Bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập môn Thương mại quốc tế có đáp án
Bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập môn Thương mại quốc tế có đáp án của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật thương mại quốc tế (WTO law)
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(có đáp án tham khảo)
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN 1. A 2. B 3. A 4. E 5. B 6. E 7. D 8. D 9. D
------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI
Các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích ngắn gọn tại sao và nêu cơ sở pháp lý. 1.
Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ
trưởngNhận định SAI.
Quyết định về ngân sách thường niên và quy tắc tài chính của WTO thông qua tại Đại hội đồng.
CSPL: Điều VII Hiệp định Marrakesh. 2.
Các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO. lOMoARcPSD| 36443508 Nhận định ĐÚNG.
WTO là một tổ chức liên chính phủ với các thành viên là chính phủ các quốc
gia và vùng lãnh thổ thành viên của tổ chức. Các thành viên cùng tham gia vào cơ ché
điều hành chung của tổ chức. WTO không có bất cứ một cơ quan nào chỉ bao gồm một
nhóm thành viên cố định có thẩm quyền quyết định các vấn đề của tổ chức. 3.
Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO. Nhận định SAI.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, Đại hội đồng là cơ quan điều hành cao nhất. 4.
Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường
hợp,cơ chế thông qua quyết định của WTO là đồng thuận. Nhận định SAI.
Vẫn còn cách thức bỏ phiếu biểu quyết theo đa số nữa.
Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở
đồng thuận, thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu.
CSPL: khoản 1 Điều IX Hiệp định Marrakesh. 5.
Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng
thuận(consensus) chỉ không được thông qua khi 100% thành viên WTO phản đối
việc thông qua quyết định đó. Nhận định SAI.
Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận (consensus) chỉ
không được thông qua nếu có thành viên nào, có mặt tại phiên họp để đưa ra quyết
định, chính thức phản đối quyết định được dự kiến.
CSPL: Footnote [1] Hiệp định Marrakesh. 6. Giống câu 5 7.
Tất cả thành viên của WTO đều là thành viên của nhóm Hiệp định
vềcác biện pháp khắc phục thương mại. Nhận định ĐÚNG. lOMoARcPSD| 36443508
Nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc phục thương mại hay còn gọi là nhóm
Hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Hiệp định chống bán phá
giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.
Ba hiệp định này đều là các hiệp định thuộc phụ lục IA của Hiệp định Marrakesh – bắt
buộc đối với tất cả thành viên của WTO. 8.
Toàn bộ nội dung của pháp luật WTO đều được quy định trong
Hiệpđịnh GATT 1994. Nhận định SAI.
Nội dung của pháp luật WTO còn được quy định trong các hiệp định đa biên và
nhiều bên khác như GATS, TRIPS… 9.
Các hiệp định được liệt kê trong phụ lục của Hiệp định Marrakesh
đềuràng buộc tất cả các nước thành viên. Nhận định SAI.
Phụ lục IV Hiệp định Marrakesh quy định 4 hiệp định thương mại nhiều bên
=> chỉ ràng buộc thành viên tự nguyện tham gia. 11.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam chỉ phải cam kết tuân thủ mọi
Hiệpđịnh thương mại của tổ chức này. Nhận định SAI.
Còn lựa chọn thực thi hiệp định nhiều bên hay không.
CSPL: Điều II Hiệp định Marrakesh. 12.
Theo quy định của WTO, các thành viên của WTO là một trong
cácbên ký kết GATT 1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mại
không phù hợp với các quy định của WTO. Nhận định SAI.
Khác với GATT 1947 quy định các thành viên của WTO là một trong các bên
ký kết GATT 1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không phù hợp
với các quy định của GATT, trong WTO các thành viên dù là thành viên sáng lập hay
gia nhập đều phải sửa đổi chính sách thương mại, kinh tế phù hợp với các quy định
của WTO. Các quốc gia không được phép bảo lưu bất kỳ một điều khoản nào của Hiệp định Marrakesh.
CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh. lOMoARcPSD| 36443508 13.
Các quốc gia có chủ quyền, những vùng lãnh thổ độc lập, các tổ
chứcliên chính phủ đều có thể trở thành thành viên của WTO. Nhận định SAI.
Chỉ có quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong
việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp
định Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên mới có thể gia nhập WTO. Các
tổ chức liên chính phủ không thể trở thành thành viên của WTO.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh. 14.
Chỉ có các quốc gia mới được trở thành thành viên của WTO. Nhận định SAI.
Vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các
mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và
các Hiệp định Thương mại Đa biên cũng có thể trở thành thành viên WTO.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh. 15.
Chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính
sáchthương mại, có nền kinh tế thị trường mới được gia nhập WTO. Nhận định SAI.
Vùng lãnh thổ được gia nhập WTO chỉ yêu cầu độc lập trong việc hoạch định
chính sách thương mại, hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại
thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định
Thương mại Đa biên chứ không bắt buộc phải có nền kinh tế thị trường.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh. 16.
Ứng cử viên xin gia nhập WTO phải đàm phán song phương với tất
cảthành viên của WTO. Nhận định SAI.
Ứng cử viên xin gia nhập WTO không phải đàm phán song phương với tất cả
thành viên của WTO mà chỉ đàm phán với thành viên nào yêu cầu đàm phán. 17.
WTO thừa nhận thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn
thànhviên gia nhập. Nhận định SAI.
Trong khuôn khổ WTO, thành viên sáng lập và thành viên gia nhập có quy chế
pháp lý bình đẳng (nếu có sự khác nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc lOMoARcPSD| 36443508
tế là do sự cam kết khác nhau của từng thành viên vào thời điểm gia nhập WTO. Trong
WTO các thành viên dù là thành viên sáng lập hay gia nhập đều phải sửa đổi chính
sách thương mại, kinh tế phù hợp với các quy định của WTO.
CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN 1. C 2. C 3. B 4. B 5. B 6. C 7. C 8. C 9. C
------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI 1.
Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép
ápdụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có
xuất xứ từ các thành viên WTO khác. Nhận định SAI.
Các quốc gia thành viên được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau
lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn
các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan
thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.
CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT. 2.
Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá
mứctrần đã cam kết. lOMoARcPSD| 36443508 Nhận định SAI.
Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá
mức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994. 3.
Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với
nguyêntắc đối xử tối huệ quốc. Nhận định SAI.
Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp định GATT 1994 được áp dụng cho tất cả
các quy định trong Hiệp định GATT như đối xử quốc gia…. 4.
Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa
hànghóa nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước. Nhận định SAI.
Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập
khẩu giữa các thành viên với nhau. Tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng
hóa nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước là nội dung của nguyên tắc NT.
CSPL: khoản 1 Điều I, khoản 2 Điều 3 GATT 1994. 5.
Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều 20 GATT 1994, các nước
chỉcần chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm
(a) đến điểm (j) Điều 20. Nhận định SAI.
Ngoài chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a)
đến điểm (j) Điều 20, để được hưởng ngoại lệ chung các nước còn phải chứng
minh các biện pháp của mình không theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc
đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn
chế trá hình với thương mại quốc tế. CSPL: Điều 20 GATT 1994 6.
Một khi khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải
quan(Custom Union) được thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ được
hưởng ngay ngoại lệ của nguyên tắc MFN theo Điều XXIV GATT 1994. Nhận định SAI.
Khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom Union)
được thành lập phải tuân thủ các điều kiện nội dung (nội biên, ngoại biên) và hình lOMoARcPSD| 36443508
thức quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT thì các thành viên
của liên kết này mới được hưởng ngoại lệ chứ không được hưởng ngay.
CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Bài tập 1 1.
Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B
mứcthuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng
đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?
Nếu FTA được thành lập giữa A và B đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều XXIV GATT 1994 thì được.
CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994. 2.
Với tư cách là chuyên gia về luật thương mại quốc tế của A,
anh/chịhãy tư vấn cho A để bảo vệ quyền lợi của mình.
A được quyền ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanh
nghiệp đến từ B nếu chứng minh bằng các bằng chứng khoa học cho thấy sản phẩm
có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobin dẫn
đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch
ở người hút. Ngoài ra, phải chứng minh bất cứ sản phẩm thuốc lá nào từ bất cứ
nước nào có chứa có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn đều bị cấm, không
gây hạn chế thương mại trá hình.
Nếu chứng minh được các điều trên thì A có thể viện dẫn ngoại lệ quy định tại
Điều 20.b Hiệp định GATT 1994 Bài tập 2. 1.
B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C
trongkhuôn khổ CB – FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO không?
Có thể. Hiệp định GATT không cản trở việc thành lập một FTA với những điều
kiện thương mại ưu đãi khi C chưa phải thành viên.
Nếu FTA giữa B và C không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra
những quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế có hiệu lực vào thời điểm trước khi
hiệp định được ký kết, dành cho thương mại với các bên ký kết không tham gia
hiệp định thì B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C. 2.
Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện
tửxuất xứ từ các nước thuộc CB-FTA và áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập lOMoARcPSD| 36443508
khẩu xuất xứ từ J có vi phạm Điều I và Điều XI của GATT như J khẳng định không?
Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử xuất xứ từ
các nước thuộc CB-FTA là không vi phạm Điều 1 GATT vì mục tiêu của thành lập
FTA là tự do thương mại hơn nữa so với WTO nên áp dụng thuế suất 0% là hợp
lý. Tuy nhiên, áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ J là vi phạm
Điều XI GATT vì nó tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với quy tắc có hiệu lực
vào thời điểm trước khi hiệp định được ký kết. Trước khi có FTA, sản phẩm xuất
xứ từ J không bị áp dụng hạn ngạch nhưng sau khi thành lập FTA lại bị áp dụng
hạn ngạch là trái với Điều XI cũng như khoản 5 Điều XXIV GATT. 3.
Nếu muốn thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử cuả mình
vàcủa C trong trường hợp này B có thể và cần cân nhắc những biện pháp thương mại nào?
Có thể giảm tiến tới loại bỏ rào cản thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu từ
nước tham gia FTA với Việt Nam. Bài tập 3
1. Với tư cách là cố vấn pháp lý của Chính phủ B, anh/chị hãy trả lời các
câu hỏi sau, nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý: (i)
Lệnh cấm nhập khẩu và phân phối lốp xe tái chế của B có vi
phạmnghĩa vụ thành viên WTO như E nhận định không?
Có vi phạm Điều III, Điều XI GATT vì lệnh cấm nhập khẩu áp dụng lên hàng
nhập khẩu từ B được áp dụng với kết cục là bảo hộ hàng nội địa. Chính phủ B cho
rằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của họ là an toàn và sản phẩm của họ ít có
khả năng làm nguồn sinh sản của muỗi, không như công nghệ của LOPe và cho
rằng biện pháp nêu trên vừa đảm bảo nhu cầu kinh tế của đất nước vừa góp phần
hạn chế được dịch bệnh sốt rét. Đây chính là sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu, vi phạm luật WTO. (ii)
Nếu B muốn vận dụng quy định của ngoại lệ chung về bảo vệ sức
khỏecon người của Điều XX GATT 1994 để bảo vệ cho biện pháp mà nước
này áp dụng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Để áp dụng ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏe con người của Điều XX GATT
1994, nước B phải chứng minh được: lOMoARcPSD| 36443508 -
Công nghệ sản xuất lốp xe của E không an toàn và là nguồn sản sinh ramuỗi. -
Việc cấm nhập khẩu lốp xe tái chế từ E là hợp lý, không độc đoán, phi
lý,không tạo ra hạn chế thương mại trá hình. CSPL: Điều 20.b GATT 1994.
2. Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ E, anh/chị hãy tư vấn nếu
khởi kiện B thì E cần chứng minh những vấn đề gì? Đâu sẽ là điểm mạnh
trong đơn kiện của E?
E cần chứng minh những vấn đề sau:
- B vi phạm Điều I và Điều XI GATT 1994.
- Ngoại lệ tại Điều XX.b mà B viện dẫn không được áp dụng vì:
+ Công nghệ sản xuất lốp xe tái chế từ E là an toàn, ít có khả năng sinh ra muỗi.
+ B áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu là hạn chế thương mại trá hình khi không
cấm sản phẩm khác cũng có nguy cơ gây ra muỗi mà chỉ cấm một mình E.
Ngoài ra B còn độc đoán khi cho rằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của E
không an toàn trong khi nó an toàn.
Đây cũng chính là điểm mạnh trong đơn kiện của E. CSPL: Điều XX GATT 1994. Bài tập 5 1.
Một quy định cấm nhập khẩu hoặc hạn chế định lượng đối với
hàngđiện tử của A có được phép theo quy định của WTO không?
Không được phép. Việc quy định cấm nhập khẩu hoặc hạn chế định lượng đối
với hàng điện tử của A vi phạm Điều I, Điều XI GATT 1994. 2.
Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức
khácđược phép trong khuôn khổ khung pháp lý của WTO không? Hãy nêu
và phân tích rõ yêu cầu áp dụng các biện pháp liên quan (nếu có).
Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức khác như là
áp thuế đối kháng lên sản phẩm nhập khẩu từ B, C vì có dấu hiệu có trợ cấp bị cấm
– trợ cấp xuất khẩu.
Chính phủ A cần tiến hành điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn yêu cầu của ngành
sản xuất trong nước để chứng minh: có trợ cấp bị cấm (trợ cấp xuất khẩu trên cơ
sở kết quả xuất khẩu), có thiệt hại gây ra với ngành sản xuất trong nước, có mối lOMoARcPSD| 36443508
quan hệ nhân quả. Nếu xác định có trợ cấp, A có thể đánh thuế đối kháng và số tiền
thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức trợ cấp hay thấp hơn mức trợ cấp.
CSPL: khoản 3 Điều 6 GATT 1994, Hiệp định SCM. BÀI TẬP 8
1. Quốc gia D nhờ các anh/chị (các chuyên gia luật thương mại quốc tế) tư
vấn cho họ. Anh/chị hãy đánh giá cơ hội thành công trong vụ này. Cần chứng minh: -
Rượu vang đỏ và rượu vang trắng là sản phẩm tương tự qua các tiêu chí.
(thông thường các loại rượu vang đều là sản phẩm tương tự). -
Có sự phân biệt đối xử theo khoản 1 Điều 1 GATT: A, B, C, D đều là
thànhviên WTO nhưng thuế suất trên cùng sản phẩm tương tự của B, C là 0% trong khi của D là 10%.
Chứng minh được các điều trên là chứng minh được A đã vi phạm khoản 1
Điều 1 GATT. Cơ hội thành công trong vụ này cao.
2. Quốc gia A cho rằng mình có một thỏa thuận thành lập một khu vực thương
mại tự do (FTA) với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo đúng
lộ trình thành lập FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc gia A
áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D. Ngoài
ra, quốc gia D cũng phát hiện rằng FTA của quốc gia A, B, C chưa được đăng ký
với WTO. Anh/chị hãy đánh giá lập luận của quốc gia A và đưa ra phản biện của mình.
Điều kiện nào sẽ phải đáp ứng để FTA giữa quốc gia A, B, C được công nhận?
Lập luận của quốc gia A là Sai
Để một FTA được công nhận phải đáp ứng các điều kiện:
- Hình thức: thông báo, cung cấp mọi thông tin theo khoản 7 Điều XXIV GATT - Nội dung:
+ Nội biên: phải thúc đẩy tự do khu vực theo khoản 4, khoản 8 Điều XXIV GATT.
+ Ngoại biên: không làm ảnh hưởng tới các nước ngoại khối theo khoản 4, khoản 5 Điều XXIV GATT. lOMoARcPSD| 36443508
Trong tình huống này, FTA của quốc gia A, B, C chưa được đăng ký với WTO
là chưa đáp ứng điều kiện về hình thức. Ngoài ra, trước khi gia nhập FTA với B và
C, quốc gia A áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc
gia D nhưng sau khi có FTA mức thuế suất lên 10% là tạo thêm trở ngại cho thương
mại của D, vi phạm điều kiện ngoại biên quy định tại khoản 4 Điều XXIV GATT.
Vì vậy, quốc gia A không thể viện dẫn FTA làm ngoại lệ cho trường hợp này.
3. Giả sử A, B, C thành lập một liên minh thuế quan với biểu thuế chung
cho các nước ngoài khu vực, ví dụ như D. Liên minh thuế quan của A, B, C áp
dụng mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài
khu vực là 15%. E tham gia vào liên minh thuế quan này nên cũng phải dành
mức thuế nhập khẩu đối với D là 15%. Biết liên minh thuế quan này được
WTO công nhận và mức thuế trước đây của E là 10%; trong trường hợp này
D có thể khởi kiện E không?
D có thể khởi kiện E vì tuy Liên minh thuế quan (CU) của A, B, C, E được công
nhận nhưng E không đáp ứng điều kiện ngoại biên quy định tại khoản 4 Điều XXIV
GATT. Việc tham gia CU của E không được tạo thêm trở ngại cho thương mại của
D. Trước đây khi E chưa tham gia CU mức thuế của E với D là 10% nay tăng lên
15% là ảnh hưởng đến D. BÀI TẬP 10 1.
Richland mong muốn không có sự phân biệt đối xử giữa rượu Soke
vàrượu vang vì cho rằng chúng có cùng nồng độ cồn nên là những sản phẩm
tương tự, vậy Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm những quy định nào của WTO, nêu CSPL.
Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm Điều III GATT quy định về đối xử
quốc gia về thuế và quy tắc trong nước khi Vitain áp dụng thuế suất với các sản
phẩm nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa. 2.
Vitain có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ
lậpluận của mình.
Vitain có thể chứng minh:
- Rượu Soke và rượu vang không phải sản phẩm tương tự.
- Ngoại lệ về sức khỏe con người quy định tại Điều XX.b GATT.
---------------------------------------------------------------------------------------------- lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG WTO
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI. 1.
Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ làm giảm
thiểucác trường hợp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Nhận định SAI.
Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại không dẫn đến giảm thiểu
các trường hợp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Khi tự do hóa thương
mại gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước thì các biện pháp phòng vệ thương
mại vẫn được áp dụng. 2.
Các quốc gia không phải là thành viên WTO thì không thể bị áp thuế
bán phá giá (thuế đối kháng). Nhận định SAI.
Nếu pháp luật quốc gia nhập khẩu quy định những trường hợp áp thuế bán phá giá
(thuế đối kháng) thì khi rơi vào trường hợp đó, quốc gia xuất khẩu sẽ bị áp thuế
bán phá giá (thuế đối kháng) không phân biệt có là thành viên WTO không. 3.
Thuế quan là biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phágiá. Nhận định SAI.
Ngoài thuế quan còn có biện pháp cam kết giá quy định tại Điều 18.1 Hiệp định
SCM, Điều 8 Hiệp định chống bán phá giá – ADA. 4.
Mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm hiệp định SCM. Nhận định SAI.
Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tại
Điều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm, những trợ cấp khác không vi phạm. 5.
Trợ cấp chính phủ là hiện tượng bị cấm và phải bị rút bỏ theo WTO. Nhận định SAI.
Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tại
Điều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm phải bị rút bỏ theo Điều 4.7 Hiệp định SCM. lOMoARcPSD| 36443508
Những trợ cấp khác không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện thì thành viên trợ
cấp hay duy trì trợ cấp sẽ có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại
đó hoặc loại bỏ trợ cấp theo Điều 7.8 Hiệp định SCM. 6.
Miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế
giátrị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… là một trong những hình thức trợ cấp. Nhận định SAI.
Phải miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu cao hơn mức áp
dụng đối với sản xuất hay lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường
nội địa, đối với sản xuất hay lưu thông xuất khẩu hàng hoá thì mới là một trong
những hình thức trợ cấp.
CSPL: Điều 1.1.(ii), điểm g phụ lục I Hiệp định SCM. 7.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng là hiệp định duy
nhấttrong WTO đề cập đến trợ cấp. Nhận định SAI.
Ngoài SCM, Hiệp định GATT 1994 cũng có quy định về trợ cấp tại Điều VI,
Điều XVI; GATS quy định tại Điều 15, Hiệp định về nông nghiệp AOA quy định tại phần 4. 8.
Với việc thi hành Hiệp định SCM các nước thành viên WTO sẽ
khôngcòn trợ cấp nữa. Nhận định SAI.
Chỉ không còn trợ cấp bị cấm, trợ cấp đèn vàng vẫn còn nhưng giảm thiểu tác động.
Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tại
Điều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm phải bị rút bỏ theo Điều 4.7 Hiệp định SCM.
Những trợ cấp khác không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện thì thành viên trợ cấp
hay duy trì trợ cấp sẽ có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại đó hoặc
loại bỏ trợ cấp theo Điều 7.8 Hiệp định SCM. 9.
Trong WTO, nước nhập khẩu được tự do áp dụng thuế đối kháng
khicó dấu hiệu hàng nhập khẩu được trợ cấp. Nhận định SAI. lOMoARcPSD| 36443508
Phải thực hiện thủ tục điều tra quy định tại phần 5 Hiệp định SCM, kết luận có
trợ cấp và mức trợ cấp và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây
ra tổn hại mới được áp dụng thuế đối kháng.
10. Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan điều tra chống trợ cấp phải
làmột tổ chức quốc tế độc lập. Nhận định SAI.
Cơ quan điều tra chống trợ cấp chỉ là cơ quan của nước nhập khẩu.
CSPL: Điều 11.3 Hiệp định SCM.
11. Thuế suất thuế đối kháng là cố định. Nhận định SAI.
Không cố định, tùy mức trợ cấp.
CSPL: Điều 19.2 Hiệp định SCM.
12. Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại
thịtrường trong nước. Nhận định SAI.
Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong
nước theo điều kiện thương mại thông thường.
CSPL: Điều 2.1, 2.2 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.
13. Doanh nghiệp thường áp dụng biện pháp bán phá giá nhằm hy
sinhlợi nhuận trước mắt nhằm tối ưu hóa lợi nhuận lâu dài.
14. Số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào một nước xuất khẩu
cóquan hệ tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng xuất khẩu của nước đó. Nhận định SAI.
Nếu một nước tăng trưởng về xuất khẩu nhưng họ làm ăn chân chính, không
bán phá giá thì số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào nước đó không thể tăng lên được.
15. Trong WTO, nếu có đủ bằng chứng, có thể cùng một lúc áp dụng
cả03 biện pháp phòng vệ thương mại đối với cùng một mặt hàng. Nhận định SAI. lOMoARcPSD| 36443508
3 biện pháp phòng vệ thương mại không thể cùng một lúc áp dụng.
Tự vệ thương mại áp dụng với hành vi thương mại hoàn toàn lành mạnh trong
khi bán phá giá và trợ cấp là hành vi thương mại không lành mạnh nên không thể áp
dụng tự vệ thương mại chung với 2 biện pháp còn lại.
Đối với bán phá giá và trợ cấp, không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của
một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu
cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.
CSPL: Khoản 5 Điều 6 GATT 1994. 16.
Mọi hành vi bán phá giá đều bị áp thuế chống bán phá giá. Nhận định SAI.
Nếu hành vi bán phá giá có biên độ phá giá thấp hơn 2% hoặc không gây ra
hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước thì không bị áp thuế bán phá giá.
CSPL: Điều 5.8 Hiệp định chống bán phá giá – ADA, Điều 6.a GATT. 17.
Ngành sản xuất nội địa có liên quan trong điều tra áp dụng một
biệnpháp phòng vệ là ngành sản xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩu đang bị điều tra. Nhận định SAI.
Trong Hiệp định SCM, ngành sản xuất nội địa được hiểu là nói đến những nhà
sản xuất cùng một sản phẩm tương tự hay những nhà sản xuất có sản lượng chung
chiếm đa số trong tổng sản xuất trong nước của những sản phẩm đó, trừ khi nhà sản
xuất liên quan tới những nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc chính họ là nhà nhập
khẩu những sản phẩm được coi là hàng nhập khẩu được trợ cấp hay nhà nhập khẩu
những sản phẩm tương tự từ một nước khác, và trong trường hợp này, thuật ngữ ngành
sản xuất nội địa được hiểu là các nhà sản xuất còn lại.
CSPL: Điều 16.1 Hiệp định SCM, Điều 4 Hiệp định chống bán phá giá – ADA. 18.
Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bắt buộc phải
trảiqua 4 giai đoạn: giai đoạn nộp đơn, điều tra đến kết luận sơ bộ, phán quyết
sơ bộ đến chính thức, thi hành và giám sát phán quyết. Nhận định SAI.
Không bắt buộc buộc phải trải qua 4 giai đoạn, kết thúc ở giai đoạn nào thì chỉ đến giai đoạn đó. lOMoARcPSD| 36443508
Ví dụ khi có kết luận sơ bộ có thể áp dụng ngay biện pháp tạm thời. 19.
Hiệp định ADA, SCM, SA là những hiệp định được WTO xây
dựngnhằm chống lại những hành vi thương mại không lành mạnh trong hoạt
động thương mại quốc tế. Nhận định SAI.
Chỉ có SCM, ADA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằm chống lại
những hành vi thương mại không lành mạnh. Hiệp định SA được sử dụng để đối phó
với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật
hay cạnh tranh không lành mạnh). 20.
Rà soát hoàng hôn có thể kéo dài việc áp dụng biện pháp phòng
vệthương mại mãi mãi. Nhận định SAI
Mặc dù rà soát hoàng hôn không quy định hạn chế về số lần thực hiện nên có
thể dẫn đến thường hợp các biện pháp phòng vệ thương mại có thể áp dụng mãi mãi,
tuy nhiên đối với biện pháp tự vệ thương mại có quy định chỉ được gia hạn một lần và
tối đa cho việc áp dụng là 8 năm. Vì vậy sau 8 năm thì phải chấm dứt tự vệ thương
mại, nếu muốn tiếp tục thực hiện tự về thì phải tiến hành điều tra lại từ đầu.
Như vậy đối với biện pháp tự vệ thương mại thì rà soát hoàng hôn không thể
làm cho phương pháp phòng vệ này kéo dài mãi mãi.
CSPL: khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA. 21.
Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì biện
phápnày vẫn có thể được gia hạn. Nhận định SAI.
Nếu hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức mà toàn bộ thời gian áp
dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp
dụng và bất kỳ sự gia hạn nào đã là 8 năm thì không thể được gia hạn nữa.
CSPL: khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA. 22.
Sau khi hết thời gian gia hạn thì đương nhiên có thể tiến hành điều
trađể áp dụng tiếp biện pháp tự vệ nếu quốc gia nhập khẩu thấy cần thiết phải làm như vậy. Nhận định SAI. lOMoARcPSD| 36443508
Trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp tự vệ đã được áp dụng trước đây
(phải ít nhất là 2 năm) không được áp dụng tiếp biện pháp tự vệ trừ trường hợp quy
định tại khoản 6 Điều 7 Hiệp định SA.
CSPL: khoản 5, khoản 6 Điều 7 Hiệp định SA. 23.
Các thành viên WTO không được áp dụng biện pháp phi thuế
quantrong mọi trường hợp. Nhận định SAI.
Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của
những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết, một
sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với
các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các
nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước,
bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình trong đó
có cam kết về áp dụng biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch. CSPL: Điều XIX GATT 1994. 24.
Trong yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương
mại,không có quy trình rà soát, rà soát hoàng hôn. Nhận định SAI.
Trong Hiệp định SA, yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
có quy định quy trình rà soát tự vệ định kỳ và rà soát hoàng hôn tại khoản 4 Điều 7 Hiệp định SA. 25.
Theo WTO, có thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng
biệnpháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA). Nhận định SAI.
Không thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ căn
cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA) vì vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với
các biện pháp tự vệ thương mại quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiệp định SA (khi không
chứng minh được các nước ngoài FTA gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
trong nước). Các biện pháp tự vệ chỉ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có
xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển đáp ứng điều kiện quy định trong Hiệp định SA mà thôi. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Bài tập 1 lOMoARcPSD| 36443508
Các nội dung pháp lý thể hiện trong vụ việc trên:
- Ngành sản xuất trong nước
+ Tình tiết: Hàn Quốc tiến hành phân tích mức độ thiệt hại vật chất của hành vi
phá giá dựa trên cơ sở mức độ thiệt hại của 17 doanh nghiệp “tiêu biểu” trong 35 doanh
nghiệp của Hàn Quốc sản xuất sản phẩm X. Các doanh nghiệp đại diện này đại diện
cho 61.6% tổng sản lượng hàng hóa tương tự thể hiện quan điểm đối với hành vi phá
giá của sản phẩm X nhập khẩu từ Trung Quốc.
+ Phân tích: đã có đơn yêu cầu bằng văn bản của người nhân danh cho ngành
sản xuất trong nước.
Theo Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá – ADA:
Điều 5: Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo
5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết
định xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và
ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn
yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho
ngành sản xuất trong nước.
5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ
quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối với đơn yêu
cầu của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn
đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho
ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản
xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được
ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương
tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu
đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán
thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành
sản xuất trong nước làm ra.
Ở đây có đơn yêu cầu được coi là được yêu cầu bởi đại diện cho ngành sản
xuất trong nước vì như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm 61,6%
(>50%) tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy
tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý: điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản
xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương
tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
Như vậy, cần xác định 61,6% đã nêu có ít hơn 25% tổng sản lượng của sản
phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra không. Nếu ít hơn, điều tra sẽ
không được bắt đầu.
- Doanh nghiệp bị điều tra lOMoARcPSD| 36443508
+ Tình tiết: Hàn Quốc không chọn điều tra các doanh nghiệp này vì cho rằng
các sản phẩm của họ được bán không đúng với điều kiện thương mại thông thường.
+ Phân tích: Phải điều tra tất cả các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở
Trung Quốc có nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vào Trung Quốc
CSPL: Điều 5.2.(ii) Hiệp định chống bán phá giá – ADA
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ của
hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài và những
nhà nhập khẩu hàng hóa đó.
- Giá thông thường
+ Tình tiết: “Giá thông thường” của sản phẩm X được xác định thông qua giá
trị thông thường tự tính toán của sản phẩm X (phương thức cấu thành giá) được cơ
quan điều tra xác định dựa vào dữ liệu thực tế do các doanh nghiệp của Trung Quốc
đang bị điều tra cung cấp phản ánh những khoản chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm X.
+ Phân tích: Tuy TQ có nền kinh tế phi thị trường nhưng Hàn Quốc đã xác định
5 doanh nghiệp trên có sản phẩm được bán đúng với điều kiện thương mại thông
thường phải áp dụng theo Điều 1 chứ không áp dụng Điều 2 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.
Giá thông thường là giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu
dùng tại nước xuất khẩu (Trung Quốc) theo các điều kiện thương mại thông thường. - Giá xuất khẩu:
+ Tình tiết: “Giá xuất khẩu” được xác định trên cơ sở giá bán sản phẩm X được
ghi trên hợp đồng mua bán giữa các Doanh nghiệp của Trung Quốc và Hàn Quốc. + Phân tích:
Theo Điều 2.3 Hiệp định chống bán phá giá – ADA, giá xuất khẩu là giá trên
hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người
mua độc lập đầu tiên) không phải giữa các doanh nghiệp của TQ & HQ nếu họ không
phải nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Bài tập 2.
Quốc gia A gia nhập WTO từ 2006 với cam kết thuế nhập khẩu nông sản trung
bình từ 25-30%. Sau nửa năm gia nhập, tại quốc gia này xảy ra tình trạng nông sản
ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa. Trong đó, một số mặt hàng nông sản từ quốc gia B chiếm đa số. lOMoARcPSD| 36443508 1.
Dựa vào những kiến thức đã được cung cấp, Anh/Chị hãy tư vấn cho
quốcgia A những biện pháp pháp lý cụ thể để xử lý tình huống nêu trên phù hợp với quy định của WTO. 2.
Từ nội dung trên hãy bình luận quan điểm cho rằng: “sự phấn khích với
hộinhập làm cho nhiều chính sách bảo hộ bị quên đi.” Trả lời
1. Biện pháp pháp lý cụ thể
Nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa nếu việc đó gây ra hoặc đe
doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của quốc gia A hay
thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước thì:
1.1 Thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng.
Nếu có cơ sở thể hiện có thể có bán phá giá hoặc trợ cấp, quốc gia A có thể
tiến hành điều tra bán phá giá và điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn của hay đại diện cho
ngành sản xuất trong nước hoặc các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc
điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành
sản xuất trong nước khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối
quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá
– ADA để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.
Nếu qua điều tra xác định có bán phá giá, có trợ cấp vượt mức cho phép; quốc
gia A có thể tiến hành áp thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ bán
phá giá của sản phẩm đó.
Nếu qua điều tra xác định có trợ cấp vượt mức cho phép, quốc gia A có thể áp
Thuế đối kháng vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết được
nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia A ở mức ít hơn hoặc tương ứng với khoản hỗ trợ
hay trợ cấp đã xác định. CSPL: Điều VI GATT 1994. 1.2 Tự vệ thương mại
Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của
những nhân nhượng thuế quan của quốc gia A theo GATT 1994, một sản phẩm được
nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia A với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến
mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những
sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, quốc gia A có quyền
ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân
nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc
khắc phục tổn hại đó.
Trước khi quốc gia A áp dụng những biện pháp trên, quốc gia A sẽ thông báo
trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Quốc gia A sẽ dành cho lOMoARcPSD| 36443508
Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản
phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông
báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên
ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự
chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các biện pháp đã dự
kiến nêu lúc đầu có thể được tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều
kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng. CSPL: Điều XIX GATT 1994.
2. Sự phấn khích với hội nhập làm cho nhiều chính sách bảo hộ bị quên đi.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú bảo vệ quan điểm, việc cắt giảm
thuế quan khi gia nhập WTO không phải là yếu tố chủ yếu dẫn đến tình trạng nhập
siêu nghiêm trọng ở Việt Nam. Những sản phẩm nhập khẩu tăng rất mạnh trong vòng
hai năm qua như ô tô, linh kiện ô tô, thép thành phẩm, máy móc thiết bị, đồ điện tử ,
máy tính, linh kiện, thức ăn gia súc lại không bị giảm thuế nhập khẩu nhiều.
Nhưng ông Tú không thể phủ nhận tình trạng nhập siêu quá cao trong hai năm
qua. Tuy nhiên, ông Thứ trưởng cho rằng, Chính phủ khó có thể tăng thuế nhập khẩu,
hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như trước, hoặc thực hiện một số cơ
chế tự vệ của chính WTO để kìm hãm sự gia tăng quá mức của hàng nhập khẩu. “Vấn
đề là trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài thì
các biện pháp trên có thể sẽ được hiểu sai lệch theo hướng tiêu cực, tác động đến cộng
đồng kinh doanh quốc tế”, ông Tú lý giải.
Rõ ràng, xử lý mối quan hệ đánh đổi giữa hai xu hướng tự do hóa và bảo hộ
thương mại để duy trì sản xuất trong nước là câu hỏi không dễ đối với các nhà hoạch
định chính sách. Nhưng đến nay đã xuất hiện những quan điểm trong xã hội rằng, sự
phấn kích quá lớn với hội nhập đã làm cho nhiều cơ quan Nhà nước quên đi chính sách
bảo hộ. Ông Vũ Khoan cảm thán: “Chúng ta mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại,
nhưng cũng phải bảo vệ nền sản xuất trong nước, bảo hộ thị trường bằng chính các
công cụ WTO chứ. WTO cho phép làm vậy, nhưng chúng ta không có hành động gì”. Bài tập 3.
Vena có ba nhà sản xuất (NSX) quan trọng trong ngành công nghiệp đồ gỗ,
AEKI, Schoeder và StyleMark. Sản lượng sản xuất của ba công ty này cùng nhau
chiếm khoảng 70% sản lượng của ngành công nghiệp đồ gỗ trong nước. Những nhà
sản xuất nhỏ chiếm 30% còn lại. Trong vài năm qua, tất cả nhà sản xuất đồ gỗ tại Vena
đều xuất khẩu sản phẩm vào thị trường RichLand và số lượng sản phẩm này ngày một
tăng lên do đáp ứng được yêu cầu về thị hiếu, chất liệu chọn lọc và giá thành rẻ. Do
đó, các sản phẩm gỗ từ Vena khá phổ biến ở thị trường Richland. lOMoARcPSD| 36443508
Thị phần của các nhà sản xuất đồ gỗ trong nước đã liên tục giảm trong những
năm qua và nhiều NSX nhỏ đã bị phá sản. Ngành công nghiệp đồ gỗ nội địa của
Richland không hài long với việc thị phần của mình bị lấn chiếm ngay trên sân nhà;
do đó 06 NSX đồ gỗ lớn, sản xuất khoảng 60% tổng sản lượng đồ gỗ trong Richland,
muốn thực hiện hành động chống lại việc nhập khẩu gỗ từ Vena. Họ muốn chính phủ
mình áp đặt thuế chống bán phá giá và/hoặc thuế đối kháng đối với các đồ gỗ nhập
khẩu từ Vena hoặc bất kỳ hành động nào khác giúp hạn chế dòng chảy đồ gỗ từ nước
này. Các công ty này tin rằng đồ gỗ từ Vena được bán trên thị trường Richland với giá
thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất. Họ chỉ ra trường hợp cụ thể đó là các sản phẩm
đồ gỗ phòng ngủ được sản xuất bởi AEKI và StyleMark. Họ cũng lưu ý rằng các NSX
đồ gỗ của Vena được cung cấp điện từ Tổng công ty điện Vena thuộc sở hữu nhà nước
với mức giá vô cùng ưu đãi.
Ngoài ra, các NSX đồ nội thất nhỏ của Vena còn được giảm thuế đáng kể nếu
họ chứng minh được công ty mình đã sử dụng ít nhất 100 lao động thất nghiệp mỗi
năm. Các NSX nhỏ có ý định xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài cũng có
thể nhận được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính từ Hội đồng xúc tiến xuất khẩu của
Vena (một cơ quan được lập ra bởi chính phủ). Giả sử anh/chị là chuyên gia về luật
thương mại quốc tế của chính phủ Vena được chính phủ chỉ định hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của mình. Các công ty này muốn biết liệu sản phẩm của mình
có bị coi là bán phá giá hoặc nhận được trợ cấp trên thị trường Richland theo quy định
của WTO không vì cả hai quốc gia đều là thành viên tổ chức này.
2. Nếu có cơ sở để Richland tiến hành các cuộc điều tra áp thuế như vậy;
Anh/chị hãy tư vấn cho các công ty này hành động phù hợp để giảm thiểu thiệt hại có
thể xảy ra từ việc bị áp thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nêu trên. Trả lời
1. Bán phá giá, trợ cấp. - Bán phá giá:
Các công ty của Richland tin rằng đồ gỗ từ Vena được bán trên thị trường
Richland với giá thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất. Họ chỉ ra trường hợp cụ thể
đó là các sản phẩm đồ gỗ phòng ngủ được sản xuất bởi AEKI và StyleMark. Các công
ty của Vena có thể lập luận như sau:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu
Trong đó Vena la nước có nền kinh tế thị trường, có thể xác định giá thông
thường là giá một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu là
Vena: chứ không xem xét đến chi phí sản xuất. Như vậy, dù giá bán < chi phí sản xuất
thì vẫn phù hợp với Điều 6.1 GATT. - Trợ cấp: lOMoARcPSD| 36443508
Các công ty của Richland lưu ý rằng các NSX đồ gỗ của Vena được cung cấp
điện từ Tổng công ty điện Vena thuộc sở hữu nhà nước với mức giá vô cùng ưu đãi.
Ngoài ra, các NSX đồ nội thất nhỏ của Vena còn được giảm thuế đáng kể nếu
họ chứng minh được công ty mình đã sử dụng ít nhất 100 lao động thất nghiệp mỗi
năm. Các NSX nhỏ có ý định xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài cũng có
thể nhận được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính từ Hội đồng xúc tiến xuất khẩu của
Vena (một cơ quan được lập ra bởi chính phủ).
- Có thể lập luận không có trợ cấp vì không có tính riêng biệt:
Luật của Vena quy định giảm thuế đáng kể nếu họ chứng minh được công ty
mình đã sử dụng ít nhất 100 lao động thất nghiệp mỗi năm. Khả năng nhận trợ cấp này
được mặc nhiên áp dụng và các tiêu chuẩn, điều kiện đó được tuân thủ chặt chẽ.
Còn phải chứng minh tất cả các NSX đồ gỗ của Vena đều được cung cấp điện
từ Tổng công ty điện Vena thuộc sở hữu nhà nước với mức giá vô cùng ưu đãi chứ
không chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu.
Và, phải chứng minh việc nhận được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính từ Hội
đồng xúc tiến xuất khẩu của Vena áp dụng với mọi NSX nhỏ chứ không chỉ NSX
gỗ. Cũng như mức hỗ trợ tài chính là rất nhỏ (biên độ trợ cấp <1%). CSPL: Điều 2.1.(b) SCM.
2. Giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra từ việc bị áp thuế đối kháng hoặc thuế
chống bán phá giá. -
Đảm bảo chế độ ghi chép kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn kế
toánquốc tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng
khi tính toán biên phá giá; -
Lưu giữ tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh khôngbán phá giá; -
Có quỹ dự phòng đảm bảo các chi phí theo kiện tại nước ngoài; -
Khi vụ kiện xảy ra cần chủ động tự yêu cầu được tham gia (tự giới
thiệumình trước cơ quan điều tra); tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và chủ động
thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong quá trình điều tra để được tính biên độ
phá giá riêng phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh doanh của mình; -
Không gian lận trong và sau cuộc điều tra chống bán phá giá để tránh
bịtrừng phạt bởi những mức thuế chống bán phá giá rất cao. Bài tập 4. lOMoARcPSD| 36443508
Năm 2012, ngành sản xuất dầu ăn của quốc gia A ghi nhận hiện tượng gia tăng
nhập khẩu ồ ạt dầu ăn từ nước ngoài (lượng nhập khẩu 2012 là 568.896 tấn so với
lượng nhập khẩu năm 2011 là 389.932 tấn). Sau khi nhận được đơn khởi kiện của một
doanh nghiệp chiếm 50% tổng sản lượng dầu ăn được sản xuất trong nước, quốc gia
A tiến hành điều tra để xác định được lượng hàng nhập khẩu đến từ các nước đang
phát triển với thị phần nhập khẩu thực tế (so với tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị
điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại) như sau: Quốc gia A 3%, quốc gia B 2%,
quốc gia C 4%, quốc gia D 2,5%, quốc gia E 2.5%, quốc gia F 0.5%, quốc gia G 1.5%.
Kết thúc quá trình điều tra, quốc gia A áp dụng biện pháp tự vệ thương mại bằng cách
tăng thuế nhập khẩu mặt hàng dầu ăn từ 15% lên 21% không phân biệt xuất xứ hàng hóa. Anh/chị hãy cho biết: 1.
Việc A áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên có phù hợp với
quyđịnh của pháp luật WTO hay không? Tại sao? 2.
Các quốc gia đang phát triển nêu trên cho rằng lượng xuất khẩu từ các
nướcnày vào quốc gia A là không đáng kể, do đó phải được loại ra khỏi danh sách đối
tượng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trên. Trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề này? Trả lời
1. Việc A áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên không phù hợp với
quy định của pháp luật WTO.
Khi xem xét sự gia tăng lượng nhập khẩu, quốc gia A không xem xét sự gia
tăng này là gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước (ví dụ lượng
hàng nhập khẩu tăng nhưng cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước cũng
tăng mạnh); cũng không xem xét sự gia tăng này có mang tính đột biến (diễn ra đột
ngột, nhanh và tức thời) theo diễn tiến trong suốt giai đoạn điều tra chứ không chỉ đơn
thuần là so sánh lượng nhập khẩu thời điểm năm 2011 và 2012.
Ngoài ra, Quốc gia A chỉ ghi nhận hiện tượng gia tăng nhập khẩu ồ ạt dầu ăn từ
nước ngoài chứ không thể hiện hàng nhập khẩu gia tăng có trực tiếp gây ra hoặc đe
dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với sản xuất trong nước hay không?
Cuối cùng, quốc gia B trước khi áp thuế lên 21% cũng thông báo trước bằng văn bản
sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết để cùng xem xét các biện pháp được dự kiến
áp dụng cũng không tham vấn sau đó. CSPL: Điều XIX GATT 1994.
2. Loại ra khỏi danh sách đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.
Lập luận của các quốc gia đang phát triển trên là SAI. lOMoARcPSD| 36443508
Quốc gia C có thị phần nhập khẩu 4% (>3%) so với tổng lượng hàng hóa nhập
khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại nên dù là quốc gia đang phát triển
vẫn là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trên.
Các quốc gia A 3%, quốc gia B 2%, quốc gia D 2,5%, quốc gia E 2.5%, quốc
gia F 0.5%, quốc gia G 1.5% tuy có thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3% nhưng
thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ tất cả Thành viên đang phát triển này là
12% vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên quan nên
vẫn là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trên.
CSPL: Điều 9 Hiệp định SA. Bài tập 5
Tháng 5/2000, quốc gia A nộp đơn gia nhập WTO. Trước thời điểm tham gia
và WTO, A duy trì mức thuế nhập khẩu rất cao đối với hàng hóa nhập khẩu của các
nước thành viên WTO để hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, A còn áp
dụng biện pháp hạn ngạch (quota) đối với các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu cũng
nhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu. Anh/chị hãy cho biết:
Nếu trở thành thành viên WTO, A có quyền tiếp tục duy trì những chính sách này nữa không? *Tình huống bổ sung:
Sau khi gia nhập WTO năm 2009, chính phủ của A bắt đầu thực hiện chính sách
phát triển thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới, đặc biệt là thị trường nước B.
Chính sách này yêu cầu bao gồm các ngân hàng trong nước dành cho các doanh nghiệp
xuất khẩu các khoản tín dụng ưu đãi để giúp họ phát triển sản xuất và thâm nhập thị
trường B. Tháng 7/2009 A cũng ban hành quy định giảm thuế thu nhập và thuế kinh
doanh cho các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông
sản ra thị trường nước ngoài.
Nhờ những khoản hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp xuất khẩu của A đã
thực hiện những khoản đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất
lượng và giá thành sản phẩm nông sản của mình. Nhờ vào lợi thế cạnh tranh về giá cả
và chất lượng, sản phẩm thủy sản nhập khẩu của A đã nhanh chóng chiếm được tới
35% thị phần tại thị trường B trong thời gian ngắn từ năm 2009-2013. Sự gia tăng thị
phần sản phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh
nghiệp sản xuất nông sản của B. Hiệp hội ngành sản xuất thủy hải sản của B (SBA)
kiến nghị chính phủ của B áp dụng biện pháp tự vệ thương mại dưới hình thức hạn
ngạch để hạn chế khối lượng hàng nhập khẩu của A, giúp các doanh nghiệp trong nước vượt qua khó khăn,
Với tư cách là cố vấn pháp lý cho SBA, Anh/chị hãy tư vấn: lOMoARcPSD| 36443508 -
Theo quy định của WTO, liệu SBA có thể yêu cầu áp dụng biện pháp
tự vệthương mại (hạn ngạch) để bảo vệ quyền lợi của mình hay không? -
Nếu không thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, liệu SBA có thể áp
dụngbiện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Thủ tục và yêu cầu áp dụng biện
pháp thương mại liên quan theo quy định của WTO là gì? Trả lời 1.
Nếu trở thành thành viên WTO, A có không có quyền tiếp tục duy trì
nhữngchính sách này vì WTO có mục tiêu tự do hóa thương mại. Mỗi bên ký kết là
thành viên WTO sẽ cam kết một mức thuế suất ưu đãi dành cho thương mại của các
bên ký kết khác như đã nêu trong phần tương ứng thuộc Biểu nhân nhượng. 2.
Theo quy định của WTO, SBA không nên yêu cầu áp dụng biện pháp
tự vệthương mại (hạn ngạch) để bảo vệ quyền lợi của mình.
SBA chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng
minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau: -
Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng; Ở đây
có sự tăng về số lượng nhưng không thể hiện sự đột biến. -
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng
hoá đóbị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng; -
Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và
thiệthại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.
Sự gia tăng thị phần sản phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của B.
Không nên áp dụng biện pháp tự vệ thương mại vì biện pháp tự vệ thương mại
dùng để đối phó hành vi thương mại hoàn toàn bình thường ( không có vi phạm pháp
luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên nó không miễn phí. Khi áp dụng phải bồi
thường thương mại cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất
nước ngoài. Ở đây, hành vi thương mại của quốc gia A có dấu hiệu vi phạm pháp luật
WTO – Trợ cấp xuất khẩu nên SBA không nên áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
mà nên điều tra trợ cấp và áp thuế đối kháng.
* Thủ tục và yêu cầu áp dụng thuế đối kháng theo quy định của WTO.
1. Có trợ cấp xuất khẩu dưới dạng : -
Các chương trình có thưởng khuyến khích xuất khẩu. -
Miễn một phần các khoản thuế trực thu mà doanh nghiệp sản xuất phải
thanhtoán, chỉ áp dụng riêng với xuất khẩu. -
Ngân hàng thuộc Chính phủ cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi
suấtthấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được tiền thực hiện việc này. lOMoARcPSD| 36443508
CSPL: Điều 1, phụ lục I SCM. 2. Có thiệt hại xảy ra
Sản phẩm thủy sản nhập khẩu của A đã nhanh chóng chiếm được tới 35% thị
phần tại thị trường B trong thời gian ngắn từ năm 2009-2013. Sự gia tăng thị phần sản
phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của B. CSPL: Điều 15 SCM
3. Có mối quan hệ nhân quả.
CSPL: Điều 11.2, Điều 15.5 SCM. 4. Thủ tục
Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);
Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ
chối đơn kiện, không điều tra);
Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi
gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm
thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm
điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối
cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra
có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán
phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt
việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa). BÀI TẬP 6
Với tư cách là chuyên gia Luật thương mại quốc tế, anh/chị hãy đưa ra
hướng giải quyết phù hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của họ. lOMoARcPSD| 36443508
Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ đã kết luận sản phẩm X được bán theo điều
kiện thương mại thông thường thì giá thông thường phải xác định theo Điều 2.1 Hiệp
định chống bán phá giá – ADA chứ không áp dụng khoản 2 là giá xuất khẩu sang một nước thứ 3. BÀI TẬP 7 1.
Chính phủ nước A có thể ngay lập tức áp dụng thuế tự vệ đối với
dầunhập khẩu khi các doanh nghiệp trong nước có yêu cầu?
Không, chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ sau khi cơ quan có thẩm quyền của A tiến hành điều tra.
CSPL: khoản 1 Điều 3 Hiệp định SA. 2.
Nếu A áp dụng các mức thuế nhập khẩu tự vệ khác nhau cho dầu
ănnhập khẩu của các nước khác nhau có vi phạm luật WTO?
Có vi phạm. Không được phân biệt đối xử theo Điều 2.2 Hiệp định SA. 3.
Chính phủ nước A có thể áp dụng biện pháp tự vệ nào ngoài biện
phápáp thuế tự vệ? Điều kiện và cách thức áp dụng biện pháp đó là gì?
Ngoài biện pháp áp thuế tự vệ còn có hạn ngạch.
Điều kiện và cách thức áp dụng quy định tại Điều 5.2 Hiệp định SA. - Điều kiện:
+ Biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu
trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ
ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng.
+ Việc tham vấn theo khoản 3 Điều 12 đã được thực hiện dưới sự giám sát của
Uỷ ban về các biện pháp tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 13 và chứng minh rõ
ràng cho Uỷ ban rằng (i) nhập khẩu từ một số Thành viên xác định gia tăng với một tỷ
lệ không tương ứng với gia tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm đó trong thời
kỳ đại diện, (ii) lý do của việc không thực hiện các quy định tại điểm (a) được giải
thích chính đáng, (iii) điều kiện không thực hiện các quy định này là công bằng cho
tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm liên quan. Thời hạn thực hiện bất kỳ biện pháp nào
không được vượt quá thời hạn quy định ban đầu nêu tại khoản 1 Điều 7.
Việc không thực hiện này sẽ không được chấp nhận trong trường hợp đe dọa
gây ra tổn hại nghiêm trọng. lOMoARcPSD| 36443508 -
Cách thức: Tìm kiếm một thỏa thuận liên quan tới việc phân bổ hạn
ngạchcho tất cả các Thành viên có lợi ích cung cấp chính yếu đối với sản phẩm.
Trong trường hợp không áp dụng được phương pháp này, Thành viên nhập khẩu
sẽ phân bổ cho các Thành viên có lợi ích cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm này
theo thị phần, tính theo tổng giá trị hay số lượng sản phẩm được nhập từ các Thành
viên này trong một thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất cứ một yếu tố đặc
biệt nào đã hoặc có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa này. BÀI TẬP 8.
1. Khoản tài trợ của quốc gia X cấp cho ABC có được xem là trợ cấp hay không? Đó là trợ cấp vì:
- Có sự đóng góp tài chính 3 tỷ từ chính phủ.
- Có một lợi ích cho ABC.
CSPL: Điều 1 Hiệp định SCM.
2. Hãy xác định khoản lợi ích được nhận.
Khoản hỗ trợ về tài chính sẽ giúp doanh nghiệp ABC có vị trí thuận lợi hơn
trường hợp không nhận trợ cấp này. Ngoài ra, khoản hỗ trợ về tài chính này cung cấp
với những điều kiện thuận lợi hơn so với những điều kiện hiện có trên thị trường.
3. Đơn khởi kiện của doanh nghiệp A có được cơ quan có thẩm
quyềnxem xét hay không, nêu cơ sở pháp lý?
Được xem xét theo Điều 11.4 Hiệp định SCM. -
Đơn yêu cầu được nộp bởi: doanh nghiệp A chiếm 25% tổng sản lượng nộiđịa.
Tổng % nhà sản xuất thể hiện ủng hộ/phản đối đơn khởi kiện: A + B + C= 25% + 10% + 13% = 48%.
Ta thấy, 25% > 50% x 80% => đơn yêu cầu này được xem là nhân danh ngành sản xuất trong nước. -
Đơn ủng hộ: 25% (từ A), tổng sản lượng nhà sản xuất sản phẩm tương
tựtrong nước: 80% (A + B +C+D+E+F)
Ta thấy 25% > 25% x 80% => đơn ủng hộ vượt quá 25% tổng khối lượng của
ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.
Như vậy, đơn yêu cầu sẽ được xem xét vì đáp ứng điều kiện quy định tại Điều lOMoARcPSD| 36443508 11.4 Hiệp định SCM.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI 1.
Tất cả các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên thuộc thẩm
quyềngiải quyết của WTO. Nhận định SAI.
Chỉ những tranh chấp được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết
tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU và Hiệp định
WTO mới thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO. CSPL: Điều 1.1 DSU. 2.
Các thủ tục và các quy tắc bổ sung đặc biệt ghi nhận tại Điều 1.2
DSUvà phụ lục II DSU là trường hợp ngoại lệ của việc áp dụng thống nhất thủ
tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO. Nhận định SAI.
Không phải ngoại lệ mà các thủ tục và các quy tắc bổ sung đặc biệt này bổ sung cho DSU. CSPL: Điều 1.2 DSU. 3.
Buổi tham vấn là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết vụ
tranh chấp thông thường theo cơ chế của WTO. Nhận định SAI.
Tham vấn là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết vụ tranh chấp thông
thường theo cơ chế của WTO. Tuy nhiên, buổi tham vấn không phải lúc nào cũng diễn
ra. Trường hợp thành viên được yêu cầu tham vấn không trả lời trong thời hạn 10 ngày
sau ngày nhận được yêu cầu, hoặc không tham gia tham vấn trong thời hạn không quá
30 ngày, hoặc sau một thời hạn khác được các bên thỏa thuận kể từ ngày nhận được
yêu cầu, thì Thành viên đã yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu thành lập ban hội thẩm.
CSPL: khoản 3 điều 4 DSU. 4.
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh
chấpthường trực trong cơ chế giải quyết của WTO lOMoARcPSD| 36443508 Nhận định SAI
Ban Hội thẩm không phải là cơ quan thường trực trong cơ chế giải quyết của
WTO. Ban Hội thẩm là một hội đồng gồm 3 – 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét vấn
đề của một vụ kiện, được thành lập theo từng vụ việc. CSPL: Điều 8 DSU. 5.
Thành viên Ban hội thẩm không được mang quốc tịch của các bêntranh chấp. Nhận định SAI.
Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận thì thành viên Ban hội thẩm được mang
quốc tịch của các bên tranh chấp chỉ cần họ bảo đảm sự độc lập.
CSPL: Khoản 3 Điều 8 Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều
chỉnh việc giải quyết tranh chấp DSU. 6.
Chỉ các bên tham gia vào tranh chấp ở giai đoạn sơ thẩm mới có
quyềnkháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm. Nhận định SAI.
Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên tham gia tranh chấp như bên
thứ ba, có quyền kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm.. Các bên thứ ba này đã thông
báo cho DSB về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình
văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe
vấn đề chứ không trực tiếp có quyền kháng cáo.
CSPL: Khoản 4 Điều 17 DSU. 7.
Phúc thẩm là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh
chấptheo quy định của DSU. Nhận định SAI.
Phúc thẩm không phải là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp
theo quy định của DSU. Bởi nếu tranh chấp đươc giải quyết xong ở giai đoạn tham
vấn thì các giai đoạn tiếp sau đó trong quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ
WTO sẽ không được diễn ra (giai đoạn xem xét tại Ban Hội thẩm, giai đoạn phúc thẩm, thực thi phán quyết) .
Ngoài ra, trường hợp các bên tranh chấp không kháng cáo các vấn đề pháp lý
trong Báo cáo của Ban hội thẩm trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản thì thủ
tục phúc thẩm cũng sẽ không được bắt đầu. CSPL: Điều 16.4 DSU. lOMoARcPSD| 36443508 8.
Thành viên cơ quan phúc thẩm không được mang quốc tịch của cácbên tranh chấp. Nhận định SAI.
Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh
nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những
nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung. Họ không gắn kết với chính phủ
nào nên họ được mang quốc tịch của các bên tranh chấp. CSPL Điều 17.3 DSU. 9.
Chỉ các bên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp mới có
quyềnkháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm.
Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên tham gia tranh chấp như bên
thứ ba, có quyền kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm.. Các bên thứ ba này đã thông
báo cho DSB về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình
văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe
vấn đề chứ không trực tiếp có quyền kháng cáo.
CSPL: Khoản 4 Điều 17 DSU. 10.
Bồi thường và trả đũa thương mại là biện pháp được áp dụng thay
thếcho việc thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp. Nhận định SAI.
Bồi thường và trả đũa thương mại không là biện pháp được áp dụng thay thế
cho việc thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp. Việc bồi thường hay trả đũa thương
mại không được là các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị để
làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định có liên quan. CSPL: Điều 22.1 DSU. 11.
Mức độ trả đũa thương mại luôn phải tương đương với mức độ bịthiệt hại. Nhận định SAI.
Mức độ trả đũa thương mại tối đa được cho phép là tương đương chứ không
phải luôn tương đương với mức độ bị thiệt hại. CSPL: Điều 22.4 DSU. lOMoARcPSD| 36443508 12.
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề
đượcxem xét thông qua trên sở nguyên tắc đồng thuận – ngịch (negative consensus). Nhận định SAI
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, không phải tất cả các vấn đề đều
được xem xét thông qua trên sở nguyên tắc đồng thuận – nghịch (negative consensus).
Nội dung nguyên tắc negative consensus chỉ được áp dụng trong việc quyết định các
nội dung sau: Ra quyết định thành lập Ban Hội thẩm; Thông qua các báo các của Ban
Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; Cho phép trả đũa.
CSPL: Điều 6.1, Điều 16.1, 17.14, Điều 22.6 DSU. 13.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra nhằm trừng phạt
cácquốc gia vi phạm luật WTO. Nhận định SAI.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra nhằm:
+ Bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan.
+ Làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù
hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra không nhằm trừng phạt các quốc gia vi phạm luật WTO. CSPL: Điều 3.2 DSU. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG BÀI TẬP 1. 1.
Hiệp hội cao su của Aparel có thể khiếu kiện vụ việc này lên DSB,
yêucầu tham vấn với Bộ trưởng Thương mại của Botani để sửa đổi lại tiêu chuẩn này.
Hiệp hội cao su của Aparel không thể khởi kiện vụ việc này lên DSB.
Chủ thể tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp là các nước thành viên của WTO,
trong trường hợp này chủ thể khởi kiện phải là Aparel. CSPL: Điều 1 DSU. 2.
Hiệp hội cao su của Aparel không thể khởi kiện theo DSU với tư
cách lànguyên đơn, nhưng có thể khởi kiện ra một tòa án của Botani, và yêu cầu lOMoARcPSD| 36443508
tòa án đó đưa vụ việc lên DSB để DSB đưa ra phán quyết sơ bộ về pháp luật WTO có liên quan.
Hiệp hội cao su của Aparel có thể khởi kiện ra Tòa án của Botani nhưng không
thể yêu cầu Tòa án đưa vụ việc lên DSB vì Tòa án cũng không thể là nguyên đơn. CSPL: Điều 1 DSU.
.3. Hiệp hội cao su của Aparel có thể vận động chính phủ A đưa vụ kiện ra
WTO. Nếu được chấp nhận, Hiệp hội cao su của A có thể trở thành bên thứ ba
của quá trình giải quyết tranh chấp này.
Hiệp hội cao su của Aparel có thể vận động chính phủ A đưa vụ kiện ra WTO.
Vì chính phủ A là thành viên của WTO nên có quyền đưa vụ kiện ra WTO. Theo quy
định tại Điều 1.1 DSU, DSU được áp dụng giải quyết tranh chấp của các thành viên,
tức chỉ các thành viên mới có thể khởi kiện tại WTO.
Hiệp hội cao su của A không thể trở thành bên thứ ba của quá trình giải quyết
tranh chấp này. Vì Hiệp hội cao su của A không phải là thành viên của WTO, bên thứ
ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của WTO theo quy định tại Điều 10
DSU phải là thành viên của WTO.
4. Hiệp hội cao su của Aparel có thể vận động chính phủ nước này đưa vụ
kiện ra WTO. Nếu quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO diễn ra, chính phủ
Aparel có thể phối hợp với Hiệp hội này để nộp các lập luận pháp lý cho vụ kiện,
và có thể cho phép đại diện của Hiệp hội tham dự các buổi điều trần của Ban Hội
thẩm như là 1 phần của đại diện chính phủ.
Chính phủ A có thể đưa vụ kiện ra WTO (Điều 1.1 DSU)
Hiệp hội cao su của Aparel không thể tham dự các buổi điều trần của Ban Hội
thẩm như 1 phần của đại diện chính phủ, mà có thể tham gia gián tiếp vào việc giải
quyết tranh chấp này tại WTO với tư cách amicus curiae (bạn của tòa án).
Các tài liệu của Hiệp hội cao su có thể đính kém vào hồ sơ của chính phủ A khi
đệ trình lên DSB, trở thành 1 phần của hồ sơ của bên tham gia tranh chấp và phải được Panel xem xét. BÀI TẬP 2 1.
Tana có hành động phù hợp với DSU khi yêu cầu thành lập Ban
hộithẩm như vậy không? Không.
Tana yêu cầu thành lập Ban hội thẩm mà chưa thể hiện có tham vấn trước là không phù hợp với DSU. lOMoARcPSD| 36443508 CSPL: Điều 6.2 DSU. 2.
Đại diện thường trực của Nabi có thể làm gì? Ông ta có thể từ
chốithẩm quyền của WTO đối với việc giải quyết tranh chấp này và đề nghị hai
nước đưa tranh chấp ra Tòa án công lý quốc tế không?
Đại diện thường trực của Nabi có thể trì hoãn bằng cách: càng sớm càng tốt
khiếu nại về khiếu nại về tính rõ ràng của yêu cầu thành lập Ban hội thẩm và chứng
minh thiệt hại của sự không rõ ràng này. CSPL: Điều 6.2 DSU.
Ông ta không thể từ chối thẩm quyền của WTO đối với việc giải quyết tranh
chấp này vì tranh chấp thuộc quy định của Hiệp định SA, Hiệp định GATT thuộc phụ
lục I của DSU => thuộc thẩm quyền của WTO.
CSPL: Điều 1.1, phụ lục I DSU. 3.
Đại diện thường trực của Tana tại trụ sở WTO có thể làm gì? -
DSU quy định Ban hội thẩm có 3 thành viên, nếu yêu cầu 5 thành viên
phảilà hai bên tranh chấp đồng ý. Như vậy, Tana có thể không đồng ý. CSPL: Điều 8.5 DSU. -
DSU quy định công dân nước đang có tranh chấp là Nabi không được
làthành viên của Ban hội thẩm nếu không có thoản thuận khác. Nabi yêu cầu có công
dân Nabi là thành viên Ban hội thẩm, Tana có thể không đồng ý -
Nabi yêu cầu không một thành viên nào đã từng hoặc đang là nhân
viênngoại giao ở Geneva => không có cơ sở, Điều 8.1 DSU.
4. Liệu Delta có thể tham gia vào tranh chấp nào không?
Có thể nếu đáp ứng Điều 10.2 DSU. BÀI TẬP 3 1.
Batik có thể kiện Lavita theo luật WTO trên cơ sở gì? Và Batik
cónghĩa vụ chứng minh gì trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO?
Batik có thể kiện Lavita theo luật WTO trên cơ sở: Cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO DSU vì cùng là thành viên, tranh chấp hiệp định SA thuộc phụ lục I SA nên
thuộc phạm vi điều chỉnh của DSU. 2.
Để giải quyết yêu cầu này của Batik, cơ quan giải quyết tranh chấp
củaWTO có nghĩa vụ phải xem xét các nghĩa vụ của Lavita trong Hiệp ước thành lOMoARcPSD| 36443508
lập MERCOSUR và lập luận của nước này trong thủ tục trọng tài đã diễn ra hay không?
Không. FTA không là ngoại lệ áp dụng biện pháp tự vệ thương mại theo Điều 2.2 Hiệp định SA. 3.
Nếu một trong các đối tác thương mại của Lavita ( cũng là thành
viêncủa WTO) cũng cho rằng lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế của nước này
mang tính phân biệt đối xử và gây thiệt hại cho mình, nước này có thể trả đũa
bằng cách cấm nhập khẩu cà phê từ Latvia để trả đũa hay không?
Có thể nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 22 DSU và có thể trả đũa chéo lĩnh vực. CSPL: Điều 22.3.(b) DSU. BÀI TẬP 4 1.
Gỉa sử Medatia không kháng cáo quyết định này của Ban Hội Thẩm
thìbáo cáo của Ban Hội Thẩm về vụ việc trên có hiệu lực ngay lập tức không? Và
trong trường hợp nào thì báo cáo này không có hiệu lực?
Không có hiệu lực ngay, phải sau 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội
thẩm tới các Thành viên, báo cáo này mới được thông qua tại phiên họp DSB.
Trường hợp DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo
cáo này thì báo cáo này không có hiệu lực. CSPL: Điều 16.4 DSU. 2.
Ba tháng sau khi báo cáo của Ban Hội Thẩm có hiệu lực
(Medaitakhông kháng cáo), Medatia không có động thái gì trong việc thực thi
phán quyết của Ban Hội Thẩm. Trong trường hợp này , Tristat nên có biện pháp gì?
Theo Điều 21.3.(b) DSU Tristat có thể thỏa thuận với Medati trong vòng 45
ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị và phán quyết để thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB.
Hoặc thông qua trọng tài xác định thời gian hợp lý để thực thi theo quy định tại Điều 21.3.(c) DSU.
Nếu Medatia không thực hiện nữa thì có thể áp dụng bồi thường hoặc trả đũa
quy định tại Điều 22.2 DSU.
----------------------------------------------------------------------------------------------- lOMoARcPSD| 36443508 CHƯƠNG VI
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN
1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG-SAI
Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích ngắn gọn tại sao, nêu rõ cơ sở pháp lý:
1. Tất cả hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG. Nhận định SAI.
Công ước Viên CISG chỉ áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là
luậtcủa nước thành viên Công ước này. CSPL: Điều 1 CISG.
2. CISG điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nhận định SAI.
Công ước Viên CISG chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và
các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó.
Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới:
a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp
đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.
b. Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán. CSPL: Điều 4 CISG.
3. CISG không điều chỉnh các hợp đồng gia công quốc tế. Nhận định ĐÚNG.
Công ước Viên CISG chỉ áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, không áp dụng cho hợp đồng gia công quốc tế. lOMoARcPSD| 36443508 CSPL: Điều 1 CISG.
4. Nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG thì công ướcsẽ
điều chỉnh hợp đồng của họ. Nhận định SAI.
Hợp đồng của họ phải là hợp đồng mua bán hang hóa giữa các bên có
trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau thì công ước mới điều chỉnh hợp đồng của họ. CSPL: Điều 1 CISG.
5. INCOTERMS điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua
bánhàng hóa quốc tế. Nhận định SAI.
Incoterms chỉ qui định ai có những trách nhiệm gì, ai thanh toán khoản gì, khi
nào thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, khi nào thì
giao hàng, cũng như những vấn đề như bảo hiểm, làm thủ tục thông quan xuất nhập
khẩu, và việc phân bổ các chi phí liên quan đến việc giao hàng.
Incoterms không có qui định về quyền sở hữu đối với hàng hóa, không qui định
chi tiết về các nghĩa vụ thanh toán (thời hạn, phương thức, điều khoản đảm bảo thanh
toán, chứng từ thanh toán), không qui định chi tiết về yêu cầu liên quan đến tàu, các
trường hợp bất khả kháng, kết thúc hợp đồng, mất khả năng thanh toán. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài tập 10. A và B có vi phạm hợp đồng không theo CISG?
Trong tình huống này, A là bên thực hiện chào hàng với đầy đủ điều kiện ở điều
14 CISG đối với B. Theo đó, nếu B chấp nhận chào hàng này thì A sẽ giao hàng cho
B trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được chấp nhận đề nghị.
Tiếp đó, ngày 28/9/2012, B đã trả lời chào hàng của A bằng 1 bản fax với nội
dung đồng ý mua hàng, nhưng có thêm điều kiện mới, rằng A sẽ giao hàng theo điều
kiện CIF Yokohama INCOTERMS 2000. Điều này được xem là việc từ chối chào
hàng và cấu thành một chào hàng mới theo khoản 1 điều 19 CISG do điều kiện CIF
này khi được thêm vào sẽ xác định lại thời điểm chuyển giao rủi ro là khi hàng đã bốc
xuống cảng và khi đó bên bán mới hết trách nhiệm, gây ra thay đổi cơ bản về nội dung của chào hàng. lOMoARcPSD| 36443508
Sau đó, khi bên A chưa có phản hồi về chào hàng mới này thì bên B đã fax
thông báo quyết định hủy chào hàng trên vào ngày 30/9/2012. Tuy nhiên, chào hàng
của B là chào hàng không thể bị hủy vì nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác
định để chấp nhận chào hàng. Như vậy, chào hàng của B vẫn có hiệu lực tới 1/10/2012.
Ngày 5/10/2012 B nhận được thông báo chấp nhận chào hàng của A. Chấp nhận
chào hàng này không được gửi tới B trong thời hạn mà đã quy định trong chào hàng.
Nếu A gửi đi chấp nhận này trước ngày 1/10/2012 bằng thư với tốc độ nhanh
mà 5/10/2012 B mới nhận được thì chấp nhận chào hàng vẫn có hiệu lực, B không
nhận hàng là vi phạm hợp đồng. Nếu A gửi chấp nhận sau 1/10/2012 thì chấp nhận
chào hàng không có hiệu lực, hợp đồng chưa hình thành, B không vi phạm hợp đồng.
CSPL: Điều 14, khoản 1 điều 16, Điều 19 CISG 1980.
Bài tập 11. Anh/chị hãy cho biết giả sử luật áp dụng là CISG, giữa A và B
đã hình thành hợp đồng chưa? B có vi phạm hợp đồng (nếu có) nếu không giao hàng cho A không?
Chưa hình thành hợp đồng.
Việt Nam và Đức đều là thành viên của công ước Viên. Hợp đồng mua bán
hàng hóa trên giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau và các bên
không có thỏa thuận loại trừ Công ước Viên nên Công ước Viên sẽ được áp dụng.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 1 CISG 1980.
Đề nghị ngày 15/3/2014 của công ty A mua 50 máy tính hiệu Sony giá 65.000
USD được coi là một chào hàng vì: -
Gửi cho một người xác định: Công ty B. -
Có đủ chính xác: Nêu rõ hàng hóa (máy tính) và ấn định số lượng (50
cái) vềgiá cả một cách trực tiếp (65.000USD). -
Chỉ rõ ý chí của công ty A muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp
có sựchấp nhận chào hàng đó.
CSPL: Khoản 1 Điều 14 CISG 1980.
Công ty A ấn định trong chào hàng thời hạn để B trả lời là 10 ngày kể từ ngày
nhận. Công ty B đã trả lời sau 2 ngày từ ngày nhận. Tuy nhiên, công ty B chấp nhận
chào hàng và bổ sung điều khoản về vận chuyển thì được coi là từ chối chào hàng và
cấu thành một hoàn chào hàng.
CSPL: Điều 19 14 CISG 1980. lOMoARcPSD| 36443508
Sau khi nhận được hoàn chào hàng, công ty A thông báo chấp nhận yêu cầu của
B nhưng yêu cầu giảm giá hàng. Như vậy, coi như A từ chối chào hàng của B và cấu
thành một hoàn chào hàng mới.
B không chấp nhận chào hàng của A và đề nghị một mức giá khác là một hoàn chào hàng mới.
A không chấp nhận yêu cầu của B và đưa ra hoàn chào hàng có ấn định thời
hạn trả lời là 7 ngày. Hết 7 ngày B không trả lời thì không mặc nhiên có giá trị một sự
chấp nhận. Giả sử A và B lần đầu giao kết hợp đồng với nhau, trường hợp này coi như
B từ chối chào hàng. Hợp đồng giữa A và B chưa hình thành nên B không giao hàng
cũng không gọi là vi phạm hợp đồng giữa A và B.
CSPL: Khoản 1 Điều 18, Điều 23 CISG 1980. Bài tập 15 Bảo vệ cho bên B
Giữa A và B có hợp đồng mua bán cà phê, hợp đồng không quy định điều khoản miễn trách nhiệm.
Hợp đồng giữa A và B quy định thời hạn là giao hàng từ 15/9 đến 30/9 là 15
ngày. Công ty A đã phải có kế hoạch sản xuất và thu hoạch cà phê trước thời gian này.
Công ty A phải lường trước được thời gian này có thể có bão và lo thu gom để kịp giao
cho B. Tuy nhiên, tới ngày 16 công ty A mới thông báo có bão, ảnh hưởng đến thu
hoạch nên không thể giao hạn đúng thời hạn là công ty A đã không thực hiện mọi biện
pháp cần thiết ngăn ngừa thiệt hại xảy ra, không được miễn trách nhiệm theo khoản 1 Điều 89 CISG 1980.
Công ty B có thể yêu cầu bên A phải giao hàng đúng theo thời gian mà trong
hợp đồng đã quy định. Điều này được quy định tại Điều 33 CISG.
Người bán (Bên A) phải giao hàng phù hợp với hợp đồng , đúng số lượng, phẩm
chất và mô tả như trong hợp đồng, ở đây là mua bán cafe giữa bên A và bên B. (Điều 35, 35 CISG).
Bên B có thể buộc bên A thực hiện nghĩa vụ theo đúng sự thỏa thuận ở trong
hợp đồng giữa 2 bên. Nếu bên A không thực hiện đúng theo hợp đồng, thì bên B có
thể đòi bồi thường thiệt hại do bên A chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. CSPL : Điều 45 46 47 CISG