Buổi học thực tế với chuyến tham quan tại di tích lịch sử đền bến nọc | Tiểu luận môn Giáo dục quốc phòng và an ninh học phần I
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ
Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
MÔN HỌC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH HỌC PHẦN 1
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ TÊN ĐỀ TÀI GVHD : SVTH : MỤC LỤC 1.
Giới thiệu về di tích lịch sử đền Bến Nọc___________________________________1 2.
Kiến trúc và cảnh quan_________________________________________________2 3.
Cảm nhận của tiểu đội_________________________________________________5 4.
Trách nhiệm của thế hệ học sinh – sinh viên________________________________7 5.
Quan điểm về chuyến đi tham quan đền Bến Nọc.___________________________8 BÀI THU HOẠCH
BUỔI HỌC THỰC TẾ
VỚI CHUYẾN THAM QUAN TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN BẾN NỌC
Giới thiệu về di tích lịch sử đền Bến Nọc
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ
Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng
bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp.
Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt,
phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự
hy sinh cao cả của những người nằm xuống.
Hình ảnh: Di tích lịch sử Đền bến Nọc 3 Kiến trúc và cảnh quan
Khi bước chân vào di tích, chúng ta không thể không để mắt đến cổng chính của đền bến Nọc.
Tuy nó không được thiết kế với những hoa văn, hoạ tiết cầu kỳ nhưng cổng chính của đền bến Nọc đã
gợi cho khách tham quan một cảm giác gần gũi đến lạ. Kiến trúc cổng được làm theo phong cách cổng
làng quê Việt Nam kết hợp với cách sắp xếp mái ngói âm dương làm hiện lên trong lòng của mỗi
người khách tham quan một hình ảnh làng quê Việt Nam mộc mạc,thanh bình. 4
Hình ảnh: Cổng chính của Đền bến Nọc
Hai bên của khu di tích được trang trí với 2 chiếc hồ sen – một hình ảnh thuần Việt mà ta vẫn
thường hay bắt gặp ở các làng quê Việt Nam, là đại diện cho vẻ đẹp “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn” của người dân đất Việt, của những anh hào cách mạng dù có gặp bao tên Việt gian vẫn cứ thế mà
đi theo ánh sáng ngời ngời của lý tưởng Đảng.
Hình ảnh: Hồ sen tại Đền bến Nọc 5
Khi bước vào khu đền chính, xuất hiện trước mắt chúng ta chính là tượng của vị lãnh tụ vĩ đại của
đất nước Việt Nam – Hồ Chí Minh. Đây chính là niềm tự hào của toàn thể dân tộc ta. Khi bước vào
chính điện, ta cũng không thể không đề cập đến màu sắc của khu vực này. Giản đơn chỉ là chữ vàng
trên nền đỏ nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khi nhìn vào màu sắc ấy sẽ liên tưởng đến
câu hát “Máu đỏ da vàng tôi là người Việt Nam…”, đúng như vậy màu vàng ấy chính là biểu tượng
cho màu da, còn màu đỏ chính là biểu tượng của dòng màu máu người Việt đỏ thắm. Màu sắc ấy chính
là lời giới thiệu một cách tự hào với du khách ngoài nước rằng người Việt Nam luôn mang trong mình
một màu máu đỏ da vàng đặc trưng.
Hình ảnh: tượng đài các bà mẹ bên xác con
Hình ảnh: Khu đền chính tại Đền bến Nọc
Cũng chính ở đền chính ấy, xung quanh ta sẽ không khỏi bắt gặp những bức kiến trúc điêu khắc,
khắc lên những hình ảnh mà giặc ngoại xâm đã hành hạ người dân một cách tàn bạo và man rợ. Nền vàng
chính là thể hiện những tội ác này đã được đưa ra ánh sáng và phần nào giúp cho các thế hệ con cháu mai
sau sẽ nhớ và khắc ghi những nổi cực nhọc, đau khổ mà cha ông ta đã trải qua để có được một đất nước
thống nhất và yên bình như ngày hôm nay. 6
Hình ảnh: Các hình thức tra tấn của giặc ngoại xâm
Cảm nhận của tiểu đội
Là một sinh viên khi khi tham quan lại những vết tích xưa của càng hiểu thêm được công lao của các
anh hùng chiến sĩ và người dân thời đại đó, cảm giác được những nổi đau của lịch sử mà dân tộc chúng ta
phải chịu đối với bọn thực dân và bè lũ tay sai hiểu rõ hơn một phần lịch sử.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh từng nói “Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” chiến tranh
không đáng sợ chỉ sợ người trẻ quên đi đất nước, quên đi một phần lịch sử của dân tộc, nên thông qua
chuyến đi em cảm giác quý cuộc sống của mình hơn biết ơn những gì mình đang có, không chỉ là cơm cha
áo mẹ ơn thầy, mà còn biết ơn những người đã nằm xuống quyết tử cho tổ quyết sinh.
Phải thú thật thế hệ chúng em là thế hệ bị bao quanh,với những công nghệ và xu hướng do đó về phần
lịch sử thì còn rất là hạn chế, không phải là chúng em không muốn mà là do quá trình học tập nhiều áp lực
và khuynh hướng muốn thoải mái tính năng động và sáng tạo, nên khá là ít tìm hiểu lịch sử, khi đi qua các
di tích đó chúng em có thấy chớ, chúng em cũng đã từng đặt câu hỏi ở đây đã diễn ra sư kiện gì, nhưng
đến trường bạn bè môn học thì lại quên mất nên khi được lồng ghép vào tiết học thì tập thể chúng em đã
rất hạnh phúc, khi giờ đây môn học của chúng em là được tìm hiểu về các di tích lịch sử mà chúng em rất
muốn tìm hiểu, nhưng chưa có cơ hội.Từ đó ta sự vận dụng sáng tạo cách giảng dạy của trung tâm Quốc
Phòng và An Ninh của trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh từ lý luận sang thực
tiễn để chúng em những người ở thế hệ này, được cảm nhận một phần lịch sử ở giai đoạn trước. Lịch sử
suy cho cùng không chỉ tẻ nhạt là những con và sự kiện mà đó là một bức tranh cho từng giai đoạn phát
triển của quốc gia dân tộc để chúng cảm nhận và thử sống một lần trong lịch sử. Từ đó khiến chúng ta tinh
yêu cuộc sống hơn để là một nguồn động lực giúp chúng ta chống lại tiêu cực, thế trẻ đặc biệt là sinh viên
là thế phải sống với áp lực, không nói quá họ rất nhạy cảm nhiều sự việc đáng buồn của sinh viên đã xảy
ra, nếu mà các bạn ấy được cảm nhận một phần của lịch sử bi hùng của dân tộc, thì với quan điểm của em
thì các bạn sẻ bước tiếp đấu tranh thắng được những cái thứ tiêu cực như cha ông của chúng ta từng trải
qua, đối với chúng em cũng vậy sao khi được nghe được hiểu thì chúng em thấy những thứ ảnh hưởng tiêu
cực tới mình còn nhẹ nhàng hơn gấp trăm lần, thứ mà ông cha ta phải chịu, thì tại sao chúng ta phải gục
ngã bỏ cuộc phải từ bỏ đi lý tường sống, qua đó ta thấy chuyến đi không chỉ cho em kiến thức, mà là một 7
cỗ máy thời gian cho em quay lại thời ấy để cảm nhận được những gì mà các thế hệ đi trước phải chịu,
phải trải qua là một nguồn động lực vô cùng lớn cho một thế hệ năng động sáng tạo, những cánh chim bồ
cô đón làn gió mới cũng là những thử thách của tương lai rất to lớn rất rất đáng sợ thì, lịch sử sẻ là ngọn
gió êm đềm giúp những cánh chim ấy có tiếp tục chinh phục tương lai chinh phục chính mình cảm thân
mình cảm thấy yêu thương hơn mạnh đất hình chữ S thân yêu.
Trách nhiệm của thế hệ học sinh – sinh viên
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, ông cha ta đã hy sinh
và đánh đổi chính bản thân mình để dành được độc lập cho thế hệ sau này, vì vậy là một dân tộc Việt Nam
mỗi người phải có trách nhiệm gìn giữ và phát triển đất nước , là một sinh viên Việt Nam phải có ý thức
và trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước
+ Để có đủ sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước; trước hết học sinh cần chăm chỉ, sáng tạo; học tập, lao
động, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. Tích cực rèn luyện đạo đức; tác phong; sống trong sáng,
lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, 8
xa rời các giá trị văn hoá – đạo đức truyền thống của dân tộc.
+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,phù hợp khả năng như:
tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội,xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng,
tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc . Biểu hiện qua việc
phỉ báng , phản bội Tổ quốc
Quan điểm về chuyến đi tham quan đền Bến Nọc.
Theo nhóm em hoạt động hành quân dã ngoại tham quan đền Bến Nọc có rất nhiều ý nghĩa lớn và
thiết thực đặc biệt là về mặt giáo dục đạo đức, văn hóa, lịch sử và tinh thần
- Giáo dục về mặt lịch sử:
+ Chuyến đi giúp cho bản thân mỗi sinh viên hiểu rõ hơn về địa điểm di tích lịch sử hào hùng của các anh
hùng dân tộc đền Bến Nọc. Quá trình chiến đấu gian khổ hi sinh anh dũng của họ. Hiểu rõ hơn được sự
tàn ác dã mang của bọn thực dân Pháp đã gây nên cho nhân dân ta trong thời kì này
+ Chuyến tham qua ấy như một bài học lịch sử hào hùng của dân tộc, giúp cho mỗi sinh viên hiểu rõ về
lịch sử vì được tận mắt nhìn thấy những hình ảnh chân thực về cuộc chiến tranh ác liệt tại đền Bến Nọc
lúc bấy giờ qua các câu nói, các bức tranh phù điêu xung quanh đền
+ Qua chuyến tham quan này ta thấy được truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc từ đó giúp mỗi
người định hình được tinh thần và trách nhiệm của bản thân dành cho đất nước.
- Giáo dục về mặt đạo đức:
+ Di tích lịch sử đền Bến Nọc giúp mỗi sinh viên hiểu rõ hơn được về tinh thần anh dũng của ông cha ta,
rèn luyện tình yêu quê hương, lòng biết ơn về những sự hi sinh không tiếc xương máu của các vị anh hùng liệt sĩ.
+ Qua đó khơi dậy được trong lòng mỗi sinh viên các phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu nước, đoàn
kết, tương thân tương ái.
- Giáo dục về mặt văn hóa: 9
+ Đến với chuyến tham quan đền tưởng niệm và lời giới thiệu tường thuật lại các sự kiện lịch sử đã giúp
cho mỗi sinh viên hiểu rõ hơn về các hoạt động tiêu biểu, văn hóa địa phương trong thời điểm chiến tranh
ấy, giúp ta nhận thấy được những sự chuyển biến, thay đổi mới mẻ hơn về quan cảnh, văn hóa sau một
khoảng thời gian dài đã qua.
+ Qua đó góp phần giáo dục, hình thành trong mỗi người về việc giữ gìn và phát triển văn hóa, bản sắc địa phương.
Chuyến đi hành quân còn mang ý nghĩa chân thực, giúp cho mỗi chúng ta biết và hiểu được chặn
đường hành quân của bộ đội ngày xưa là như thế nào. Lần đầu trãi nghiệm chuyến hành quân tuy không
quá dài nhưng cũng đã phần nào giúp cho mỗi cá nhân trở nên gắn kết với nhau hơn, tạo ra được nhiều kĩ
niệm đẹp đẻ mới mẻ, đồng thời giúp nâng cao sức bền, sự dẻo dai cùng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ hỗ trợ nhau. 10