Báo cáo thuyết trình môn khoa hộc xã hội - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo thuyết trình môn khoa hộc xã hội - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI
Phân tích luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con
đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa GVHD: TS. Nguyễ n Thị Thuý V i Lớp: 1237 Học Kỳ: 2133
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆ N STT Họ và tên MSSV 1 Phan Thị Quỳnh Giang 22014752 2 Bùi Phương Thảo 22011215 3 Nguyễn Ngô Đoan Trang 22012220 4 Lê Thị Thuỳ Anh 22014689 5 Trần Phạm Bảo Trân 22006529 6 Hoàng Nguyễn Tuờng Vy 22006658 7 Huỳnh Thẩm Nhi 22012509
BẢNG PHÂN CÔNG NỘI DUN G CÔNG VIỆ C Tên thành viên
Nội dung công việc Phan Thị Quỳnh Giang Phần I, III
Thành tựu về kinh tế (Phần II, câu 2.1), Phần Bùi Phương Thảo III
Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc Nguyễn Ngô Đoan Trang
phòng, an ninh (Phần II, câu 2.4) Lê Thị Thuỳ Anh
Thành tựu về xã hội (Phần II, câu 2.2) Trần Phạm Bảo Trân Thiết kế PowerPoint
Thành tựu trong vấn đề hội nhập (Phần II, câu Hoàng Nguyễn Tuờng Vy 2.3), Phần III Huỳnh Thẩm Nhi
Hạn chế còn tồn tại (Phần II, câu 2.5) 1
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC STT Tên thành viên Đánh giá Lý do 1
Phan Thị Quỳnh Giang 100%/100% Hoàn thành tốt 2 Bùi Phương Thảo 100%/100% Hoàn thành tốt 3
Nguyễn Ngô Đoan Trang 85%/100%
Không tham gia thuyết trình 4 Lê Thị Thuỳ Anh 100%/100% Hoàn thành tốt 5
Trần Phạm Bảo Trân 100%/100% Hoàn thành tốt 6
Hoàng Nguyễn Tuờng Vy 100%/100% Hoàn thành tốt 7 Huỳnh Thẩm Nhi 100%/100% Hoàn thành tốt 2
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học LỜI MỞ ĐẦU
Con đường xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ là lựa chọn duy nhất cho đất
nước ta từ khi khai sinh đến nay. Tuy nhiên, để tiến đến được chủ nghĩa xã hội thì
đất nước ta còn phải trải qua nhiều chặng đường đầy gian lao và thử thách, đó là
bước quá độ để tổ quốc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc hùng mạnh
trên thế giới để chúng ta tiến đến chế độ mới, chế độ cộng sản chủ nghĩa. Trong
quá trình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực
tiễn đất nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời
kỳ đổi mới. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra gần 30 năm, đạt được nhiều
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những thành tựu to lớn là Đảng và
nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta ngày càng rõ hơn. Vấn đề đặc biệt quan trọng dẫn đến thành công đó chính
là nhờ vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự đổi mới quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Chính vì thế nhóm em chọn đề tài: “Phân tích luận điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa.” 3
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 3 I.
LÝ LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở NHỮNG
NƯỚC CNTB CHƯA PHÁT TRIỂN ....................................................... 5
1.1. Khái quát về TKQĐ đối với các nước chưa phát triển .......... 5
1.2. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam ................................................. 5 II.
THỰC TRẠNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA
CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ..................................... 6
2.1. Thành tựu về kinh tế ................................................................. 6
2.2. Thành tựu về xã hội ...................................................................... 7
2.3 Thành tựu trong thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam ....... 8
2.4 Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh ....... 10
2.5. Hạn chế còn tồn tại ..................................................................... 11
III. NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON
ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ..................... 12
3.1. Nhận thức về thời kỳ quá độ và những đặc điểm của con
đường quá độ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam ............................................................................... 13
KẾT LUẬN ................................................................................................ 15 4
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
I. LÝ LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở NHỮNG
NƯỚC CNTB CHƯA PHÁT TRIỂN
1.1. Khái quát về TKQĐ đối với các nước chưa phát triển
Quá độ là thời kỳ chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng
đang ở giai đoạn trung gian. Thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên CNXH là thời kỳ cải biến
cách mạng sâu sắc toàn bộ lĩnh vực đời sống xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công
nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước cho tới khi tạo ra
được những cơ sở của CNXH trên lĩnh vực đời sống xã hội. Có 2 kiểu quá độ tùy
thuộc vào điểm đi lên CNXH của các nước:
- Quá độ trực tiếp: Từ CNTB lên CNCS đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển
- Quá độ gián tiếp: Từ CNTB lên CNCS đối với những nước chưa trải qua CNTB phát triển
Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Các nhân tố xã hội thời kỳ mới đan xen với
thời kỳ chế độ cũ, đồng thời đấu tranh với nhau trên từng lĩnh vực đời sống chính
trị, văn hóa, tư tưởng, tập quán.
Đặc điểm cụ thể:
- Chính trị: Bản chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ quá độ chuyển tiếp
về mặt chính trị do nhà nước chuyên chính vô sản và ngày càng được cũng cố hòan thiện.
- Kinh tế: Đặc trưng của TKQĐ là nền kinh tế nhiều thành phần, tập trung là thành
phần kinh tế nhà nứơc. Các thành phần kinh tế vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau.
- Xã hội: Đây là thế mạnh của TKQĐ, đã gần như loại bỏ sự hằn thù của sự đấu
tranh giai cấp. Tương ứng với từng lọai thành phần kinh tế có những cơ cấu giai
cấp - tầng lớp khác nhau, vừa mang tính đối kháng, vừa hỗ trợ nhau.
-Văn hóa, tư tưởng: Tồn tại nhiều loại tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau, có
xen lẫn sự đối lập nhưng vẫn họat động trên phương châm: “Tốt đạo, đẹp đời”.
1.2. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khan đan
xen, có những đặc trưng cơ bản:
- Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản
xuất rất thấp. Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỷ,
hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. 5
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ
nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn
hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống
xã hội đang trong quá trình quốc tế sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát
triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát
triển nhanh cho các nước vừa đặt ra những thách thức gay gắt.
- Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, cho dù chế
độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Các nước với chế độ xã hội và
trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh
tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các
nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù
gặp nhiều khó khăn, thách thức, song theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài
người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như đại hội lần
thứ IX của đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự
phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh
lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại
II. THỰC TRẠNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA
CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1. Thành tựu về kinh tế
1955-1975: Khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh
Trong thời kỳ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất
và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân, trước
hết là các ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển, nhiều
cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây dựng. GIAI ĐOẠN 1976 – 1980
Tốc độ tăng GDP chỉ đạt 1,4%, thậm chí năm 1980 còn -1%, tăng thu nhập
chưa tới 0,5%. Nhưng trong giai đoạn khó khăn ấy, những manh nha về quá trình
"phá rào" đã xuất hiện. Chính sách khoán tại Vĩnh Phúc, Nông trường Sông Hậu,
đột phá tại Nhà máy Dệt Nam Định, Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội cho tới việc xuất 6
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
khẩu qua phao số 0 của TP HCM giai đoạn 1979-1980 đặt những viên gạch đầu
tiên cho một giai đoạn mới. Đại hội VI diễn ra tại Hà Nội với tinh thần "nhìn thẳng
vào sự thật" đã quyết định: Đổi mới. ! GIAI ĐOẠN 1977 – 1991
Năm 1987, Chính phủ bãi bỏ hệ thống
phân phối nhiều hàng hóa, nâng giá điều
hành hàng hóa thiết yếu, tự do hóa thương
mại, bỏ các trạm kiểm soát nội thương.
Tăng trưởng kinh tế của thời kỳ 1992-
1997 cao gấp hơn hai lần giai đoạn 1977-
1991. GDP tăng gấp đôi sau 10 năm Đổi mới,
lạm phát giảm về dưới 10% những năm đầu
thập niên 90. Năm 1996, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD.
Những hiệp định được ký kết giai đoạn 1986 – 2009
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt
Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn
FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng
điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát triển các
khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng
thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến
công nghiệp... Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ.
Đó là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ,
đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược
về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường
trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận
nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
2.2. Thành tựu về xã hội
Văn hóa – con người – xã hội: 7
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trong quá trình cách mạng, nhất là trong Đổi mới, Đảng ta nhận thức ngày
càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa trong
đời sống xã hội và trong xây dựng, phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển văn hóa
chính là nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc
và lợi ích chân chính của nhân dân, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con
người. Để thực hiện được mục đích ấy, Đảng chủ trương kế thừa, phát huy những
truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tiếp thu có chọn
lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới; phát triển, nâng cao chất
lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu ngày càng
phong phú của nhân dân, cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh.
Trong quá trình Đổi mới, nhận thức lý luận của Đảng về con người được bổ
sung, hoàn thiện sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Con người được Đảng xác định là “trung
tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”, là mục tiêu quyết
định duy nhất của phát triển, đồng thời cũng là động lực quan trọng nhất của phát
triển. Để xây dựng, phát triển con người, cần phải tạo lập một môi trường xã hội
văn hóa, văn minh, đồng bộ, toàn diện, đảm bảo cho những tác động tích cực nhằm
giáo dục, dẫn dắt, bồi đắp những tình cảm, lối sống tốt đẹp cho con người, ngăn
chặn những tác động tiêu cực, những yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
mỗi con người, mỗi công dân.
Đảng đã phát triển những cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vấn đề xã
hội. Xuất phát từ nhận thức về mục tiêu của cuộc cách mạng và bản chất tốt đẹp
của chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng chủ trương “thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội trong từng bước và từng chính sách” trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước. Nhà nước giữ vai trò trung tâm, đồng thời động viên mọi nguồn lực xã hội
cùng tham gia việc giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo cho mọi người dân được
thụ hưởng xứng đáng, công bằng những thành tựu của phát triển, đổi mới, tạo lập
một xã hội văn minh, hài hòa, mang lại hạnh phúc ngày càng nhiều hơn cho nhân dân.
2.3 Thành tựu trong thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao, kinh tế - thương mại với hầu hết
các nước, vùng, lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế ở khu vực và
thế giới. TÍnh đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193
quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó quan hệ đối tác chiếc lược và Đối
tác toàn diện với 30 nước. 8
Báo cáo môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á);
- Năm 1996 là thành viên của APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương);
- Năm 2000, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ;
- Tháng 1/2007 là thành viên chính thức của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự
do (FTA) khu vực và song phương, như cùng với các nước ASEAN ký FTA giữa
ASEAN với Trung Quốc (2004), ASEAN - Hàn Quốc (2006), ASEAN - Nhật Bản
(2008)... Ký FTA song phương : Việt Nam - Nhật Bản (2008), Việt Nam - Chi Lê
(2011), Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (2015)...
Đến nay, Việt Nam đang là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế và
khu vực quan trọng như: Tổ chức Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh
tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ
(IMF), Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC),... Ngoài ra,
Việt Nam đã làm Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
nhiệm kỳ 2008-2009, Chủ tịch ASEAN-2010, 2020, Tổng Thư ký ASEAN (2013-
2017), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2014-2016)...
Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam
đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh
vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư và viện
trợ quốc tế, nhiều lĩnh vực hạ tầng như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông
tin, Giao thông vận tải… đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng,
đáp ứng yêu cầu, tạo thuận lợi cho hội nhập ở tất cả các lĩnh vực khác.
Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã kích thích sự thay đổi tích
cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản phẩm thô sang công nghiệp chế
biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ
cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các
doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý..., thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 9