-
Thông tin
-
Quiz
Các nguyên lí cơ bản trong Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Các nguyên lí cơ bản trong Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (EC101) 51 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Các nguyên lí cơ bản trong Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Các nguyên lí cơ bản trong Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (EC101) 51 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)
Môn học: Kinh tế vi mô
Chương 1: Khái quát về kinh tế học
Chủ đề 1: Quy luật khan hiếm, kinh tế học, các nguyên lý cơ bản trong kinh tế học vi mô
Phần 2: Các nguyên lý cơ bản trong kinh tế học vi mô Slide Script 1
Vậy, nền kinh tế thực hiện những quyết định sản xuất, phân phối và tiêu dùng như
thế nào? Quyết định của nền kinh tế chính là sự phối ợp h hoạt ộ đ ng của hàng triệu
hộ gia đình và doanh nghiệp, phản ánh thái độ, mong muốn của những cá nhân
trong nền kinh tế. Như vậy, để tìm hiểu cơ chế lựa chọn của nền kinh tế, ta dựa vào
cách thực hiện các quyết định của cá nhân. Và Kinh tế học đã khái quát cách thức
ra quyết định của các cá nhân, xã hội trong 10 nguyên tắc cơ bản. Ở phạm vi kinh
tế học vi mô, chúng ta ẽ
s xem xét 5 nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên lý “đánh đổi” 2. Chi phí cơ hội 3. Ra quyết ị đ nh ở điểm cận biên
4. Con người đáp ứng với khuyến khích
5. Thương mại tự do, tự nguyện có thể đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia 1 2
Nguyên tắc đầu tiên của việc thực hiện một quyết định là: đánh đổi. Do sự khan hiếm,
mâu thuẫn giữa tính hữu hạn của các nguồn lực với tính vô hạn trong nhu cầu,
con người phải đứng trước các lựa chọn.
Khi quyết định chọn nhận một điều này, ta thường phải từ bỏ một điều khác. Đó
chính là sự đánh đổi giữa các mục tiêu. Chẳng hạn như:
Trong tiêu dùng, một hộ gia đình sẽ th ờng ư
xuyên đứng trước việc phải quyết ị đ nh
xem sẽ dùng thu nhập của mình cho việc gì: để mua thực phẩm hay quần áo, mua
xe hay đi du lịch, tiêu dùng hết trong hiện tại hay để dành cho những lúc đau ốm
hoặc khi về già. Nếu dành phần lớn tiền để mua thực phẩm thì sẽ giảm bớt số tiền
để mua quần áo; hay nếu dùng tiền dành dụm được để mua xe thì sẽ không còn tiền
để đi du lịch; nếu tiêu dùng hết cho các nhu cầu của hiện tại thì trong tương lai, lỡ
có vấn đề về sức khỏe thì cũng sẽ không có tiền chi trả cho việc chữa bệnh. Việc
chúng ta dùng thêm 1 đồng thu nhập để tiêu dùng 1 hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào
đó sẽ đồng nghĩa với việc giảm đi 1 đồng thu nhập cho các hàng hóa, dịch vụ khác.
Đó chính là sự đánh đổi.
Hay trong sản xuất, với một diện tích đất cố định, nếu người nông dân dành phần
lớn diện tích trồng đậu thì sẽ chỉ còn phần nhỏ diện tích đất để trồng bắp. Sản lượng
đậu tăng lên được đánh đổi bởi sản lượng bắp bị giảm đi.
Nguyên lý đánh đổi cũng đúng khi xét trên phạm vi toàn xã hội. Ngày nay các anh chị th ờng ư
thấy các kênh truyền thông thường đưa tin về tình trạng biến đổi khí
hậu, trái đất ngày càng nóng lên. Đó cũng chính là sự đánh đổi để nhận được sự
phát triển về kinh tế. Càng nhiều nhà máy được xây dựng để sản xuất nhiều hàng
hóa hơn thì tình trạng ô
nhiễm do khói bụi, nước thải, c ấ h t thải ừ
t các nhà máy càng trầm trọng hơn. 2 3
Vì chúng ta luôn đứng trước sự đánh đổi, nên khi đưa ra quyết định lựa chọn, ta cần
phải so sánh chi phí và ợ
l i ích của những phương án khác nhau.
Chi phí cơ hội là những khoản bị mất đi khi chọn một quyết định, và bỏ qua các quyết định khác.
Lưu ý rằng: khi ta chọn một quyết định và bỏ qua cùng lúc nhiều quyết định khác,
thì chi phí cơ hội chính là giá trị cao nhất của một trong những quyết định phải từ bỏ.
Chẳng hạn: Buổi tối sau khi đi làm về, các anh chị có thể sử dụng thời gian của
mình vào một trong những lựa chọn sau đây:
A. Học bài Kinh tế học vi mô (50) B. Xem phim (40) C. Gặp bạn bè (30) Hoặc D. Ngủ (20)
Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người khác nhau mà mỗi phương án này sẽ đem lại
những giá trị lợi ích khác nhau. Ở đây, giả sử con số trong ngoặc đơn chính là lợi
ích mà mỗi phương án đem lại cho các anh chị. Theo đó, các anh chị sẽ chọn phương
án A là học bài, vì với cùng một lượng thời gian, đây là phương án đem lại lợi ích
cao nhất cho các anh chị (50 cao hơn so với 40, 30 hay 20 đúng không nào?). Khi
đó, các anh chị phải từ bỏ hoặc xem phim, hoặc được ra ngoài gặp bạn bè, hoặc là
ngủ sớm. Vậy, chi phí cơ hội của việc dành thời gian buổi tối để học bài Kinh tế
học vi mô là bao nhiêu? (…)
Chi phí cơ hội của việc học bài Kinh tế vi mô trong trường hợp này chính là bằng
40, bởi vì: trong 3 phương án mà các anh chị đã bỏ qua, không chọn là: xem phim,
gặp bạn bè và ngủ, thì phương án xem phim có giá trị cao nhất, ằ b ng 40. 3 4
Phân tích về chi phí cơ hội sẽ giúp ta lựa chọn xem nên dùng nguồn lực cho việc
gì, nhưng chưa đủ để đưa ra quyết định sử dụng bao nhiêu nguồn lực cho việc đó.
Chẳng hạn, ta đã quyết định sẽ dành thời gian buổi tối để học bài Kinh tế vi mô.
Vậy nên dành 1 giờ, 2 giờ, hay 3 giờ, 4 giờ trong 1 buổi tối để học bài thì sẽ tốt
nhất? Để đưa ra quyết định kiểu như vậy, chúng ta phải dựa trên cân nhắc về thay đổi biên.
Chỉ tiêu biên là sự thay đổi trong chỉ tiêu tổng khi ta thực hiện một điều chỉnh đơn
vị đối với một hoạt động. Lưu ý rằng, điều chỉnh này có thể là điều chỉnh tăng hoặc
điều chỉnh giảm chẳng hạn như học bài thêm 1 giờ hay giảm sản xuất 1 sản phẩm, hay ăn thêm 1 chén cơm. Một cách khái quát:
- Lợi ích biên: là sự thay đổi trong tổng lợi ích nhận được khi sản xuất hay tiêu dùng
tăng thêm hoặc giảm bớt 1 đơn vị sản phẩm.
- Chi phí biên: là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất tăng thêm hoặc giảm
bớt 1 đơn vị sản phẩm.
Một cá nhân, tổ chức hay xã hội sẽ ra quyết định hợp lý tại điểm cận biên: thực hiện
hành động khi lợi ích biên nhận được cao hơn hoặc bằng với chi phí biên phải bỏ ra. 4 5
Quay lại với ví dụ về việc dành thời gian buổi tối ể
đ học bài Kinh tế vi mô. Ta nên
học bao nhiêu giờ đồng hồ một buổi thì sẽ hiệu quả nhất?
Thông thường, học càng nhiều thì ta càng nắm được nhiều kiến thức và do vậy tổng
lợi ích từ việc học càng cao. Tuy nhiên, khi đó, đầu óc sẽ mệt dần và mức độ tập
trung ngày càng giảm nên trong mỗi giờ học càng về sau, lượng kiến thức thu nhận
được càng ít. Nghĩa là lợi ích nhận được từ mỗi giờ học tăng thêm sẽ giảm dần.
Ngược lại với lợi ích là chi phí: học càng nhiều thì cứ mỗi giờ học tăng thêm, chi
phí bỏ ra càng cao, tổng chi phí gia tăng càng nhanh.
Giả sử nếu học 1 giờ, thì lợi ích từ việc học bằng 15. Học 2 giờ thì tổng lợi ích nhận
được là 25, tăng thêm 10 so với chỉ học 1 giờ (25 -15 = 10).
Như vậy, lợi ích biên của giờ học thứ 2 là bằng 10. Tương tự như vậy, lợi ích biên
của giờ học thứ 3 là 5, lợi ích biên của giờ học thứ 4 là 3.
Về phía chi phí, nếu học 1 giờ thì chi phí bỏ ra là 8, học 2 giờ thì tổng chi phí phải
hao tốn là 17. Tức là tổng chi phí tăng thêm bằng 9 khi học thêm giờ thứ 2. Hay nói
cách khác, chi phí biên của giờ học thứ hai là 9. Tương tự, chi phí biên của giờ học
thứ 3 là 11, chi phí biên của giờ học thứ 4 là 12.
Theo nguyên tắc quyết định tại điểm cận biên, các anh chị sẽ lựa chọn học mấy giờ
một buổi ạ? (…) Ta thấy rằng, đến giờ học thứ 2, lợi ích biên ẫ v n còn lớn hơn chi
phí biên (10>9); nhưng khi học thêm giờ học thứ 3, lợi ích biên nhận được là nhỏ
hơn chi phí biên (5<11). Do vậy, ta nên học 2 giờ 1 buổi thì sẽ hiệu quả nhất. 6
Các anh chị có thể kiểm tra lại bằng cách so sánh lợi ích ròng từ mỗi phương án.
Lợi ích ròng bằng tổng lợi ích trừ đi tổng chi phí.
Rõ ràng, khi chọn học 2 giờ 1 buổi,
ta nhận được lợi ích ròng lớn nhất so với khi chọn các phương án khác. 5 7
Nguyên tắc thứ 4 là con người phản ứng với các khuyến khích.
Khuyến khích ở đây hàm ý những tác động, điều chỉnh làm gia tăng lợi ích hoặc
chi phí cho cá cá nhân, tổ chức.
Mỗi cá nhân, tổ chức đều ra quyết định dựa trên so sánh giữa chi phí và lợi ích.
Do đó, khi các khuyến khích thay đổi làm cho chi phí và lợi ích thay đổi thì thái độ,
hành vi của con người cũng sẽ thay đổi.
Nguyên tắc này thường được sử dụng trong việc đề ra các chính sách của nhà nước
hay quản trị của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như: khi muốn khuyến khích người dân tại TPHCM và Hà Nội sử dụng
xe buýt công cộng để hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông, nhà nước đã trợ giá
vé xe buýt. Nhờ vậy, việc đi xe buýt trở nên rẻ hơn. Điều này làm cho chi phí của
việc đi xe buýt sau khi được trợ giá trở nên rất thấp, thấp hơn lợi ích nhận được khi
đi xe buýt, do vậy một lượng lớn người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên và người
lao động đã chuyển sang sử dụng xe buýt thay cho các phương tiện cá nhân.
Hay tại doanh nghiệp, nếu trả lương theo doanh số bán ra thì sẽ tạo động lực để mỗi
nhân viên tìm cách bán được nhiều sản phẩm n ấ
h t có thể nhằm nhận được mức thu
nhập cao hơn. Còn nếu trả lương theo số giờ làm việc thì chỉ tạo động cơ để người
lao động có mặt đúng giờ tại công ty mà không giúp nâng hiệu suất bán hàng.
Nguyên tắc này cho thấy tầm quan trọng của thể chế. Nếu có thể tạo ra được khuyến
khích đúng thì sẽ giúp nền kinh tế sử dụng nguồn lực có hiệu quả. 6 8
Những nguyên tắc vừa rồi giúp chúng ta hình dung ra từng cá nhân sẽ ra quyết định
như thế nào. Nguyên tắc tiếp theo sẽ cho chúng ta biết người này có thể ảnh hưởng đến người khác ra sao.
Nguyên tắc thứ 5 cho rằng: sự giao thương, trao đổi thương mại tự do sẽ làm tăng lợi ích của các bên.
So sánh với nền kinh tế tự cung tự cấp, mỗi hộ gia đình tự sản xuất ra những gì mình cần,
ta thấy nền kinh tế trao đổi h ệ
i n vật đã đem lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn.
Và đến nay, nền kinh tế hàng hóa hiện đại mở ra nhiều lựa chọn hơn nữa cho việc
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mọi người.
Thương mại cho phép mỗi người chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm
tốt nhất, cho dù đó là trồng trọt hay sản xuất công nghiệp hay dịch vụ như trông trẻ
chẳng hạn. Thông qua hoạt động thương mại với những người khác, con người có
thể mua được những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn với chi phí thấp hơn.
Cũng như các gia đình, các nước được lợi từ khả năng trao đổi với các nước khác.
Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất
và thưởng thức nhiều hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn. Các nước có thể vừa là
bạn hàng vừa là đối thủ cạnh tranh của nhau. Chẳng hạn, Việt Nam chúng ta cạnh
tranh trong xuất khẩu lúa gạo với Ấn Độ, Thái Lan; nhưng cũng nhập khẩu nhiều
máy móc, hàng tiêu dùng từ các nước này. 7