-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô- Trường đại học Văn Lang
Câu nào sau đây KHÔNG minh hoạ cho khái niệm về “chi phí cơ
hội”:a. Minh đi làm và nhận được mức lương 15 triệu mỗi tháng
b. “Nếu tôi dành toàn bộ thời gian để đi học đại học, tôi phải hy sinh số tiền.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (2021) 49 tài liệu
Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô- Trường đại học Văn Lang
Câu nào sau đây KHÔNG minh hoạ cho khái niệm về “chi phí cơ
hội”:a. Minh đi làm và nhận được mức lương 15 triệu mỗi tháng
b. “Nếu tôi dành toàn bộ thời gian để đi học đại học, tôi phải hy sinh số tiền.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (2021) 49 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47840737
Question 1 Kinh tế học là việc nghiên cứu: a. Vai trò
của chính phủ trong xã hội.
b. Một hệ thống thị trường có các chức năng như thế nào.
c. Làm thế nào để gia tăng sản xuất.
d. Cách xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của mình.
Question 2 Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn khả năng sản xuất:
a.Ý tưởng về sự khan hiếm
b. Khái niệm chi phí cơ hội c. Khái niệm cung cầu
d. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Question 3 Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài khi: a. Có một sự tiến
bộ về công nghệ sản xuất.
b. Các nguồn lực không được tận dụng hết để đưa vào nền sản xuất.
c. Việc sử dụng dược phẩm tăng lên làm giảm khả năng của lực lượng lao động.
d. Chi phí cơ hội của một mặt hàng tăng lên.
Question 4 Có khoảng bao nhiêu phần trăm các nền kinh tế trên thế giới trải qua tình trạng khan hiếm? a. 100% b. 75% c. 25% d. 50%
Question 5 Cụm từ "không có bữa ăn trưa nào miễn phí" có nghĩa là a. Thương mại có
thể làm cho tất cả mọi người tốt hơn.
b. Người ta trả lời để khích lệ.
c. Người ta suy nghĩ ở mức biên.
d. Mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi.
Question 6 Khi một xã hội không thể sản xuất tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà mình muốn có,
người ta nói rằng nền kinh tế đang trải qua: a. Sự bất ổn kinh tế.
b. Thất bại thị trường. c. Sự khan hiếm.
d. Sự khủng hoảng kinh tế.
Question 7 Đối với xã hội, một hàng hóa không phải là khan hiếm nếu: a. Công ty đang
sản xuất hết công suất.
b. Tất cả các thành viên của xã hội có thể có tất cả những gì mà họ muốn.
c. Những người có đủ thu nhập có thể mua tất cả những hàng hóa mà họ muốn.
d. Có ít nhất một cá nhân trong xã hội có thể có tất cả lượng hàng hóa mà cá nhân đó muốn
Question 8 Câu nào sau đây KHÔNG minh hoạ cho khái niệm về “chi phí cơ hội”:
a. Minh đi làm và nhận được mức lương 15 triệu mỗi tháng
b. “Nếu tôi dành toàn bộ thời gian để đi học đại học, tôi phải hy sinh số tiền kiếm được do đi
làm việc là 60 triệu đồng mỗi năm”
c. “Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng, buộc phải giảm chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội”
d. “Chúng ta sẽ đi xem phim hay ăn tối” lOMoAR cPSD| 47840737
Question 9 Giá tiêu trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cầu về tiêu trên thị trường giảm
5% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về: a. Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
b. Kinh tế vĩ mô, thực chứng
c. Kinh tế vi mô, chuẩn tắc
d. Kinh tế vi mô, thực chứng
Question 10 "Bàn tay vô hình" chỉ đạo hoạt động kinh tế thông qua a. Giá cả.
b. Các quy định của chính phủ. c. Quảng cáo. d. Kế hoạch tập trung.
Question 1 Câu ngạn ngữ: "Chẳng có gì là cho không cả!", có nghĩa là
a. Ngay cả những người hưởng phúc lợi cũng phải trả tiền mua thực phẩm.
b. Để có được một thứ mà chúng ta muốn, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình cũng muốn.
c. Tất cả các chi phí đều bao gồm trong giá của một sản phẩm.
d. Chi phí sinh hoạt luôn luôn tăng.
Question 2 Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô: a. Tỷ lệ lạm
phát ở Việt Nam năm 2020 là 3,23% b.
Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế c.
Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản xuất. d.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.Question 3 Hiện tượng khan hiếm
xuất phát từ thực tế là:
a. Trong hầu hết các nền kinh tế, những người giàu tiêu dùng một lượng hànghóa và dịch vụ không cân xứng. b. Nguồn lực có hạn.
c. Chính phủ hạn chế sản xuất quá nhiều hàng hóa và dịch vụ.
d. Hầu hết các phương thức sản xuất của các nền kinh tế này không phải là rất tốt.
Question 4 Kinh tế học vi mô nghiên cứu:
a. Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
b. Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
c. Mức giá chung của một quốc gia.
d. Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa hóa thỏa mãn.
Question 5 Khả năng hưởng thụ của các hộ gia đình từ các hàng hoá trong nền kinh tế
được quyết định bởi:
a. Thị trường hàng hoá và thị trường đất đai
b. Thị trường đất đai
c. Thị trường yếu tố sản xuất d. Thị trường hàng hoá lOMoAR cPSD| 47840737
Question 6 Minh quyết định dành 2 giờ chơi quần vợt thay vì làm việc của mình, kiếm được
300 ngàn đồng/ mỗi giờ làm việc. Sự đánh đổi của Minh là: a. Không có gì, vì Minh thích
chơi quần vợt hơn làm việc.
b. Sự gia tăng kỹ năng của anh ta từ việc chơi 2 giờ quần vợt.
c. Không có gì, vì Minh đã làm việc chăm chỉ, bây giờ chơi quần vợt là giải trí.
d. 600 ngàn đồng mà Minh có thể kiếm được trong hai giờ làm việc.Question 7 Câu nào không
phải là các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là:
a. Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu?
b. Sản xuất bằng phương pháp nào?
c. Tiêu dùng sản phẩm gì? d. Sản xuất cho ai?
Question 8 Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được giải quyết:
a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.
b. Thông qua thị trường.
c. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
d. Nhờ vào cha truyền con nối.
Question 9 Những thị trường nào sau đây KHÔNG thuộc thị trường yếu tố sản xuất:
a. Thị trường đất đai
b. Thị trường nước giải khát
c. Thị trường sức lao động d. Thị trường vốn
Question 10 Chọn lựa một điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
a. Không thể thực hiện được
b. Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được, nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
c. Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
d. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
Question 1 Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì: a. Giữa lượng cầu
hàng hóa và sở thích có quan hệ đồng biến.
b. Giữa lượng cầu hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến
c. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến.
d. Giữa lượng cầu hàng hóa này và giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau.
Question 2 Nhà nước quy định giá trần (giá tối đa) đối với 1 hàng hóa khi: a. Có sự thay đổi
làm cho giá cân bằng trên thị trường tăng cao.
b. Nhu cầu về hàng hóa đó giảm quá nhanh.
c. Có sự dư thừa khá lớn hàng hóa.
d. Có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành.
Question 3 Người ta khám phá ra rằng việc giảm giá tour đi du lịch làm tăng tổng
doanh thu của các công ty du lịch. Khi đó, co giãn của cầu theo giá của tour đi du lịch là: lOMoAR cPSD| 47840737
a. Co giãn ít: | Ed | < 1
b. Co giãn nhiều: | Ed | > 1
c. Hoàn toàn không co giãn:| Ed | = 0
d. Co giãn đơn vị: | Ed | = 1
Question 4 Cho hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm X như sau: QD= 180 –
3P; QS= 30 + 2P. Cần định giá cân bằng và lượng cân bằng của sản phẩm X: a. P = 40, Q = 60 b. P = 90, Q = 30 c. P = 30, Q = 90 d. P =20, Q = 120
QS=QD ⇔ 30+2P = 180- 3P => P= 30 => Q=90
Question 5 Sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất sẽ dẫn đến a. Chi phí giảm và cung giảm.
b. Chi phí tăng và cung giảm.
c. Chi phí giảm và cung tăng.
d. Chi phí tăng và cung tăng.
Question 6 Điều gì sẽ xảy ra trong thị trường vàng nếu người mua kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trong tương lai?
a. Cầu về vàng sẽ không bị ảnh hưởng.
b. Cung về vàng sẽ tăng.
c. Cầu về vàng sẽ giảm.
d. Cầu về vàng sẽ tăng.
Question 7 Khi cầu ít co giãn theo giá sẽ tạo nên đường cầu: a. Nằm ngang b. Thẳng đứng c. Dốc nhiều d. Ít dốc
Question 8 Nhà nước qui định giá sàn (giá tối thiểu) đối với 1 hàng hóa nhằm: a. Thể hiện can
thiệp của chính phủ vào nền kinh tế
b. Kích thích sự gia nhập ngành
c. Bảo vệ lợi ích cho người sản xuất
d. Bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng
Question 9 Một công nghệ mới làm cho chi phí sản xuất của một hàng hóa giảm xuống. Cầu
của hàng hóa đó a. Cầu không đổi. b. Cầu giảm c. Lượng cầu giảm d. Cầu tăng
Question 10 Giả sử khi thu nhập tăng, đường cầu của việc đi khám sức khỏe dịch
chuyển sang phải. Trong trường hợp này, chúng ta biết việc đi khám sức khỏe là a. Hàng lâu bền lOMoAR cPSD| 47840737 b. Hàng cao cấp c. Hàng bình thường. d. Hàng cấp thấp.
Question 1 Khi chính phủ qui định giá sàn (giá tối thiểu) đối với một hàng hóa, sẽ gây ra tình trạng:
a. Thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
b. Dư thừa hàng hóa trên thị trường
c. Lượng cầu về hàng hóa đó sẽ tăng.
d. Có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành.
Question 2 Khi cầu co giãn theo giá nhiều sẽ tạo nên đường cầu: a. Nằm ngang b. Thẳng đứng c. Dốc nhiều d. Ít dốc
Question 3 Nếu mỳ ống là hàng cấp thấp, thì sự gia tăng của
a. Giá mỳ ống sẽ khiến cho đường cầu của mỳ ống dịch chuyển sang phải.
b. Giá mỳ ống sẽ khiến cho đường cầu của mỳ ống dịch chuyển sang trái.
c. Thu nhập người tiêu dùng sẽ khiến cho đường cầu của mỳ ống dịch chuyểnsang trái.
d. Thu nhập người tiêu dùng sẽ khiến cho đường cầu của mỳ ống dịch chuyểnsang phải.
Question 4 Câu nào sau đây thể hiện tốt nhất cho quy luật cầu? a.
Khi khẩu vị của người mua đối với một sản phẩm tăng, họ sẽ mua sản phẩm đó nhiều hơn. b.
Khi cầu của người mua đối với một sản phẩm tăng, giá sản phẩm đó sẽ tăng. c.
Khi mức thu nhập tăng, người mua sẽ mua nhiều hơn hầu hết các mặt hàng. d.
Khi giá của một sản phẩm giảm, người mua sẽ mua nhiều sản phẩm đó hơn.
Question 5 Lúa mỳ là nguyên liệu chính để sản xuất bột mỳ. Nếu giá của lúa mỳ giảm, chúng ta có thể kì vọng
a. Cung của bột mỳ sẽ giảm.
b. Cầu của bột mỳ sẽ tăng
c. Cung của bột mỳ sẽ tăng.
d. Cầu của bột mỳ sẽ giảm.
Question 6 Chọn câu đúng trong những câu dưới đây: a. Độ dốc của
đường cung luôn luôn âm
b. Phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến động
của giá cả trên thị trường.
c. Giá của các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm đường cung dịch sang phải.
d. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cung dịch chuyển sang phải.
Question 7 Lượng tiêu thụ của một hàng hoá trên thị trường (QD) không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
a. Quy mô tiêu thụ của thị trường
b. Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng (Tas) lOMoAR cPSD| 47840737
c. Thu nhập (I) của người tiêu dùng
d. Giá các yếu tố đầu vào (Pi)
Question 8 Sự di chuyển dọc đường cung cho thấy khi giá hàng hóa tăng: a. Lượng cung tăng. b. Lượng cung giảm.
c. Đường cung dịch chuyển về bên phải.
d. Đường cung dịch chuyển về bên trái.
Question 9 Người tiêu dùng và người sản xuất chịu thuế bằng nhau khi: a. Cung hoàn toàn co giãn.
b. Cầu co giãn ít hơn cung.
c. Cầu và cung có độ co giãn bằng nhau.
d. Cung co giãn ít hơn cầu.
Question 10 Giữ nguyên các yếu tố phi giá cả của cung, khi giá cả thay đổi sẽ:
a. Dẫn đến sự dịch chuyển của cầu.
b. Không có tác động đến lượng cung.
c. Dẫn đến việc cung có thể giảm hoặc tăng.
d. Dẫn đến sự trượt dọc theo đường cungQuestion 1 Đường ngân sách được định nghĩa là: a.
Tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập không đổi. b.
Tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá sản phẩm thay đổi. c.
Tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá sản
phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi. d.
Tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập thay đổ
Question 2 Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng mà giá sản phẩm X và Y không thay đổi, khi đó:
a. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải.
b. Độ dốc đường ngân sách thay đổi.
c. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái.
d. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn.
Question 3 Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập cho trước. Người tiêu dùng phân phối các
sản phẩm theo nguyên tắc:
a. Hữu dụng biên các sản phẩm phải bằng nhau: MUx = MUy =...
b. Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau.
c. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẻ.
d. Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau: MUx /Px = MUy /Py = MUz /Pz =... lOMoAR cPSD| 47840737
Question 4 Lợi ích biên (hay hữu dụng biên) của một hàng hóa thể hiện: a. Hàng hóa đó là khan hiếm.
b. Độ dốc của đường ngân sách là giá tương đối.
c. Sự sẵn sàng thanh toán của một đơn vị hàng hóa bổ sung.
d. Tính hữu ích của hàng hóa là có giới hạn.Question 5 Độ dốc của đường đẳng ích là: a. Hữu
dụng biên của 2 sản phẩm. b. Tỷ lệ thay thế biên
c. Tỷ số giá giữa hai sản phẩm
d. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
Question 6 Sự thoả mãn mà một người cảm nhận được từ tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ gọi là: a. Ngân sách b. Đẳng ích c. Hữu dụng biên d. Hữu dụng
Question 7 Đường đẳng ích sẽ dịch chuyển sang phải khi: a. Thu nhập
tăng (các yếu tố khác không đổi)
b. Sở thích của người tiêu dùng thay đổi (các yếu tố khác không đổi)
c. Lượng tiêu dùng một hàng hóa tăng (các yếu tố khác không đổi)
d. Giá hàng hóa tăng (các yếu tố khác không đổi)
Question 8 Để đạt hữu dụng tối đa, người tiêu dùng lựa chọn giỏ hàng hóa: a. Nằm trên đường
đẳng ích cao nhất vì mang lại độ hữu dụng cao hơn
b. Nằm bên ngoài đường ngân sách vì mang lại lợi ích cao hơn
c. Là tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
d. Nằm trên đường đẳng ích cao nhất và đường ngân sách thấp nhấtQuestion 9 Độ dốc của
đường đẳng ích phản ánh:
a. Tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa.
b. Sở thích có tính bắc cầu.
c. Người tiêu dùng thích có nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa
d. Sở thích là hoàn chỉnh.
Question 10 Tổng hữu dụng của Linh sẽ tối đa khi cô ấy phân bổ số tiền dùng để mua
hai hàng hoá nào đó sao cho hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của mỗi sản phẩm: a. Phải giảm xuống b. Phải tối đa c. Phải tăng lên d. Phải bằng nhau
Question 1 Giới hạn của người tiêu dùng thể hiện ở: a. Thu nhập và giá cả hàng hóa
b. Sở thích của người tiêu dùng. c. Giá cả của hàng hóa
d. Thu nhập của người tiêu dùng lOMoAR cPSD| 47840737
Question 2 Khi tổng hữu dụng giảm, hữu dụng biên: a. Có giá trị âm và giảm dần.
b. Có giá trị dương và giảm dần
c. Có giá trị dương và tăng dần
d. Có giá trị âm và tăng dần
Question 3 Các điểm nằm trên đường đẳng ích biểu thị:
a. Các tập hợp hàng hóa khác nhau có độ thỏa mãn bằng nhau.
b. Các tập hợp hàng hóa giống nhau có độ thỏa mãn bằng nhau.
c. Các tập hợp hàng hóa khác nhau có độ thỏa mãn khác nhau.
d. Các tập hợp hàng hóa giống nhau có độ thỏa mãn khác nhau.
Question 4 Đường đẳng ích (đường bàng quan) của 2 sản phẩm X và Y thể hiện:
a. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định.
b. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như nhau.
c. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau.
d. Những phối hợp giống nhau của 2 sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau
Question 5 Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa 2 sản phẩm X và Y là: a. Tiếp điểm của
đường đẳng ích và đường đẳng phí.
b. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí.
c. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
d. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sáchQuestion 6 Khi tổng hữu dụng tăng
thì lúc này hữu dụng biên sẽ: a. Có giá trị âm và giảm dần.
b. Có giá trị dương và tăng dần
c. Có giá trị âm và tăng dần
d. Có giá trị dương và giảm dần
Question 7 Giả sử hàng hóa X được tiêu dùng miễn phí, thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ
a. Số lượng mà hữu dụng biên bằng mức giá hàng hóa
b. Số lượng mà hữu dụng biên của hàng hóa X bằng zero
c. Số lượng mà tổng hữu dụng giảm dần
d. Số lượng không hạn chế
Question 8 Hữu dụng biên (MU) đo lường: a. Độ dốc của đường đẳng ích.
b. Độ dốc của đường ngân sách.
c. Mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các yếu tố khác không đổi.
d. Tỷ lệ thay thế biên.
Question 9 Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền lương để mua hai hàng hoá X và Y.
Nếu giá hàng hoá X và Y đều tăng lên gấp 3, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng
tăng lên gấp 3, thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ: a. Dịch chuyển song song sang trái.
b. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải. lOMoAR cPSD| 47840737
c. Dịch chuyển song song sang phải. d. Không thay đổi.
Question 10 Tìm câu sai trong những câu dưới đây: a. Các đường
đẳng ích không cắt nhau. b.
Đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về 2 loại hàng hóa cho người tiêu dùng có
cùng một mức thỏa mãn. c.
Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa sao cho tổng mức thỏa mãn không đổi. d.
Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa.Question 1 Giả sử
năng suất trung bình (AP) của 6 công nhân là 15. Nếu năng suất biên
(MP) của người công nhân thứ 7 là 20, thể hiện: a. Năng suất biên đang giảm.
b. Năng suất trung bình đang tăng.
c. Năng suất biên đang tăng.
d. Năng suất trung bình đang giảm.
Question 2 Khi năng suất biên của lao động (MPL) BẰNG năng suất trung bình của lao động (APL) thì:
a. Năng suất biên của lao động đang giảm
b. Năng suất trung bình của lao động đang giảm
c. Năng suất trung bình đạt cực đại
d. Năng suất trung bình của lao động đang tăng
Question 3 Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất (YTSX) biến đổi là: a. Sản phẩm tăng
thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đồng chi phí của các YTSX biến đổi.
b. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các YTSX.
c. Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị YTSX biến đổi.
d. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSXbiến đổi, các YTSX còn lại giữ nguyên.
Question 4 Năng suất trung bình (AP) của một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó là:
a. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi bỏ ra thêm 1 đồng chi phí sản xuất biến đổi.
b. Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi 1 đơn vị yếu tố đó.
c. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi.
d. Chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 sản phẩm
Question 5 Khi giá cả các yếu tố sản xuất (YTSX) đồng loạt tăng lên, sẽ làm: a. Đường AVC dịch chuyển sang phải.
b. Đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
c. Dịch chuyển các đường AC xuống dưới.
d. Dịch chuyển đường chi phí trung bình AC lên trên
Question 6 Khi tổng hữu dụng tăng thì lúc này hữu dụng biên sẽ: a. Có giá trị âm và giảm dần.
b. Có giá trị dương và tăng dần lOMoAR cPSD| 47840737
c. Có giá trị âm và tăng dần
d. Có giá trị dương và giảm dần
Question 7 Giả sử hàng hóa X được tiêu dùng miễn phí, thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ
a. Số lượng mà hữu dụng biên bằng mức giá hàng hóa
b. Số lượng mà hữu dụng biên của hàng hóa X bằng zero
c. Số lượng mà tổng hữu dụng giảm dần
d. Số lượng không hạn chế
Question 8 Hữu dụng biên (MU) đo lường: a. Độ dốc của đường đẳng ích.
b. Độ dốc của đường ngân sách.
c. Mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các yếu tố khác không đổi.
d. Tỷ lệ thay thế biên.
Question 9 Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền lương để mua hai hàng hoá X và Y.
Nếu giá hàng hoá X và Y đều tăng lên gấp 3, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng
tăng lên gấp 3, thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ: a. Dịch chuyển song song sang trái.
b. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải.
c. Dịch chuyển song song sang phải. d. Không thay đổi.
Question 10 Tìm câu sai trong những câu dưới đây: a. Các đường
đẳng ích không cắt nhau.
b. Đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về 2 loại hàng hóa cho người tiêu dùng có
cùng một mức thỏa mãn.
c. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa sao cho tổng mức thỏa mãn không đổi.
d. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa.
Question 1 Khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng, có nghĩa là: a. Không còn lạm
phát, vẫn còn thất nghiệp. b. Không còn lạm phát.
c. Không còn thất nghiệp.
d. Vẫn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
Question 2 Vấn đề kinh tế vĩ mô nào mà cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ: a. Đầu tư thấp b. Thất nghiệp c. Tiết kiệm thấp d. Lạm phát
Question 3 Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng: a. Tương ứng
với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.
b. Cao nhất của một quốc gia đạt được. lOMoAR cPSD| 47840737
c. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp nhất.
d. Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.
Question 4 Phát biểu nào sau đây không đúng: a.
Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung trong nền kinh tế. b.
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được. c.
Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nào đó. d.
Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm việc,
nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc.
Question 5 Khi sản lượng thực tế (Y) nhỏ hơn sản lương tiềm năng (Yp), thì tỷ lệ thất nghiệp
thực tế (U) sẽ………….tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un). a. Bằng b. Có thể bằng c. Nhỏ hơn d. Lớn hơn
Question 6 Một chu kỳ kinh tế thường có 4 giai đoạn theo trình tự: a. Hưng thịnh,
phục hồi, suy thoái, đình trệ
b. Suy thoái, hưng thịnh, phục hồi, đình trệ
c. Phục hồi, suy thoái, đình trệ, phục hồi
d. Hưng thịnh, suy thoái, đình trệ, phục hồi
Question 7 Trong mô hình Tổng cung – Tổng cầu (AS – AD), tiền lương danh nghĩa tăng lên,
giá nguyên liệu tăng lên trong ngắn hạn sẽ dẫn đến: a. Mức giá chung tăng và sản lượng giảm
b. Mức giá chung giảm và sản lượng tăng
c. Mức giá chung và sản lượng cùng giảm
d. Mức giá chung và sản lượng cùng tăngQuestion 8 Sản lượng cân bằng là mức sản lượng: a.
Xuất khẩu bằng nhập khẩu
b. Nền kinh tế đạt hiệu quả nhất.
c. Cân bằng tổng cung tổng cầu. d. Cân bằng ngân sách.
Question 9 Đường tổng cung dài hạn (LAS) dịch chuyển diễn ra trong thời gian: a. Dài hạn. b. Ngắn hạn. c. Tức thời.
d. Không xác định được.
Question 10 Khi nói rằng nền kinh tế đang toàn dụng, có công ăn việc làm đầy đủ, có nghĩa là:
a. Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên.
b. Nền kinh tế không có lạm phát.
c. Trạng thái cân bằng sản lượng. lOMoAR cPSD| 47840737
d. Nền kinh tế không có thất nghiệp.Question 1 Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu về: a. Các tập
đoàn kinh tế và các hộ gia đình.
b. Nền kinh tế như là một tổng thể.
c. Các phương án sản xuất tối ưu.
d. Các doanh nghiệp và những người tiêu dùng lớn.
Question 2 Một quốc gia sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế khi sản lượng quốc qia:
a. Giảm liên tục trong 2 quý
b. Giảm liên tục trong 1 năm c. Giảm trong 1 quý d. Không thay đổi
Question 3 Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn (LAS):
a. Thu nhập quốc gia tăng b. Đổi mới công nghệ c. Tiền lương tăng d. Xuất khẩu tăng
Question 4 Khi nói rằng nền kinh tế đang toàn dụng, có công ăn việc làm đầy đủ, có nghĩa là:
a. Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên.
b. Nền kinh tế không có thất nghiệp.
c. Trạng thái cân bằng sản lượng.
d. Nền kinh tế không có lạm phát.
Question 5 Đường tổng cung dài hạn (LAS) sẽ có dạng là: a. Đường thẳng
đứng tại mức sản lượng tiềm năng. b. Đường nằm ngang. c. Đường dốc xuống. d. Đường dốc lên.
Question 6 Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Sản lượng tiềm năng dao động quanh sản lượng thực.
b. Sản lượng tiềm năng là sản lượng tối đa của nền kinh tế.
c. Sản lượng thực dao động quanh sản lượng tiềm năng.
d. Sản lượng tiềm năng chính là sản lượng thực.Question 7 Các vấn đề chủ yếu của kinh tế vĩ
mô là: a. Tăng trưởng doanh thu, thất nghiệp và lạm phát
b. Thu nhập của các nông dân, thất nghiệp và lạm phát
c. Thu thuế quốc gia, tăng trưởng doanh thu, thất nghiệp
d. Tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát
Question 8 Trong mô hình Tổng cung – Tổng cầu (AS – AD), tổng cầu tăng trong ngắn hạn sẽ dẫn đến:
a. Mức giá chung giảm và sản lượng tăng
b. Mức giá chung và sản lượng cùng giảm
c. Mức giá chung và sản lượng cùng tăng
d. Mức giá chung tăng và sản lượng giảm lOMoAR cPSD| 47840737
Question 9 Phát biểu nào sau đây thuộc kinh tế vĩ mô a. Cần tăng
thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách.
b. Lương tối thiểu ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệptrong nước chênh lệch nhau 3 lần.
c. Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng.
d. GDP quý III giảm 6,17%, mức giảm sâu nhất từ trước tới nay
Question 10 Định luật OKUN thể hiện
a. Mối quan hệ nghịch biến tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát
b. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp thực tế
c. Mối quan hệ đồng biến giữa sản lượng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp thực tế
d. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng thực tế và tỷ lệ lạm phát
Question 1 Chỉ tiêu nào nhỏ nhất trong những chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia:
a. Thu nhập khả dụng (DI hay Yd)
b. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
c. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) d. Thu nhập cá nhân (PI)
Question 2 GDP danh nghĩa năm 2020 là 20 tỷ USD; năm 2021 là 25,3 tỷ USD. Hệ số
giảm phát năm 2020 là 100; năm 2021 là 115. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021: a. 26,5% b. 10%. c. 15% d. 20,9%
Question 3 Tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên
lãnh thổ của một quốc gia trong một năm được gọi là: a. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP).
b. Thu nhập bình quân đầu người (PCI).
c. Cán cân thanh toán (BOP).
d. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Question 4 Theo phương pháp chi tiêu, GDP là tổng giá trị của: a. Giá trị sản
phẩm và dịch vụ cuối cùng và chuyển nhượng
b. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng
c. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu
d. Tiêu dùng, đầu tư, tiền lương và lợi nhuận
Question 5 Chỉ tiêu không đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng: a. Tỷ lệ thất nghiệp
b. Tổng sản phẩm quốc dân. c. Thu nhập khả dụng.
d. Sản phẩm quốc dân ròng.
Question 6 ……………. được tính bằng cách cộng toàn bộ các yếu tố chi phí trên lãnh thổ một
quốc gia trong một thời kỳ nhất định: a. Thu nhập khả dụng.
b. Tổng sản phẩm quốc dân.
c. Sản phẩm quốc dân ròng lOMoAR cPSD| 47840737
d. Tổng sản phẩm quốc nội.
Question 7 GNP theo giá sản xuất bằng:
a. GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu
b. Thu nhập cá nhân cộng khấu hao
c. GDP trừ đi thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFFI) d. GNP trừ đi khấu hao
Question 8 Tổng sản phẩm quốc gia là chỉ tiêu:
a. Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do công dân một nước sản xuất ra trong một năm.
b. Phản ảnh toàn bộ thu nhập được quyền sử dụng theo ý muốn của công chúng trong 1 năm.
c. Phản ảnh phần thu nhập mà công dân trong nước kiếm được ở nước ngoài.
d. Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước.
Question 9 Chỉ tiêu đo lường tốt nhất sự gia tăng trong của cải vật chất của một nền kinh tế. a. Đầu tư ròng. b. Tổng đầu tư.
c. Tổng đầu tư gồm cơ sở sản xuất và thiết bị. d. Tái đầu tư.
Question 10 Tính các chỉ tiêu giá trị sản lượng thực bằng cách: a. Lấy chỉ tiêu
danh nghĩa chia cho chỉ số giá
b. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân với chỉ số giá
c. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho giá hiện hành
d. Tính theo giá hiện hành
Question 1 Chỉ tiêu đo lường toàn bộ thu nhập do công dân của một nước làm ra trong
một năm được gọi là:
a. Thu nhập quốc gia (NI).
b. Tổng thu nhập quốc gia (GNI).
c. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). d. Thu nhập cá nhân (PI).
Question 2 Chênh lệch giữa GDP theo giá yếu tố sản xuất và GDP theo giá thị trường là do:
a. Khoản thuế gián thu của chính phủ.
b. Thu nhập khả dụng của người dân
c. Chi phí khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.
d. Yếu tố lạm phát trong giá hàng hóa.Question 3 Tiết kiệm cá nhân là:
a. Thu nhập mà công dân kiếm được ở nước ngoài
b. Thu nhập cá nhân còn lại sau khi đã nộp thuế
c. Thu nhập của công chúng bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân
d. Thu nhập khả dụng còn lại sau khi đã tiêu dùng cá nhân. lOMoAR cPSD| 47840737
Question 4 GDP danh nghĩa năm 2020 là 20 tỷ USD; năm 2021 là 25,3 tỷ USD. Hệ số giảm
phát năm 2020 là 100; năm 2021 là 115. GDP thực năm 2021 là: a. 22 tỷ USD b. 29,09 tỷ USD c. 25,3 tỷ USD d. 23,7 tỷ USD GDP thực = x 100 = x100 𝐺𝐺𝐺 𝐺𝐺 ℎℎĩ ĩ
đềđ ỉ ạề áℎỉố ℎℎ ℎ ỉ ạ ℎ á ℎ GDP thực 2021 = = 22 25,3 115 100
Question 5 Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở: a. Thời gian sản xuất. b. Mục đích sử dụng. c. Thời gian tiêu thụ.
d. Là nguyên liệu và không phải là nguyên liệu.
Question 6 Khoản nào sau đây không phải là thuế gián thu trong kinh doanh a. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
b. Thuế thừa kế tài sản.
c. Thuế giá trị gia tăng.
d. Thuế bảo vệ môi trường
Question 7 Khoản nào sau đây không phải là chi chuyển nhượng: a. Chính phủ trợ cấp cho cựu chiến binh. b. Trợ cấp hưu trí .
c. Trợ cấp thất nghiệp .
d. Chính phủ chi xây dựng trường học
Question 8 GNP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo: a. Quan điểm lãnh thổ.
b. Sản xuất trong một quốc gia nhất định.
c. Sản phẩm trung gian được tạo ra trong năm. d. Quan điểm sở hữu.
Question 9 Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GDP thực: a. Đo lường cho
toàn bộ sản phẩm cuối cùng
b. Tính theo giá hiện hành
c. Không tính giá trị của các sản phẩm trung gian
d. Thường tính cho một năm
Question 10 Để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ người ta sử dụng: a. Chỉ tiêu danh nghĩa lOMoAR cPSD| 47840737 b. Chỉ tiêu thực c. Chỉ tiêu sản xuất
d. Chỉ tiêu theo giá thị trường
Question 1 Khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm hay MPC) cho biết:
a. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi tiêu dùng tăng thêm 1 đơn vị.
b. Phần tiết kiệm tăng thêm khi tiêu dùng tăng thêm 1 đơn vị.
c. Phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị.
d. Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vịQuestion 2 Câu nào
dưới đây phản ánh chính xác nhất khái niệm ‘Nợ công’: a. Nợ của khu vực chính phủ một
nước đối với nước ngoài.
b. Toàn bộ nợ nước ngoài của một quốc gia.
c. Tất cả các khoản nợ của chính phủ và nợ được bảo lãnh bởi chính phủ.
d. Thâm hụt ngân sách của một quốc gia trong một năm.
Question 3 Khi nền kinh tế đang bị suy thoái, sản lượng thực tế giảm và thất nghiệp gia tăng,
chính phủ nên thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách: a. Giảm chi ngân sách và tăng thuế.
b. Tăng chi ngân sách và giảm thuế.
c. Giảm chi ngân sách và giảm thuế.
d. Tăng chi ngân sách và tăng thuế.
Question 4 Cán cân ngân sách (B) cân bằng khi:
a. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
b. Phần thuế thu tăng thêm lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm
c. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
d. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.Question 5 Các thành phần của tổng cầu (AD) gồm:
a. Tiêu dùng (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu của chính phủ (G), xuất khẩu ròng (NX)
b. Tiêu dùng (C) đầu tư tư nhân (I), chi chuyển nhượng (Tr), xuất khẩu ròng (NX)
c. Tiêu dùng (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu của chính phủ (G), thuế ròng (T)
d. Tiêu dùng (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu của chính phủ (G), xuất khẩu (X)Question 6 Sản
lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó: a. Tiêu dùng của hộ gia đình bằng đầu tư tư nhân.
b. Tiêu dùng của hộ gia đình bằng thu nhập khả dụng.
c. Tổng cung dự kiến bằng tổng cầu dự kiến.
d. Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình bằng nhau.
Question 7 Với số nhân của tổng cầu k = 3, khi tổng cầu tự định giảm 20 tỷ $ thì sản lượng sẽ: a. Giảm 20 tỷ $ b. Giảm 60 tỷ $ c. Tăng 60 tỷ $ d. Tăng 20 tỷ $ lOMoAR cPSD| 47840737
Question 8 Cán cân thương mại (NX) bị thâm hụt khi:
a. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu.
b. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi cùng một lượng như nhau.
c. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu.
d. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và giá trị hàng hóa nhập khẩu bằng nhauQuestion 9 Mục tiêu cuối
cùng của chính sách tiền tệ là: a. Kiểm soát hoạt động cho vay của ngân hàng.
b. Kiểm soát lượng tiền phát hành
c. Ổn định giá cả và ổn định nền kinh tế. d. Kiểm soát lãi suất.
Question 10 Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, để giảm lạm phát, chính phủ nên thực hiện:
a. Chính sách tài khoá mở rộng
b. Chính sách tài khoá mở rộng và Chính sách tiền tệ mở rộng
c. Chính sách tiền tệ mở rộng
d. Chính sách tài khóa thu hẹp
Question 1 Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, chính phủ nên thực hiện chính sách tài
khóa thu hẹp để giảm lạm phát bằng cách: a. Giảm chi ngân sách và tăng thuế.
b. Giảm chi ngân sách và giảm thuế.
c. Tăng chi ngân sách và giảm thuế.
d. Tăng chi ngân sách và tăng thuế.
Question 2 Nếu chi tiêu của chính phủ nhỏ hơn tổng thuế thu được thì: a. Ngân sách chính phủ thâm hụt.
b. Ngân sách chính phủ thặng dư.
c. Tiết kiệm chính phủ sẽ âm.
d. Tiết kiệm của hộ gia đình giảm
Question 3 Số nhân của tổng cầu k = 5, khi tổng cầu tự định 20 tỷ$ thì sản lượng sẽ thay đổi: a. ΔY = 100 tỷ$ b. ΔY = – 20 tỷ$ c. ΔY = 20 tỷ$ d. ΔY = – 100 tỷ$
Question 4 Tiêu dùng có mối quan hệ: a. Đồng
biến với thu nhập khả dụng.
b. Nghịch biến với thu nhập quốc gia.
c. Nghịch biến với thu nhập khả dụng.
d. Đồng biến với lãi suất.
Question 5 Chi chuyển nhượng (Tr) gồm các khoản chi nào dưới đây :
a. Chính phủ trả lương cho cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực công .
b. Tiền lãi về khoản nợ công.
c. Trợ cấp thất nghiệp. lOMoAR cPSD| 47840737
d. Chính phủ chi xây dựng tuyến đường cao tốc.Question 6 Các công cụ của chính sách tiền tệ
bao gồm: a. Thuế, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở.
b. Thuế, chi tiêu của chính phủ và hoạt động thị trường mở.
c. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chi tiêu của chính phủ và hoạt động thị trường mở
d. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở.
Question 7 Ngân sách chính phủ (B) thặng dư khi: a. Tổng thu
ngân sách bằng tổng chi ngân sách.
b. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
c. Phần thuế thu tăng thêm lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm
d. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
Question 8 Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong những biện pháp để:
a. Tăng sản lượng quốc gia. b. Hạn chế lạm phát.
c. Giảm suy thoái kinh tế.
d. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Question 9 Cán cân thương mại (NX) cân bằng khi:
a. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu.
b. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu.
c. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi cùng một lượng như nhau.
d. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và giá trị hàng hóa nhập khẩu bằng nhauQuestion 10 Ngân sách
chính phủ (B) bị thâm hụt khi: a. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
b. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
c. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.
d. Phần thuế thu tăng thêm lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm.
Đường cầu bột giặt OMO dịch chuyển sang trái là do Giá các loại bột giặt khác tăng
Đường cung dịch chuyển sang phải là do: a. Giá sản phẩm thay thế tăng
b. Thu nhập của người tiêu dùng giảm
c. Thị hiếu của người tiêu dùng tăng
d. Số lượng doanh nghiệp sản xuất trong ngành tang
Trong trường hợp nào giá bia sẽ giảm ?
Đường cầu của bia dịch chuyển sang trái
Đường đẳng ích sẽ dịch chuyển sang phải khi ?
Sở thích của người tiêu dùng thay đổi, các yếu tố khác không đổi lOMoAR cPSD| 47840737
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá cà phê tăng sẽ dẫn đến Hiện tượng trượt dọc
trên đường cầu cà phê
Sự khác nhau giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc là: Vấn đề thực chứng
đề cập đến các sự kiện kinh tế, trong khi vấn đề chuẩn tắc đề cập đến ý kiến cá nhân
Súng và bơ - Quốc phòng quốc gia và hàng tiêu dùng
Loại chi phí nào dưới đây không thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi a. Chi phí trung bình (AC) b. Tổng chi phí (TC)
c. Tổng chi phí biến đổi (TVC)
d. Tổng chi phí cố định (TFC)
Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua với:
Giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi
Nếu giá của hàng hóa giảm và cầu về một hàng hóa khác tăng thì các hàng hóa đó là: Bổ sung
Nếu giá của hàng hóa giảm và cầu về một hàng hóa khác giảm thì các hàng hóa đó là: Thay thế
Khoản nào dưới đây là chi phí cố định của một quán cơm văn phòng: A. Chi tiền lương
cho nhân viên phục vụ công nhật.
B. Chi phí hộp nhựa và muỗng đũa sử dụng một lần.
C. Chi phí mua gạo và thức ăn.
D. Chi tiền thuê mặt bằng cửa hàng.
Đường cầu thị trường của nước ngọt Coca dịch chuyển sang phải là do: Giá nước ngọt Pepsi tăng
Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay bao gồm: Lạm phát bằng không Thất nghiệp bằng không
Sản lượng quốc gia đạt giá trị tối đa
Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao
nhất nhu cầu của xã hội
Vấn đề nào sau đây thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô: Mức giá chung của nền kinh tế
Sản lượng tiềm năng (Yp) trong kinh tế vĩ mô được hiểu là a. Sản lượng
mà ở đó không có thất nghiệp và lạm phát ?
b. Sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể đạt được
c. Sản lượng mà ở đó toàn dụng các yếu tố sản xuất lOMoAR cPSD| 47840737
d. Sản lượng dự báo trong tương lai
Đường tổng cầu dịch chuyển là do:
a. Các nhân tố tác động đến C, I, G, X, M ?
b. Khoa học kỹ thuật thay đổi
c. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
d. Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi