Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Thực trạng về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới. Bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới. Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------
TIỂU LUẬN
HP1 ĐƢỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Sinh viên: PHÙNG HƢƠNG ĐÔNG
Mã số sinh viên: 2155280013
Lớp GDQP&AN: 21
Lớp : KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ (CLC) K41 Hà n ội, tháng 11 năm 2021 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
Tính tất yếu của đề tài. .................................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................ 3
1.Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. ........................................................... 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 3
1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia .............. 5
1.3. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam ........... 6
2. Thực trạng về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình
hình mới. ........................................................................................................... 7
2.1. Diễn biến biển Đông trong tình hình mới ........................................... 7
2.2. Chính sách của Nhà nƣớc đối với công tác bảo vệ chủ quyền biển
đảo ................................................................................................................ 12
3. Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. ...... 13
3.1. Xây dựng, thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế biển toàn diện . 13
3.2. Xây dựng lực lƣợng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi
mặt. .............................................................................................................. 14
3.3. Giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên
cơ sở luật pháp quốc tế. ............................................................................. 15
3.4. Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng. .................................. 16
3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo. .............. 16
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 18 2
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài.
Việt Nam tuy là một nước nhỏ nhưng lại có vị trí địa lý rất quan trọng. Với bờ
biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, 28 tỉnh, thành phố có biển.
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; có vai trò quan
trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Hầu hết các trung
tâm chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không
lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Cùng với đất liền, vùng biển nước
ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, như than, sắt, titan, dầu mỏ, khí
đốt,..Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực.
Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao
như: tôm cua, mực,… Cùng những thuận lợi như thế, Việt Nam đã trở thành tâm
điểm tranh giành quyền lực và sức ảnh hưởng, đặc biệt là đối với các nước
lớn. Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và
trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên
biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo Việt Nam nhất là trong tình hình mới hiện nay là trách
nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân
tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vữn . g 3 NỘI DUNG
1.Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
- Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và
quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ
quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia.
- Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia,
thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ q ố u c gia Việt
Nam bao gồm : vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải),
vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
-Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của
đất liền, của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia; bộ p ậ h n quan trọng
nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia,
nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm
khác nhau nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia ;
hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia
quần đảo. Bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau ; các đảo như
Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
-Vùng biển quốc gia bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều
rộng lãnh hải. Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía
trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các
điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên
là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng. 4
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế
độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải
của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài
tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200
hải lí tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nước ta đối với thềm
lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.
Việt Nam có 3 mặt trông ra biển là Đông, Nam và Tây Nam, đường bờ
biển dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần biển Đông thuộc chủ
quyền Việt Nam, mở rộng ra 2 phíaĐông và Đông Nam, có thềm lục địa,
các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.
-Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phận
cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc
làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện
theo quy định chung của công ước quốc tế.
SƠ ĐỒ CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA QUỐC GIA VEN BIỂN
(nguồn: ttbiendao.hcmussh.edu.vn) 5
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về
mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện
kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng
định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình quyền lãnh thổ
quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ
quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động xâm
phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế.
1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện tổng thể các giải
pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và
quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập,
toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh
thổ đặc biệt của quốc gia. Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ quốc gia Việt Nam gồm :
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và
quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội
thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm 6
mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại
mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
1.3. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là một bộ phận của
công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nó là một yêu cầu tất
yếu, một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa ởViệt
Nam. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có một diện tích lớn, bờ biển
kéo dài với nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt còn nằm gần với những tuyến
đường hàng hải quốc tế quan trọng. Thuận lợi cho việc phát triển giao thông
đường biển, giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực cũng như trên thếg iới.
Chính vì có tầm quan trọng chiến lược như vậy nên khu vực biển Đông luôn là
điểm nóng tranh giành quyền lựcvà sức ảnh hưởng. Việc xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biển đảo của chúng ta là vô cùng quan trong, nội dung ấy bao gồm:
- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
quốc gia, dân tộc trên biển. Cần có một cơ sở pháp lý chặt chẽ, vững chắc để bảo
vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, dựa trên các Công ước Luật biển quốc tế.
- Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển đảo. Xây dựng đời
sống nhân dân trên các đảo và quần đảo ngày càng đầy đủ, ấm no. “Trong ấm,
ngoài êm” là điều mà nhân dân ta đã đúc kết qua hàng ngàn năm phát triển, nhân
dân đoàn kết thì biên giới hải đảo mới vững chắc. Nâng cao cảnh giác toàn dân 7
trước tình hình biến đổi khôn lường của thế giới, kiên quyết đấu tranh không để
mất dù một sải biển hay một tấc đảo.
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ Xã hội chủn ghĩa, bảo vệ sự
nghiệp đổi mới trên hướng biển. Các lực lượng hoạt động trên biển, nòng cốt là
Hải quân thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, lấy
nhân tố con người là quyết định, vũ khí trang bị là quan trọng; đồng thời duy trì
sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình trên các vùng biển, nhất là vùng biển
trọng điểm, nhạy cảm, không để bị động, bất ngờ
2. Thực trạng về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới.
2.1. Diễn biến biển Đông trong tình hình mới
Trong những năm qua, tình hình biển Đông liên tục có nhiều những diễn biến
phức tạp, khó lường; thậm chí có lúc căng thẳng và nghiêm trọng.
Ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới
vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía
Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý về
phía Đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 là giàn khoan biển sâu di động cỡ lớn đầu tiên
do Trung Quốc sản xuất và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc sở
hữu. Hải Dương 981 dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn, diện
tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn
khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000m. Trung Quốc đã đầu tư 06 tỉ
nhân dân tệ tương đương 952 triệu USD để chế tạo Hải Dương 981 trong suốt ba năm.
Để bảo vệ giàn khoan tỉ đô này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các loại, 8
trong đó có 07 tàu quân sự, như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn
công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải và ngư binh. Ngoài ra,
hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Có những thời
điểm, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới hơn 100 chiếc.
Trung Quốc đã đưa nhiều tàu hộ tống để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981
(Nguồn: Google images)
Để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền
kinh tế theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam đã cử 29 tàu chấp
pháp tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi nhận
thấy giàn khoan này định thiết lập vị trí cố định. Lực lượng thực thi pháp luật
của Việt Nam tích cực tuyên truyền, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi
vi phạm pháp luật quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam 9
Ngày 05/5/2014, Việt Nam tổ chức họp báo, trong đó người phát ngôn Bộ
Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của
Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Đáp lại, tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích như mở
bạt che pháo để uy hiếp, sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn sàng
đâm húc gây hư hỏng cho tàu Việt Nam và làm bị thương một số k ể i m ngư viên.
Tàu Trung Quốc tấn công, đâm hư hỏng tàu Kiểm ngư Việt Nam (Nguồn: Google images)
Ngày 26/5/2014, tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm chìm một tàu cá của ngư
dân Đà Nẵng cách giàn khoan 17 hải lý ở khu vực phía Nam Tây Nam, thuộc
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam đã tích cực tuyên
truyền, giải thích rõ lập trường của mình cũng như cập nhật tình hình trên biển
cho bạn bè quốc tế, để dư luận các nước hiểu rõ sự vi phạm của Trung Quốc
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 10
Hành vi hung hăng, ngang ngược của tàu hộ tống Trung Quốc (Nguồn: Google images)
Ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã quyết định rút giàn khoan phi pháp Hải Dương
981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sớm hơn 01 tháng so với kế
hoạch và được che đậy bằng lý do “đã hoàn thành nhiệm vụ”.
Suốt 5 năm qua, Trung Quốc liên tục có nhiều hành vi gây quan ngại ở Biển
Đông. Giữa năm 2019, Trung Q ố
u c điều động tàu khảo sát Hải Dương 08 cùng
lực lượng tàu yểm trợ xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa
thuộc chủ quyền Việt Nam.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc cũng thường xuyên quấy phá tàu cá của ngư
dân Việt Nam. Trong đó, một vụ việc nghiêm trọng đã diễn ra vào ngày 2.4.2020
khi tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm 1 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi
đang hoạt động hợp pháp ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam. Được mệnh danh là “hung thần” trên Biển Đông, lực lượng hải
cảnh Trung Quốc đầu năm nay được Quốc hội nước này thông qua luật mới cho
phép sử dụng vũ khí nhằm vào tàu nước ngoài ở các vùng biển mà Bắc Kinh 11
tuyên bố chủ quyền. Điều này gây nên quan ngại nghiêm trọng vì Trung Quốc có
thể lợi dụng để tấn công tàu các nước.
Cũng trong 5 năm qua, Bắc Kinh đã quân sự hóa, triển khai nhiều hệ thống do
thám, tên lửa đối không (như HQ-9) lẫn đối hải (YJ-12, YJ-62…) đến các thực
thể ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang
bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp. Trong số này, sau đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa,
các bãi đá Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa cũng đã được
Trung Quốc hoàn thiện các hạ tầng đường băng, nhà chứa máy bay. Kèm theo
đó, Trung Quốc cũng thường xuyên điều các loại máy bay tiêm kích như J-10 và
J-11, oanh tạc cơ H-6 đến các đảo và bãi đá vừa nêu.
Tên lửa chống hạm YJ-6 2 (Nguồn: Google images)
Bắc Kinh cũng liên tục tổ chức nhiều cuộc tập trận ở Biển Đông trong những năm gần đây. 12
2.2. Chính sách của Nhà nƣớc đối với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo
Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức
tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta
triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.
Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù
hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước”. Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn
hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của
biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ
rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”.
Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển,
đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận
lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng
quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững
mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên
đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm
nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực
lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm
ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi
“đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ
quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm
vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình
huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết
tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện
đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì
bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để 13
xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và
mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt
chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Do đó, trên cơ sở các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý
đồng bộ, thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú
trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh của
biển; về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ biển, đảo. Sự kết hợp đó
phải thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của quốc gia
cũng như từng vùng, từng địa bàn, từng ngành. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ
chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng, các mặt trận
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình huống.
3. Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân; yếu tố quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Trong bối cảnh
thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo,
vấn đề cần quan tâm hiện nay là tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân trên biển vững mạnh.
3.1. Xây dựng, thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế biển toàn diện
Để kinh tế phát triển tương xứng với tiềm năng của biển, gắn phát triển kinh tế
biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
cần phải tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần
bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ; thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải 14
sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản và môi trường biển,
nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt.Phát triển nhanh một số
khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp
năng lượng, công nghiệp hàng hải, đóng tàu, nuôi trồng, khai thác và chế biến
hải sản chất lượng cao. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng các trung tâm
kinh tế ven biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành
dịch vụ, xuất khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dầu khí, vận tải biển, v.v. Phát triển
kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, nuôi trồng
thủy sản gắn với bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối
ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh
tế - xã hội trên biển, đảo; tăng cường đầu tư các nguồn lực và hoạch định cơ chế
chính sách trong phòng, chống thiên tai, thảm họa, bảo vệ môi trường biển.
3.2. Xây dựng lực lƣợng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt.
Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạt động
kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự
vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong đó, Hải quân nhân dân Việt Nam
là lực lượng chuyên trách hoạt động trên biển, giữ vai trò quan trọng trong thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc, cần được ưu tiên đầu tư
xây dựng theo hướng hiện đại hóa và có chính sách đãi ngộ t ỏ h a đáng, đặc biệt là
lực lượng thường xuyên tuần tra trên biển và chốt giữ các đảo xa bờ. Cảnh sát
biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách quản lý, duy trì thực thi pháp luật trên
biển, cần được tiếp tục củng cố, hoàn thiện về tổ chức, biên chế, tăng cường
trang bị hiện đại, bảo đảm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Bộ
đội Biên phòng cần được đầu tư đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện cơ động, 15
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn, chống buôn
lậu và các tệ nạn xã hội trên các vùng biển. Dân quân tự vệ biển được xây dựng
theo phương châm vững mạnh, rộng khắp, ở đâu có tàu, thuyền, ngư dân hoạt
động và dân cư sinh sống trên đảo thì ở đó có dân quân tự vệ biển; lấy doanh
nghiệp nhà nước, hợp tác xã làm nòng cốt; tổ chức biên chế phù hợp với đặc
điểm của từng địa phương, bảo đảm thành ba tuyến: ven bờ, ộ l ng, khơi; coi trọng
lực lượng hoạt động trên biển. Kiểm ngư là lực lượng được tổ chức chặt chẽ,
hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi
phạm của tàu thuyền nước ngoài; hỗ trợ ngư dân, đảm bảo an ninh trật tự và có
vai trò quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Tổ quốc.
3.3. Giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ
sở luật pháp quốc tế.
Theo tinh thần đó, những vấn đề còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì
giải quyết song phương; những vấn đề tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì
giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch giữa các bên có liên
quan. Trong khi nỗ lực xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông bằng biện pháp
hòa bình, cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của
ta trên biển với quyết tâm “Việt Nam quyết không để một tấc đất, tấc biển nào bị
xâm phạm”; kiên trì tìm kiếm một giải pháp lâu dài và yêu cầu các bên liên quan
kiềm chế, không có hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ cam kết giải quyết bằng biện pháp hòa
bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, UNCLOS và 05 nguyên
tắc chung sống hòa bình, tăng cường nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa
phương về an ninh biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau thực
hiện nghiêm chỉnh DOC, hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC để Biển
Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tại 16
các vùng biển không phải là tranh chấp, hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết,
phù hợp với quy định của UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng.
3.4. Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng.
Đối ngoại quốc phòng là vấn đề quan trọng diễn ra chủ yếu trong thời bình và
cả khi có tình huống chiến tranh, thực hiện tốt vấn đề này góp phần vừa giữ vững
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vừa
duy trì sự ổn định chính trị - xã hội trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi
để phát triển kinh tế. Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, điều quan trọng trước hết là hợp tác chặt chẽ trên tất cả lĩnh
vực, đặc biệt là giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tăng cường mở rộng
quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước, nhất là các nước trong khu vực và các
nước lớn trên thế giới để tăng sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Hải quân, Cảnh
sát biển cần tăng cường giao lưu với các đối tác, tổ chức các hoạt động phối hợp
tuần tra chung, diễn tập, cứu hộ, cứu nạn trên biển, góp phần giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định và triệt tiêu nguy cơ xung đột trên biển .
3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo.
Thực hiện tốt nội dung này, các đơn vị Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng
đóng quân ở địa phương ven biển và các đảo cần kết hợp chặt chẽ với địa
phương và cơ quan Tuyên giáo xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng báo cáo
viên, biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân
dân, nhất là cư dân sinh sống ở ven biển, trên đảo, ngư dân làm ăn trên biển, kiều
bào ta ở nước ngoài. Cùng với công tác truyên truyền về biển, đảo, cần kết hợp
với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho ngư dân hiểu rõ các quy định
trong luật biển Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982, làm cho ngư dân không chỉ chấp hành, mà còn kịp thời
phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của tàu, thuyền nước ngoài ở vùng biển 17
Việt Nam. Cần sớm đưa các nội dung về chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển, đảo
vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học; phổ biến rộng rãi trong cộng
đồng người Việt Nam và quốc tế về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển.
KẾT LUẬN
Thế giới luôn không ngừng biến đổi, con người cũng không ngừng thích nghi
với sự biến đổi đó.Trong quá trình thích nghi chúng ta cần phải biết chọn lọc,
tiếp thu những thông tin chính xác nếu không sẽ phản tác dụng. Đất nước Việt
Nam với truyền thống đấu tranh xây dựng vì độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ,
truyền thống đó đã được cha ông ta kế thừa và phát huy cho tới tận ngày nay. Là
một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi cá nhân chúng ta cần phải tựý thức được
trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, đặc biệt là lãnh thổ biển đảo. Thờ ơ trước những
quan điểm sai trái xâm phạm và chống phá chủ quyền biển đảo của chúng ta
chính là tiếp tay cho giặc. Để đấu tranh được với những luận điệu đó, chúng ta
cần phải có những cái nhìn khách quan, đúng đắn về những chủ trương, chính
sách và đường lối của Đảng. Thêm vào đó cần trang bị cho mình những tri thức
cơ bản, luôn cảnh giác trước những ý kiến quan điểm liên quan đến chủ quyền
lãnh thổ quốc gia và chủ quyền biển đảo quốc gia. Bài tiểu luận của em đã nêu
lên được thực trạng và giải pháp đối với vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo Việt Nam trong tình hình mới. Em mong nhận được những đánh giá và
nhận xét của các thầy cô để lần sau bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Giáo dục Quốc phòng-An ninh. Nxb.Giáo dục Việt Nam
2. Cảnh sát biển Việt Nam:
https://canhsatbien.vn/portal/nghien-cuu-trao-doi/nhin-lai-s - u kien-hai-duong- 981-v -
a bai-hoc-kinh-nghiem-trong-dau-tranh-bao-v - e chu-quyen-bien-dao
3. Tạp chí Quốc phòng An ninh:
http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/mot-so-giai-phap-bao-ve-chu-quyen-
bien-dao-trong-tinh-hinh-moi/17924.html
4. Cổng thông tin điện tử Sở thông tin và Truyền thông Bắc Giang:
https://stttt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-
/asset_publisher/RcQOwn9w7wOJ/content/nhung-loai-tranh-chap-ang-to - n tai- trong-bien-on - g hien-nay 5. Tạp chí Cộng sản :
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-
/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/bao-v - e chu-quyen-bien-ao-c a u -t
6. Tài liệu Biên giới lãnh thổ Uỷ ban biên giới quốc gia- Bộ Ngoại giao:
http://biengioilanhtho.gov.vn/vi/chuyen-muc/tai-lieu-tham-khao.html