Các chức năng xã hội của giáo dục?
Các chức năng xã hội của giáo dục?
Môn: Giáo dục học đại cương (GDH11))
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Các chức năng xã hội của giáo dục
1. Chức năng kinh tế - sản xuất
- Đây là chức năng quan trọng nhất mà xã hội đặt ra cho giáo dục
- Giáo dục không thực hiện trực tiếp chức năng này mà thông qua con người, tái sản xuất sức
lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn lao động có trình độ) cho xã hội.
- Để thực hiện tốt chức năng này, công tác GD cần quan tâm đến những vấn đề sau:
+ Gắn kết GD với sự phát triển kinh tế-sản xuất và thỏa mãn các yêu cầu phát triển trong
từng giai đoạn cụ thể.
+ Xây dựng một hệ thống cơ cấu ngành nghề cân đối, đa dạng, phù hợp.
+ Các loại hình cán bộ kỹ thuật và công nhân phải đảm bảo tính cân đối, đồng thowig
phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất tốt để thỏa mãn các yêu cầu sản xuất hiện đại
2. Chức năng chính trị - xã hội
- Trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn xã hội lý tưởng phấn đấu vì một nước Việt Nam
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo sự bình đẳng
trong các tầng lớp dân cư.
- Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý theo tinh thần “do dân và vì dân”.
3. Chức năng văn hóa – tư tưởng
- Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thống giá trị xã hội,
xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mực xã hội cho thế hệ trẻ.