Các nguyên tắc của lý luận nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Các nguyên tắc của lý luận nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!kinh t

Lý luận nhận thức là gì?
Lý luận nhận thức có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ được ghép từ 2 từ “Gnosis” là tri thức và “Logos” là
lời nói, học thuyết. Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức,
những hình thức, các giai đoạn của nhận thức; con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý, … Lý
luận nhận thức là khía cạnh thứ 2 của vấn đề cơ bản của triết học. Tức là, lý luận nhận thức phải giải
quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời câu hỏi con
người có thể nhận thức được thế giới hay không?
Khi triết học ra đời với đúng nghĩa của nó thì vấn đề lý luận nhận thức cũng được đặt ra. Trong lịch sử
triết học, lý luận nhận thức đã được biểu hiện cụ thể thành những vấn đề phong phú khác nhau, các trào
lưu triết học khác nhau đã đưa ra các quan điểm khác nhau về vấn đề lý luận nhận thức.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan
- Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi
- Quan điểm của thuyết không thể biết
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác
Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
- Nguyên tắc thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người. Đây là
nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định, các sự vật tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với cảm giác của con người và loài
người nói chung, mặc dù người ta có thể chưa biết đến chúng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lenin viết: “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại
khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm… của loài người. Chủ nghĩa
duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người. Trong hai
trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp,
chính xác một cách lý tưởng)”.
- . Theo chủ nghĩa duy vật Cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan
biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức), đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của
hiện thực khách quan: “Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nhưng không phải
sự phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan giống như sự phản ánh vật lý của cái gương
trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Đó chính là quan niệm trực quan của chủ nghĩa duy
vật siêu hình, không đánh giá đúng mức vai trò tích cực của chủ thể, của nhân cách và hoạt động thực tiễn
của con người trong phản ánh.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác ý thức nói chung.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của
cảm giác, ý thức nói chung, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Tất nhiên, “Thực tiễn mà chúng ta dùng
làm tiêu chuẩn trong lý luận về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của những sự quan sát, những sự
phát hiện về thiên văn học”. Do vậy, “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và
cơ bản của lý luận về nhận thức.
| 1/1

Preview text:

Lý luận nhận thức là gì?
Lý luận nhận thức có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ được ghép từ 2 từ “Gnosis” là tri thức và “Logos” là
lời nói, học thuyết. Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức,
những hình thức, các giai đoạn của nhận thức; con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý, … Lý
luận nhận thức là khía cạnh thứ 2 của vấn đề cơ bản của triết học. Tức là, lý luận nhận thức phải giải
quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời câu hỏi con
người có thể nhận thức được thế giới hay không?
Khi triết học ra đời với đúng nghĩa của nó thì vấn đề lý luận nhận thức cũng được đặt ra. Trong lịch sử
triết học, lý luận nhận thức đã được biểu hiện cụ thể thành những vấn đề phong phú khác nhau, các trào
lưu triết học khác nhau đã đưa ra các quan điểm khác nhau về vấn đề lý luận nhận thức. -
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan -
Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi -
Quan điểm của thuyết không thể biết -
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác
Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
- Nguyên tắc thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người. Đây là
nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định, các sự vật tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với cảm giác của con người và loài
người nói chung, mặc dù người ta có thể chưa biết đến chúng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán
, Lenin viết: “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại
khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm… của loài người. Chủ nghĩa
duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người. Trong hai
trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp,
chính xác một cách lý tưởng)”.
- Cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan. Theo chủ nghĩa duy vật
biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức), đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của
hiện thực khách quan: “Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nhưng không phải
sự phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan giống như sự phản ánh vật lý của cái gương
trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Đó chính là quan niệm trực quan của chủ nghĩa duy
vật siêu hình, không đánh giá đúng mức vai trò tích cực của chủ thể, của nhân cách và hoạt động thực tiễn
của con người trong phản ánh.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác ý thức nói chung.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của
cảm giác, ý thức nói chung, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Tất nhiên, “Thực tiễn mà chúng ta dùng
làm tiêu chuẩn trong lý luận về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của những sự quan sát, những sự
phát hiện về thiên văn học”. Do vậy, “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và
cơ bản của lý luận về nhận thức.