Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thìphải bồi thường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1. Khái niệm
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu loại trách nhiệm bồi thường
không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
Người nào hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khácgây thiệt hại thì
phải bồi thường.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ theo Điều 584 , quy định Bộ luật Dân sự 2015
- Người nào hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp , luật khác liên quan quy địnhBộ luật Dân sự 2015
khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất
khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng phát sinh khi có các điều kiện:
- Có thiệt hại xảy ra
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại
3. Nguyên tắc bồi thường
Theo quy định tại Điều 585 về nguyên tắc bồi thường thiệtBộ luật Dân sự 2015
hại ngoài hợp đồng như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ kịp thời. Các bên thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể được giảm mức bồi thường
nếu không lỗi hoặc lỗi ý thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của
mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước thẩm quyền khác
thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho
chính mình.
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng
4.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân được quy định như sau:
- Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại.
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt
hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp
quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài
sản của mình.
Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu
bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám
hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì
người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng
minh được mình không lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của
mình để bồi thường.
4.2. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra quy định tại Điều 587
BLDS 2015 không gì khác so với quy định tại Điều 616 BLDS 2005 trước đây,
theo đó trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới
bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng
gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không
xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
5. Thời hiệu khởi kiện
5.1.Thời hiệu khởi kiện là gì?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện là thời
hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất
quyền khởi kiện.Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Tại Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau: Thời gian không
tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể quyền khởi
kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Chưa người đại diện trong trường hợp người quyền khởi kiện, người
quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa
có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
5.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, thời điểm đó là thời điểm “biết
hoặc buộc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Sự thay đổi này là
phù hợp, bởi vì không phải trường hợp nào người có quyền yêu cầu cũng có thể
biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm ở thời điểm nào. Do
đó, nếu quy định trước đây, rất nhiều trường hợp khi người có quyền yêu cầu biết
hoặc buộc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì thời hiệu
khởi kiện có thể đã hết.
6. Ví dụ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Ví dụ 1 : Ông A sở hữu một chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Ông đỗ xe đúng quy
định bãi đỗ của công ty. Ông B lái xe ô của mình vào bãi gửi xe, do sử
dụng rượu khi lái xe nên vào bãi đổ xe ông B đã không làm chủ được tay lái, đâm
vào xe máy của ông A làm xe hư hỏng nặng.
Như vậy, trong trường hợp này ông B đã hành vi xâm phạm tài sản của ông A,
đây hành vi trái pháp luật. Do đó, ông B đã phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng cho ông A.
dụ 2 : Anh M anh N rủ nhau đi nhậu, sau khi nhậu say bất đồng quan
điểm trong một số vấn đề hai anh đã xảy ra mâu thuẫn sau đó do không làm chủ
được mình anh M đã lấy chai rượu đánh vào đầu anh N làm anh N bị thương ở đầu,
với tỷ lệ thương tích là 5%.
Trong trường hợp trên, anh M đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của anh N
trái pháp luật do đó, anh M phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh N.
Ví dụ 3: Anh A và anh B mở hàng ăn cạnh nhau. Do tranh giành khách nên hai bên
mâu thuẫn. Một hôm cũng mời chào, tranh khách nên anh anh B cãi
nhau, anh A lao vào đấm vào mặt anh B, khiến anh B bị thương phải đi viện. Trong
trường hợp này, anh A đã xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của anh B trái pháp
luật. Vì vậy anh A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh B.
| 1/4

Preview text:

1. Khái niệm
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường
không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thư
ờng thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, quy định
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất
khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng phát sinh khi có các điều kiện: - Có thiệt hại xảy ra
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại
3. Nguyên tắc bồi thường
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường
nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng
4.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân được quy định như sau:
- Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt
hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp
quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình.
Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám
hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì
người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng
minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
4.2. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra quy định tại Điều 587
BLDS 2015 không có gì khác so với quy định tại Điều 616 BLDS 2005 trước đây,
theo đó trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới
bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng
gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không
xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
5. Thời hiệu khởi kiện
5.1.Thời hiệu khởi kiện là gì?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện là thời
hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất
quyền khởi kiện.Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Tại Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau: Thời gian không
tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi
kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa
có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
5.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, thời điểm đó là thời điểm “biết
hoặc buộc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Sự thay đổi này là
phù hợp, bởi vì không phải trường hợp nào người có quyền yêu cầu cũng có thể
biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm ở thời điểm nào. Do
đó, nếu quy định trước đây, rất nhiều trường hợp khi người có quyền yêu cầu biết
hoặc buộc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì thời hiệu
khởi kiện có thể đã hết.
6. Ví dụ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Ví dụ
1 : Ông A sở hữu một chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Ông đỗ xe đúng quy
định ở bãi đỗ của công ty. Ông B lái xe ô tô của mình vào bãi gửi xe, do có sử
dụng rượu khi lái xe nên vào bãi đổ xe ông B đã không làm chủ được tay lái, đâm
vào xe máy của ông A làm xe hư hỏng nặng.
Như vậy, trong trường hợp này ông B đã có hành vi xâm phạm tài sản của ông A,
đây là hành vi trái pháp luật. Do đó, ông B đã phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng cho ông A.
dụ 2 : Anh M và anh N rủ nhau đi nhậu, sau khi nhậu say và có bất đồng quan
điểm trong một số vấn đề hai anh đã xảy ra mâu thuẫn sau đó do không làm chủ
được mình anh M đã lấy chai rượu đánh vào đầu anh N làm anh N bị thương ở đầu,
với tỷ lệ thương tích là 5%.
Trong trường hợp trên, anh M đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của anh N
trái pháp luật do đó, anh M phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh N.
Ví dụ 3: Anh A và anh B mở hàng ăn cạnh nhau. Do tranh giành khách nên hai bên
có mâu thuẫn. Một hôm cũng vì mời chào, tranh khách nên anh và anh B có cãi
nhau, anh A lao vào đấm vào mặt anh B, khiến anh B bị thương phải đi viện. Trong
trường hợp này, anh A đã xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của anh B trái pháp
luật. Vì vậy anh A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh B.