-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề lao động | Kinh tế vi mô | Trường đại học Thương mại
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề lao động | Kinh tế vi mô | Trường đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
Các chính sách hỗ trợ của nhà nước: chính sách về: tuyển dụng, đào tạo, bố
trí, sắp xếp lao động, đãi ngộ, lương thưởng, phúc lợi.
Nhà nước ta luôn luôn có những chính sách mở rộng, phù hợp về lao động theo Bộ
luật lao động hiện hành để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao
động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có được điều
kiện môi trường làm việc tốt nhất. BẢN 1
* Chính sách hỗ trợ việc làm, tuyển dụng, :
-Người lao động có quyền:
+ Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào
và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
+ Đựơc tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ
việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
-Người sử dụng lao động có quyền:
+ Trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho
thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
+ Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
( Theo điều 10, 11 trong BLLĐ 2019)
- Các trường hợp được tiếp nhận, tuyển dụng thẳng không qua thi tuyển đối với
người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người
tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài,… ( Điều 19 Nghị
định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010)
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông
thôn, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo việc làm cho
thanh niên… (Luật việc làm 2013)
* Chính sách đào tạo, phát triển lao động:
- Nhà nước có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo,
bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. (Theo điều 4
BLLĐ năm 2019, khoản 4)
+ Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu của cuôc Cách mạng công nghiêp lần thứ tư” do Phó Thủ tướng Vũ Đức lOMoARcPSD|40534848
Đam phê duyệt nhằm .nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho
người lao động bị tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất
300.000 lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm.
- Chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
+ Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì
được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự
có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương
bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của
pháp luật. ( Điều 22 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010).
* Chính sách lương thưởng, đãi ngộ:
- Bao gồm các chế độ thai sản, các chế độ đãi ngộ với người lao động khuyết tật, chế độ lương hưu…
- Trợ cấp thôi việc, mất việc
+ chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn vì
COVID-19 ngày 1/10/2021 cho Phó Thủ tướng Lê Minh Khải phê duyệt.
* Chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp:
- Người sử dụng lao động, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp như hưởng lương hưu (bảo
đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội), hỗ trợ thanh toán viện phí, ….
* Chính sách đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động:
- Nhà nước phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động nhằm
+ chăm lo cải thiện điều kiện làm việc
+ giảm ô nhiễm môi trường lao động;
+ ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động;
+ nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn
tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của
tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quốc gia. * Các chính sách khác: lOMoARcPSD|40534848
- Bảo đảm bình đẳng giới;
- Quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao
động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên. * Lợi ich:
- nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả, giúp giảm thiểu tình trạng
thất nghiệp, giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp
- tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
- Nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây
dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, tổ chức đại diện
của người lao động và người sử dụng lao động,
- bảo đảm cho môi trường lao động xứng đáng là nơi diễn ra các hình thức sinh
hoạt xã hội văn minh của con người, hạn chế và xóa bỏ tình trạng phân biệt, kỳ thị,
xâm hại thể xác và tinh thần của con người BẢN 2
Điều 4: Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm
việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho
người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
-Người lao động có quyền:
+ Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động
nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
+ Đựơc tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch
vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề
nghiệp và sức khỏe của mình.
( Theo điều 10 trong BLLĐ 2019)
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao
động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội. lOMoARcPSD|40534848
-Người sử dụng lao động có quyền:
+ Trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt
động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
+ Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
( Theo điều 11 trong BLLĐ 2019)
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề
và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động;
áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động;
đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ
duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người
lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng
công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu của cuôc Cách mạng công nghiêp lần thứ tư” do Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam phê duyệt ngày nhằm .nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc
làm cho người lao động bị tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
cho ít nhất 300.000 lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm.
+ nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả, giúp giảm thiểu tình
trạng thất nghiệp, giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg về việc ban hành
Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030:
+Phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%
+ Tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động
+Giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo
+Đầu tư, phát triển giao dịch việc làm, hệ thống thông tin thị trường lao động
quốc gia hiện đại, đồng bộ, thống nhất và có sự liên thông giữa các hệ thống thông tin.
( Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao) lOMoARcPSD|40534848
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng
tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
-Nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
- Nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và
xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, tổ chức
đại diện của người lao động và người sử dụng lao động,
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm
bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
- Nhằm bảo đảm cho môi trường lao động xứng đáng là nơi diễn ra các
hình thức sinh hoạt xã hội văn minh của con người, hạn chế và xóa bỏ tình trạng
phân biệt, kỳ thị, xâm hại thể xác và tinh thần của con người. Tài liệu tham khảo: -Thư viện pháp luật
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong- 2019-333670.aspx