-
Thông tin
-
Quiz
[BTL] Đề tài: Qúa trình thâm nhập của Kito giáo vào Việt Nam Cấu | Trường Đại học Hồng Đức
Chương 1: Tổng quan vắn tắt về Kitô giáo trên thế giới 1.1. Sự hình thành Kitô giáo1.1.1. Tiền đề kinh tế, xã hội và tư tưởng1.1.2. Sự kiện ra đời1.2. Quá trình phát triển của Kitô giáo1.2.1. Kitô giáo sơ khai1.2.2. Kitô giáo thời trung cổ (thế kỷ 5 - 16)1.2.3. Giáo dục Kitô giáo hiện đại1.2.4. Giáo dục Kitô giáo hiện đạiChương 2: Kitô giáo tại Việt Nam2.1. Tình hình Việt Nam thế kỷ 162.2. Ma quỷ mang Kitô giáo vào Việt Nam2.2.1. Giai đoạn đầu của giai đoạn thứ nhất (1533 - 1659)2.2.2. Giai đoạn hình thành (1659 - 1820)2.2.3. Thời kỳ khó khăn (1820 - 1885)2.2.4. Thời kỳ hậu hiện đại (1886-1975)2.2.5. Thời kỳ từ 1975 đến nay2.3. Khai thác vai trò của Kitô giáo trong giáo dục văn hóa Việt Nam Kết luận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học(DHHD) 44 tài liệu
Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
[BTL] Đề tài: Qúa trình thâm nhập của Kito giáo vào Việt Nam Cấu | Trường Đại học Hồng Đức
Chương 1: Tổng quan vắn tắt về Kitô giáo trên thế giới 1.1. Sự hình thành Kitô giáo1.1.1. Tiền đề kinh tế, xã hội và tư tưởng1.1.2. Sự kiện ra đời1.2. Quá trình phát triển của Kitô giáo1.2.1. Kitô giáo sơ khai1.2.2. Kitô giáo thời trung cổ (thế kỷ 5 - 16)1.2.3. Giáo dục Kitô giáo hiện đại1.2.4. Giáo dục Kitô giáo hiện đạiChương 2: Kitô giáo tại Việt Nam2.1. Tình hình Việt Nam thế kỷ 162.2. Ma quỷ mang Kitô giáo vào Việt Nam2.2.1. Giai đoạn đầu của giai đoạn thứ nhất (1533 - 1659)2.2.2. Giai đoạn hình thành (1659 - 1820)2.2.3. Thời kỳ khó khăn (1820 - 1885)2.2.4. Thời kỳ hậu hiện đại (1886-1975)2.2.5. Thời kỳ từ 1975 đến nay2.3. Khai thác vai trò của Kitô giáo trong giáo dục văn hóa Việt Nam Kết luận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(DHHD) 44 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050
Đề tài: Qúa trình thâm nhập của Kito giáo vào Việt Nam Cấu trúc:
Chương 1: Vài nét sơ lược về đạo Kito trên thế giới
1.1. Sự hình thành đạo Kito
1.1.1. Tiền đề kinh tế, xã hội và tư tưởng 1.1.2. Sự ra đời
1.2. Qúa trình phát triển đạo Kito
1.2.1. Kito giáo buổi ban đầu
1.2.2. Kito giáo thời Trung đại (thế kỉ V - XVI)
1.2.3. Kito giáo thời cận đại
1.2.4. Kito giáo thời hiện đại
Chương 2: Đạo Kito ở Việt Nam
2.1. Tình hình Việt Nam ở thế kỉ XVI
2.2. Sự thâm nhập đạo Kito vào Việt Nam
2.2.1. Giai đoạn bước đầu thâm nhập (1533 – 1659)
2.2.2. Giai đoạn hình thành (1659 – 1820)
2.2.3. Thời kì khó khăn (1820 – 1885)
2.2.4. Giai đoạn hậu kì cận đại (1886-1975)
2.2.5. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
2.3. Khái quát về vai trò của Kito giáo đối với nền văn hóa Việt Nam Kết luận Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG Chương 1: Vài nét sơ lược về đạo Kito trên thế giới
1.1. Sự hình thành đạo Kito
Đạo Kito - là từ viết tắt của tên người sáng lập ra tôn giáo này là Jesus Christo,
Đạo Kito phiên âm sang tiếng Hán - Việt còn có tên là Đạo Cơ Đốc. Ngoài ra, Kito 1 lOMoARcPSD|50202050
giáo còn có một số tên gọi khác như Thiên Chúa giáo, Chính Thống giáo, và Tin Lành…
Nói về sự ra đời của Kito giáo hiện nay vẫn còn không ít tranh luận. Hầu hết
cho rằng Kito giáo ra đời vào thế kỷ thứ I với tư cách là một tôn giáo của những
người nô lệ, những người được phóng thích thuộc các dân tộc bị đế chế La Mã chinh
phục. Kito giáo ra đời xuất phát từ các tiền đề kinh tế, xã hội, tư tưởng...
Những tiền đề này tạo cơ sở quan trọng cho sự ra đời của đạo Kito giáo.
1.1.1. Tiền đề kinh tế, xã hội và tư tưởng * Tiền đề về kinh tế:
Thế kỷ I sau công nguyên, Hoàng đế La Mã Augustus đã chinh phục được đại
bộ phận đất đai ven bờ Địa Trung Hải gồm châu Âu, Tây Á và Bắc Phi, xây dựng
nên Đế quốc La Mã thống nhất và lớn mạnh.
Đế quốc La Mã ngày một hùng mạnh với một nền kinh tế điền trang phát triển
mạnh mẽ. Chính nền kinh tế điền trang phát triển đã làm cho sự áp bức bóc lột của
giai cấp chủ nô với những người nô lệ làm trong các đồn điền ngày càng nặng nề.
Họ luôn bị uy hiếp, luôn cần được sự an ủi về mặt tinh thần... Như vậy, với sự phát
triển của kinh tế tác động mạnh mẽ đến xã hội, làm cho đời sống của đại bộ phận cư
dân đặc biệt là nô lệ ngày càng nghèo khổ, là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của kito giáo sau này.
* Tiền đề về xã hội
Thời kì này, đế quốc La Mã là một đế quốc hùng mạnh được thiết lập bằng
chiến tranh chinh phục với chế độ chiếm hữu nô lệ. Ngoài ra, nền kinh tế đại điền
trang phát triển cũng đã dẫn tới sự bóc lột ngày càng nặng nề, tàn bạo của giai cấp
quý tộc chủ nô với dân chúng lao động trong xã hội. Nô lệ và dân nghèo trên đế quốc
La Mã phải sống một cuộc sống khổ cực. Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể dân nghèo,
nô lệ với chủ nô diễn ra hết sức gay gắt. “Tức nước ắt vỡ bờ”, nhiều cuộc khởi nghĩa
đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm 136-132 TCN và năm 104-99 TCN, đặc
biệt là cuộc khởi nghĩa do Xpactacuxô năm 73-71 TCN. Tuy nhiên, do một số nguyên 2 lOMoARcPSD|50202050
nhân khách quan và chủ quan nhất định, các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều không giành
được thắng lợi, từ đó, quần chúng nhân dân, nô lệ nảy sinh tâm trạng bi quán, chán
nản và trong hoàn cảnh đó, họ hi vọng, mong muốn có một sự giải thoát, một năng
lực siêu nhiên có thể giúp họ có một cuộc sống mới - cuộc sống của sự bình đẳng,
công bằng đối với tất cả mọi người.
Do vậy, ở buổi đầu, Kito giáo là tôn giáo của những người nô lệ, của những
người nghèo khổ và những dân tộc không có quyền, bị nô dịch.
* Tiền đề về mặt tư tưởng, triết học
Xét về mặt nguồn gốc triết học: Sự xuất hiện của đạo Kito còn dựa trên nền
tảng triết học của Hy Lạp và La Mã cổ đại với hai đại biểu là Xeneco (Roma) và
Philong (nguồn gốc Alecxandori). Các ông đại diện cho trường phái duy tâm khắc
kỉ. Quan điểm tư tưởng chung của hai ông là kêu gọi con người rời bỏ việc nhận
thức thế giới hiện thực, ca ngợi thần thánh và sự duy tâm thần bí, khuyên con người
sống trong nhẫn nhuc chịu đựng, phục tùng vào số mệnh và chờ đợi một cuộc sống
tươi đẹp nơi thiên đàng. Những quan điểm chung của hai ông là cơ sở tư tưởng lý
luận cho sự ra đời và hình thành của giáo lý Kito.
Xét về mặt tư tưởng: Thế giới La Mã thế kỉ I không có niềm tin tư tưởng tôn
giáo lớn, phổ cập. Người Hy Lạp và La Mã có những đền chư thần nhưng đức tin
trong họ phần lớn đã chấm dứt. Các quốc gia trong đế quốc có tôn giáo riêng của họ.
Với Do Thái giáo có nhiều tín đồ từ đạo khác cải sang. Tuy nhiên, bản thân đế quốc
không có tôn giáo mang tính chất quyết định và nhiều người đang tìm kiếm một tôn
giáo mới thay chỗ cho những đức tin đang một phai mờ. Ngoài ra, Kito giáo còn ra
đời dựa trên cơ sở thần học Do Thái. Những tín điều được nêu trong kinh thánh của
Do Thái đều được nói tới trong kinh thánh Kito giáo.
Tuy Kito giáo sử dụng nhiều yếu tố triết học, thần học, phong tục tập quán, tín
ngưỡng đương thời để xây dựng học thuyết của mình nhưng trong quá trình tự hoàn
thiện, nó đã cải biên, chọn lọc tạo ra những nét chung mang tính phổ cập đáp ứng xu 3 lOMoARcPSD|50202050
hướng thời đại và phù hợp với lòng mong đợi của các dân tộc khác nhau về một
Đấng cứu thế. Vì vậy, Kito giáo ra đời là sự hòa trộn nhiều yếu tố của tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc ở khắp các vùng trong đế quốc, đặc biệt
là của các dân tộc vùng Trung Cận Đông. 1.1.2. Sự ra đời
Có thể khẳng định rằng Kito giáo là một hiện tượng lịch sử, gắn liền với Giesu Kito
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về vấn đề Giesu có phải là một nhân vật
có thật trong lịch sử hay không, phần đông các học giả vẫn nghiêng về ý kiến Đạo
Kito bắt nguồn từ một nhân vật có thật trong lịch sử dựa trên nguồn tài liệu ít ỏi, kể
cả trong Kinh thánh, đã sinh ra, sống và chết tại xứ Paletin (Do thái). Đó là một xứ
sở nhỏ bé nằm ở chỗ tiếp giáp 3 châu Á - Phi - Âu, giao điểm của nhiều nền văn minh.
Đức Giesu sinh tại thành Bethelem, thuộc chủng tộc Isarael. Ngài là con của
Đức bà Đồng trinh Maria, sau ngài sống ở thành Nazareth.
Tới tuổi 30 Ngài bắt đầu truyền giáo ở Gierudalem, ngài tuyên truyền tư tưởng
bình đẳng, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị chủ nô đương thời. Những lời giao
rảng ấy đã đáp ứng được nguyện vọng và trở thành niềm an ủi của nô lệ và nhân dân
lao động nghèo khổ lúc bấy giờ. Vì thế có rất nhiều người đi theo Ngài và tôn Ngài
làm giáo chủ của mình. Trước tình hình đó các thầy tu cao cấp của đạo Do thái, đại
biểu của giai cấp quý tộc chủ nô đã bài xích Giesu, cho rằng ngài là người gieo rắc
dị đoan. Ngài bị chính quyền Roma kết tội và hành hình, đóng đinh trên thánh giá
chữ thập Gierudalem. Lúc đó Giesu mới 33 tuổi.
Trước khi về trời ông đã lập ra 7 phép bí tích để loài người được hưởng ân huệ
của Thiên Chúa. Từ đấy về sau 7 phép bí tích được coi là những nghi lễ chính của đạo Kito. 4 lOMoARcPSD|50202050
Truyền thuyết Kito giáo còn kể lại rằng trong khi đi giao giảng tin mừng,
Giesu có 12 môn đệ luôn sống bên cạnh. Giesu gọi họ là “những người được sai đi”
còn gọi là thiên sứ mà ta dịch là Tông đồ và ngài đã ủy thác lại sứ mệnh cho họ.
Chính họ đã có công ghi lại lời ngài để có Kinh Thánh.
Sau khi Giesu qua đời, Kito giáo được hình thành.
Như vậy, dựa trên những tiền đề cơ bản về mặt kinh tế, xã hội và tư tưởng, đến
năm mở đầu Công nguyên, Đạo Kitô chính thức xuất hiện ở vùng đất “Mảnh trăng
lưỡi liềm” – Trung Cận Đông với tư cách là một tôn giáo của những người nô lệ,
những người được phóng thích thuộc các dân tộc bị đế chế La Mã cổ đại chinh phục.
Sự ra đời của đạo Kito gắn liền với tên tuổi Giêsu Kitô ở đầu thế kỉ I SCN. Sau khi
Giêsu qua đời, Kito giáo được hình thành. Từ đây, Kito giáo bắt đầu phát triển mạnh
mẽ ở khu vực và truyền bá ra khắp thế giới.
1.2. Qúa trình phát triển đạo Kito
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân chia các giai đoạn trong
tiến trình phát triển của đạo Kito, song, để có thể nhận thức đúng đắn, đầy đủ, có cái
nhìn rõ rệt nhất về đạo Kito thì các nhà nghiên cứu thường phân chia thành 4 thời
kì: cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Đặc biệt, ở mỗi thời kì khác nhau thì đạo
Kito lại có những nét riêng trong sự phát triển. Cụ thể:
1.2.1. Kito giáo buổi ban đầu
Thời kì cổ đại đánh dấu sự ra đời và hoạt động của đạo Kitô trong cộng đồng
người Do Thái. Tuy nhiên, thời kì này, đạo Kitô bị những người theo Do Thái giáo
đả kích và chính quyền La Mã đàn áp khốc liệt. Tuy phải trải qua những khó khăn,
song đạo Kitô vẫn có nhứng bước phát triển nhất định.
Khi mới ra đời, Kito giáo là những “công xã cơ đốc sơ kì”: đứng về phía nhân
dân nghèo khổ, lên án giai cấp thống trị tàn bạo. Như lời của kinh thánh viết rằng:
“Người giàu lên nước trời khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim” 5 lOMoARcPSD|50202050
Kito giáo tập hợp được đông đảo tín đồ là quần chúng nghèo khổn như: nô lệ,
nô lệ giải phóng, dân nghèo thành thị. Họ lập thành các công xã nhỏ, tổ chức giúp
đỡ lẫn nhau. Sau khi ra đời đạo Kito bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp, đặc
biệt là dưới thời hoàng đế Neron năm 64 là điển hình.
Bước sang thế kỷ II, đã có một bộ phận tầng lớp quý tộc theo Kitô giáo, chính
sự thay đổi về hệ thống những người theo tôn giáo đã dần làm thay đổi vị trí và ảnh
hưởng của đạo Kitô. Từ nửa sau TK III, tính tích cực của Kito giáo thay đổi, khi
hàng ngũ lãnh đạo Kito giáo thêm những người giàu có, từ đây nội dung giáo lí cũng
có những thay đổi: Khuyên tín đồ “nhẫn nhục, an bài”; “Người nghèo dựa vào
người giàu như cây con dựa vào cây lớn”… Như vậy, đánh dấu giai cấp thống trị
lợi dụng Kito giáo như một công cụ để cai trị nhân dân.
Đến cuối thế kỉ III, Kito giáo gần như bị tiêu diệt hoàn toàn do các nhà vua La
Mã hạ lệnh cấm đạo truy lùng các tín đồ, giết các tu sĩ, triệt hạ mọi giáo đường.
Năm 313, Vào lúc đó Constantine lên ngôi, ông cho phép truyền đạo (sắc lệnh
Minalo), ông là vị hoàng đế đầu tiên theo đạo Kito (rửa tội trước khi chết) không
thực hiện những lệnh đời trước mà quyết tâm biến đạo này thành công cụ hữu hiệu
để chinh phục thế giới.
Như vậy, từ một tôn giáo địa phương, Kito giáo đã trở thành tôn giáo của đé
quốc La Mã. Và đạo Kito được công nhận là quốc giáo của La Mã (Thế kỉ IV).
Giáo hội Kito tách thành 5 trung tâm trên toàn đế quốc La Mã
Trải qua 4 thế kỉ dạo đầu Kito giáo đã bao trùm khu vựa Địa Trung Hải và Đế
quốc La mã, hình thành 3 khu vực văn hóa lớn: La tinh phương Tây, khu vực Đông
Phương Hi Lạp và khu vực Xyri.
Như vậy, trong vòng 4 thế kỉ đầu tiên, đạo Kito đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, ban đầu chỉ là tôn giáo ở một vùng đất nhỏ bé mà đến thế kỉ IV đã bao 6 lOMoARcPSD|50202050
trùm khắp vùng Địa Trung Hải và toàn bộ đế quốc La Mã. Thời điểm này, Kito giáo
đã thiết lập được 3 khu vực văn hóa lớn: Latinh phương Tây, khu vực Đông phương
Hi Lạp và khu vực Xyri. Kito giáo tiếp thu cái thực dụng của La Mã, cái duy lí của
Hi Lạp và cái khổ hạnh của đạo Xyri để từ đây lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực
khác và có bước tiến dài trong quá trình phát triển ở thời kì trung cổ.
1.2.2. Kito giáo thời Trung đại (thế kỉ V - XVI)
Thời kì trung đại được đánh dấu mốc khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ (476) và
sự trỗi dậy của các quốc gia Châu Âu hiện đại. Trong giai đoạn này, giáo hội Kito đã
thực sự phát triển, đóng một vai trò quan trọng, là lực lượng chủ yếu xây đắp nên
toàn bộ nền văn hóa Đông Âu và Tây Âu. Kitô giáo thời kì này đã chi phối mọi mặt
đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều nước phong kiến Châu Âu.
Tuy nhiên, Đạo Kitô phát triển đã đồng thời gây ra sự xung đột, mâu thuẫn
đối với các tôn giáo khác. Cụ thể, biểu hiện đậm nét nhất của sự mâu thuẫn này chính
là những cuộc Thập tự chinh tàn khốc và đẫm máu. Các cuộc Thập tự chinh đã gây
ra những hậu quả tai hại, tàn phá ghê gớm nhiều nền văn minh của các nước vùng Trung Cận Đông.
Đồng thời với mâu thuẫn với Do Thái giáo, Hồi giáo, ngay trong bản thân
trong Kitô giáo cũng nảy sinh mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt dẫn đến sự phân hoá
Kitô giáo lần thứ nhất vào năm 1054 thành 2 phái: Công giáo - thế lực lớn nhất ở
phía Tây La Mã; Chính thống giáo ở phía Đông La Mã.
Đặc biệt, cuối thời hậu kì trung đại, do sức phát triển mạnh mẽ của quan hệ
sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự hình thành một giai tầng mới trong xã
hội đó là giai cấp tư sản. Do bất đồng trong chính trị, mâu thuẫn trong lợi ích về kinh
tế, giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh, mở đầu bằng phong trào Văn hóa Phục
Hưng và cải cách tôn giáo. Với sự cải cách của Mactin Luthơ (1483 - 1546) và Giăng
Canvanh (1500 - 1546) đã làm xuất hiện Giáo hội cải cách mới gọi là Đạo Tin lành. 7 lOMoARcPSD|50202050
Cùng thời kỳ này vua Anh tách Công giáo ở Anh khỏi sự chỉ đạo của Giáo Hoàng và lập ra Anh giáo.
Như vậy, đến thế kỉ XVI, giáo hội phương Tây đã bị xé ra từng mảng vì một
cuộc cách mạng dữ dội đến từ giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng này được gọi là cuộc
cải cách, nhưng nó đã đi xa hơn là việc cải cách tôn giáo và làm ngăn trở tôn giáo ấy hàng nhiều thế kỉ.
1.2.3. Kito giáo trong thời cận đại ( XVII – đầu thế kỉ XIX)
Thời kì này, qua cuộc cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp, châu
Âu của giai cấp tư sản thế kỷ XV đã giành được thắng lợi toàn diện. Lịch sử tư tưởng
thời kỳ này được gọi là “Thời kỳ khai sáng”. Đạo Kito ở thế kỷ XVII và thế kỷ XIX
đều gặp những thách thức to lớn chưa từng có.
Những cuộc cải cách tôn giáo ở châu Âu đả kích mạnh mẽ vào quyền thế của
giáo hoàng Kito giáo. Nhằm nhấn mạnh tính chính thống của giáo hội La Mã cùng
với việc duy trì quyền uy của giáo hoàng, Hội Giêsu thành lập (1534) do giáo hoàng
phê chuẩn, nhằm tăng cường đời sống tôn giáo, kích động nhiệt tình của tín đồ. Các
hội viên Hội Giêsu sau đó liền hai thế kỷ đã in dấu chân lên khắp mọi nơi ở châu
Âu, châu Á và Mỹ Latinh.
Theo sự bành trướng, đến thế kỉ XVI, Kito giáo cũng bắt đầu du nhập vào Việt
Nam bằng nhiều con đường khác nhau.
Phong trào truyền giáo của Kito giáo cận đại có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt
động thực dân, thậm chí có một số giáo sĩ truyền đạo chính là những kẻ cướp đoạt
trắng trợn. Ví dụ, có giáo sĩ truyền Đạo Thiên chúa ở châu Mỹ La tinh đã ngược đãi,
tàn sát thổ dân, phá hoại văn hoá truyền thống ở nơi đó tới mức khiến người ta ghê rợn.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, sự chống đối mà Kito giáo gặp phải cũng
ngày càng rộng khắp và kéo dài. Các loại trào lưu tư tưởng học thuật của thế kỷ XIX
nổi lên không ngừng đả kích vào một số giáo nghĩa cơ bản của Kito giáo. Sự xâm 8 lOMoARcPSD|50202050
nhập vào lòng người của những khẩu hiệu dân chủ, tự do, bình đẳng, sự hưng khởi
của việc so sánh ngữ ngôn học và so sánh tôn giáo học, sự tiến bộ của nghiên cứu
lịch sử, chủ nghĩa Mác… là những trào lưu tư tưởng ảnh hưởng sâu sắc đến Kito giáo ở thế kỷ XX.
Đối mặt với hiện thực như vậy, một số học giả trong nội bộ Thiên chúa giáo
đã bắt đầu từ góc độ phát triển của lịch sử phân tích, nghiên cứu giáo nghĩa truyền
thống và thể chế giáo hội, mưu đồ xác lập lại từ đầu vị trí của tôn giáo và giáo hội
trong thế giới hiện đại. Thế nhưng, loại thử nghiệm này đã bị tòa thánh phản đối quyết liệt.
Như vậy, ở giai đoạn cận đại Giáo hội không còn là thế lực chi phối tuyệt đối
mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng ở châu Âu như thời trung đại
nữa. Ở nhiều nước, trong và sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản cố gắng thu hẹp
ảnh hưởng của đạo Thiên chúa. Nhiều nhà cầm quyền của nhiều nước kiên quyết
tách giáo hội ra khỏi hoạt động của nhà nước.
1.2.4. Kito giáo thời hiện đại
* Kito giáo từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1960.
Sau khi bước vào thế kỷ XX, nhận thức của con người đối với hoàn cảnh tự
nhiên đã được nâng cao thêm một bước. Sự hứng thú đối với tín ngưỡng Kito giáo
truyền thống có phần giảm sút, thay vào đó, việc cải tạo kinh tế và xã hội được quan
tâm, văn hoá thế giới mới đã trở thành hy vọng của con người, dặc biệt nổi lên cạnh
tranh đối với nền văn minh phương Tây, v.v… Cùng với sự phát triển của thuyết bất
khả trị và thuyết hoài nghi v.v… của một số người như Hume, Kant, Huxley, v.v.. đã
xuất hiện tình trạng phân hoá trong tư tưởng giáo hội với các tư tưởng như tư tưởng
thần học; phong trào giáo hội tự lập; phong trào giáo hội phổ thế.
* Xu hướng mới của đạo Kito từ năm 1960 trở lại đây
Sự phát triển của Kito giáo chịu ảnh hưởng từ sự biến đổi lớn mang tính quốc
tế trong những năm 1960. Giáo hội bắt đầu nhìn thẳng vào các vấn đề xã hội, không 9 lOMoARcPSD|50202050
thể không nghe, không chú ý đối với những sự việc xảy ra ở xung quanh và trên thế
giới; giáo hội đã bắt đầu tham gia vào thực tiễn xã hội, ủng hộ phong trào nhân
quyền, tham gia phản đối việc cổ động cho chiến tranh xâm lược…; giáo hội đã rút
ra được kinh nghiệm từ trong thực tiễn xã hội, đem nó vận dụng vào trong tư duy
thần học, đã làm phong phú và phát triển tư tưởng thần học truyền thống.
Khoa học xã hội hiện đại ở phương Tây ngày càng phát triển mạnh, kỹ thuật
phát triển nhanh chóng, vật chất ngày càng phong phú, thì đối với Kito giáo truyền
thống, hứng thú của con người càng giảm sút nhanh chóng, họ cảm thấy mới lạ đối
với chủ nghĩa thần bí phương Đông như tư tưởng Thiền tông, tư tưởng Đạo gia, v.v.
Trước những biến đổi mạnh mẽ và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật
đã làm cho đời sống kinh tế biến đổi sâu sắc. Trong bối cảnh đó giáo hội ý thức rõ
ràng rằng Giáo hội phải đổi mới cho phù hợp, thích ứng với đồi sống xã hội, phù
hợp với chính những đòi hỏi trong nội bộ giáo hội. Đó cũng chính là bối cảnh xã hội
và tâm lí dẫn đến sự xuất hiện của Cộng đồng Vatican II (1962 – 1965) do Giáo
hoàng Gioan XXIII triệu tập. Công đồng Vatican để lại cho giáo hội những sắc thái
mới trong xã hội hiện đại.
Hiện nay, Kito giáo là một tôn giáo có số lượng tín hữu đông nhất, với khoảng
400 dòng, bao gồm 4 nhánh lớn: Công giáo, Chính thống giáo, Đạo Tin lành và Anh
giáo. Trong quá trình phát triển của mình, Kito giáo cũng đã có những đóng góp tích
cực cũng như hạn chế cho tiến trình lịch sử nhân loại.
Như vậy, đạo Kito đã trải qua 4 thời kỳ phát triển cơ bản từ thời cổ đại đến
hiện đại và ở mỗi thời kì khác nhau, đạo Kito lại có những nét riêng, sự biểu hiện
khác nhau tạo nên đặc trưng của thời kì đó và cho đến nay Kito giáo được chia
thành 4 nhánh lớn với nhiều hơn 400 dòng lớn nhỏ khác nhau, có những ảnh hưởng
tích cực cũng như một vài nét tiêu cực đến nhiều quốc gia trên thế giới. 10 lOMoARcPSD|50202050
Chương 2: Đạo Kito ở Việt Nam
Việc truyền bá đức tin, mở mang những vùng đất mới để nuôi cấy lòng tin của
một đạo là hoạt động thường xuyên của các tổ chức tôn giáo. Đó là hoạt động truyền
giáo. Kito giáo cũng là một trong số đó. Ý định “phúc âm hóa các dân tộc”, “mở
rộng nước Chúa” trên trái đất của Giáo hội Kito giáo đã được thực hiện mạnh mẽ từ
sau những phát kiến địa lý vĩ đại thế kỷ thứ XV. Nếu như Giáo hội Kito giáo muốn
đem sự cứu dỗi của chúa Kito đến mọi miền thì ý định của giai cấp tư sản muốn mở
rộng thị trường, muốn sử dụng tôn giáo như một công cụ phục vụ cho mục đích
chính trị. Sự gặp gỡ của hai ý định lớn đó đã trở thành động lực thúc đẩy việc truyền
bá đạo Kito ra nhiều khu vực thế giới, trong đó có Việt Nam.
2.1. Bối cảnh du nhập của Kito giáo vào Việt Nam ở thế kỉ XVI * Trên thế giới
Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI có thể coi là thời kì hoàng kim của hai cường
quốc thực dân là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đây đều là những quốc gia có Kito
giáo phát triển, đi đầu trong lĩnh vực phát kiến địa lí và có sự cạnh tranh quyết liệt
trong lĩnh vực kinh tế và tìm kiếm thuộc địa mới. Sự cạnh tranh dẫn đến mâu thuẫn
buộc cả hai quốc gia phải xin Giáo hoàng làm trọng tài giải quyết.
Trước tình hình đó, ngày 4 tháng 5 năm 1493 Giáo hoàng Alexandre VI đã
ban Sắc chỉ “Inter Caetera”, có thể coi đây là một đường kẻ chia đôi thế giới. Sắc
chỉ này phân chia quyền chiếm những vùng đất “vô chủ” giữa Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha, theo đó: lấy điểm mốc là eo biển Gibraltar, Tây Ban Nha có quyền chiếm
những vùng đất phía tây, còn Bồ Đào Nha chiếm vùng đất phía đông kèm theo đó là
quyền bảo trợ truyền bá đạo Kitô cho 2 nước tương ứng 2 khu vực. Do đó, quyền
bảo hộ truyền giáo ở khu vực Viễn Đông mặc nhiên thuộc về Bồ Đào Nha. Do sự
phân chia này, việc truyền giáo sang vùng Đông Ấn của các nước đều phải tập trung,
bị kiểm soát tại hải cảng Lisboa. 11 lOMoARcPSD|50202050
Theo một số tài liệu lịch sử Pháp ghi lại, việc truyền giáo ở Việt Nam bắt đầu
từ năm 1516 khi một nhà hàng hải Bồ Đào Nha tên là Fernao Perez de Andrade đã
đến bờ biển Việt Nam và bắt đầu “nhen nhóm” công việc truyền đạo của mình.
* Tình hình Việt Nam:
Trước khi Kitô giáo ra đời ở vùng Trung Cận Đông vào thế kỉ thứ nhất, Việt
Nam đã có lịch sử từ lâu đời với sự tồn tại của các vương quốc cổ. Hồi ấy lãnh thổ
Việt Nam chỉ gồm phần đất của Bắc Việt hiện giờ. Trải qua quá trình dài phát triển,
đi liền cùng với thời gian, Việt Nam “tý hon” đã dần trưởng thành, lớn lên nhờ những
cuộc Nam tiến không ngừng và trở nên thành một quốc gia hùng cường, to lớn. Đến
thế kỉ XVI Việt Nam đặt dưới sự trị vì của triều đại Hậu Lê. Đang lúc nhà Hậu Lê
cầm quyền, nước Việt Nam trải qua hai thời kì lớn: Thời kì thống nhất và thời kì chia rẽ:
Thời kì thống nhất: Thời kì này kéo dài gần một thế kỉ - đây được xem là thế
kỉ của vua Lê Lợi và vua Lê Thánh Tông, những ông vua kế vị phần đông không làm
nên việc gì. Lợi dụng tình hình chính trị rối ren, Mạc Đăng Dung thừa cơ chiếm lấy
quyền hành, vì thế diễn ra cuộc Lê – Mạc phân tranh, miền Bắc thuộc về nhà Mạc,
miền Nam thuộc về nhà Lê. Tỉnh Thanh hóa làm biên thùy chia cắt đất nước.
Thời kỳ chia rẽ: Nhà Lê nhờ có Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm giúp, đã đánh được
nhà Mạc lên đến Cao Bằng, nhưng đất nước thống nhất trong khoảng thời gian vô
cùng ngắn ngủi, vẻn vẹn chỉ có 3 năm (từ năm 1597 đến 1600). Vì nhà Lê không có
người đảm đương lỗi lạc, vua Lê phải đóng vai bù nhìn, bao nhiêu công việc đều do
hai Chúa Trịnh - Nguyễn định đoạt cả; họ Trịnh chiếm Bắc Việt, họ Nguyễn chiếm
Trung và Nam Việt, Linh giang làm giới hạn tự nhiên cho hai bên. Cuộc chiến tranh
thảm bại Trịnh - Nguyễn mãi đến 1787 mới chấm dứt, để nhường chỗ cho một cuộc
tranh chấp to lớn hơn: Tây Sơn khởi nghĩa. 12 lOMoARcPSD|50202050
Việt Nam cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI có thể coi là một thời kì biến động
của lịch sử dân tộc. Trịnh – Nguyễn phân tranh với các cuộc chiến diễn ra liên tiếp
trong vòng nữa thế kỷ. Một thời gian dài đất nước bị chia cắt, các tập đoàn phong
kiến không chú ý đến phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo tranh
giành quyền lợi và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Nhà Tây Sơn thống nhất quốc gia trong
chiến thắng vinh quang chống ngoại xâm, nhưng chỉ như ánh sao băng vừa vụt sáng
đã chìm vào lịch sử. Nhà Nguyễn ra đời, không những không giải quyết được các
vấn đề lớn của xã hội mà còn đưa đất nước vào con đường bế tắc, trì trệ, bảo thủ về
mọi mặt. Chính điều đó đã làm cho nội tại đất nước bị suy yếu nghiêm trọng. Như
vậy, chế độ phong kiến suy yếu, đời sống nhân dân khổ cực, tâm trạng nhân dân
hoang mang, bế tắc. Trong khi đó, tôn giáo bản địa (ngoài thờ cúng tổ tiên) không
có hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Phật giáo và Nho giáo cũng ở vào tình trạng không
làm nổi vai trò hướng đạo cho số đông quần chúng lao khổ. Đó là những nguyên
nhân khiến cho Kito giáo có điều kiện bắt rễ ở Việt Nam.
Chính tình trạng phân liệt đất nước đã tạo những khoảng trống, những cơ hội
tốt cho Đạo Kito xâm nhập. Trong bối cảnh đó, các Thừa sai Kito giáo đã đặt chân
lên đất nước Việt Nam, chính thức đánh dấu quá trình xâm nhập, phát triển của đạo
Kito tại mảnh đất này.
Như vậy, cùng với những cuộc phát kiến địa lí vĩ đại, sự biến động thời cuộc
và sự bế tắc của nhân dân, mong đợi về một đấng cứu thế đã tạo tiền đề cho sự thâm
nhập và phát triển của Kito giáo ở Việt Nam.
2.2. Sự phát triển của Kito giáo ở Việt Nam
Đến nay, khi bàn về lịch sử phát triển của Đạo Kito ở Việt Nam, các nhà nghiên
cứu còn có những cách phân kỳ khác nhau, có người tính theo cách phân kỳ của lịch
sử dân tộc, có người thì dựa vào lịch sử của Giáo hội. Song, nhìn chung, phần đông
các nhà nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của đạo 13 lOMoARcPSD|50202050
Kito ở Việt Nam đều dựa trên lịch sử của giáo hội gắn với sự phân kỳ của lịch sử
dân tộc. Trong đó, mỗi giai đoạn khác nhau lại được chia ra nhiều giai đoạn nhỏ hơn
với mỗi đặc điểm nhất định.
2.2.1. Giai đoạn khởi đầu của sự truyền giáo vào Việt Nam (1533 – 1659)
2.2.1.1. Những bước đi đầu tiên giáo hội Kito trên đất nước Việt Nam (1533 – 1615)
Cách đây hai nghìn năm, ở giữa cảnh núi đồi của xứ Palestine, Chúa Giêsu đã
nói với các môn đệ: “Chúng con hãy đem lời Phúc âm rao giảng cho toàn cõi thế
giới”. Thế rồi từ đó, một thước phim vô cùng sinh động đã diễn ra, từng đạo binh
nam nữ, già trẻ ở các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, đã hiên ngang đem lời Phúc âm
của Chúa Giêsu gieo khắp bốn phương trời, họ xem việc truyền đạo là sứ mạng
thiêng liêng và thường trực. Với các hoạt động truyền giáo tích cực, Kito giáo từ một
tôn giáo địa phương đã nhanh chóng trở thành tôn giáo của Đế chế La Mã và từ tôn
giáo của Đế chế La Mã đã trở thành tôn giáo của Châu Âu, của thế giới trong đó có Việt Nam.
Sau các cuộc phát kiến địa lí, con đường liên lạc giữa Tây Âu và Đông Á được
trở nên dễ dàng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), và nhất là sau khi Bồ Đào Nha thiết
lập các căn cứ ở Ân Độ (1510), ở Mã Lai (1511) và ở Macao Trung quốc (1557), các
tàu thuyền của Bồ Đào Nha đi Trung quốc và Nhật Bản ngày càng nhiều. Trong
những chuyến đi như thế, các thuyền tàu ấy thường ghé qua các hải cảng Việt Nam.
Các Linh Mục Dòng Phan Sinh, Đa Minh, hoặc Âu Tinh đi theo làm mục vụ cho các
thủy thủ trên tàu, chắc chắn đã có dịp tiếp xúc với dân chúng Việt Nam, nhưng vì
không hiểu tiếng Việt Nam nên các cuộc tiếp xúc này không đem lại kết quả nào về
phương diện truyền giáo.
Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Việt Nam đã bắt đầu giao thương với các nước
phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và với Nhật Bản ở châu Á để trao 14 lOMoARcPSD|50202050
đổi hàng hóa và vũ khí quân sự. Cùng thời gian này, Kito giáo cũng mở rộng truyền
giáo đến khắp nơi trên thế giới và chính thức đặt chân lên đất nước Việt Nam.
Sử liệu Pháp ghi lại rằng vào năm 1516 có một nhà hàng hải Bồ Đào Nha tên
là Fernao Perez de Andrade đã đến tận bờ biển Việt Nam. Trong bộ Khâm định Việt
sử Thông giám Cương mục được Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo dưới triều
Tự Đức có đề cập đến sự có mặt của giáo sĩ phương Tây ở Việt Nam vào thế kỉ XVI:
“Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời
Lê Trang Tông, có người Tây dương tên Inêkhu, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng
Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy”.
Các làng trên đều thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Tuy nhiên những chi tiết liên hệ
tới I-nê-khu ngày nay không còn được ghi nhớ, và do đó không ai biết rõ về tông
tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này. Mặc dù vậy, với
dấu tích đầu tiên trong tài liệu sử chính thống, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam
đã chọn năm 1533 là năm khởi đầu cho đạo Công giáo tại Việt Nam. Bên cạnh I-nê-
khu, sau này, cũng đã có một số nhà truyền giáo khác tới Việt Nam như:
+ Linh mục Gaspar da Cruz, thuộc Tỉnh Dòng Thánh Giá Đông Ấn, vào năm
1550 từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên, và sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Đông.
+ Hai linh mục Lopez và Acevedo: năm 1558 đã tới giảng vùng Cao Miên trong 10 năm.
+ Hai linh mục Luis de Fonseca, O.P. (Bồ Đào Nha) và Grégoire de la Motte,
O.P. (Pháp) cũng từ Malacca tới, suốt 6 năm đi truyền giáo tại Quảng Nam trong thời
Chúa Nguyễn Hoàng (1580-1586).
Để thuận lợi hơn trong vấn đề truyền giáo, năm 1534, Giáo hoàng Phaolô III
ban Sắc chỉ thiết lập Giáo phận Goa (Hạt Đại diện Tông tòa Goa) khởi từ mũi Hảo
Vọng (Nam Phi) đến Nhật Bản, bao gồm quốc gia Đại Việt. 15 lOMoARcPSD|50202050
Năm 1557, Giáo hoàng Phaolô IV ký Sắc chỉ thiết lập Giáo phận Malacca,
bao gồm lãnh thổ: Indonesia, Malaysia, Xiêm, Cam Bốt, Chàm, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản.
Năm 1558, giáo sĩ Jorge da Santa Lucia, Dòng Đa Minh Bồ Đào Nha, được
phong Giám mục tiên khởi Giáo phận Malacca. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1576,
Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban Sắc chỉ, thành lập Giáo phận Macao, tách ra từ Giáo
phận Malacca, gồm lãnh thổ Trung Hoa, Đại Việt và Nhật Bản.
Mặc dù cả hai giáo phận Malacca và Macao đều thuộc quyền bảo trợ của Bồ
Đào Nha, tuy nhiên đã có rất nhiều nhà truyền giáo thuộc nhiều dòng tu và hội thừa
sai khác đã đến Việt Nam.
Năm 1596 thầy dòng người Tây Ban Nha tên là Don Diego d’Averte đã đặt
chân đến Huế, nhưng bị đuổi đi ngay.
Năm 1614 những nhà truyền giáo dòng Tên theo chân các thương nhân người
Bồ Đào Nha từ Macao, qua phía nam Trung Hoa, để đến Việt Nam.
Các bề trên Dòng Tên còn thành lập hẳn một tổ chức truyền giáo tại Đàng Trong năm 1615.
Như vậy, có thể nhận thấy, thời kỳ từ năm 1533 đến 1615 là thời kì mà Giáo
hội Kitô đã đặt những bước chân đầu tiên lên lãnh thổ Việt Nam. Những bước chân
này chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phanxico thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh thuộc
Tây ban Nha đi theo đường thuyền buôn vào truyền giáo ở nước ta. Tuy nhiên, mới
vừa tới Việt Nam, do không quen thông thổ, chưa thạo ngôn ngữ nên việc truyền
giáo không có mấy kết quả, song, giai đoạn này cũng đã tạo những cơ sở nhất định
để Kitô có những bước phát triển mới ở giai đoạn 1615 – 1659.
2.2.1.2. Sự hoạt động mạnh mẽ của Thừa sai Dòng Tên, tạo cơ sở cho sự hình
thành đạo Kito ở giai đoạn sau (1615 – 1659)
Đầu tiên, có thể khẳng định, Kitô giáo được truyền sang Việt Nam một cách
có hệ thống và qui mô từ đầu thế kỷ 17 với các Thừa Sai Dòng Tên. 16 lOMoARcPSD|50202050
Sang thế kỷ XVII, các vị thừa sai Dòng Tên thuộc nhiều quốc tịch dưới quy
chế bảo trợ của Bồ Đào Nha đã thiết lập nền tảng Kito giáo vững chắc tại Đại Việt.
Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615 tới năm 1659, đây cũng là thời điểm lãnh thổ
Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, lấy sông Gianh làm ranh giới. Phía Nam gọi là
Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản. Phía Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê, chúa Trịnh nắm quyền.
* Bước đầu truyền giáo ở Đàng Trong:
Ngày 18 tháng 1 năm 1615, hai linh mục Francesco Buzomi và Diogo
Carvalho cùng các trợ sĩ đến Cửa Hàn, Đà Nẵng. Tiếp theo các linh mục khác như
Francisco de Pina, Christoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Girolamo Maiorica đều đến Đàng Trong trước.
Các giáo sỹ Kito giáo người Châu Âu đã bắt đầu đến Hội An để giảng đạo cho
người Việt và người Nhật buôn bán ở đây. Sau đó, từ năm 1615 đến 1625 có 21 thừa
sai đến Đàng trong để truyền giáo, trong đó có 17 linh mục và 04 tu sĩ đến từ các
nước khác nhau như: Bồ Đào Nha, Italia, Nhật Bản và Pháp.
Lúc đầu việc truyền giáo ở Đàng trong diễn ra khá thuận lợi, một mặt vì người
Đàng trong rất hòa nhã, cởi mở. Mặt khác trong giai đoạn này, Chúa Nguyễn đang
muốn thúc đẩy mối quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha. Năm 1615, ngôi
nhà thờ đầu tiên đã được xây dựng ở Đàng trong. Đặc biệt cũng năm đó trong lễ
Phục sinh, các thừa sai đã hành lễ trong nhà thờ và rửa tội cho 10 người, đưa số
người theo đạo tại thời điểm này lên 300 người. Những năm sau đó, số người theo
đạo Kito giáo đã ngày càng nhiều hơn.
* Bước đầu truyền giáo Đàng Ngoài:
Công cuộc truyền giáo của Đàng ngoài diễn ra muộn hơn so với Đàng trong.
Năm 1626, linh mục Giuliano cùng một số người Nhật đến Đàng ngoài trên một tàu
buôn của người Bồ Đào Nha để truyền đạo. Tuy nhiên do sự khác biệt về ngôn ngữ
nên linh mục Giuliano đã phải quay trở về Ma Cao. Một thời gian sau, linh mục 17 lOMoARcPSD|50202050
Giuliano cùng một số thừa sai đã tiếp tục đến truyền giáo ở Đàng ngoài, trong đó nổi
lên là vai trò của Alexandre De Rhodes.
Lúc này Chúa Trịnh mặc dù không hiểu về đạo Kito giáo song có cảm tình với
người Bồ Đào Nha nên đã mong muốn được giao thương với họ nên chúa Trịnh
Tráng đã tiếp đãi nồng hậu.
Ngày 19 tháng 3 năm 1627, hai linh mục de Rhodes và Pedro Marques cập
bến Cửa Bạng (Thanh Hóa), khởi đầu công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài. Vì nhu
cầu học hỏi tiếng Việt, các giáo sĩ bắt đầu ghi lại âm tiết tiếng Việt dưới dạng chữ
Latinh. Các giáo sĩ đã có gắng tổ chức giáo hội bằng cách tập trung khắp nơi những
thanh thiếu niên và cả người đã đứng tuổi thiện chí, sống đời độc thân và cùng với
các linh mục trong giáo xứ hay là trong các nơi xa xôi hẻo lánh để chia sẻ việc truyền
đạo, nhất là chuyện dạy giáo lý cho dân chúng và cũng giúp nâng cao đời sống xã
hội của người dân và họ được gọi là t hầy giảng .
Ngày 3 tháng 7 năm 1645, linh mục Alexandre de Rhodes rời Việt Nam về La
Mã để báo cáo cho t òa t hánh về những tiến triển mau chóng trong việc truyền đạo
tại Việt Nam, nhất là xin gửi một số g iám mục đến truyền giáo tại Việt Nam, nơi
đây được ông gọi là "cánh đồng truyền giáo phì nhiêu" để củng cố nền móng cho
giáo hội tại nước này. Ông được tòa thánh cho phép đi khắp nước Pháp đi tìm kiếm
những linh mục sẵn sàng xung phong và tiếp tục công việc đã khởi sự với nhiều
thành quả tốt đẹp. Như vậy, các giáo sĩ Dòng Tên thời kì này do thông thạo tiếng
Việt nên đã làm công tác truyền giáo rất thành công.
Theo tài liệu của giáo hội Kito giáo, sau 37 năm ở đàng ngoài truyền giáo đã
có 25 linh mục, 05 thầy giảng; ở đàng trong sau 50 năm truyền giáo đã có 39 linh
mục. Số tín đồ đạo Kito giáo trong khoảng thời gian này có gần 100 ngàn người
(trong đó khoảng 20 ngàn ở Đàng trong và 80 ngàn ở đàng ngoài). Riêng ở Nghệ
An, năm 1593 đã có 12 làng theo đạo Kito giáo. 18 lOMoARcPSD|50202050
Như vậy, nhìn lại giai đoạn này cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII là thời kỳ
truyền giáo ngày càng mạnh mẽ của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bước
đầu truyền giáo ở cả Đàng trong và Đàng ngoài, tạo cơ sở cho sự hình thành của đạo Kito sau này.
2.2.2. Giai đoạn hình thành (1659 – 1820)
2.2.2.1. Giai đoạn 1659 – 1802: Giai đoạn hình thành đạo Kito qua công cuộc
truyền giáo của hai giáo sĩ người Pháp và Hội thừa sai Paris
Thời kì này, đạo Kito giáo phát triển mạnh, các giáo sĩ Dòng Tên nghĩ đến
việc cần có các giám mục phụ trách để thúc đẩy công cuộc truyền giáo ở bước cao
hơn. Tuy nhiên, khi đề chọn các giáo sĩ để làm giám mục ở Việt Nam, Alexandre De
Rhode không chọn giáo sĩ Dòng Tên là người Bồ Đào Nha mà lại chọn giáo sĩ người Pháp.
Sau một thời gian xúc tiến đề cử, năm 1659, Giáo hoàng A- Lếc- Xăng- Đrơ
VII đã phong cho 02 người Pháp là Francois Pallu và Lambert de la Motte làm Giám
mục tông tòa, phụ trách truyền đạo ở Đông Dương. Cũng năm 1659, hai địa phận
đầu tiên ở Việt Nam là Đàng trong (gồm cả Camphuchia) và Đàng ngoài (gồm cả
Lào và 05 tỉnh của Nam Trung Quốc) đã được thành lập; Giám mục Lambert de la
Motte cai quản ở Đàng trong và Giám mục Francois Pallu cai quản ở Đàng ngoài.
Ngoài ra, trong thời gian ở Pháp, Alexandre De Rhodes còn bàn soạn, lập kế hoạch
vận động vua Pháp, giới quý tộc Pháp đề nghị giáo hoàng cho lập ra Hội Thừa sai
truyền giáo Paris (gọi tắt là Hội Thừa sai Paris). Sau một thời gian bàn thảo, năm
1664, Hội Thừa sai Paris chính thức ra đời và được giáo hoàng A- LếcXăng- Đrơ
VII giao truyền đạo ở 03 khu vực, trong đó khu vực thứ nhất có Đàng ngoài, Lào và
Nam Trung Quốc; khu vực thứ hai ở Đàng Trong, Campuchia và khu vực thứ ba ở
một số tỉnh Bắc Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ. Lúc này việc truyền giáo ở
Đông Dương phụ thuộc hoàn toàn vào Hội thừa sai Paris. 19 lOMoARcPSD|50202050
Những việc trên đây đã tạo ra mâu thuẫn giữa các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ
Đào Nha với các giáo sĩ của Hội Thừa sai Paris. Các giáo sĩ Dòng Tên không thừa
nhận quyền cai trị của hai giám mục người Pháp, thậm chí các giáo sĩ Dòng Tên còn
có thư phản ánh với Giáo hoàng. Do đó, năm 1688, giáo hoàng A- LếcXăng- Đrơ
VII đã ra sắc chỉ giao cho Hội Thừa sai Paris được độc quyền thực hiện việc truyền
giáo với sự hỗ trợ của chính phủ Pháp. Cuối thế kỷ XVII, giáo hoàng Clê- Măng IX
đã ra lệnh cho các giáo sĩ Dòng Tên rút khỏi Đông Dương.
Sau khi các giáo sĩ Dòng Tên rút khỏi Đông Dương, Hội Thừa sai Paris được
độc quyền truyền giáo nhưng hai vị giám mục tông tòa người Pháp cùng với các nhà
truyền giáo của Hội Thừa sai Paris lại gặp khó khăn hơn các giáo sĩ Dòng Tên trong quá trình truyền giáo.
Chính sự bất hoà giữa các thừa sai Dòng Tên và các Giám mục thuộc Hội
Thừa sai Paris cùng với các sắc chỉ cấm đạo của vua chúa Việt Nam đã khiến các vị
thừa sai đi tìm một giải pháp mới, điều này đã tạo cơ hội người Pháp có điều kiện
can thiệp và xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực sau này.
Năm 1679 giáo phận Đàng Ngoài được chia thành hai: Đông Đàng Ngoài và
Tây Đàng Ngoài. Hội Thừa sai Paris kiểm soát Tây Đàng Ngoài còn Đông Đàng
Ngoài lúc đầu do giám mục của Hội Thừa sai Paris phụ trách nhưng năm 1693 đã
trao giáo phận này cho d òng Đa Minh .
Các thừa sai tại Việt Nam trong hai thế kỷ XVII, XVIII là những người thuộc
Dòng Tên, Hội Thừa sai Paris, Dòng Đa Minh… trực tiếp phái tới. Tới cuối thế kỷ
XVIII, Kito giáo đã trở thành một phần vững chãi trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là
tại Đàng Ngoài. Chính quyền Đàng Trong thì dùng nhiều giáo sĩ phương Tây vì tài năng khoa học của họ.
Tuy chịu nhiều thử thách và bức hại nhưng số lượng các tín đồ đến năm 20