Biến đổi trong thực hiện các chức năng - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ xưa, việc sinh con của các gia đình là một hoạt động diễn ra tự nhiên và ít có tác động từ những yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển của y học và khoa học công nghệ, quá trình này bị can thiệp khá nhiều làm ảnh hưởng đến chức năng tái sản xuất ra con người của mỗi gia đình. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng
Chức năng tái sản xuất ra con người
Từ xưa, việc sinh con của các gia đình là một hoạt động diễn ra tự nhiên và
ít có tác động từ những yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát
triển của y học và khoa học công nghệ, quá trình này bị can thiệp khá nhiều làm
ảnh hưởng đến chức năng tái sản xuất ra con người của mỗi gia đình. Bên cạnh đó,
việc sinh đẻ cũng chịu sự điều chỉnh từ những chính sách kế hoạch hóa gia đình
của Nhà Nước. Hiện nay, dân số Việt Nam ngày càng già hóa là do thực hiện các
chính sách điều chỉnh dân số và công tác kế hoạch hóa gia đình. Những hoạt động
này được tuyên truyền mạnh mẽ và thực hiện ở nước ta vào những năm cuối thế kỉ
XX, bằng cách phổ biến và áp dụng các kỹ thuật tránh thai, giảm thiểu tỷ lệ sinh
sản, và hiện nay vẫn đang tiếp tục với thông điệp mỗi gia đình chỉ nên sinh đủ 2
con để đảm bảo quyền lợi cho con và sự phát triển của xã hội.
Gia đình truyền thống Việt Nam trước đây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các
phong tục tập quán, những suy nghĩ lạc hậu và nhiều định kiến tiêu cực. Vốn dĩ
Việt Nam là một nền nông nghiệp lúa nước, vì vậy, các gia đình bắt buộc phải có
con và có xu hướng sinh nhiều con, càng đông càng vui nhưng một phần là để tạo
ra nguồn lao động cho gia đình. Hơn nữa, gia đình chịu ảnh hưởng của chế độ
phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên bắt buộc họ phải có con trai để
nối dõi. Tuy nhiên ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu sinh con của các
gia đình hiện đại giảm xuống, tỷ lệ sinh của phụ nữ giảm đáng kể. Thêm vào đó,
nhận thức về bình đẳng giới có mặt cải thiện nên việc có con trai hay không không còn quan trọng nữa.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế gia đình
đang dần trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế
quốc dân. Kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang tính bước ngoặt: Từ kinh
tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng hóa; Từ đơn vị kinh tế chỉ sản xuất hàng hóa
đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước thành nền kinh tế thị trường tiên tiến,
hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế [1].
Song, vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày
càng bị hạn chế trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác
ngày càng bị thu hẹp. Sự dôi dư lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn
những người trong độ tuổi lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các
khu công nghiệp hay ra thành phố. Ở thành phố Hà Nội hiện nay, ước tính có
khoảng 80-85.000 phụ nữ từ các vùng nông thôn ra làm nghề giúp việc gia đình
[2]. Từ đó có thể thấy được rằng, gia đình từ chức năng là đơn vị sản xuất đang
biến đổi sâu sắc và trở thành đơn vị tiêu dùng của xã hội.
Chức năng giáo dục:
Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình, có thể thấy sự khác
biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn phong kiến trước đổi mới. Trong xã
hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội thì ngày
nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục tiêu,
những yêu cầu của giáo dục xã hội cho gia đình [3]. Hiện nay, các phương pháp
giáo dục truyền thống không còn được coi trọng mà thay vào đó là các phương
pháp mới được tiếp thu và áp dụng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, chức năng của gia đình trong giáo
dục con cái đang nảy sinh nhiều xáo trộn và bị suy giảm nghiêm trọng. Hầu như
các bậc phụ huynh không có đủ thời gian để vừa lo công việc bên ngoài, vừa đảm
nhận vai trò như một giáo viên trong gia đình. Nhiều gia đình giao phó con cho
giúp việc, hoặc gửi con ở các trường bán trú cả ngày để giảm bớt gánh nặng. Từ
đó, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình dần mất đi. Thay vào đó, việc
đầu tư tài chính cho giáo dục của con cái lại tăng lên đáng kể. Các gia đình không
ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn để con cái được hưởng chế độ giáo dục tốt, đầu tư
các thiết bị công nghệ phục vụ học tập hoặc cho con du học ở các quốc gia khác.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới,
chức năng của gia đình trong việc thỏa mãn nhu cầu tâm lý cũng thay đổi mạnh mẽ
và ngày càng rõ rệt hơn. Nguyên nhân là do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ
chủ yếu là đon vị kinh tế sang chủ yếu là đơn vị tình cảm. Sự bền vững của gia
đình hiện nay bị chi phối rất nhiều bởi mức độ hòa hợp giữa vợ và chồng; cha mẹ
và con cái; anh chị em trong gia đình với nhau. Đặc biệt, trong mô hình gia đình
hạt nhân, số lượng các thành viên trong gia đình có xu hướng giảm xuống, do đó
tình cảm gia đình ngày càng lạnh nhạt, không còn khăng khít như trước đây.
Trong khi nhu cầu ngày ngày càng tăng lên thì chức năng thỏa mãn và điều
tiết tình dục, tình cảm trong gia đình rõ ràng là giảm đi. Khi tỷ lệ sinh con trong
các gia đình giảm xuống, tình cảm anh chị em trong gia đình sẽ kém phòng phú
hơn. Thêm vào đó, do quá trình hội nhập, nên nhiều gia đình chỉ chăm lo kinh tế
mà bỏ bê đời sống tình cảm gia đình. Hơn nữa, khoa học công nghệ và y khoa phát
triển tạo điều kiện cho những mối quan hệ ngoài luồng xuất hiện ngày càng nhiều,
các thành viên trong gia đình chỉ giao tiếp với nhau qua mạng xã hội và ngày càng
vắng đi những bữa cơm gia đình.
[1] Hoàng Chí Bảo và các cộng sự (2019), Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa
Học, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[2] Ngô Thị Ngọc Anh (2010), Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện
nay và các giải pháp quản lý, NXB Lao động.
[3] Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam (sách chuyên
khảo), NXB Khoa học xã hội, H.2012, tr. 238