Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và phương pháp quản lý- Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và phương pháp quản lý- Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Môn:
Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và phương pháp quản lý- Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và phương pháp quản lý- Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

45 23 lượt tải Tải xuống
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và phương pháp quản lý.
1. Rủi ro thanh toán.
1.1 Khái niệm.
Rủi ro tín dụng ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của
ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó khả năng không chi trả được nợ của
người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn người cho
vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp
đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.
1.1 Đánh giá rủi ro tín dụng.
Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan thường những nhìn nhận ban đầu tổng quát về triển
vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín
dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:
Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ...
Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang giai
đoạn phát triển thì dự án nhiều khả năng thành công. Ngược lại; nếu ngành
liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều công ty trong ngành
làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp.
Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh... những
điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.
Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay
khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu
dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quý
hàng năm của doanh nghiệp.
Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh
nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang các khoản vay khác các khoản vay
tín dụng quá hạn chưa được thanh toán hay doanh nghiệp các khoản vay tín dụng
đã được thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả... thì tín tin cậy của doanh
nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: được căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản
cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh...Các ngân hàng thể đánh giá mức rủi ro
tín dụng trên sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự của
doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại.
Tính thanh khoản cũng một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. doanh
nghiệp tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động
tiền mặt không cao thì doanh nghiệp nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn
quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao.
1.2 Rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại
Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại hoạt động cho
vay nên rủi ro tín dụng một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng
phải có khả năng phân tích, đánh giá quản rủi ro hiệu quả nếu ngân hàng
chấp nhận nhiều khoản cho vay rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng khả năng
phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này thể
làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì
thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong
cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào.
2. Rủi ro thanh khoản.
2.1 Khái niệm.
Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi ngân hàng thương mại thiếu khả năng
chi trả tại một thời điểm nào đó hoặc không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền
hoặc không khả năng huy động hay phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao
để đáp ứng nhu cầu thanh toán, điều này dẫn đến những \u quả không mong muốn
cho ngân hàng.
2.2.Hệ quả của mất khả năng thanh toán trong hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò cơ bản như là người tạo thanh khoản cho nền kinh tế
thông qua các hoạt động chủ yếu nhận tiền gửi, cho vay các hoạt động tài chính
khác. Do đó, khi một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ có ảnh hưởng đến cả hệ
thống của Ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Như là:
- Rủi ro thanh khoản thể dẫn đến phá sản một ngân hàng tại một thời điểm mặc
ngân hàng đó vẫn đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận
Do nhu cầu thanh khoản tại một thời điểm vượt quá mức dự trữ của một Ngân hàng
hoặc các Tài sản của Ngân hàng chưa kịp chuyển đổi cho hoạt động thanh khoản.
Tình trạng thiếu thanh khoảnthể đánh giá là rủi ro rất nguy hiểm đối với một ngân
hàng.
- Rủi ro thanh khoản có thể làm cho các ngân hàng thiếu hụt tạm thời về thanh khoản
Khi thiếu hụt tạm thời về thanh khoản, các Ngân hàng phải tìm cách để nguồn bổ sung
thanh khoản bằng việc vay mượn từ những ngân hàng khác hoặc vay NHTW để giải
quyết các nhu cầu về vốn.. Tình trạng thiếu hụt tạm thời về thanh khoản thể gây
hiệu ứng không tốt, dẫn đến thanh khoản của ngân hàng nhanh chóng cạn kiệt và ngân
hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.
- Rủi ro thanh khoản có nguy cơ làm giảm uy tín của ngân hàng
Do bất cân xứng thông tin trong giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, khi các biểu
hiện thiếu thanh khoản xuất hiện sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng khách hàng rút
tiền hàng loạt để bảo toàn vốn. Điều này làm các ngân hàng cạn kiệt thanh khoản thậm
chí phá sản.
- Rủi ro thanh khoản của ngân hàng hiệu ứng lan truyền khả năng gây đổ vỡ
toàn hệ thống
Các ngân hàng thực hiện các khoản vay mượn lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong mối
quan hệ biện chứng tương hỗ. Khi một ngân hàng không đủ khả năng chi trả các
khoản nợ, sẽ làm ảnh hưởng đến các Ngân hàng kháckhả năng kéo theo sự sụp
đổ của toàn hệ thống.
2.3 Nhận dạng rủi ro thanh khoản
Một số dấu hiệu cho thấy một Ngân hàng đang gặp rủi ro về thanh khoản
- Sự biến động giá của cổ phiếu khi thị giá cổ phiếu của ngân hàng đang giảm vì sự kỳ
vọng của nhà đầu tư vào ngân hàng đang giảm;
- Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất thị trường để huy động vốn.;
- Ngân hàng đang bán gấp tài sản sẵn sàng chịu lỗ từ việc bán tài sản này; đồng
thời việc bán tài sản này diễn ra thường xuyên;
- Ngân hàng buộc phải từ chối một số khoản vay khả thi của khách hàng hoặc Ngân
hàng không có khả năng giải ngân đúng hẹn và đầy đủ các cam kết tín dụng,
- Ngân hàng vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên.
Các vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản chỉthể phát sinh khi số tiền gửi được rút
ra quá mức bình thường và không dự tính trước. Điều đó xảy ra khi:
- Người gửi tiền lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng này so với ngânng
khác;
- Sự sụp đổ của một ngân hàng làm những người gửi tiền mất niềm tin vào khả năng
thanh toán của ngân hàng;
Sự đột ngột chuyển hướng ưu tiên đầu từ tiền gửi ngân hàng sang các tài sản tài
chính phi ngân hàng (như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty, cổ phiếu thương
phiếu), rút tiền đầu tư vào bất động sản...
- Sự bất ổn của hệ thống chính trị như: Chiến tranh, bạo loạn, sự mất lòng tin của
người dân về tính ổn định của đồng tiền.
2.4 Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro thanh khoản
2.4.1 Tài trợ rủi ro thanh khoản
Khi đã xảy ra rủi ro thanh khoản, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn
thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện
pháp tài trợ rủi ro thanh khoản thích hợp. Các biện pháp có thể thực hiện:
- Vay ngắn hạn NHNN và các tổ chức tín dụng khác, bán hoặc repo giấy tờ có giá qua
thị trường mở, thị trường chứng khoán, bán ngoại tệ. Có thể chấp nhận vay với lãi suất
cao hoặc bán tài sản thanh khoản (giấy tờ giá, ngoại tệ) với giá thấp hơn giá thị
trường;
- Đẩy mạnh huy động vốn, phát hành giấy tờ giá, thể chấp nhận lãi suất huy
động cao;
- Hạn chế cam kết cho vay mới, ngừng giải ngân tín dụng;
- Tích cực thu hồi nợ quá hạn.
2.4.2. Một số cuộc khủng hoảng và bài học kinh nghiệm.
Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004: Rủi ro thanh khoản ở Nga bắt
đầu từ tháng 07/2004. Ngày 09/07/2004 Guta Bank- một Ngân hàng lớn của Nga
thông báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động
hơn 400 máy ATM. Ngày 10/07/2004, người dân đổ đi rút tiền các Ngân hàng
khác lo sợ tình trạng tương tự. Ngày 16/07/2004, các Ngân hàng từ chối cấp tín
dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng đáng kể song khách hàng vẫn tiếp tục rút tiền
ạt. Bên cạnh đó, Chính phủ phải áp dụng chính sách phạt 10% nếu rút tiền trước hạn.
Ngân hàng Trung ương Nga giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5% để đáp ứng
đủ nhu cầu thanh khoản.
Theo các chuyên gia, khủng hoảng xảy ra do hệ thống Ngân hàng Nga quá
nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là các tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt
động bất hợp pháp (90% Ngân hàng ở đây có số vốn dưới 10tr USD). Sự quản lý thiếu
tính hệ thống này chưa tạo được niềm tin của người gửi tiền và rất dễ xảy ra tình trạng
câu kết, thao túng trong hệ thống.
Bài học rút ra: Cần tạo niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống Ngân hàng,
cần sự thống nhất phối hợp giữa các Ngân hàng trong hệ thống để phòng ngừa rủi
ro thanh khoản có thể xảy ra, ảnh hưởng tới toàn hệ thống Ngân hàng.
Rủi ro thanh khoảnAnh: Nothern Rock là Ngân hàng thương mại ở tốp trung
bình của Anh, trong lĩnh vực hoạt động thế chấp nhà đất là Ngân hàng lớn thứ 5 và
lịch sử hoạt động hơn 100 năm. Một số thông tin đã công khai về việc Ngân hàng cho
vay thế chấp tràn lan đang gặp khó khăn, khan hiếm tiền mặt thanh khoản. Hệ quả
của thông tin này hàng ngàn người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng đã xếp hàng từ
sáng tới tối tại 76 Chi nhánh của Ngân hàng để rút tiền. Ngay lập tức giá cổ phiếu của
Ngân hàng giảm 31,46% kéo theo sự sụt giảm của đồng bảng Anh nghiêm trọng.
NHTW Anh hỗ trợ lượng cung tiền cho Ngân hàng, Bộ Tài chính khẳng định Nothern
Rock Ngân hàng an toàn, làm ăn lãi. Tuy nhiên, lượng người đến rút tiền tại
Ngân hàng không suy giảm Ngân hàng rơi vào trạng thái đối mặt với rủi ro thanh
khoản thực sự
Bài học rút ra: Thanh khoản của các tài khoản thế chấp một nhân tố quan
trọng, các Ngân hàng cần cân nhắc đến các khoản đảm bảo tiền vay, có phương án cho
vay hiệu quả nguồn thu nợ ổn định. Tránh tạo hoang mang mất niềm tin trong
công chúng, người gửi tiền và đầu tư.
| 1/5

Preview text:

II. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và phương pháp quản lý.
1. Rủi ro thanh toán. 1.1 Khái niệm.
Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của
ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của
người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho
vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp
đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.
1.1 Đánh giá rủi ro tín dụng. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển
vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín
dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:
 Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ...
 Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai
đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngược lại; nếu ngành
liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều công ty trong ngành
làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp.
 Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh... là những
điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án. Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay
khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu
dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quý và
hàng năm của doanh nghiệp.
Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh
nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các khoản vay khác và có các khoản vay
tín dụng quá hạn chưa được thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng
đã được thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả... thì tín tin cậy của doanh
nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: được căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản
cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh...Các ngân hàng có thể đánh giá mức rủi ro
tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của
doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại.
Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Dù doanh
nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động
tiền mặt không cao thì doanh nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn
quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao.
1.2 Rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại
Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động cho
vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng
phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng
chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng
phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể
làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì
thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong
cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào.
2. Rủi ro thanh khoản. 2.1 Khái niệm.
Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi ngân hàng thương mại thiếu khả năng
chi trả tại một thời điểm nào đó hoặc không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền
hoặc không có khả năng huy động hay phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao
để đáp ứng nhu cầu thanh toán, điều này dẫn đến những hâ \u quả không mong muốn cho ngân hàng.
2.2.Hệ quả của mất khả năng thanh toán trong hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò cơ bản như là người tạo thanh khoản cho nền kinh tế
thông qua các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay và các hoạt động tài chính
khác. Do đó, khi một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ có ảnh hưởng đến cả hệ
thống của Ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Như là:
- Rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến phá sản một ngân hàng tại một thời điểm mặc dù
ngân hàng đó vẫn đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận
Do nhu cầu thanh khoản tại một thời điểm vượt quá mức dự trữ của một Ngân hàng
hoặc các Tài sản Có của Ngân hàng chưa kịp chuyển đổi cho hoạt động thanh khoản.
Tình trạng thiếu thanh khoản có thể đánh giá là rủi ro rất nguy hiểm đối với một ngân hàng.
- Rủi ro thanh khoản có thể làm cho các ngân hàng thiếu hụt tạm thời về thanh khoản
Khi thiếu hụt tạm thời về thanh khoản, các Ngân hàng phải tìm cách để nguồn bổ sung
thanh khoản bằng việc vay mượn từ những ngân hàng khác hoặc vay NHTW để giải
quyết các nhu cầu về vốn.. Tình trạng thiếu hụt tạm thời về thanh khoản có thể gây
hiệu ứng không tốt, dẫn đến thanh khoản của ngân hàng nhanh chóng cạn kiệt và ngân
hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.
- Rủi ro thanh khoản có nguy cơ làm giảm uy tín của ngân hàng
Do bất cân xứng thông tin trong giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, khi các biểu
hiện thiếu thanh khoản xuất hiện sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng khách hàng rút
tiền hàng loạt để bảo toàn vốn. Điều này làm các ngân hàng cạn kiệt thanh khoản thậm chí phá sản.
- Rủi ro thanh khoản của ngân hàng có hiệu ứng lan truyền và có khả năng gây đổ vỡ toàn hệ thống
Các ngân hàng thực hiện các khoản vay mượn lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong mối
quan hệ biện chứng và tương hỗ. Khi một ngân hàng không đủ khả năng chi trả các
khoản nợ, sẽ làm ảnh hưởng đến các Ngân hàng khác và có khả năng kéo theo sự sụp
đổ của toàn hệ thống.
2.3 Nhận dạng rủi ro thanh khoản
Một số dấu hiệu cho thấy một Ngân hàng đang gặp rủi ro về thanh khoản
- Sự biến động giá của cổ phiếu khi thị giá cổ phiếu của ngân hàng đang giảm vì sự kỳ
vọng của nhà đầu tư vào ngân hàng đang giảm;
- Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất thị trường để huy động vốn.;
- Ngân hàng đang bán gấp tài sản và sẵn sàng chịu lỗ từ việc bán tài sản này; đồng
thời việc bán tài sản này diễn ra thường xuyên;
- Ngân hàng buộc phải từ chối một số khoản vay khả thi của khách hàng hoặc Ngân
hàng không có khả năng giải ngân đúng hẹn và đầy đủ các cam kết tín dụng,
- Ngân hàng vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên.
Các vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản chỉ có thể phát sinh khi số tiền gửi được rút
ra quá mức bình thường và không dự tính trước. Điều đó xảy ra khi:
- Người gửi tiền lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng này so với ngân hàng khác;
- Sự sụp đổ của một ngân hàng làm những người gửi tiền mất niềm tin vào khả năng thanh toán của ngân hàng;
Sự đột ngột chuyển hướng ưu tiên đầu tư từ tiền gửi ngân hàng sang các tài sản tài
chính phi ngân hàng (như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty, cổ phiếu thương
phiếu), rút tiền đầu tư vào bất động sản...
- Sự bất ổn của hệ thống chính trị như: Chiến tranh, bạo loạn, sự mất lòng tin của
người dân về tính ổn định của đồng tiền.
2.4 Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro thanh khoản
2.4.1 Tài trợ rủi ro thanh khoản
Khi đã xảy ra rủi ro thanh khoản, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn
thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện
pháp tài trợ rủi ro thanh khoản thích hợp. Các biện pháp có thể thực hiện:
- Vay ngắn hạn NHNN và các tổ chức tín dụng khác, bán hoặc repo giấy tờ có giá qua
thị trường mở, thị trường chứng khoán, bán ngoại tệ. Có thể chấp nhận vay với lãi suất
cao hoặc bán tài sản thanh khoản (giấy tờ có giá, ngoại tệ) với giá thấp hơn giá thị trường;
- Đẩy mạnh huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá, có thể chấp nhận lãi suất huy động cao;
- Hạn chế cam kết cho vay mới, ngừng giải ngân tín dụng;
- Tích cực thu hồi nợ quá hạn.
2.4.2. Một số cuộc khủng hoảng và bài học kinh nghiệm.
Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004: Rủi ro thanh khoản ở Nga bắt
đầu từ tháng 07/2004. Ngày 09/07/2004 Guta Bank- một Ngân hàng lớn của Nga
thông báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động
hơn 400 máy ATM. Ngày 10/07/2004, người dân đổ xô đi rút tiền ở các Ngân hàng
khác vì lo sợ tình trạng tương tự. Ngày 16/07/2004, các Ngân hàng từ chối cấp tín
dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng đáng kể song khách hàng vẫn tiếp tục rút tiền ồ
ạt. Bên cạnh đó, Chính phủ phải áp dụng chính sách phạt 10% nếu rút tiền trước hạn.
Ngân hàng Trung ương Nga giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5% để đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản.
Theo các chuyên gia, khủng hoảng xảy ra do hệ thống Ngân hàng Nga có quá
nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là các tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt
động bất hợp pháp (90% Ngân hàng ở đây có số vốn dưới 10tr USD). Sự quản lý thiếu
tính hệ thống này chưa tạo được niềm tin của người gửi tiền và rất dễ xảy ra tình trạng
câu kết, thao túng trong hệ thống.
Bài học rút ra: Cần tạo niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống Ngân hàng,
cần có sự thống nhất phối hợp giữa các Ngân hàng trong hệ thống để phòng ngừa rủi
ro thanh khoản có thể xảy ra, ảnh hưởng tới toàn hệ thống Ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản ở Anh: Nothern Rock là Ngân hàng thương mại ở tốp trung
bình của Anh, trong lĩnh vực hoạt động thế chấp nhà đất là Ngân hàng lớn thứ 5 và có
lịch sử hoạt động hơn 100 năm. Một số thông tin đã công khai về việc Ngân hàng cho
vay thế chấp tràn lan và đang gặp khó khăn, khan hiếm tiền mặt thanh khoản. Hệ quả
của thông tin này là hàng ngàn người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng đã xếp hàng từ
sáng tới tối tại 76 Chi nhánh của Ngân hàng để rút tiền. Ngay lập tức giá cổ phiếu của
Ngân hàng giảm 31,46% kéo theo sự sụt giảm của đồng bảng Anh nghiêm trọng.
NHTW Anh hỗ trợ lượng cung tiền cho Ngân hàng, Bộ Tài chính khẳng định Nothern
Rock là Ngân hàng an toàn, làm ăn có lãi. Tuy nhiên, lượng người đến rút tiền tại
Ngân hàng không suy giảm và Ngân hàng rơi vào trạng thái đối mặt với rủi ro thanh khoản thực sự
Bài học rút ra: Thanh khoản của các tài khoản thế chấp là một nhân tố quan
trọng, các Ngân hàng cần cân nhắc đến các khoản đảm bảo tiền vay, có phương án cho
vay hiệu quả và nguồn thu nợ ổn định. Tránh tạo hoang mang và mất niềm tin trong
công chúng, người gửi tiền và đầu tư.