-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 10 sách Cánh Diều năm học 2023 - 2024
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 10 sách Cánh Diều năm học 2023 - 2024 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 Sinh Học 10
Môn: Sinh học 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số câu điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc
luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bài 1. Giới thiệu khái quát
chương trình môn Sinh 3 2 5 1,25
học. Sinh học và sự phát (0,75) (0,5) triển bền vững.
Bài 2. Các phương pháp 3 2
nghiên cứu và học tập 5 1,25 (0,75) (0,5)
môn Sinh học.
Bài 3. Giới thiệu chung về 2 1 1
các cấp độ tổ chức của thế 1 3 1,75 (0,5) (0,25) (1) giới sống. 3 2
Bài 4. Khái quát về tế bào. 5 1,25 (0,75) (0,5)
Bài 5. Các nguyên tố hóa 2 2 1 1 4 2 học và nước. (0,5) (0,5) (1)
Bài 6. Các phân tử sinh 3 3 1 1 6 2,5 học. (0,75) (0,75) (1) Số câu 0 16 0 12 2 0 1 0 3 28 Điểm số 0 4 0 3 2 0 1 0 3 7 10
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người.
B. cấu trúc, chức năng của sinh vật.
C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa.
D. công nghệ sinh học.
Câu 2: Đạo đức sinh học là
A. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối
tượng nghiên cứu là động vật.
B. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối
tượng nghiên cứu là thực vật.
C. những quy tắc ứng xử phù hợp trong nghiên cứu sinh học liên quan đến đối
tượng nghiên cứu là con người.
D. những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng
dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.
Câu 3: Các nhà sinh học nghiên cứu các sinh vật về các lĩnh vực nào dưới đây?
A. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.
B. Sinh lí học và hóa sinh học.
C. Di truyền học và tiến hóa.
D. Tất cả các lĩnh vực trên.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?
A. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.
B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.
C. Xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường.
D. Sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm làm thực phẩm và dược phẩm.
Câu 5: Lĩnh vực khoa học mới nào dưới đây nghiên cứu về khả năng tồn tại của
sự sống ngoài Trái Đất? A. Tin sinh học.
B. Mô phỏng sinh học.
C. Sinh học vũ trụ. D. Hóa sinh học.
Câu 6: Tiến trình nào sau đây thể hiện đúng các bước của phương pháp quan sát?
A. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo.
B. Báo cáo → Tiến hành → Xác định mục tiêu.
C. Báo cáo → Xác định mục tiêu → Tiến hành.
D. Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo.
Câu 7: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là
A. phương pháp sử dụng giác quan để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.
B. phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.
C. phương pháp nghiên cứu sử dụng đối tượng nghiên cứu là các vi sinh vật có
kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường.
D. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều
kiện được tác động có chủ đích.
Câu 8: Bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết trong tiến trình nghiên cứu khoa học là
A. Hình thành giả thuyết khoa học.
B. Quan sát và đặt câu hỏi.
C. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
D. Kiểm tra giả thuyết khoa học.
Câu 9: Các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gene người nhờ ứng dụng của
A. lĩnh vực dược học.
B. lĩnh vực thống kê.
C. lĩnh vực tin sinh học.
D. lĩnh vực sinh lí học.
Câu 10: Thiết bị nào sau đây được sử dụng để đảm bảo an toàn cho người làm
việc trong phòng thí nghiệm?
A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.
B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.
C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.
D. Cân điện tử, bộ cảm biến.
Câu 11: Trong các cấp độ tổ chức sống sau đây, cấp độ tổ chức sống nào là nhỏ nhất? A. Quần thể.
B. Quần xã – Hệ sinh thái. C. Sinh quyển. D. Cơ thể.
Câu 12: Đặc điểm chung nào của cấp độ tổ chức sống thể hiện mối quan hệ tương
tác qua lại giữa sinh vật và môi trường?
A. Là hệ thống mở.
B. Có khả năng tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D. Có khả năng liên tục tiến hóa.
Câu 13: Ruột non thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Cơ thể.
Câu 14: Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển của A. kính lúp. B. kính hiển vi.
C. kính viễn vọng. D. kính cận.
Câu 15: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là A. nguyên tử. B. phân tử. C. bào quan. D. tế bào.
Câu 16: Học thuyết tế bào có ý nghĩa
A. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về sự tiến hóa của sinh
vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
B. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về sự phát sinh sự sống
trên Trái Đất và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
C. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về sự phát sinh tế bào
mới và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
D. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật
và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống.
B. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản biểu hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ thống sống.
C. Các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra bên ngoài tế bào.
D. Tế bào chỉ được sinh ra từ những tế bào có trước nhờ phân chia tế bào.
Câu 18: Trong cơ thể người, tế bào hồng cầu có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển khí O2 và CO2 trong máu.
B. Bảo vệ cơ thể.
C. Dẫn truyền xung thần kinh.
D. Tạo ra các hoạt chất trong dịch vị.
Câu 19: Các nguyên tố nào sau đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp
chất chính trong tế bào? A. C, H, K, P. B. C, H, O, N. C. H, O, N, K. D. N, O, S, K.
Câu 20: Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể
sinh vật được chia thành 2 nhóm gồm
A. nguyên tố chủ yếu và nguyên tố thứ yếu.
B. nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
C. nguyên tố kích thước nhỏ và nguyên tố kích thước lớn.
D. nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết.
Câu 21: Vì sao nước có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể?
A. Do nước có sự hấp thụ và giải phóng nhiệt khi liên kết hydrogen bị phá vỡ và hình thành.
B. Do phân tử nước có kích thước nhỏ và dễ bay hơi.
C. Do phân tử nước có kích thước nhỏ và có tính phân cực.
D. Do phân tử nước có kích thước nhỏ và dễ ngưng tụ.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau.
B. Sắt (Fe) là một nguyên tố đại lượng cho tất cả các sinh vật.
C. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ.
D. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 80 % khối lượng cơ thể.
Câu 23: Chất nào sau đây không phải là polymer? A. Glycogen. B. Sucrose. C. Cellulose. D. Tinh bột.
Câu 24: Protein là polymer sinh học được cấu tạo từ hàng chục đến hàng trăm
nghìn gốc amino acid kết hợp với nhau bằng
A. liên kết hydrogen. B. liên kết ion.
C. liên kết peptide.
D. liên kết kim loại.
Câu 25: Dầu và mỡ thuộc loại lipid nào dưới đây? A. Phospholipid. B. Steroid. C. Cholesterol. D. Triglyceride.
Câu 26: Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa? A. Protein. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. Glucose.
Câu 27: Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên
kết với một phân tử galactose. Đường lactose thuộc loại A. monosaccharide. B. hexose. C. disaccharide. D. polysaccharide.
Câu 28: DNA và RNA khác nhau về
A. số loại nitrogenous base.
B. số lượng nhóm phosphate trong một nucleotide.
C. loại đường có trong bộ khung đường – phosphate.
D. loại nitrogenous base thuộc nhóm purine. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ sở của thế giới sống?
Câu 2 (1 điểm): Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế
biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?
Câu 3 (1 điểm): Một bạn học sinh cho rằng: “Chỉ nên ăn thịt bò và rau cải vì đây
là 2 loại thức ăn ngon và nhiều chất dinh dưỡng”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao? Đáp án
A. Phần trắc nghiệm Câu 1:
Đáp án đúng là: A
Sinh học là môn khoa học về sự sống → Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người. Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Đạo đức sinh học là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong
nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu sinh học vào thực tiễn. Câu 3:
Đáp án đúng là: D
Các nhà sinh học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc,
tiến hóa và sự phân bố của các sinh vật theo các lĩnh vực như: sinh học phân tử,
sinh học tế bào, sinh lí học, hóa sinh học, di truyền học, sinh học tiến hóa,… Câu 4:
Đáp án đúng là: B
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời không gây ô
nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên → không gây ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển bền vững. Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Sinh học vũ trụ là lĩnh vực khoa học mới, nghiên cứu về khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất. Câu 6:
Đáp án đúng là: A
Phương pháp quan sát được thực hiện theo các bước là:
- Bước 1: Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu, đối tượng hoặc hiện tượng và
đặc điểm cần quan sát.
- Bước 2: Tiến hành: Lựa chọn phương tiện quan sát, tiến hành quan sát, ghi lại thông tin quan sát.
- Bước 3: Báo cáo: Xử lí thông tin để kết luận về bản chất đối tượng hoặc hiện
tượng quan sát. Báo cáo kết quả quan sát. Câu 7:
Đáp án đúng là: B
Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu được
thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm. Câu 8:
Đáp án đúng là: A
Thứ tự chung các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là: Quan sát và đặt
câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học →
Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. Vậy bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải
quyết trong tiến trình nghiên cứu khoa học là quan sát và đặt câu hỏi. Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Nhờ ứng dụng của tin sinh học mà các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gene người. Câu 10:
Đáp án đúng là: A
Các thiết bị đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm như:
găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt. Câu 11:
Đáp án đúng là: D
Các cấp độ tổ chức sống theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: phân tử → bào quan → tế
bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh
thái. Trong các cấp độ tổ chức sống trên, cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất là cơ thể. Câu 12:
Đáp án đúng là: A
Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở. Trong đó, sinh vật và môi trường
luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Câu 13:
Đáp án đúng là: C
Ruột non thuộc cấp độ tổ chức sống là cơ quan. Câu 14:
Đáp án đúng là: B
Tế bào thường có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà cần
quan sát bằng kính hiển vi → Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử
nghiên cứu và phát triển của kính hiển vi. Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Câu 16:
Đáp án đúng là: D
Học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó
về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể. Câu 17:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra bên trong tế bào. Câu 18:
Đáp án đúng là: A
Trong cơ thể người, tế bào hồng cầu đóng vai trò vận chuyển oxygen (O2) từ phổi
đến các tế bào trong cơ thể đồng thời sẽ nhận lại khí carbon dioxide (CO2) từ các
tế bào lên đào thải ở phổi. Câu 19:
Đáp án đúng là: B
Các nguyên tố C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính
trong tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid. Câu 20:
Đáp án đúng là: B
Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật
được chia thành 2 nhóm gồm: nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Câu 21:
Đáp án đúng là: A
Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến
nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn. Khi nước bay hơi và
ngưng tụ giúp tế bào và cơ thể điều hòa nhiệt. Câu 22:
Đáp án đúng là: C
A - Sai. Các sinh vật có nhu cầu về các nguyên tố khác nhau.
B - Sai. Sắt (Fe) là một nguyên tố vi lượng, trong cơ thể người sắt chiếm khoảng 0,005 %.
C - Đúng. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ khoảng 0,00002 %.
D - Sai. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể. Câu 23:
Đáp án đúng là: B
- Sucrose là một disaccharide, không phải là polysaccharide.
- Glycogen, tinh bột, cellulose là các polysaccharide, chúng là các polymer của
các monosaccharide kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside, được hình thành
qua nhiều phản ứng trùng ngưng. Câu 24:
Đáp án đúng là: C
Protein là polymer sinh học được cấu tạo từ hàng chục đến hàng trăm nghìn gốc
amino acid kết hợp với nhau bằng liên kết peptide tạo thành chuỗi polypeptide. Câu 25:
Đáp án đúng là: D
Dầu và mỡ thuộc loại triglyceride có vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào và cơ thể. Câu 26:
Đáp án đúng là: A
Trứng, thịt và sữa là những thực phẩm giàu protein. Câu 27:
Đáp án đúng là: C
Lactose được cấu tạo từ 2 phân tử đường đơn, bao gồm một phân tử glucose liên
kết với một phân tử galactose → Lactose là một loại disaccharide. Câu 28:
Đáp án đúng là: C
A - Sai. Số lượng nitrogenous base của DNA và RNA đều giống nhau, đều là 4.
B - Sai. Mỗi nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA đều chỉ có 1 nhóm phosphate.
C - Đúng. DNA khác RNA ở đặc điểm loại đường có trong bộ khung đường –
phosphate, loại đường trong DNA là deoxyribose còn loại đường trong RNA là ribose.
D - Sai. DNA và RNA đều chứa 2 loại base purine A và G, khác nhau ở base pyrimidine T và U. B. Phần tự luận Câu 1:
Tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ sở của thế giới sống vì:
- Mọi cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện đầy đủ các đặc điểm nổi trội của sự
sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm
ứng, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi. Mọi hoạt động sống ở cấp độ
tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. Câu 2:
Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn giúp
người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để
lựa chọn đúng nhu cầu. Câu 3: - Không đồng ý.
- Giải thích: Không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù nó bổ dưỡng vì không có
một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ số lượng và số loại các chất cần thiết
cho hoạt động sống của cơ thể. Mà sự thiếu hay thừa bất kì một chất nào đều tác
động xấu đến cơ thể. Bởi vậy, cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cơ thể
có đủ chất cho sự sinh trưởng, phát triển cũng như các hoạt động sống được diễn ra bình thường.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 2)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Môn Sinh học không có mục tiêu nào sau đây?
A. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học.
B. Góp phần hình thành phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
C. Góp phần hình thành khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
D. Góp phần hình thành các kĩ năng chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.
Câu 2: Phát triển bền vững nhằm giải quyết mối quan hệ nào sau đây?
A. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
B. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
C. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và sức khỏe con người.
D. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề an ninh lương thực và sức khỏe con người.
Câu 3: Ngành nghề liên quan tới sinh học nào dưới đây không thuộc lĩnh vực sản xuất?
A. Ngành điều dưỡng.
B. Ngành sản xuất thuốc chữa bệnh.
C. Ngành chế biến thực phẩm. D. Ngành chăn nuôi.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sinh học và những vấn đề xã hội?
A. Khi sinh học và khoa học công nghệ phát triển thì kinh tế cũng được phát triển,
cuộc sống con người được tăng lên.
B. Nhân bản vô tính con người không ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức.
C. Việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm đạo đức sinh học.
D. Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dần, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Câu 5: Lĩnh vực khoa học mới mô phỏng sinh học trong thiết kế và kiến trúc gọi là A. tin sinh học. B. kiến trúc học. C. phỏng sinh học.
D. sinh học vũ trụ.
Câu 6: Đâu không phải là phương pháp chính được sử dụng trong học tập môn Sinh học?
A. Phương pháp cách thức hóa.
B. Phương pháp quan sát.
C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 7: Lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học
máy tính và thống kê là
A. kĩ thuật sinh học.
B. thống kê sinh học. C. tin sinh học. D. phỏng sinh học.
Câu 8: Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, “kiểm tra giả thuyết khoa học” thuộc bước thứ mấy? A. Bước 4. B. Bước 1. C. Bước 2. D. Bước 3.
Câu 9: Khi quan sát chậu cây đặt ở cạnh cửa sổ, bạn An đặt ra câu hỏi “Liệu rằng
ánh sáng có ảnh hưởng đến hướng phát triển của ngọn cây?”. Việc làm trên của
An là bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học? A. Bước 1. B. Bước 2. C. Bước 3. D. Bước 4.
Câu 10: Để quan sát tế bào thực vật chúng ta cần sử dụng thiết bị nào dưới đây? A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Kính thiên văn.
D. Kính bảo vệ mắt.
Câu 11: Cấp độ tổ chức sống là
A. vị trí của một quần xã trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và
chức năng nhất định các yếu tố cấu thành quần xã đó.
B. vị trí của một cá thể trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức
năng nhất định các yếu tố cấu thành cá thể đó.
C. vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng
và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
D. vị trí của một quần thể loài trong thế giới sống được xác định bằng số lượng
và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành quần thể loài đó.
Câu 12: Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. cơ thể.
Câu 13: “Đàn voi sống trong một khu rừng” thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Cá thể. B. Quần thể.
C. Quần xã – Hệ sinh thái. D. Sinh quyển.
Câu 14: Sự kiện nào dưới đây do nhà khoa học Robert Hooke thực hiện?
A. Quan sát được hình dạng vi khuẩn.
B. Quan sát được hình dạng nguyên sinh động vật.
C. Quan sát được hình dạng các tế bào của mô bần.
D. Quan sát được hình dạng của virus.
Câu 15: Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây?
A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
C. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào
khác trong quá trình phân chia.
D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra ở bên ngoài tế bào nhưng sự chuyển hóa năng
lượng lại diễn ra ở trong tế bào.
Câu 16: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ
A. một hoặc nhiều tế bào.
B. một hoặc nhiều mô.
C. một hoặc nhiều cơ quan.
D. một hoặc nhiều hệ cơ quan.
Câu 17: Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế
bào. Điều này chứng minh nhận định nào sau đây?
A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
C. Tế bào là đơn vị bảo vệ của cơ thể.
D. Tế bào là đơn vị điều tiết của cơ thể.
Câu 18: Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm
A. khác hoàn toàn tế bào ban đầu.
B. có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào ban đầu.
C. giống với tế bào ban đầu.
D. có chức năng khác tế bào ban đầu.
Câu 19: Trong số các nguyên tố hóa học, cơ thể người cần khoảng bao nhiêu nguyên tố? A. 65 nguyên tố. B. 45 nguyên tố. C. 35 nguyên tố. D. 25 nguyên tố.
Câu 20: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?
A. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất.
B. Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.
C. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
D. Điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Câu 21: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây đóng vai trò quan trọng
đối với cơ thể con người? A. Sắt (Fe). B. Nickel (Ni). C. Aluminium (Al). D. Lithium (Li).
Câu 22: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì
A. các phân tử nước liên kết chặt với nhau.
B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất.
C. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất.
D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao.
Câu 23: Các phân tử sinh học chính của cơ thể người bao gồm
A. carbohydrate, glucose, acid béo.
B. carbohydrate, lipid, glycogen, acid béo.
C. carbohydrate, lipid, protein và các nucleic acid.
D. carbohydrate, lipid, chitin.
Câu 24: Phospholipid có chức năng chủ yếu là
A. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây.
B. cấu trúc của màng sinh chất.
C. cấu tạo nên nhân tế bào.
D. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài.
Câu 25: Đơn phân của protein là A. glucose. B. acid béo. C. amino acid. D. nucleotide.
Câu 26: Protein không thực hiện các chức năng nào trong các chức năng sau đây?
A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Câu 27: Loại thực phẩm nào sau đây có chứa nhiều sucrose?
A. Cà chua, bông cải xanh.
B. Thịt, cá, trứng. C. Sữa, sữa chua.
D. Mía, củ cải đường.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả về một phân tử DNA?
A. Phân tử DNA chứa uracil.
B. Phân tử DNA thường có cấu trúc xoắn kép.
C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate.
D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả
năng sống sót của cơ thể sinh vật”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 2 (1 điểm): Vì sao carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào?
Câu 3 (1 điểm): Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác
dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích? Đáp án
A. Phần trắc nghiệm Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Mục tiêu của môn Sinh học:
- Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học.
- Góp phần hình thành phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
- Góp phần hình thành khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Câu 2:
Đáp án đúng là: B
Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau:
hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế. Có thể nói phát triển bền vững nhằm giải
quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Câu 3:
Đáp án đúng là: A
A – Ngành điều dưỡng không thuộc lĩnh vực sản xuất mà thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Một số ngành sản xuất liên quan đến sinh học như: ngành chăn nuôi, chế biến
thực phẩm, trồng trọt, sản xuất thuốc chữa bệnh, nuôi trồng thủy sản,… Câu 4:
Đáp án đúng là: B
B – Sai. Nhân bản vô tính con người gây ra làn sóng dư luận, vi phạm đạo đức sinh học. Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Phỏng sinh học là lĩnh vực khoa học mới mô phỏng sinh học trong thiết kế và kiến trúc. Câu 6:
Đáp án đúng là: A
A – Sai. Phương pháp cách thức hóa không phải là phương pháp chính trong học tập môn Sinh học.
Các phương pháp chính trong học tập môn Sinh học như: Phương pháp quan sát,
phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học. Câu 7:
Đáp án đúng là: C
Tin sinh học là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với
khoa học máy tính và thống kê. Câu 8:
Đáp án đúng là: D
Thứ tự chung các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là:
Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết
khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. Câu 9:
Đáp án đúng là: A
Việc làm của An là bước 1 trong tiến tình nghiên cứu khoa học – bước quan sát
và đặt câu hỏi. Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, quan sát là bước đầu tiên
để nhận ra vấn đề cần giải quyết. Qua quan sát đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra vấn đề nghiên cứu. Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Vì tế bào thực vật có kích thước rất nhỏ, nên để quan sát tế bào thực vật, chúng
ta cần sử dụng thiết bị là kính hiển vi. Câu 11:
Đáp án đúng là: C
Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác
định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó. Câu 12:
Đáp án đúng là: B
Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là tế bào. Câu 13:
Đáp án đúng là: B
“Đàn voi sống trong một khu rừng” là một tập hợp cá thể cùng loài cùng sống
trong một khu vực địa lí nhất định → Đàn voi sống trong một khu rừng thuộc cấp
độ tổ chức sống là quần thể. Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Robert Hooke là người quan sát mô bần qua kính hiển vi và nhìn thấy mô bần
được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ. Câu 15:
Đáp án đúng là: D
D – Sai. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra ở bên trong tế bào. Câu 16:
Đáp án đúng là: A
Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào, tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống. Câu 17:
Đáp án đúng là: B
Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng
hợp các hoạt động sống của tế bào. Câu 18:
Đáp án đúng là: C
Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm giống với tế bào ban
đầu. Vì tế bào được sinh ra từ tế bào có trước nhờ quá trình phân chia của tế bào. Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Trong số các nguyên tố hóa học trong tự nhiên, có khoảng 20 – 25% các nguyên
tố cần thiết cho sinh vật → Cơ thể người cần khoảng 25 nguyên tố. Câu 20:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Nước không có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
Nước có vai trò quan trọng như: là dung môi hòa tan nhiều hợp chất, làm môi
trường phản ứng và môi trường vận chuyển, tham gia trực tiếp vào nhiều phản
ứng hóa học, đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể. Câu 21:
Đáp án đúng là: A
Trong các nguyên tố trên, Sắt (Fe) là nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với
cơ thể người. Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển
oxygen cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxygen cho cơ
thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxi hoá khử, đặc
biệt đối với những phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kì khỏe mạnh và an toàn. Câu 22:
Đáp án đúng là: B
Nước là dung môi hoà tan hầu hết các chất cần thiết cho sự sống vì các phân tử
nước có tính phân cực. Do tính phân cực, các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh
điện với nhau. Sự hấp dẫn tĩnh điện của các phân tử nước được tạo nên bởi mối
liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen là các liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ
dàng hình thành và phá vỡ. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với các phân
tử phân cực khác, dẫn đến sự hòa tan các chất. Câu 23:
Đáp án đúng là: C
Các phân tử sinh học chính của cơ thể người bao gồm: carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid. Câu 24:
Đáp án đúng là: B
Chức năng chủ yếu của phospholipid là tham gia cấu trúc màng sinh chất. Câu 25:
Đáp án đúng là: C
Đơn phân của protein là amino acid, có khoảng 20 loại amino acid tham gia cấu tạo protein. Câu 26:
Đáp án đúng là: A
Trong tế bào, carbohydrate mới là chất dự trữ năng lượng chủ yếu. Còn protein
không phải là chất dự trữ năng lượng chủ yếu mà chỉ tham gia cung cấp năng
lượng cho tế bào trong trường hợp thiếu hụt carbohydrate. Câu 27:
Đáp án đúng là: D
Các loại quả, mía, củ cải đường là các loại thực phẩm chứa nhiều sucrose. Câu 28:
Đáp án đúng là: B
A - Sai. Phân tử DNA chứa 4 loại đơn phân là A, T, G, C không chứa U.
B - Đúng. Phân tử DNA ở sinh vật có cấu trúc xoắn kép.
C - Sai. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chỉ chứa 1 nhóm phosphate.
D - Sai. Phân tử DNA được cấu tạo từ 4 loại nucleotide khác nhau. B. Phần tự luận Câu 1:
Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa
các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển, nếu khả năng tự điều
chỉnh bị trục trặc thì có thể gây bệnh cho cơ thể, thậm chí khiến cơ thể bị tử vong nhanh chóng. Câu 2:
Carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào vì:
- Carbon tạo mạch xương sống của các phân tử sinh học.
- Carbon có thể tạo các loại liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác
và các nguyên tử khác như liên kết đơn, liên kết đôi và các mạch carbon như
mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng từ đó tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các phân tử sinh học. Câu 3:
Dầu thực vật là một loại triglyceride. Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều
vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống
giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu sinh học nào sau đây có vai trò nghiên cứu về cấu
tạo và các hoạt động sống của tế bào?
A. Sinh học tế bào.
B. Giải phẫu học. C. Thực vật học.
D. Động vật học.
Câu 2: Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăm sóc sức
khỏe và điều trị bệnh?
A. Cấy ghép mô cho người bệnh.
B. Tạo ra giống cây trồng kháng được nhiều bệnh.
C. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.
D. Dùng liệu pháp gene để chữa bệnh ung thư.
Câu 3: Phát triển bền vững là
A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai.
B. sự phát triển chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai mà không làm
tổn hại đến nhu cầu phát triển của thế hệ hiện tại.
C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện mà không làm tổn hại
đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Câu 4: Thí nghiệm sinh học nào sau đây không gây tranh luận trái chiều liên quan
đến đạo đức xã hội?
A. Chuyển gene tạo giống lúa mới có năng suất cao.
B. Chuyển gene ở động vật và dùng nhiều loài động vật làm thí nghiệm.
C. Nhân bản vô tính con người.
D. Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm.
Câu 5: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng và
chữa trị nhiều bệnh ở người là ứng dụng của ngành nào sau đây? A. Y học. B. Dược học. C. Pháp y. D. Di truyền học.
Câu 6: Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện trong không gian giới hạn
của phòng thí nghiệm, gồm 3 bước chuẩn bị, tiến hành và báo cáo kết quả được gọi là
A. Phương pháp quan sát.
B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Phương pháp phân tích số liệu.
D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 7: Tin sinh học là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, có sự kết hợp của
A. dữ liệu sinh học, vật lý và hóa học.
B. dữ liệu sinh học, thiết kế và thống kê.
C. dữ liệu sinh học, khoa học máy tính và thống kê.
D. vật lý, hóa học và khoa học máy tính.
Câu 8: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học?
A. Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Hình thành giả
thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
B. Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Quan sát
và đặt câu hỏi → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
C. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả
thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
D. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả
thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 9: Việc xác định được có khoảng 30 000 gene trong DNA của con người có sự hỗ trợ của A. thống kê. B. tin sinh học.
C. khoa học máy tính. D. pháp y.
Câu 10: Giả thuyết khoa học là
A. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng do người nghiên cứu
đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.
B. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng được công bố trên các tạp chí khoa học.
C. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng được kiểm nghiệm ở
nhiều đối tượng khác nhau bởi các nhà khoa học khác nhau trên thế giới.
D. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng được giới khoa học thừa nhận.
Câu 11: Cấp độ tổ chức sống nào dưới đây được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống? A. Tế bào. B. Cơ thể. C. Quần xã. D. Sinh quyển.
Câu 12: Vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số
lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó gọi là
A. cấp độ tổ chức của vật chất.
B. cấp độ tổ chức của cơ thể.
C. cấp độ tổ chức sống.
D. cấp độ tổ chức của tế bào.
Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về đặc điểm của các cấp tổ chức sống?
A. Thế giới sinh vật hiện nay đã ngừng tiến hóa.
B. Các cấp tổ chức sống là hệ thống mở nhưng không có khả năng tự điều chỉnh.
C. Các sinh vật trên Trái Đất đều có chung nguồn gốc nên tất cả đều giống nhau.
D. Tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao.
Câu 14: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là A. nguyên tử. B. tế bào. C. cơ quan. D. cơ thể.
Câu 15: Học thuyết tế bào có nội dung nào sau đây?
A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
B. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
C. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
D. Cả 3 nội dung trên.
Câu 16: Ai là người quan sát mô bần qua kính hiển vi và nhìn thấy mô bần được
cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ? A. Robert Hooke.
B. Antonie van Leeuwenhoek. C. Matthias Schleiden. D. Theodor Schwann.
Câu 17: Các hoạt động sống cơ bản được thực hiện trong tế bào gồm
A. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
B. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, vận động,
tự điều chỉnh và thích nghi.
C. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, vận động.
D. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,
cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
Câu 18: Nước không có vai trò nào sau đây?
A. Là thành phần chính của tế bào, dịch gian bào, huyết tương, dịch khớp,…
B. Là dung môi của sự sống.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Điều hòa nhiệt cho tế bào và cơ thể.
Câu 19: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc nhiều loại enzyme trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên sự đa dạng
của các loại phân tử và đại phân tử.
C. Là thành phần quan trọng của các hợp chất chính trong tế bào.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Câu 21: Nguyên tử nào sau đây có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp
chất hữu cơ chính có trong tế bào? A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Carbon. D. Calcium.
Câu 22: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Monosaccharide → Disaccharide → Polysaccharide.
B. Disaccharide → Polysaccharide → Monosaccharide.
C. Monosaccharide → Polysaccharide → Disaccharide.
D. Polysaccharide → Disaccharide → Monosaccharide.
Câu 23: Thành phần chính của màng sinh chất là loại lipid nào sau đây? A. Triglyceride. B. Cortisol. C. Phospholipid. D. Estrogen.
Câu 24: Trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và được ổn
định bằng liên kết peptide là đặc điểm của bậc cấu trúc nào của protein?
A. Cấu trúc bậc 1.
B. Cấu trúc bậc 2.
C. Cấu trúc bậc 3.
D. Cấu trúc bậc 4.
Câu 25: Phân tử sinh học nào sau đây có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền
đạt thông tin di truyền? A. Carbohydrate. B. Protein. C. Nucleic acid. D. Lipid.
Câu 26: Loại carbohydrate nào sau đây được dùng làm năng lượng dự trữ ở các loài thực vật? A. tinh bột. B. glycogen. C. cellulose. D. chitin.
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về lipid?
A. Hòa tan trong nước.
B. Là thành phần quan trọng của màng tế bào.
C. Không phải là polymer.
D. Được cấu tạo hoặc không được cấu tạo từ acid béo.
Câu 28: Tất cả các nucleic acid đều
A. chứa đường deoxyribose.
B. là các polymer của các nitrogenous base.
C. là các polymer của nucleotide.
D. có dạng xoắn kép. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Hãy lấy một ví dụ chứng minh cơ thể người có khả năng tự điều
chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong cơ thể.
Câu 2 (1 điểm): Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein?
Câu 3 (1 điểm): Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt,
người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây. Tại sao?
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 4)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Lĩnh vực nào dưới đây không thuộc các lĩnh vực nghiên cứu sinh học? A. Di truyền học.
B. Khoa học vật liệu. C. Tiến hóa. D. Sinh thái học.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người.
B. tính di truyền và biến dị ở các loài sinh vật.
C. cấu tạo và các hoạt động chức năng của tế bào.
D. mối quan hệ tương tác giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường sống.
Câu 3: Đâu là ứng dụng của sinh học trong chăm sóc sức khỏe con người?
A. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia.
B. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới.
C. Tạo ra các loại thuốc mới và vaccine phòng bệnh.
D. Tạo ra chế phẩm sinh học xử lý rác thải.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?
A. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc.
B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.
C. Không xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.
D. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.
Câu 5: Thí nghiệm sinh học nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?
A. Nhân bản vô tính người và động vật.
B. Chuyển gene tạo ra giống lúa mới có năng suất cao.
C. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật xử lí sự cố tràn dầu.
D. Tạo ra vaccine phòng bệnh cúm.
Câu 6: Phương pháp nào sau đây được sử dụng trong nghiên cứu, học tập môn Sinh học?
A. Phương pháp quan sát.
B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
D. Cả 3 phương pháp trên.
Câu 7: Tin sinh học là
A. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp với hóa học và phân tích.
B. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với kĩ thuật hóa học và lý học.
C. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu nông nghiệp và các kĩ thuật hiện đại.
D. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học, khoa học máy tính và thống kê.
Câu 8: Tiến trình nào sau đây thể hiện đúng các bước của phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Tiến hành → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị.
B. Chuẩn bị → Tiến hành → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.
C. Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị → Báo cáo.
D. Chuẩn bị → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Báo cáo.
Câu 9: Những thiết bị nào sau đây có vai trò đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.
B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.
C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.
D. Cân điện tử, bộ cảm biến.
Câu 10: Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm?
A. Khi làm việc với hóa chất độc hại cần phải thực hiện ở nơi thoáng khí hoặc có tủ hút khí độc.
B. Tuân thủ quy tắc pha hóa chất.
C. Sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm mà chưa nắm chính xác quy tắc vận hành.
D. Mặc áo, đeo găng tay và đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm.
Câu 11: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm
A. nguyên tử, phân tử, bào quan.
B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của thế giới sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh.
C. Hệ thống mở và luôn ổn định.
D. Không có sự thay đổi vật chất di truyền.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống?
A. Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.
B. Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được các chức năng sống khi là những
yếu tố cấu thành tế bào.
C. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.
D. Các cá thể cùng loài cùng phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần xã sinh vật.
Câu 14: Vào những năm 1670, ai là người đã quan sát được vi khuẩn và nguyên sinh động vật?
A. Antonie van Leeuwenhoek. B. Robert Hooke.
C. Matthias Schleiden. D. Theodor Schwann.
Câu 15: Những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào gọi là
A. sinh vật đơn giản.
B. sinh vật đơn bào.
C. sinh vật đa bào.
D. sinh vật phức tạp.
Câu 16: Hãy hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống.
A. (1) Tế bào; (2) Cơ quan; (3) Hệ cơ quan; (4) Quần thể.
B. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.
C. (1) Mô; (2) Quần xã – Hệ sinh thái; (3) Quần thể; (4) Sinh quyển.
D. (1) Tế bào; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.
Câu 17: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
B. Tất cả mọi vật trên Trái đất đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
Câu 18: Cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Tế bào. D. Cơ thể.
Câu 19: Các nguyên tố hóa học chiếm hàm lượng lớn trong cơ thể được gọi là
A. các hợp chất hữu cơ.
B. các hợp chất vô cơ.
C. các nguyên tố vi lượng.
D. các nguyên tố đa lượng.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các nguyên tử carbon có trong tất cả phân tử hữu cơ?
A. Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác.
B. Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị.
C. Chúng tạo thành mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ.
D. Chúng làm giảm sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
Câu 21: Nước hóa hơi khi loại liên kết nào bị phá vỡ? A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
D. Liên kết hydrogen.
Câu 22: Phân tử sinh học nào dưới đây thuộc nhóm carbohydrate? A. Polypeptide. B. Glycogen. C. Steroid. D. Cholesterol.
Câu 23: Cấu tạo của nucleotide không có thành phần nào dưới đây? A. Gốc phosphate. B. Đường pentose. C. Ion kim loại. D. Nitrogenous base.
Câu 24: Tất cả các protein đều A. là các enzyme.
B. gồm vài gốc amino acid.
C. gồm một hoặc nhiều polypeptide.
D. có cấu trúc bậc 4.
Câu 25: Carbohydrate có vai trò
A. tham gia vào cơ chế xúc tác phản ứng.
B. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
C. dự trữ năng lượng, giúp cho sự hấp thu một số vitamin.
D. cung cấp năng lượng, tham gia cấu tạo nhiều hợp chất trong tế bào.
Câu 26: Phospholipid có thể hình thành hai lớp của màng vì chúng A. nhẹ hơn nước.
B. không tan trong nước.
C. lưỡng tính (một phần mang tính acid, một phần mang tính base).
D. lưỡng cực (một phần ưa nước, một phần kị nước).
Câu 27: Các amino acid được phân biệt với nhau bởi
A. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.
B. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.
C. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.
D. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên.
Câu 28: Lựa chọn nào dưới đây không thể hiện sự kết cặp đúng của đơn phân /
polymer (đại phân tử) sinh học?
A. Monosaccharide / Polysaccharide.
B. Amino acid / Protein.
C. Acid béo / Triglyceride.
D. Nucleotide / Nucleic acid. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Trong các cấp độ tổ chức của thế giới sống, cấp độ tổ chức nào
là cơ bản nhất? Tại sao?
Câu 2 (1 điểm): Tại sao cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt?
Câu 3 (1 điểm): Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường
xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món.” Theo
em, lời khuyên này nhằm mục đích gì?