CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG 1+2+3+4 | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Cho hàm số cung, cầu ban đầu. Giả sử lượng cung/cầu ở mỗi mức giá giảm/tăng lên x sản phẩm. Tìm điểm cân bằng mới. Cầu về sản phẩm bao hàm cả cầu nội địa và cầu xuất khẩu. Giả sử cầu xuất khẩu/nội địa giảm x%. Tìm điểm cân bằng mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
UPDATE CHƯƠNG 1+2+3+4: CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Cho hàm số cung, cầu ban đầu. Giả sử lượng cung/cầu ở mỗi mức giá
giảm/tăng lên x sản phẩm. Tìm điểm cân bằng mới Cách giải:
B1: Dựa vào đề bài là lượng cung/cầu thay đổi x sản phẩm nên ta quy hàm số
cung hoặc hàm số cầu về phương trình Q = aP+b
B2: Do lượng cung/cầu thay đổi x sản phẩm nên ta có hàm số mới là: Q’ = aP+b+x
B3: Kết hợp phương trình đường cầu/cung cũ với phương trình mới để tìm điểm cân bằng.
Bài tập mẫu:
1. Cho hàm số cung và cầu lần lượt là: Ps = 1/2 Q – 15, Pd = -1/2Q +55. Giả
sử giá của yếu tố đầu vào giảm làm cho lượng cung ở mỗi mức giá tăng
lên 5 chiếc. Hỏi giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Giải: Qs = 2P+30 , Qd = -2P + 110
Lượng cung ở mỗi mức giá tăng lên 5 chiếc nên ta có đường cung mới là:
Qs’ = Qs +5 = 2P +30 +5 =2P+35
Đường cầu không đổi nên cân bằng thị trường khi: Qs’ = Qd
• 2P+35 = -2P +110 ⬄ Pcb = 18.75, Qcb=72.5
2. Cho hàm số cung và cầu lần lượt là: Ps = 1/2 Q + 20, Pd = -1/2Q +30. Giả
sử cầu giảm 20/% ở mỗi mức giá. Phân tích biến động doanh thu của nhà sản xuất. Giải:
Qs = 2P-40, Qd = -2P + 60 ⬄ Pcb = 25, Qcb = 10
Cầu giảm 20% ở mỗi mức giá nên đường cầu mới:
Qd’ = 80%(-2P+60) = -1,6P + 48
Đường cung không đổi nên cân bằng thị trường khi Qd’ = Qs
• 2P-40 = -1,6P +48 ⬄ Pcb’ = 24.44, Qcb’= 8.88
Suy ra biến động doanh thu là: TR1 – TR2 = Pcb.Qcb – Pcb’.Qcb’ = 32.97
Dạng 2: Cầu về sản phẩm bao hàm cả cầu nội địa và cầu xuất khẩu. Giả sử
cầu xuất khẩu/nội địa giảm x%. Tìm điểm cân bằng mới. Cách giải: lOMoAR cPSD| 45943468
B1: Ta quy đường cầu về dạng Q = aP+b (phải ở dạng này nha)
B2: Dựa vào dữ kiện đề bài, tìm hàm cầu nội địa và hàm xuất khẩu tương ứng
B3: Xác định hàm xuất khẩu/nội địa sau khi giảm, từ đó tìm hàm cầu tổng mới
B4: Từ hàm cầu tổng mới và hàm cung, tìm điểm cân bằng mới.
Bài tập mẫu:
Hàm số cung, cầu về lúa mì ở Mỹ những năm 1980 như sau:
Qs = 1800 + 240P, Qd = 3550 - 266P
Trong đó cầu nội địa là: Qd1= 1000 - 46P
a. Tìm giá cả và lượng cân bằng
a. Giả sử cầu xuất khẩu về lúa mì giảm 40%, nông dân Mỹ bị ảnh hưởng như
thế nào về doanh thu và giá cả. Giải:
a. Thị trường cân bằng khi: Qd = Qs ⬄ 1800 + 240P = 3550 - 266P
Suy ra Qcb = 2630, Pcb =3,46
b. Ta cần hiểu: Cầu tổng là tổng của cầu nội địa và cầu xuất khẩuCầu
xuất khẩu Qd2 = Qd –Qd1 = 3550 -266P – (1000 – 46P) = 2550-220P Cầu
xuất khẩu giảm 40% suy ra cầu xuất khẩu sau khi giảm là 60%:
Qd2’ = 60%(2550 – 220P) = 1530 – 132P
Vậy cầu tổng mới là: Qd’ = Qd2’ + Qd1= 2530 – 178P
Kết hợp với đường cung không đổi: Qs = 1800 + 240P
Ta được Pcb’ = 1,75, Qcb’ = 2219
Ta kết luận: Giá giảm, lượng cân bằng cũng giảm. Suy ra doanh thu giảm
Lượng doanh thu giảm: TR1 – TR2 = 2630.3,46 – 2219.1,75 = 5216.25.
Dạng 3: Xác định lượng thừa, thiếu khi chính phủ áp đặt giá sàn, giá trần.
Xác định số tiền chính phủ phải chi nếu cam kết mua hàng dư thừa trong
trường hợp áp đặt giá sàn. Cách giải:
B1: Thay giá trần/giá sàn P= x mà chính phủ áp đặt lần lượt vào hàm số cung
và cầu, ta tìm được Qd và Qs khi chính phủ tác động chính sách B2: Với giá
trần: Lượng thiếu hụt sẽ bằng: Qd – Qs. lOMoAR cPSD| 45943468
Với giá sàn: Lượng dư thừa sẽ bằng: Qs – Qd. Lượng tiền mà chính phủ
bỏ ra nếu cam kết mua hàng thừa là: G = x.(Qs-Qd).
Bài tập mẫu:
Cho hàm số cung và cầu lần lượt là: Ps = Q + 5, Pd = -1/2Q + 20
a. Tìm giá và sản lượng cân bằng
a. Chính phủ ấn định mức giá là 18 và sẽ mua hết hàng thừa thì số tiền chính phủ chi là bao nhiêu? Giải:
a. Cân bằng thị trường khi Ps = Pd ⬄ Q + 5 = -1/2 Qd + 20
Suy ra Qcb = 10, Pcb = 15
b. Chính phủ ấn định mức giá là P =18 > P cb ⬄ áp đặt giá sàn.
Thay P = 18 vào phương trình cung cầu ta được: Qd = 4, Qs = 13
Vậy lượng dư thừa là: Qs – Qd = 13 -4 = 9
Số tiền chính phủ bỏ ra là: G =9.18 = 162
Dạng 4: Thặng dư CS, PS và tổn thất xã hội khi chính phủ áp đặt giá sàn và
giá trần. (Quy ước của anh: giá trần là Pmax, giá sàn là Pmin) 1. Giá trần:
B1: Tìm giá cân bằng, tính CS, PS ban đầu
B2: Thay giá trần Pmax vào hàm cung và cầu, xác định được Qd và Qs
B3: Dựa vào dữ kiện tìm được, tính PS’ và CS’ sau khi áp đặt giá trần như hình dưới lOMoAR cPSD| 45943468
B4: Phần tổn thất, kí hiệu DWL là phần tam giác xanh như hình. Có 2 cách tính:
• Tính diện tích tam giác xanh
• Lấy tổng thặng dư ban đầu trừ thặng dư lúc sau
Bài tập mẫu:
Cho hàm cung, cầu như sau: Qd= 160 - 5P, Qs =3P+16
a. Tính giá và lượng cân bằng, tính CS, PS ban đầu
a. Giả sử chính phủ định mức giá 15 đvtt/sp. Trong trường hợp này, tính lượng
thiếu hụt, CS, PS và DWL. Giải:
a. Cân bằng thị trường khi Qd = Qs ⬄ 160 – 5P = 3P+16
Suy ra Pcb =18, Qcb = 70 lOMoAR cPSD| 45943468 CS = ½.70.(32-18) = 490
PS = ½ . 70.( 18-(-16/3)) = 816,67
Tổng thặng dư ban đầu: 490 + 816,67 = 1306,67
b. Chính phủ định mức giá 15 < 18 nên đó là giá trần.
Thay P = 15 vào hàm cung và cầu ta được: Qd =85, Qs =
61 Lượng thiếu hụt: Qd –Qs = 24(sản phẩm) Tính CS, PS, DWL:
Dựa vào hình: Thay Qs =61 vào pt cầu ta được P’’ = 19.8
PS’ = ½.61.(15-(-16/3)) = 620,17
CS = ½ . 61.(32 -19,8) + (19,8 - 15).61 = 664,9
Tổng thặng dư lúc sau: 1285,07 lOMoAR cPSD| 45943468 Suy ra DWL = 21,6 2. Giá sàn:
Dựa vào hình làm tương tự như giá trần:
Dạng 5: Tìm phương trình cung cầu thông qua độ co giãn điểm.
Cho độ co giãn Ed hoặc Es tại 1 điểm, tìm phương trình cung/ cầu. Cách giải:
B1: Gọi PT cần tìm là: P =ax +b (hoặc Q = ax+b)
B2: Ed = 1/a .P/Q (đối với pt P) hoặc Ed = a.P/Q (đối với pt Q). Thay P, Q vào
ta tính được hệ số a
B3: Thay chính điểm P, Q đó và a vào phương trình cần tìm, tính được b, suy
ra đường cung/cầu.
Bài tập mẫu:
Giả sử đang phân tích thị trường thép. Lượng thép năm ngoái bán ra là
100 triệu tấn với giá 20$/tấn. Từ dữ liệu, ta biết được Ed = -0,25, Es =
0,5. Tìm phương trình đường cung, đường cầu.
Giải: Ta có: P =20, Q =100
• Gọi Pd = aQ+b là pt đường cầu. (1) lOMoAR cPSD| 45943468
Ed = 1/a.P/Q = -0,25 ⬄ 1/a . 20/100 = -0,25 ⬄ a = -0.8
Thay a = -0,8, P =20, Q = 100 vào phương trình (1) ta được:
20 = -0,8.100+b ⬄ b = 100. Vậy đường cầu có pt: Pd=- 0,8Q+100
• Gọi Ps = cQ+d là pt đường cung (2) Es = 1/c.P/Q = 0,5 = 1/c . 20/100 ⬄
c = 0.4 Thay c=0,4, P=20, Q =100 vào (2) ta được:
20 = 0,4.100 +d ⬄ d = -20. Vậy đường cung có pt:
Ps=0,4Q – 20 Lưu ý:
• Nếu đề cho hàm P= aQ +b thì co giãn điểm tính theo công thức: E = 1/a .P/Q
• Nếu đề cho hàm Q= aP +b thì co giãn điểm tính theo công thức E = a.P/Q
(Áp dụng cho cả hàm cung và hàm cầu)
Dạng 6: Độ co giãn ảnh hưởng tới doanh thu.
Cho Ed hoặc Es, giả sử giá thay đổi x%, nêu sự thay đổi của 1 đại lượng (giá
và lượng) khi đại lượng còn lại thay đổi. Xác định độ biến thiên của doanh
thu. Co giãn chéo tương tự Cách làm: lOMoAR cPSD| 45943468
B1: Cần phải hiểu rõ. Ed luôn có dạng: Ed = %∆Q%∆P = - a (với a>0) (Ed luôn âm)
• Dấu trừ trong Ed thể hiện giá và sản lượng thay đổi ngược nhau (theo
luật cầu), tức là giá tăng thì lượng giảm, và ngược lại, giá giảm thì lượng tăng.
• Phần a chính là thể hiện giá trị thay đổi, nếu giá thay đổi 1% thì lượng thay đổi a phần trăm
Kết hợp cả 2 ta được ý nghĩa của Ed: Nếu giá giảm 1% thì lượng tăng Ed % và
ngược lại, nếu giá tăng 1% thì lượng giảm đi 1 lượng là trị tuyệt đối Ed%.
Còn Es luôn dương nên ý nghĩa Es: Nếu giá giảm 1% thì lượng giảm Es% và
nếu giá tăng 1% thì lượng tăng Ed%.
B2: Tính sự thay đổi doanh thu.
Tìm doanh thu ban đầu: TR1= P1.Q1. Doanh thu lúc sau TR2 = P2.Q2,
Biện luận TR2 theo TR1, từ đó so sánh TR2 và TR1, cuối cùng xác định độ biến
thiên doanh thu. (Hơi khó hiểu ha, xem bài mẫu để hiểu hơn nhé)
Bài tập mẫu:
Cho Ed = -0,5 . Giả sử giá tăng 10% thì :
a. Lượng sản phẩm của hàng hóa sẽ?
a. Doanh thu của hành hóa sẽ? Giải:
a. Ed = - 0,5, điều này có ý nghĩa, nếu giá tăng 1% thì lượng sản phẩm sẽ giảm đi 0,5%.
Vậy nếu giá tăng 10% thì lượng sản phẩm sẽ giảm đi 5%.
b. Doanh thu ban đầu của sản phẩm: TR1 = P1.Q1
Doanh thu khi giá tăng 10% là: TR2 = P2.Q2
Ta có: Giá tăng 10% tức P2 = P1 + 10%P1 = 1,1P1
Lượng giảm 5% tức Q2 = Q1 – 5%Q1 = 0,95Q1
Vậy TR2 = P2.Q2 = 1,1P1.0,95Q1 = 1.045P1.Q1.
So sánh ta được TR2 >TR1
Vậy doanh thu tăng 1 lượng: TR2 –TR1 = 0,045 = 4,5%.
Làm xong có thể kiểm tra lại bằng cách so bảng: lOMoAR cPSD| 45943468
Dạng 7: Tìm điểm cân bằng khi đánh thuế vào người bán, vào người mua.
Cho hàm số cung và hàm số cầu. Giả sử chính phủ đánh thuế t /sp vào người
bán hoặc người mua. Tìm điểm cân bằng sau khi đánh thuế.\ Cách giải:
B1: Quy hết các đường cung cầu về dạng P = aQ+b B2:
• Nếu đánh vào người bán thì ta có phương trình cung mới: Ps’ = Ps +t.
Kết hợp với đường cầu không đổi, cân bằng thị trường tại: Pd = Ps’
Suy ra được điểm cân bằng mới.
• Nếu đánh vào người mua thì ta có phương trình cầu mới: Pd = Pd’ – t
Kết hợp với đường cung không đổi, cân bằng thị trường tại: Pd’ = Ps’
Suy ra được điểm cân bằng mới.
Xét thấy, ở 2 trường hợp, đánh vào người mua hay người bán thì ta có:
• Điểm cân bằng khác nhau,
• Thuế người mua và thuế người bán chịu là như nhau.
Vậy nên trong trường hợp đề không nói đánh vào ai, ta có thể giả sử đánh vào
1 bên bất kì để tính toán. (Anh hay giả sử đánh vào người bán nha)
Bài tập mẫu:
1. Giả sử sản phẩm X có hàm số cung và cầu như sau: Qd = 180 - 3P, Qs = 30
+ 2P. Nếu chính phủ đánh thuế vào người bán thì điểm cân bằng mới là
gì?, Nếu chính phủ đánh vào người mua thì điểm cân bằng mới là gì? Giải:Pd = (Q -180)/-3 , Ps = (Q-30)/2 lOMoAR cPSD| 45943468
• Nếu đánh vào người bán: Ps’ = Ps +t = (Q-30)/2 + 10
Cân bằng thị trường: Pd =Ps’ ⬄ (Q -180)/-3 = (Q-30)/2 + 10
Điểm cân bằng mới là: Qcb = 78, Pcb = 34
• Nếu đánh vào người mua: Pd’ = Pd – t = (Q -180)/-3 – 10
Cân bằng thị trường: Pd’ = Ps ⬄ (Q -180)/-3 – 10 = (Q-30)/2
Điểm cân bằng mới là: Qcb = 78, Pcb = 24.
• Khác nhau về giá cân bằng, sự chênh lệch đúng bằng thuế t =10 Dạng 8:
Tìm lượng thuế mà người mua hoặc người bán phải chịu.
Cho hàm cung, hàm cầu. Giả sử chính phủ đánh thuế là t /sp. Tìm tD, tS.
Cách giải: Thường các bài tập sẽ không nói thẳng là đánh vào ai, nên ta cứ giả sử
nó đánh vào người bán nhé.
B1: Dựa vào đường cung, cầu, tìm điểm cân bằng: Pcb và Qcb
B2: Pt đường cung sau khi đánh thuế: Ps’ = Ps +t
B3: Cân bằng thị trường Ps’=Pd, tìm giá cân bằng, lượng cân bằng mới Pcb’và Qcb’
B4: Ta có công thức:
• Thuế mà người mua chịu: tD = Pcb’ – Pcb
• Thuế mà người bán chịu: tS = t – tD B5: Tổng tiền chính phủ thu được
khi có thuế: + Lưu ý: Mối quan hệ giữa độ co giãn và thuế:
• Nếu tD Người mua chịu thuế ít hơn => Cầu co giãn nhiều hơn cung
• Nếu tD>tS => Người mua chịu thuế nhiều hơn => Cầu co giãn ít hơn cung
• Nếu tD = tS => chịu thuế bằng nhau => cầu co giãn như cung.
• Nếu tD = t => Người mua chịu hết thuế => Cầu hoàn toàn không co
giãn, cung co giãn hoàn toàn
• Nếu tS = t => Người bán chịu hết thuế => Cung hoàn toàn không co
giãn, cầu co giãn hoàn toàn.
Bài tập mẫu:
1. Cho hàm cung cầu: Qd = -17P + 390, Qs = 8P + 15. lOMoAR cPSD| 45943468
Chính phủ đánh thuế 4 đvtt/sp. Tính tD, tS, so sánh co giãn cầu và co giãn
cung, tính thuế mà chỉnh phủ thu được.
Giải: Pd = (390 –Q)/17, Ps = (Q-15)/8
Cân bằng thị trường ban đầu: Pd =Ps ⬄ (390 –Q)/17 = (Q-15)/8 Qcb = 135, Pcb =15
Chính phủ đánh thuế => giả sử đánh vào người bán, phương trình cung mới: Ps’ = Ps + t = (Q-15)/8 + 4
Điểm cân bằng mới: Ps’ = Pd ⬄ (Q-15)/8 + 4 = (390 –Q)/17
• Qcb’ = 113.24, Pcb’ = 16.28
Vậy thuế mà người mua chịu là: tD = Pcb’ – Pcb =16.28 – 15 =1,28
Thuế mà người bán chịu là: tS = t –tD = 4 -1,28 = 2,72
Do tD < tS => Người mua chịu thuế ít hơn => Cầu co giãn hơn cung
Thuế chính phủ nhận: G =t.Qcb’ = 16,28. 4 =65,12
Dạng 9: Thặng dư PS, CS và tổn thất xã hội DWL sau khi đánh thuế. Dựa theo dạng 8 Cách làm:
B1: Cần có các giá trị (được tính ở dạng 8) như:
• Cân bằng ban đầu: Pcb, Qcb
• Cân bằng sau khi đánh thuế: Pcb’, Qcb’ • tD, tS
B2: Thay giá trị cân bằng mới Qcb’ vào đường cung cũ Ps, ta tính được P* như hình. lOMoAR cPSD| 45943468
B3: Ta có bảng sau: (G là lượng thuế chính phủ nhận được nhé), tới đây thì mọi
thứ chỉ là diện tích tam giác và hình chữ nhật Ban đầu: Pcb, Qcb Đánh thuế: Pcb’, Qcb’ CS = A + B + C CS = A PS = D + E + F PS = F G = 0 => NW = A+B+C+D+E+F G = B + E => NW = A+B+E+F
Tổn thất chính là phần C + D. Công thức nhanh: DWL = ½.(Qcb’ – Qcb).t
Bài tập mẫu:
1. Cho hàm cung, hàm cầu như sau: Pd = 18 – 3Q, Ps = 6 + Q
Nếu chính phủ đánh thuế làm lượng cân bằng mới là 2,5 . Tính thuế mà
chính phủ đánh, lượng tiền CP thu được, CS, PS, DWL sau khi bị đánh thuế Giải:
Dạng này không cho đánh thuế bao nhiêu, mà cho lượng cân bằng sau khi
đánh thuế, ta cũng dễ dàng tìm được lượng thuế đánh như sau: - Cân
bằng thị trường ban đầu: Pd =Ps ⬄ 18 – 3Q = 6+Q => Qcb = 3, Pcb = 9 lOMoAR cPSD| 45943468
Giả sử đánh vào người bán, Ps’ = Ps + t và Pd không đổi
Thay Qcb’ = 2,5 vào Pd ta được giá cân bằng mới: Pcb’ = 10,5
Thay Pcb’ vào Ps ta được: 10,5 = 6 + 2,5 + t ⬄ t = 2
Thuế người mua chịu: tD = Pcb’ – Pcb = 10,5 -9 =1,5
Thuế người bán chịu: tS = t –tD = 2- 1,5 = 0,5
Ta có hình: (làm bài nhớ hiểu hình nha, hiểu hình là xong hết rùi đó !!!) Ban đầu: Pcb, Qcb Đánh thuế: Pcb’, Qcb’ CS = A + B + C • CS = A PS = D + E + F • PS = F G = 0 => NW = A+B+C+D+E+F • G = B + E => NW = A+B+E+F
Lưu ý: 18 và 6 lần lượt là tung độ gốc của Pd và Ps ( nhớ là phải là phương
trình P nha mấy đứa, không phải Q nhé) Vậy ta tính được:
CS’ = Phần diện tích A = ½.2,5. ( 18 -10,5) = 9.375
Thay Qcb’ = 2,5 vào đường cung cũ, tính được Ps* = 8,5
PS’ = Phần diện tích F = ½.2,5.(8,5 – 6) = 3.125
DWL = Phần diện tích C + D = ½. (3 – 2,5 ) .2 = 0.5
Chính phủ nhận: B + E = t.Qcb’ = 2,5 . 2 = 5 lOMoAR cPSD| 45943468
Dạng 10: Trợ cấp (dạng này hiểu tương tự như thuế nên anh tóm tắt thôi nha,
không kĩ như thuế ở trên được, hiểu thuế là phần này dễ hiểu lắm)
Trợ cấp là khoản chính phủ sẽ tài trợ cho nền kinh tế. Như thuế, phần trợ cấp
vào người nào đi nữa thì cả 2 bên người bán và người mua đều được lợi
• Người mua sẽ tốn ít tiền hơn để mua sản phẩm đó
• Người bán sẽ nhận được tiền nhiều hơn TẤT TẦN TẬT
VỀ TRỢ CẤP:
B1: Tìm điểm cân bằng ban đầu: Pcb, Qcb
B2: Trợ cấp thường là vào sản xuất, chính phủ sẽ trợ cấp cho người bán 1
lượng t/sp, lúc này đường cung mới là: Ps’ = Ps – t
B3: Cân bằng mới: Pd = Ps’ = Ps – t. Tìm điểm cân bằng mới Pcb’, Qcb’
B4: Tìm số trợ cấp mà người bán và người mua nhận được tD = Pcb –
Pcb’, số tiền mà người bán thực sự trả: Pcb’ tS = t – tD, Số tiền mà
người bán thực sự nhận được là: Ps*=Pcb’ + t Xem hình: lOMoAR cPSD| 45943468
B5: Ngược với thuế thì trợ cấp chính phủ sẽ mất tiền, số tiền chính phủ mất là: G = t.Qcb’
B6: Sự thay đổi của PS, CS, DWL và G. Xem hình hiểu rõ hơn nha.
Ta có bảng thay đổi sau:
Tổn thất DWL = diện tích H = ½ t.(Qcb’ – Qcb)
Bài tập mẫu:
Giả sử có hàm cầu và cung của hồ tiêu như sau:
Q = – 10P+600, Q = 5P –150 D S
(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng/kg, đơn vị tính của lượng là nghìn tấn) Yêu cầu:
1. Xác định lượng, giá cân bằng và tổng doanh thu của nông dân
2. Giả sử chính phủ trợ cấp 12.000 đồng trên 1 kg, lượng cân bằng, giá
NSX nhận và giá NTD trả là bao nhiêu? lOMoAR cPSD| 45943468
3. Chính phủ mất bao nhiêu tiền trợ cấp? Ai là người nhận trợ cấp nhiều
hơn, cụ thể là bao nhiêu?
4. Chính sách trợ cấp làm thay đổi PS,CS ra sao? Tổn thất xã hội là bao nhiêu? Giải:
1. Cân bằng ban đầu khi Qd = Qs ⬄ -10P + 600 = 5P – 150 ⬄ Pcb=50,Qcb=100
2. Trợ cấp 12 đvtt/sp (nhớ đơn vị là nghìn nha), ta được Ps’ = Ps –t:
Pd = (Q-600)/-10, Ps = (Q+150)/5 Ps’ = (Q+150)/5 – 12
Cân bằng mới: Pd = Ps’ ⬄ (Q-600)/-10 = (Q+150)/5 – 12 ⬄ Qcb’=140, Pcb’ = 46
Vậy: Giá người mua thực sự trả là Pcb’ = 46
Giá người bán thực sự nhận được là: Ps* = Pcb’ + t = 46+12=58
3. Số tiền mà chính phủ bỏ ra: G = t. Qcb’ = 12.140=1680
Trợ cấp mà người mua nhận được: tD =Pcb – Pcb’ = 50 -46 = 4
Trợ cấp mà người bán nhận được: tS = t – 12 = 12 -4 = 8
Tổng số tiền người mua nhận: tD.Qcb’ = 4.140= 560
Tổng số tiền người bán nhận: tS.Qcb’ = 8.140 = 1120 4. Ta có: lOMoAR cPSD| 45943468
Lượng PS thay đổi = diện tích B + E =1/2.(Qcb+Qcb’).tS =960
Lượng CS thay đổi = diện tích C+F+G= 1/2.(Qcb+Qcb’).tD = 480
Tổn thất = diện tích phần H = ½.t(Qcb’ – Qcb) = 240.
Dạng 11: Kết hợp đánh thuế/ trợ cấp và cả áp đặt giá trần/ giá sàn Cách làm:
B1: Viết phương trình đường cung khi đánh thuế (hoặc được trợ cấp)
• Thuế: Ps’ = Ps +t
• Trợ cấp: Ps’ = Ps – t
B2: Thay giá trần (hoặc giá sàn) lần lượt vào đường cầu và đường cung
mới, tính được lượng cầu và lượng cung bấy giờ. Từ đó kết luận
Bài tập mẫu:
Cho hàm cung cầu lần lượt: Pd = 18 -3Q, Ps =6+Q
Chính phủ đánh thuế 2 đvtt/sp. Cùng lúc đó áp đặt giá P = 12. Tình hình thị trường
lúc này như thế nào, nên làm gì? Giải:
Đánh thuế t =2 suy ra hàm cung mới: Ps’ = 6+Q +2 = 8+Q
Áp đặt giá P =12, thay vào hàm cung và cầu mới ta được: Qs’ = 4, Qd = 2
Vậy thị trường sau khi bị đánh thuế và áp đặt giá thì đang dư thừa, lúc này chính
phủ nên cam kết mua hết hàng thừa, số tiền mà chính phủ bỏ ra là: G=12.(4 -2)=24
Một công thức ngoài lề: tD = t.EsEd+Es (tất cả ở dạng trị tuyệt đối)
Hàng hóa X có Ep= -2 và Es=4. Chính phủ đánh thuế 9 (đvt/đvq) vào hàng hóa
này. Vậy sau khi có thuế giá thị trường sẽ tăng thêm là: lOMoAR cPSD| 45943468
Giải: Giá thị trường tăng đúng bằng khoản thuế mà người mua phải
chịu: Ta có: tD = t.EsEd+Es Vậy tD = 6.