Bộ câu hỏi ôn tập môn Kinh tế vĩ mô (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Bộ câu hỏi ôn tập môn Kinh tế vĩ mô (có đáp án) | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
Chương 1
Câu 1: Câu nào sau đây KHÔNG minh hoạ cho khái niệm về “chi phí cơ hội”:
➔ Minh đi làm và nhận được mức lương 15 triệu mỗi tháng
Câu 2: Chọn lựa một điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
➔ Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả.
Câu 3: Đối với xã hội, một hàng hóa không phải là khan hiếm nếu:
➔ Tất cả các thành viên của xã hội có thể có tất cả những gì mà họ muốn.
Câu 4: Kinh tế học là việc nghiên cứu:
➔ Cách xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của mình.
Câu 5: Cụm từ "không có bữa ăn trưa nào miễn phí" có nghĩa là
➔ Mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi.
Câu 6: "Bàn tay vô hình" chỉ đạo hoạt động kinh tế thông qua ➔ Giá cả.
Câu 7: Giá trái thanh long trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cung về thanh
long trên thị trường tăng
20% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về:
➔ Kinh tế vi mô, thực chứng
Câu 8: Có khoảng bao nhiêu phần trăm các nền kinh tế trên thế giới trải qua tình trạng khan hiếm? ➔ 100%
Câu 9: Hiện tượng khan hiếm xuất phát từ thực tế là: ➔ Nguồn lực có hạn.
Câu 10: Giá cà phê trên thị trường giảm 10% dẫn đến lượng cầu về cà phê trên
thị trường tăng 5% với
những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về
➔ Kinh tế vi mô, thực chứng
Câu 11: Bất cứ điểm nào trên đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc
gia giới thiệu sự kết hợp của
hai hàng hóa trong nền kinh tế
➔ Có thể sản xuất bằng cách sử dụng tất cả các nguồn lực và công nghệ sẵn có.
Câu 12: Khả năng hưởng thụ của các hộ gia đình từ các hàng hoá trong nền kinh
tế được quyết định bởi:
➔ Thị trường yếu tố sản xuất
Câu 13: Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài khi:
➔ Có một sự tiến bộ về công nghệ sản xuất.
Câu 14: Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới
hạn khả năng sản xuất: ➔ Khái niệm cung cầu
Câu 15: Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô:
➔ Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản xuất.
Câu 16: Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp là:
➔ Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế
Câu 17: Kinh tế học chuẩn tắc nhằm:
➔ Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân.
Câu 18: Chọn câu không đúng sau đây:
➔ Thương mại giữa hai nước có thể làm cho cả hai nước cùng được lợi
Câu 19: Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:
➔ Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.
Câu 20: Câu nào không phải là các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là:
➔ Tiêu dùng sản phẩm gì?
Câu 21: Khi một xã hội không thể sản xuất tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà
mình muốn có, người ta nói
rằng nền kinh tế đang trải qua: ➔ Sự khan hiếm.
Câu 22: Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ
thống kinh tế được giải quyết:
➔ Thông qua thị trường.
Câu 23: Sự khác biệt giữa hai mục tiêu hiệu quả và công bằng là:
➔ Hiệu quả đề cập đến độ lớn của “cái bánh kinh tế”, còn công bằng đề cập
đến cách phân phối cái bánh
kinh tế đó tương đối đồng đều cho các thành viên trong xã hội
Câu 24: Những thị trường nào KHÔNG thuộc thị trường yếu tố sản xuất:
➔ Thị trường nước giải khát
Câu 25: Trong mô hình kinh tế chỉ huy (kế hoạch hóa) thì:
➔ Chính phủ sẽ giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế thông qua các kế hoạch của chính phủ.
Câu 26: Minh quyết định dành 2 giờ chơi quần vợt thay vì làm việc của mình,
kiếm được 300 ngàn đồng/
mỗi giờ làm việc. Sự đánh đổi của Minh là:
➔ 600 ngàn đồng mà Minh có thể kiếm được trong hai giờ làm việc.
Câu 27: Một người đưa ra quyết định hợp lý:
➔ Có một hành động chỉ khi lợi ích biên vượt quá chi phí biên của hành động đó.
Câu 28: Câu ngạn ngữ: "Chẳng có gì là cho không cả!", có nghĩa là
➔ Để có được một thứ mà chúng ta muốn, chúng ta thường phải từ bỏ một
thứ khác mà mình cũng muốn.
Câu 29: Kinh tế học vi mô nghiên cứu:
➔ Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường. Chương 2
Câu 1: Nhà nước qui định giá sàn (giá tối thiểu) đối với 1 hàng hóa nhằm:
➔ Bảo vệ lợi ích cho người sản xuất
Câu 2: Sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất sẽ dẫn đến
➔ Chi phí giảm và cung tăng.
Câu 3: Nếu số người bán trên thị trường tăng, khi đó
➔ Cung thị trường sẽ tăng.
Câu 4: Quy luật cung chỉ ra rằng:
➔ Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn.
Câu 5: Việc giá của một sản phẩm giảm sẽ
➔ Tăng lượng cầu của sản phẩm đó.
Câu 6: Nếu mỳ ống là hàng cấp thấp, thì sự gia tăng của
➔ Thu nhập người tiêu dùng sẽ khiến cho đường cầu của mỳ ống dịch chuyển sang trái.
Câu 7: Một công nghệ mới làm cho chi phí sản xuất của một hàng hóa giảm
xuống. Cầu của hàng hóa đó ➔ Cầu không đổi
Câu 8: Người ta khám phá ra rằng việc giảm giá tour đi du lịch làm tăng tổng
doanh thu của các công ty du
lịch. Khi đó, co giãn của cầu theo giá của tour đi du lịch là:
➔ Co giãn nhiều: | Ed | > 1
Câu 9: Sự di chuyển dọc đường cung cho thấy khi giá hàng hóa tăng: ➔ Lượng cung tăng.
Câu 10: Người tiêu dùng và người sản xuất chịu thuế bằng nhau khi:
➔ Cầu và cung có độ co giãn bằng nhau.
Câu 11: Lúa mỳ là nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất bột mỳ. Nếu giá của lúa
mỳ giảm, chúng ta có thể kì vọng
➔ Cung của bột mỳ sẽ tăng.
Câu 12: Điều gì sẽ xảy ra trong thị trường vàng nếu người mua kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trong tương lai?
➔ Cầu về vàng sẽ tăng.
Câu 13: Khi có hàng hóa dư thừa trên thị trường, người bán sẽ
➔ giảm giá, điều này sẽ khiến cho lượng cầu tăng và lượng cung giảm, cho đến
khi dư thừa bị loại bỏ.
Câu 14: Nếu cầu của một sản phẩm tăng, các yếu tố khác không đổi, thì giá cân bằng
➔ Và sản lượng cân bằng sẽ cùng tăng.
Câu 15: Khi chính phủ tăng thuế, lượng mua vẫn không thay đổi, điều đó có nghĩa rằng:
➔ Cầu hoàn toàn không co giãn
Câu 16: Giữ nguyên các yếu tố phi giá cả của cung, khi giá cả thay đổi sẽ
➔ Dẫn đến sự trượt dọc theo đường cung
Câu 17: Sự trượt dọc theo đường cầu hàng hóa X xảy ra khi có sự thay đổi trong ➔ Giá hàng hóa X
Câu 18: Với nhiều hộ gia đình thì nước mắm là không thể thiếu, vì thế có thể kết
luận là độ co giãn của cầu
theo giá của nước mắm là co giãn ít. Nếu giá nước mắm tăng lên 10% thì có thể
kỳ vọng lượng tiêu dùng nước mắm sẽ: ➔ Giảm ít hơn 10%.
Câu 19: Câu nào sau đây là đại diện tốt nhất cho quy luật cầu?
➔ Khi giá của một sản phẩm giảm, người mua sẽ mua nhiều sản phẩm đó hơn.
Câu 20: Nhà nước qui định giá sàn (giá tối thiểu) đối với 1 hàng hóa khi:
➔ Có sự thay đổi làm cho giá cân bằng trên thị trường giảm sâu.
Câu 21: Đường cung có dạng dốc lên bởi vì
➔ Khi giá tăng sẽ khiến cho nhà sản xuất cung cấp số lượng hàng hóa lớn hơn.
Câu 22: Giá của một sản phẩm giảm sẽ làm ➔ Giảm lượng cung.
Câu 23: Lượng tiêu thụ của một hàng hoá trên thị trường (QD) không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
➔ Giá các yếu tố đầu vào (Pi)
Câu 24 : Khi chính phủ qui định giá sàn (giá tối thiểu) đối với một hàng hóa, sẽ gây ra tình trạng:
➔ Dư thừa hàng hóa trên thị trường
Câu 25 : Đường cầu của bột giặt OMO chuyển dịch sang trái là do:
➔ Giá các loại bột giặt khác tăng.
Câu 26: Cho hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm X như sau: QD= 180 – 3P; QS= 30 + 2P. Cần
định giá cân bằng và lượng cân bằng của sản phẩm X: ➔ P = 30, Q = 90
Câu 27: Giả sử hàng X giảm khiến cho cầu Y giảm. Điều này nói lên rằng X và Y là : ➔ Hàng thay thế
Câu 28: Câu nào sau đây đúng
➔ Người mua quyết định cầu, người bán quyết định cung
Câu 29: Khi cầu co dãn theo giá nhiều sẽ tạo nên đường cầu: ➔ Ít dốc
Câu 30: Chọn câu nào đúng dưới đây:
➔ Phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất
trước sự biến động của giá cả trên thị trường
Câu 31: Cầu máy lạnh có độ co giãn là - 4, vậy nếu giá máy lạnh giảm 5% thì doanh thu máy lạnh sẽ: ➔ Tăng
Câu 32: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi cầu của hàng hóa giảm sẽ làm:
➔ Giá cân bằng giảm; lượng cân bằng giảm
Câu 33: Người tiêu dùng chịu thuế lớn hơn nhà sản xuất khi:
➔ Cầu co giãn ít hơn cung.
Câu 34: Nhà nước qui định giá trần (giá tối đa) đối với một hàng hóa khi:
➔ Có sự thay đổi làm cho giá cân bằng trên thị trường tăng cao.
Câu 35: Khi thu nhập tăng 10%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng 5%, với các điều kiện khác không
đổi, thì ta có thể kết luận X là:
➔ Sản phẩm thiết yếu
Câu 36: Khi thu nhập tăng 10%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm A giảm 15%, với
các điều kiện khác không
đổi, thì ta có thể kết luận A là: ➔ Sản phẩm cấp thấp
Câu 37: Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì:
➔ Giữa lượng cầu hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến Chương 3
Câu 1: Giới hạn của người tiêu dùng thể hiện ở:
➔ Thu nhập của người tiêu dùng
Câu 2: Đường ngân sách được định nghĩa là:
➔ Tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá
sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.
Câu 3: Các điểm nằm trên đường đẳng ích biểu thị:
➔ Các tập hợp hàng hóa khác nhau có độ thỏa mãn bằng nhau.
Câu 4: Các điểm nằm trên đường đẳng ích biểu thị:
➔ Các phối hợp hàng hóa khác nhau có độ thỏa mãn bằng nhau.
Câu 5: Khi tổng hữu dụng tăng thì lúc này hữu dụng biên sẽ:
➔ Có giá trị dương và tăng dần
Câu 6: Hữu dụng biên (MU) đo lường:
➔ Mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các
yếu tố khác không đổi.
Câu 7: Giả sử hàng hóa X được tiêu dùng miễn phí, thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ
➔ Số lượng mà hữu dụng biên của hàng hóa X bằng zero
Câu 8: Giả thuyết nào sau đây không được đề cập đến khi phân tích sở thích
trong lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng:
➔ Hữu dụng biên có xu hướng giảm dần
Câu 9: Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền lương để mua hai hàng hoá X và Y. Nếu giá hàng hoá X và Y
đều tăng lên gấp 3, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng tăng lên gấp
3, thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ: ➔ Không thay đổi.
Câu 10: Lợi ích biên (hay hữu dụng biên) của một hàng hóa thể hiện:
➔Sự sẵn sàng thanh toán của một đơn vị hàng hóa bổ sung.
Câu 11: Độ dốc của đường đẳng ích là:
➔ Tỷ lệ thay thế biên
Câu 12: Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSXY) thể hiện:
➔ Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng mức thỏa mãn không đổi.
Câu 13: Tại điểm cân bằng tiêu dùng:
➔ Người tiêu dùng đạt thỏa mãn cao nhất
Câu 14: Độ dốc của đường đẳng ích phản ánh:
➔ Tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa.
Câu 15: Những điểm nằm trên đường đẳng ích:
➔ Cho biết người tiêu dùng ưa thích như nhau các kết hợp hàng hóa (X,Y).
Câu 16: Chọn câu sai trong các câu sau đây:
➔ Các đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa.
Câu 17: Theo quy luật hữu dụng biên giảm dần, khi tăng tiêu dùng một hàng hóa
có hữu dụng biên dương
thì tổng hữu dụng sẽ:
➔ Tăng với tốc độ giảm dần.
Câu 18: Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa 2 sản phẩm X và Y là:
➔ Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
Câu 19: Sự thỏa mãn mà một người cảm nhận được từ tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ gọi là: ➔ Hữu dụng
Câu 20: Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập cho trước. Người tiêu dùng phân phối các sản phẩm theo nguyên tắc:
➔ Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau: MUx /Px = MUy /Py = MUz /Pz =...
Câu 21: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng giải thích cách thức:
➔ Người tiêu dùng ra quyết định để tối đa hoá hữu dụng
Câu 22: Đường đẳng ích sẽ dịch chuyển sang phải khi:
➔ Sở thích của người tiêu dùng thay đổi (các yếu tố khác không đổi)
Câu 23: Đường đẳng ích (đường bàng quan) của 2 sản phẩm X và Y thể hiện:
➔ Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như nhau.
Câu 24: Để đạt hữu dụng tối đa, người tiêu dùng lựa chọn giỏ hàng hóa như thế nào:
➔ Lựa chọn giỏ hàng hóa là tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách
Câu 25: Khi độ dốc đường đẳng ích bằng độ dốc đường ngân sách:
➔ Người tiêu dùng đạt tổng hữu dụng tối đa
Câu 26: Nếu Px = 5 và Py = 20 và I = 1.000 thì đường ngân sách có dạng: ➔ Y = 50 -1/4X
Câu 27: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng mà giá sản phẩm X và Y không thay đổi, khi đó:
➔ Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải.
Câu 28: Tổng hữu dụng của Linh sẽ tối đa khi cô ấy phân bổ số tiền dùng để mua hai hàng hoá nào đó sao
cho hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của mỗi sản phẩm: ➔ Phải bằng nhau
Câu 29: Người tiêu dùng không thể nào tiêu dùng tại một điểm nằm bên phải
của đường ngân sách vì: ➔ Không đủ tiền
Câu 30: Tìm câu sai trong những câu dưới đây
➔ Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa. chương 4
1.Chi phí ẩn là loại chi phí nào sau đây:
➔ Các cơ hội đầu tư đã từ bỏ 2.Chi phí biên (MC) là:
➔ Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
3.Chi phí cố định trung bình (AFC):
➔ Luôn giảm dần khi sản lượng sản xuất tăng lên.
4.Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ?
➔ Chi phí cố định trung bình.
5.Khi ta cố định sản lượng của một hàm sản xuất, cho số lượng vốn và lao động thay đổi thì đường
cong biểu diễn sẽ được gọi là:
➔ Đường đẳng lượng.
6.Một công ty có doanh thu là 600 triệu, chi phí kế toán là 400 triệu. Chủ công ty đã đầu tư 100 triệu
vào công ty này. Số tiền này thay vì đầu tư vào công ty có thể được đem gửi
ngân hàng với lãi suất là
20%/năm. Vậy lợi nhuận kế toán của công ty là: ➔ 200 triệu
7.Một hàm số thể hiện số sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp sản xuất ra trong mỗi đơn vị thời gian,
tương ứng với mỗi cách kết hợp các yếu tố sản xuất được gọi là: ➔ Hàm sản xuất.
8.Với cùng một số vốn đầu tư, nhà đầu tư dự kiến lợi nhuận kế toán của 3
phương án lần lượt là 50
triệu, 35 triệu và 30 triệu. Nếu phương án A được chọn thì lợi nhuận kinh tế đạt được là: ➔ 15 triệu
9.Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên sẽ:
➔ Nhỏ hơn năng suất trung bình.
10.Khi năng suất trung bình bằng năng suất biên thì:
➔ Năng suất trung bình đạt cực đại
11. Năng suất biên (MP) của một YTSX biến đổi là:
➔ Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX
biến đổi, các YTSX còn lại giữ nguyên.
12. Giả sử năng suất trung bình của 6 công nhân là 15. Nếu sản phẩm biên (năng suất biên) của người
công nhân thứ 7 là 20, thể hiện:
➔ Năng suất trung bình đang tăng.
13. Một đường đẳng phí cho thấy:
➔ Những phối hợp giữa các yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp có thể thực hiện
được với cùng một mức chi phí sản xuất.
14. Năng suất trung bình (AP) của một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó là:
➔ Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi 1 đơn vị yếu tố đó.
15. Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm ngắn hạn trong kinh tế vi mô:
➔ Doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng.
16. Đường chi phí trung bình cắt đường:
➔ Chi phí biên ở mức cực tiểu của đường chi phí trung bình
17. Khi đầu vào biến đổi duy nhất của doanh nghiệp là lao động, độ dốc của hàm sản xuất đo lường:
➔ Năng suất biên của lao động.
18. Khi giá cả các yếu tố sản xuất (YTSX) đồng loạt tăng lên, sẽ làm:
➔ Dịch chuyển đường chi phí trung bình AC lên trên. 19. Chi phí ẩn là:
➔ Những cơ hội đầu tư bị từ bỏ
20.Chi phí trung bình để sản xuất 100 sản phẩm X là 15 đvt, chi phí biên không đổi ở các mức sản
lượng là 10đvt. Tại mức sản lượng 100 sản phẩm, chi phí trung bình đang: ➔ Giảm dần.
21. Trong ngắn hạn, khi sử dụng thêm lao động sẽ làm cho năng suất biên của lao động giảm. Năng
suất biên của lao động giảm là do:
➔ Lượng lao động không được khai thác hết do vốn cố định
22. Khi năng suất trung bình tăng, năng suất biên sẽ:
➔ Lớn hơn năng suất trung bình.
23. Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) của phương án A là:
➔ Lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn phương án có lợi nhất khác.
25. Một trong các đường chi phí không có dạng chữ U (hoặc chữ V), đó là:
➔ Đường chi phí cố định trung bình (AFC)
26. Số sản phẩm tăng thêm khi doanh nghiệp sự dụng thêm 1 đơn vị của một
yếu tố đầu vào ( các yếu
tố đầu vào khác được sử dụng với một số lượng không đổi) gọi là : ➔ Năng suất biên
27. Sự thay đổi của tổng sản lượng khi sử dụng thêm một giờ lao động
➔ Năng suất biên của lao động
28. Tỷ lệ thay thế kĩ thuật biên (MRTS) thể hiện :
➔ Độ dốc của đường đẳng lượng
29. Khi năng suất biên của lao động (MPL) lớn hơn năng suất trung bình của lao động (APL) thì :
➔ Năng suất trung bình của lao động đang tăng
30. Khi giá của các yếu tố sản xuất (YTSX) đồng loạt tăng lên, sẽ làm :
➔ Dịch chuyển đường chi phí trung bình AC lên trên
31. Khi năng suất biên của lao động (MPL) nhỏ hơn năng suất trung bình của lao động (APL)
➔ Năng suất trung bình của lao động đang giảm
32. Khi năng suất biên của lao động (MPL) bằng năng suất trung bình của lao động (APL) thì:
➔ Năng suất trung bình đạt cực đại Chương 5
1. Việc tham gia thị trường cạnh tranh của các doanh nghiệp mới sẽ:
Gia tăng cung thị trường và giảm giá thị trường
2. Trong ngắn hạn, đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
a. Đường chi phí biên, phần phía trên đường chi phí biến đổi trung bình
b. Đường chi phí trung bình, phần phía trên đường chi phí biên