Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 9 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Phụ Lục
9.1. Thời tiết................................................................................................................................2
9.2. Khí tượng.............................................................................................................................2
9.3. Khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu...............................................................................2
Thế nào là biến đổi khí hậu?.................................................................................................2
Nguyên nhân:.........................................................................................................................3
Sản xuất năng lượng..............................................................................................................3
Sản xuất hàng hoá..................................................................................................................3
Chặt phá rừng........................................................................................................................3
Sử dụng phương tiện giao thông..........................................................................................3
Sản xuất lương thực...............................................................................................................3
Cấp điện cho các toà nhà.......................................................................................................4
Tiêu thụ quá mức...................................................................................................................4
Tác động?:..............................................................................................................................4
Nhiệt độ nóng lên...................................................................................................................4
Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội...............................................................................4
Khô hạn kéo dài.....................................................................................................................5
1
Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao.........................................................................5
Các loài sinh vật biến mất.....................................................................................................5
Thiếu thốn lương thực...........................................................................................................5
Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ..................................................................................6
Nghèo đói và di dân...............................................................................................................6
9.4. Các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường.....................................................................6
9.5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không ở Việt Nam.........................................7
Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.................................8
9.1. Thời tiết
Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm, khu vực cụ thể được xác định bằng các
yếu tố và hiện tượng khí tượng. Ngoài ra, thời tiết còn được xác định bằng các yếu tố như nắng,
mưa, độ nóng, lạnh, ẩm thấp hay khô ráo… ở một địa phương cụ thể trong khoảng thời gian
ngắn.
Thời tiết thường rất dễ thay đổi có thể ngay trong một buổi, một ngày hoặc vài ngày. Thời tiết
thường sẽ bị phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất không khí giữa các địa điểm khác nhau. Đặc
biệt hơn nữa là góc chiếu ánh sáng tại một điểm có thể cho thấy sự khác biệt giữa áp suất với
nhiệt độ
9.2. Khí tượng
Khí tượng (hay Khí tượng học, Meteorology có nguồn gốc từ tiếng Hy-Lạp có nghĩa là “khoa
học về các hiện tượng khí quyển”) là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của
khí quyển. Việc nghiên cứu không chỉ bao gồm vật lý, hoá hoc và động lực học của khí quyển
mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất,
đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. . Các yếu tố khí
tượng chủ yếu bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời
gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên
Các lĩnh vực khác nhau của Khí tượng bao gồm khí tượng nông nghiệp, khí tượng cao không,
khí tượng biển, khí tượng học thiên thể, khí tượng hàng không, khí tượng động lực, khí tượng-
thuỷ văn, khí tượng nghiệp vụ, khí tượng sy-nôp, khí tượng ứng dụng…
Nhiều người thắc mắc tại sao nghiên cứu về bầu khí quyển được gọi là khí tượng học. Tên đến từ
người Hy Lạp cổ đại. Vào khoảng năm 340 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Aristotle
đã viết một cuốn sách có tên là Khí tượng, trong đó có tất cả những gì được biết vào thời điểm
đó về thời tiết và khí hậu. Aristotle lấy tựa đề cuốn sách của mình từ tiếng Hy Lạp “ thiên thạch
”, có nghĩa là “một vật ở trên cao” và đề cập đến bất cứ thứ gì được quan sát thấy trong bầu khí
quyển. Thuật ngữ đó tồn tại qua nhiều thế kỷ, vì vậy các chuyên gia về khí quyển được gọi là nhà
khí tượng học
2
9.3. Khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu
Thế nào là biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của
con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các
yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một
cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí
quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.
Nguyên nhân:
Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn
đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh
hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử.
Sản xuất năng lượng
Quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên
toàn cầu. Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và
nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời.
Chỉ một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời
và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Trái ngược với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng tái tạo
thải ra rất ít hoặc không hề thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí.
Sản xuất hàng hoá
Các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá
thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt
hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí.
Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt;
trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch.
Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế
giới.
Chặt phá rừng
Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải
do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó. Hằng năm, có khoảng 12 triệu
hecta rừng bị huỷ diệt. Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là
hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền. Phá rừng, cùng với
hoạt động nông nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng một
phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.
Sử dụng phương tiện giao thông
Hầu hết ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch. Theo đó, giao
thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit.
Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như
xăng) trong động cơ đốt trong. Trong khi đó, lượng khí thải từ tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp
tục tăng. Giao thông vận tải chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxit toàn cầu liên
3
quan đến năng lượng. Xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng
cho giao thông vận tải trong những năm tới.
Sản xuất lương thực
Quá trình sản xuất lương thực thải ra khí cacbon dioxit, mê-tan và các loại khí nhà kính khác
theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho
gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng (thường là
nhiên liệu hoá thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá. Tất cả những hoạt động này
khiến ngành sản xuất lương thực trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra,
việc phát thải khí nhà kính còn đến từ hoạt động đóng gói và phân phối lương thực.
Cấp điện cho các toà nhà
Các toà nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn
cầu. Do tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các toà
nhà thải ra một lượng khí thải nhà kính đáng kể. Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng, số người
sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và
sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng; tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát
thải cacbon dioxit liên quan đến năng lượng từ các toà nhà trong những năm gần đây.
Tiêu thụ quá mức
Ngôi nhà của bạn, cách bạn sử dụng điện, cách bạn di chuyển, những thứ bạn ăn và những thứ
bạn vứt bỏ, tất cả đều góp phần vào việc phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ các hàng hoá như
quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy. Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có kiên
quan đến các hộ gia đình. Lối sống của chúng ta có tác động rất lớn đến hành tinh này. Những
người giàu nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất toàn cầu phát thải lượng khí nhà
kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất.
Tác động?:
Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng
vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các
sinh vật sống trên Trái Đất.
Nhiệt độ nóng lên
Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo. Thập kỷ 2011-
2020 vừa qua được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử. Kể từ những năm 1980, nhiệt độ của
thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước đó. Gần như toàn bộ các khu vực trên đất liền đều
ghi nhận thêm nhiều ngày nóng và đợt sóng nhiệt. Nhiệt độ tăng lên làm gia tăng các bệnh gây ra
do nhiệt độ cao và khiến việc thực hiện các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Rủi ro
cháy rừng cao hơn và lây lan nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên. Nhiệt độ ở hai Cực đã
tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới.
4
Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội
Những cơn bão lớn đang trở nên khốc liệt hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ở nhiều khu vực.
Do nhiệt độ tăng, nước bốc hơi càng nhiều khiến tình trạng mưa cực lớn và ngập lụt trở nên trầm
trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão huỷ diệt. Tình trạng nước biển nóng lên cũng ảnh hưởng
đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới. Các cơn lốc xoáy, cuồng phong và bão đều lớn
mạnh thêm nhờ dòng nước nóng trên mặt đại dương. Những cơn bão như vậy có thể phá huỷ nhà
cửa và các khu dân cư, gây ra thiệt hại về người cũng như mất mát lớn về kinh tế.
Khô hạn kéo dài
Tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở
nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực. Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng thiếu nước ở
nhiều khu vực càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ hạn hán nông nghiệp và
hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ và khiến hệ sinh thái càng dễ bị tổn thương. Hạn hán còn
gây ra những trận bão cát và bụi khắc nghiệt có thể di chuyển hàng tỷ tấn cát qua các châu lục.
Các sa mạc ngày càng mở rộng, làm diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại. Nhiều người đang phải đối
mặt với nguy cơ thiếu nguồn nước sạch hàng ngày.
Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao
Đại đương hấp thụ phần lớn lượng nhiệt phát sinh từ tình trạng nóng lên toàn cầu. Trong vòng
hai thập kỷ qua, tốc độ nước biển nóng lên đã tăng mạnh ở mọi độ sâu của đại dương. Khi đại
dương nóng lên, thể tích đại dương cũng tăng lên do nước nở ra khi nóng lên. Các tảng băng tan
cũng làm mực nước biển dâng, đe doạ các cộng đồng ven biển và hải đảo. Ngoài ra, đại dương
hấp thụ cacbon dioxit, giữ cho chúng không bay vào khí quyển. Tuy nhiên quá nhiều cacbon
dioxit lại làm tăng tính axit của đại dương và ảnh hưởng đến các sinh vật biển và rạn san hô.
Các loài sinh vật biến mất
Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại của các loài sinh vật cả trên cạn lẫn dưới biển. Nguy cơ
ngày càng tăng khi nhiệt độ càng lên cao. Do biến đổi khí hậu, các sinh vật trên thế giới đang
biến mất dần với tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong
lịch sử loài người. Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài
thập kỷ tới. Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy
hại có liên quan đến biến đổi khí hậu. Một số giống loài có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên
không phải loài nào cũng làm được như vậy.
Thiếu thốn lương thực
Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong
những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng. Thuỷ sản, cây trồng
và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc năng suất sẽ kém đi. Khi mà nồng độ axit trong nước biển
5
tăng cao, nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ. Sự thay đổi của lớp băng
tuyết ở nhiều vùng cực Bắc đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn
bắn và đánh cá. Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để
chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc.
Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ
Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt. Tác động đến
khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí,
bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần
và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người
không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết. Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy
đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người. Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh
và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho
hệ thống y tế không thể theo kịp.
Nghèo đói và di dân
Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo. Lũ lụt quét trôi các
khu ổ chuột ở đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai. Sức nóng có thể khiến các công việc
ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Tình trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ. Thập kỷ
vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di
dời, khiến họ càng dễ lâm vào đói nghèo. Hầu hết người tị nạn đến từ những quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng.
9.4. Các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường, bao
gồm ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường, cải thiện chất
lượng môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, duy trì đa dạng sinh học và
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định 7 nguyên tắc bảo vệ môi
trường.
1. Đầu tiên, bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Thứ hai, bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng và yếu tố trung tâm để đảm bảo phát
triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải kết hợp với phát triển
kinh tế và quản lý tài nguyên, và phải được cân nhắc và đánh giá trong quá trình tiến
hành các hoạt động phát triển.
3. Thứ ba, bảo vệ môi trường phải đi đôi với sự an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới
và đảm bảo mọi người sống trong môi trường lành mạnh.
6
4. Thứ tư, hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh
bạch. Cần ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường, quản lý
rủi ro môi trường, giảm thiểu chất thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải để khai
thác giá trị tài nguyên từ chúng.
5. Thứ năm, bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời thúc đẩy phát triển
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Thứ sáu, mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có lợi từ môi
trường phải đóng góp tài chính vào hoạt động bảo vệ môi trường. Người gây ra ô nhiễm,
sự cố và suy thoái môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả, đền bù thiệt hại, khắc phục,
xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Cuối cùng, hoạt động bảo vệ môi trường phải đảm bảo không gây hại đến chủ quyền, an
ninh và lợi ích quốc gia, và phải liên kết với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Việt Nam đã ký kết và gia nhập một số điều ước quốc tế về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi
trường là cơ quan trung ương của Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện các điều ước quốc
tế quan trọng liên quan đến môi trường. Dưới đây là một số điều ước quan trọng mà Việt
Nam đã ký kết:
1. : Công ước Công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học
này được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/1993. Nghị định thư
Cartagena được thông qua vào tháng 01/2000 tại Montreal, Canada và đã được 135 quốc gia
thông qua. Đến tháng 06/2003, đã có 103 quốc gia ký kết.
2. Công ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt (Công ước
Ramstar): Công ước này đã được thông qua vào năm 1971 và Việt Nam tham gia từ ngày
20/9/1989, được phê chuẩn vào năm 1991. Công ước này đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ các
loài chim nước.
3. Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và tiêu hủy
chúng: Công ước này đã được thông qua vào năm 1989 và Việt Nam tham gia vào ngày
13/3/1995. Nó tập trung vào việc kiểm soát vận chuyển và tiêu hủy các loại chất thải nguy hại.
4. Việt Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ước POPs):
Nam đã tham gia vào ngày 23/5/2001. Công ước này tập trung vào việc kiểm soát và giảm thiểu
sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
5. Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định thư Montreal về các chất làm
suy giảm tầng Ozon (1987): Việt Nam đã tham gia các công ước này với mục tiêu bảo vệ tầng
ôzon khỏi các chất gây tác động tiêu cực.
6. Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thư Kyoto
về cơ chế phát triển sạch (1997): Việt Nam cũng đã gia nhập các công ước này để thúc đẩy các
biện pháp giảm lượng khí thải gây ra sự biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển sạch hơn.
7
9.5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không ở Việt Nam
Theo Thông tư số 52/2022/TT-BGTVT về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân
dụng có hiệu lực từ 1/3/2023, người khai thác tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc
thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay. Đồng thời, sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh
trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng
trong gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng
và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
Bên cạnh đó, người khai thác tàu bay phải có trách nhiệm áp dụng các giải pháp công nghệ trong
khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ tàu bay. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm tối ưu hóa đường bay, phương thức bay, quỹ đạo cất hạ
cánh nhằm giảm thiểu thời gian bay, tiếng ồn, khí thải từ tàu bay.
Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
Cũng theo Thông tư số 52/2022/TT-BGTVT, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng
không, sân bay bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải
rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải;
Quan trắc môi trường lĩnh vực hàng không; Các công trình bảo vệ môi trường lĩnh vực hàng
không.
Hơn nữa, hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải trong phạm vi cảng hàng không và sân bay
phải đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
Hệ thống, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất
thải nguy hại trong phạm vi cảng hàng không, sân bay phải được xây dựng, vận hành đảm bảo
các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo, người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì và
duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không sân bay chịu trách
nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phạm vi hoạt động của mình, đảm bảo
đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
Song song với đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay còn
có trách nhiệm xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn; Xây dựng,
áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay
và khu vực lân cận. Tổ chức khai thác hệ thống phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại cảng
hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải…
CÂU HỎI:
8
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay gồm mấy nội dung?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
2. Đâu không phải là kế hoạch bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay?
A. Kế hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
B. Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên
C. Kế hoạch về áp dụng các quy chế đối với người khai thác cảng hàng không sân bay.
D. Kế hoạch giám sát môi trường khu vực cảng hàng không, sân bay
3.Người kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm
A. Xây dựng ban hành áp dụng các biện pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không, sân
bay và các khu vực lân cận
B. Đánh thuế những người gây ồn, hoặc xâm phạm quy định phòng chống tiếng ồn tại các
cảng hàng không sân bay và khu vực lân cận
C. Chỉ cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không sân bay
D. Cả 3 đều đúng
4. Đâu không phải là trách nhiệm của người kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân
bay:
A. Hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân
bay thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu xả thải vào hệ thống xử lý
nước thải, hệ thống thoát nước thải của cảng hàng không, sân bay
B. Tổ chức thu gom, xử lý nước thải từ tàu bay đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành
khách và quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
C. Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động;
D. Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy
định trước khi xử lý.
5. Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ, yếu tố nào là nguyên nhân
dẫn đến 70% chuyến bay bị chậm trễ?
A. Hàng khách
9
B. Thời tiết
C. Ô nhiễm môi trường
D. Phi hành đoàn
6. Thời tiết là gì?
Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm, khu vực cụ thể được xác định bằng các
yếu tố và hiện tượng khí tượng. Ngoài ra, thời tiết còn được xác định bằng các yếu tố như nắng,
mưa, độ nóng, lạnh, ẩm thấp hay khô ráo… ở một địa phương cụ thể trong khoảng thời gian
ngắn.
7. Khí tượng là gì?
Khí tượng (hay Khí tượng học, Meteorology có nguồn gốc từ tiếng Hy-Lạp có nghĩa là “khoa
học về các hiện tượng khí quyển”) là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của
khí quyển. Việc nghiên cứu không chỉ bao gồm vật lý, hoá hoc và động lực học của khí quyển
mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất,
đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. Các yếu tố khí
tượng chủ yếu bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời
gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên
8. Thế nào là biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của
con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các
yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một
cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí
quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.
9.Những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu?
Sản xuất năng lượng
Sản xuất hàng hoá
Chặt phá rừng
Sử dụng phương tiện giao thông
Sản xuất lương thực
Cấp điện cho các toà nhà
Tiêu thụ quá mức
10.Những tác động của biến đổi khí hậu?:
Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng
vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các
sinh vật sống trên Trái Đất.
Nhiệt độ nóng lên
Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội
10
Khô hạn kéo dài
Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao
Các loài sinh vật biến mất
Thiếu thốn lương thực
Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một
trong
Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ
Nghèo đói và di dân
11
| 1/11

Preview text:

CHƯƠNG 9 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Phụ Lục
9.1. Thời tiết................................................................................................................................2
9.2. Khí tượng.............................................................................................................................2
9.3. Khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu...............................................................................2
Thế nào là biến đổi khí hậu?.................................................................................................2
Nguyên nhân:.........................................................................................................................3
Sản xuất năng lượng..............................................................................................................3
Sản xuất hàng hoá..................................................................................................................3
Chặt phá rừng........................................................................................................................3
Sử dụng phương tiện giao thông..........................................................................................3
Sản xuất lương thực...............................................................................................................3
Cấp điện cho các toà nhà.......................................................................................................4
Tiêu thụ quá mức...................................................................................................................4
Tác động?:..............................................................................................................................4
Nhiệt độ nóng lên...................................................................................................................4
Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội...............................................................................4
Khô hạn kéo dài.....................................................................................................................5 1
Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao.........................................................................5
Các loài sinh vật biến mất.....................................................................................................5
Thiếu thốn lương thực...........................................................................................................5
Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ..................................................................................6
Nghèo đói và di dân...............................................................................................................6
9.4. Các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường.....................................................................6
9.5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không ở Việt Nam.........................................7
Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.................................8 9.1. Thời tiết
Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm, khu vực cụ thể được xác định bằng các
yếu tố và hiện tượng khí tượng. Ngoài ra, thời tiết còn được xác định bằng các yếu tố như nắng,
mưa, độ nóng, lạnh, ẩm thấp hay khô ráo… ở một địa phương cụ thể trong khoảng thời gian ngắn.
Thời tiết thường rất dễ thay đổi có thể ngay trong một buổi, một ngày hoặc vài ngày. Thời tiết
thường sẽ bị phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất không khí giữa các địa điểm khác nhau. Đặc
biệt hơn nữa là góc chiếu ánh sáng tại một điểm có thể cho thấy sự khác biệt giữa áp suất với nhiệt độ 9.2. Khí tượng
Khí tượng (hay Khí tượng học, Meteorology có nguồn gốc từ tiếng Hy-Lạp có nghĩa là “khoa
học về các hiện tượng khí quyển”) là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của
khí quyển. Việc nghiên cứu không chỉ bao gồm vật lý, hoá hoc và động lực học của khí quyển
mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất,
đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. . Các yếu tố khí
tượng chủ yếu bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời
gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên
Các lĩnh vực khác nhau của Khí tượng bao gồm khí tượng nông nghiệp, khí tượng cao không,
khí tượng biển, khí tượng học thiên thể, khí tượng hàng không, khí tượng động lực, khí tượng-
thuỷ văn, khí tượng nghiệp vụ, khí tượng sy-nôp, khí tượng ứng dụng…
Nhiều người thắc mắc tại sao nghiên cứu về bầu khí quyển được gọi là khí tượng học. Tên đến từ
người Hy Lạp cổ đại. Vào khoảng năm 340 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Aristotle
đã viết một cuốn sách có tên là Khí tượng, trong đó có tất cả những gì được biết vào thời điểm
đó về thời tiết và khí hậu. Aristotle lấy tựa đề cuốn sách của mình từ tiếng Hy Lạp “ thiên thạch
”, có nghĩa là “một vật ở trên cao” và đề cập đến bất cứ thứ gì được quan sát thấy trong bầu khí
quyển. Thuật ngữ đó tồn tại qua nhiều thế kỷ, vì vậy các chuyên gia về khí quyển được gọi là nhà khí tượng học
2
9.3. Khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu
Thế nào là biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của
con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các
yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một
cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí
quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai. Nguyên nhân:
Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn
đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh
hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử. Sản xuất năng lượng
Quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên
toàn cầu. Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và
nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời.
Chỉ một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời
và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Trái ngược với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng tái tạo
thải ra rất ít hoặc không hề thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí. Sản xuất hàng hoá
Các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá
thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt
hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí.
Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt;
trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch.
Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới. Chặt phá rừng
Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải
do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó. Hằng năm, có khoảng 12 triệu
hecta rừng bị huỷ diệt. Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là
hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền. Phá rừng, cùng với
hoạt động nông nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng một
phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.
Sử dụng phương tiện giao thông
Hầu hết ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch. Theo đó, giao
thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit.
Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như
xăng) trong động cơ đốt trong. Trong khi đó, lượng khí thải từ tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp
tục tăng. Giao thông vận tải chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxit toàn cầu liên 3
quan đến năng lượng. Xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng
cho giao thông vận tải trong những năm tới. Sản xuất lương thực
Quá trình sản xuất lương thực thải ra khí cacbon dioxit, mê-tan và các loại khí nhà kính khác
theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho
gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng (thường là
nhiên liệu hoá thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá. Tất cả những hoạt động này
khiến ngành sản xuất lương thực trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra,
việc phát thải khí nhà kính còn đến từ hoạt động đóng gói và phân phối lương thực.
Cấp điện cho các toà nhà
Các toà nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn
cầu. Do tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các toà
nhà thải ra một lượng khí thải nhà kính đáng kể. Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng, số người
sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và
sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng; tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát
thải cacbon dioxit liên quan đến năng lượng từ các toà nhà trong những năm gần đây. Tiêu thụ quá mức
Ngôi nhà của bạn, cách bạn sử dụng điện, cách bạn di chuyển, những thứ bạn ăn và những thứ
bạn vứt bỏ, tất cả đều góp phần vào việc phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ các hàng hoá như
quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy. Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có kiên
quan đến các hộ gia đình. Lối sống của chúng ta có tác động rất lớn đến hành tinh này. Những
người giàu nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất toàn cầu phát thải lượng khí nhà
kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất. Tác động?:
Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng
vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các
sinh vật sống trên Trái Đất. Nhiệt độ nóng lên
Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo. Thập kỷ 2011-
2020 vừa qua được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử. Kể từ những năm 1980, nhiệt độ của
thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước đó. Gần như toàn bộ các khu vực trên đất liền đều
ghi nhận thêm nhiều ngày nóng và đợt sóng nhiệt. Nhiệt độ tăng lên làm gia tăng các bệnh gây ra
do nhiệt độ cao và khiến việc thực hiện các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Rủi ro
cháy rừng cao hơn và lây lan nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên. Nhiệt độ ở hai Cực đã
tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới. 4
Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội
Những cơn bão lớn đang trở nên khốc liệt hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ở nhiều khu vực.
Do nhiệt độ tăng, nước bốc hơi càng nhiều khiến tình trạng mưa cực lớn và ngập lụt trở nên trầm
trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão huỷ diệt. Tình trạng nước biển nóng lên cũng ảnh hưởng
đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới. Các cơn lốc xoáy, cuồng phong và bão đều lớn
mạnh thêm nhờ dòng nước nóng trên mặt đại dương. Những cơn bão như vậy có thể phá huỷ nhà
cửa và các khu dân cư, gây ra thiệt hại về người cũng như mất mát lớn về kinh tế. Khô hạn kéo dài
Tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở
nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực. Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng thiếu nước ở
nhiều khu vực càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ hạn hán nông nghiệp và
hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ và khiến hệ sinh thái càng dễ bị tổn thương. Hạn hán còn
gây ra những trận bão cát và bụi khắc nghiệt có thể di chuyển hàng tỷ tấn cát qua các châu lục.
Các sa mạc ngày càng mở rộng, làm diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại. Nhiều người đang phải đối
mặt với nguy cơ thiếu nguồn nước sạch hàng ngày.
Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao
Đại đương hấp thụ phần lớn lượng nhiệt phát sinh từ tình trạng nóng lên toàn cầu. Trong vòng
hai thập kỷ qua, tốc độ nước biển nóng lên đã tăng mạnh ở mọi độ sâu của đại dương. Khi đại
dương nóng lên, thể tích đại dương cũng tăng lên do nước nở ra khi nóng lên. Các tảng băng tan
cũng làm mực nước biển dâng, đe doạ các cộng đồng ven biển và hải đảo. Ngoài ra, đại dương
hấp thụ cacbon dioxit, giữ cho chúng không bay vào khí quyển. Tuy nhiên quá nhiều cacbon
dioxit lại làm tăng tính axit của đại dương và ảnh hưởng đến các sinh vật biển và rạn san hô.
Các loài sinh vật biến mất
Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại của các loài sinh vật cả trên cạn lẫn dưới biển. Nguy cơ
ngày càng tăng khi nhiệt độ càng lên cao. Do biến đổi khí hậu, các sinh vật trên thế giới đang
biến mất dần với tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong
lịch sử loài người. Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài
thập kỷ tới. Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy
hại có liên quan đến biến đổi khí hậu. Một số giống loài có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên
không phải loài nào cũng làm được như vậy.
Thiếu thốn lương thực
Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong
những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng. Thuỷ sản, cây trồng
và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc năng suất sẽ kém đi. Khi mà nồng độ axit trong nước biển 5
tăng cao, nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ. Sự thay đổi của lớp băng
tuyết ở nhiều vùng cực Bắc đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn
bắn và đánh cá. Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để
chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc.
Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ
Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt. Tác động đến
khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí,
bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần
và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người
không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết. Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy
đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người. Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh
và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho
hệ thống y tế không thể theo kịp. Nghèo đói và di dân
Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo. Lũ lụt quét trôi các
khu ổ chuột ở đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai. Sức nóng có thể khiến các công việc
ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Tình trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ. Thập kỷ
vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di
dời, khiến họ càng dễ lâm vào đói nghèo. Hầu hết người tị nạn đến từ những quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng.
9.4. Các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường, bao
gồm ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường, cải thiện chất
lượng môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, duy trì đa dạng sinh học và
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định 7 nguyên tắc bảo vệ môi trường.
1. Đầu tiên, bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Thứ hai, bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng và yếu tố trung tâm để đảm bảo phát
triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải kết hợp với phát triển
kinh tế và quản lý tài nguyên, và phải được cân nhắc và đánh giá trong quá trình tiến
hành các hoạt động phát triển.
3. Thứ ba, bảo vệ môi trường phải đi đôi với sự an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới
và đảm bảo mọi người sống trong môi trường lành mạnh. 6
4. Thứ tư, hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh
bạch. Cần ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường, quản lý
rủi ro môi trường, giảm thiểu chất thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải để khai
thác giá trị tài nguyên từ chúng.
5. Thứ năm, bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời thúc đẩy phát triển
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Thứ sáu, mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có lợi từ môi
trường phải đóng góp tài chính vào hoạt động bảo vệ môi trường. Người gây ra ô nhiễm,
sự cố và suy thoái môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả, đền bù thiệt hại, khắc phục,
xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Cuối cùng, hoạt động bảo vệ môi trường phải đảm bảo không gây hại đến chủ quyền, an
ninh và lợi ích quốc gia, và phải liên kết với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Việt Nam đã ký kết và gia nhập một số điều ước quốc tế về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi
trường là cơ quan trung ương của Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện các điều ước quốc
tế quan trọng liên quan đến môi trường. Dưới đây là một số điều ước quan trọng mà Việt Nam đã ký kết:

1. Công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học: Công ước
này được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/1993. Nghị định thư
Cartagena được thông qua vào tháng 01/2000 tại Montreal, Canada và đã được 135 quốc gia
thông qua. Đến tháng 06/2003, đã có 103 quốc gia ký kết.
2. Công ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt (Công ước
Ramstar):
Công ước này đã được thông qua vào năm 1971 và Việt Nam tham gia từ ngày
20/9/1989, được phê chuẩn vào năm 1991. Công ước này đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ các loài chim nước.
3. Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và tiêu hủy
chúng:
Công ước này đã được thông qua vào năm 1989 và Việt Nam tham gia vào ngày
13/3/1995. Nó tập trung vào việc kiểm soát vận chuyển và tiêu hủy các loại chất thải nguy hại.
4. Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ước POPs): Việt
Nam đã tham gia vào ngày 23/5/2001. Công ước này tập trung vào việc kiểm soát và giảm thiểu
sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
5. Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định thư Montreal về các chất làm
suy giảm tầng Ozon (1987)
: Việt Nam đã tham gia các công ước này với mục tiêu bảo vệ tầng
ôzon khỏi các chất gây tác động tiêu cực.
6. Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thư Kyoto
về cơ chế phát triển sạch (1997):
Việt Nam cũng đã gia nhập các công ước này để thúc đẩy các
biện pháp giảm lượng khí thải gây ra sự biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển sạch hơn. 7
9.5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không ở Việt Nam
Theo Thông tư số 52/2022/TT-BGTVT về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân
dụng có hiệu lực từ 1/3/2023, người khai thác tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc
thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay. Đồng thời, sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh
trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng
trong gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng
và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
Bên cạnh đó, người khai thác tàu bay phải có trách nhiệm áp dụng các giải pháp công nghệ trong
khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ tàu bay. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm tối ưu hóa đường bay, phương thức bay, quỹ đạo cất hạ
cánh nhằm giảm thiểu thời gian bay, tiếng ồn, khí thải từ tàu bay.
Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
Cũng theo Thông tư số 52/2022/TT-BGTVT, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng
không, sân bay bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải
rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải;
Quan trắc môi trường lĩnh vực hàng không; Các công trình bảo vệ môi trường lĩnh vực hàng không.
Hơn nữa, hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải trong phạm vi cảng hàng không và sân bay
phải đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Hệ thống, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất
thải nguy hại trong phạm vi cảng hàng không, sân bay phải được xây dựng, vận hành đảm bảo
các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo, người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì và
duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không sân bay chịu trách
nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phạm vi hoạt động của mình, đảm bảo
đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
Song song với đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay còn
có trách nhiệm xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn; Xây dựng,
áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay
và khu vực lân cận. Tổ chức khai thác hệ thống phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại cảng
hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải… CÂU HỎI: 8
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay gồm mấy nội dung? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
2. Đâu không phải là kế hoạch bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay?
A. Kế hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
B. Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên
C. Kế hoạch về áp dụng các quy chế đối với người khai thác cảng hàng không sân bay.
D. Kế hoạch giám sát môi trường khu vực cảng hàng không, sân bay
3.Người kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm
A. Xây dựng ban hành áp dụng các biện pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không, sân
bay và các khu vực lân cận
B. Đánh thuế những người gây ồn, hoặc xâm phạm quy định phòng chống tiếng ồn tại các
cảng hàng không sân bay và khu vực lân cận
C. Chỉ cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không sân bay D. Cả 3 đều đúng
4. Đâu không phải là trách nhiệm của người kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay:
A. Hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân
bay thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu xả thải vào hệ thống xử lý
nước thải, hệ thống thoát nước thải của cảng hàng không, sân bay
B. Tổ chức thu gom, xử lý nước thải từ tàu bay đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành
khách và quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
C. Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động;
D. Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
5. Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ, yếu tố nào là nguyên nhân
dẫn đến 70% chuyến bay bị chậm trễ?
A. Hàng khách 9 B. Thời tiết C. Ô nhiễm môi trường D. Phi hành đoàn
6. Thời tiết là gì?
Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm, khu vực cụ thể được xác định bằng các
yếu tố và hiện tượng khí tượng. Ngoài ra, thời tiết còn được xác định bằng các yếu tố như nắng,
mưa, độ nóng, lạnh, ẩm thấp hay khô ráo… ở một địa phương cụ thể trong khoảng thời gian ngắn.
7. Khí tượng là gì?
Khí tượng (hay Khí tượng học, Meteorology có nguồn gốc từ tiếng Hy-Lạp có nghĩa là “khoa
học về các hiện tượng khí quyển”) là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của
khí quyển. Việc nghiên cứu không chỉ bao gồm vật lý, hoá hoc và động lực học của khí quyển
mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất,
đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. Các yếu tố khí
tượng chủ yếu bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời
gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên
8. Thế nào là biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của
con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các
yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một
cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí
quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.
9.Những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu?  Sản xuất năng lượng  Sản xuất hàng hoá  Chặt phá rừng 
Sử dụng phương tiện giao thông  Sản xuất lương thực 
Cấp điện cho các toà nhà  Tiêu thụ quá mức
10.Những tác động của biến đổi khí hậu?:
Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng
vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các
sinh vật sống trên Trái Đất.  Nhiệt độ nóng lên 
Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội 10  Khô hạn kéo dài 
Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao 
Các loài sinh vật biến mất  Thiếu thốn lương thực 
Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong 
Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ  Nghèo đói và di dân 11