháu
Nguyễn Thị Nhi là chưa hợp lí.
Qua nhận định của Tòa án, theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình
2015 thì “nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Đối với
cả trường hợp của cháu Nhi lẫn cháu Đức Anh đều đã trên 7 tuổi, nên việc ông Kiệt đề
nghị giao cháu Đức Anh cho ông nuôi dưỡng là không hợp lí. Cần phải lấy ý kiến
nguyện vọng của cả 2 cháu để xác định người sẽ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng 2
cháu trong trường hợp này.
Vì thế, quyết định việc giao con cho bà Vân Anh trực tiếp chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn
nhân và gia đình, phù hợp với đề nghị của đại diện VKSND thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Quyết định trên của Tòa án là phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia đình 2015,
cũng như đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của 2 cháu Nguyễn Đức Anh và
Nguyễn Thị Nhi, đồng thời cũng tôn trọng ý kiến của cả nguyên đơn và bị đơn trong trường hợp này,
3. Đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
Đối với yêu cầu lấy lại mảnh đất số 01 tại Thôn Thượng Triệt, xã Thượng Đạt,
TP Hải Dương của bà Hà Thị Như Ý là chưa phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật, cụ thể:
Căn cứ theo Án lệ số 03/2016/AL đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thông qua ngày 06/04/2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-
CA ngày 06/04/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng
người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng
người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý
kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định
và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải
xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
Theo các tài liệu thu thập được xác định nguồn gốc đất ở tại thửa 496 tờ bản đồ
số 01 xã Thượng Đạt là của ông Nguyễn Văn Cang và bà Hà Ngọc Như Ý (bố mẹ đẻ
ông Kiệt). Tuy nhiên, sau khi vợ chồng bà Vân Anh và ông Kiệt kết hôn vào năm
1999, bà Ý đã cho phép vợ chồng ông Kiệt xây nhà trên đất. Do đó, vợ chồng ông Kiệt