-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Luật triết học | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Luật triết học | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Luật triết học (dh22qg) 5 tài liệu
Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 116 tài liệu
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Luật triết học | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Luật triết học | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Luật triết học (dh22qg) 5 tài liệu
Trường: Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 116 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Preview text:
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật *Khái niệm quy luật:
-quy luật là mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa
các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau. *tính chất +Khách quan +Phổ biến +Đa dạng
-Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang
tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xoá bỏ được quy luật mà chỉ
nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.
-Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự sáng tạo tuỳ ý
của con người. các quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh các
quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy con người.
*Phân loại quy luật: Các quy luật hết sức đa dạng. chúng khác nhau về mức độ
phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá
trình vận động và phát triển của sự vật. Do vậy, việc phân loại quy luật là cần
thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật vào hoạt động thực tiễn của con người.
Căn cứ vào mức độ phổ biến:
Những quy luật riêng: là những quy luật chỉ tác động trong phạm vi nhất định
của các sự vật hiện tượng cùng loại. VD: những quy luật vận động cơ giới, vận
động hoá học, vận động sinh học, quy luật đấu tranh sinh tồn chỉ tồn tại trong
thế giới động vật …
Những quy luật chung: là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn quy
luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau. VD: quy luật
bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng…
Những quy luật phổ biến: là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực:
từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy. Đây chính là những quy luật phép biện chứng duy vật nghiên cứu.
Căn cứ vào lĩnh vực tác động:
Quy luật tự nhiên: là những quy luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên,
kể cả cơ thể con người, không phải thông qua hoạt động có ý thức của con người.
VD: quy luật đồng hoá và dị hoá. Mưa, gió,…
Quy luật xã hội: là những quy luật hoạt động của chính con người trong các
quan hệ xã hội. những quy luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt
động có ý thức của con người. VD: quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp.
Quy luật của tư duy: là những quy luật nói lên mối quan hệ nội tại của những
khái niệm, phạm trù, những phán đoán. Nhờ đó, trong tư tưởng của con người
hình thành tri thức nào đó của sự vật. Với tư cách là một khoa học, phép biện
chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. VD: quy luật kế thừa
1/ Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại.
Vai trò của quy luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng trong tgkq
a. Khái niệm chất, lượng(khái niệm chất đấy nó như là những cái nội dung
bên trong quy định bản chất của sự vật, còn lượng thì là cái hình thức thể hiện ra bên ngoài)
+ Khái niệm chất: Phạm trù chất dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho
sự vật là nó chứ không phải là cái khác. VD: cái bàn, cái ghế … VD:
Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là
1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C… những thuộc tính này nói lên những
chất riêng của đồng, để phân biệt nó với các kim loại khác/ VD: tính chất
của đường là ngọt còn tính chất của muối là mặn, ta có thể dùng tính chất
này để phân biệt muối với đường
- Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu
thành sự vật… Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc
được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc
tính vật chất của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua
lại với các sự vật, hiện tượng khác. Đó có thể là tính chất, trạng thái, yếu tố… của
sự vật. VD: chất của đồng chỉ bộc lộ ra khi đồng tác động qua lại với nhiệt độ,
không khí, điện… Chất của một người được bộc lộ ra qua quan hệ của người đó với
những người khác và qua công việc mà người đó làm…
- Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự
vật. Do vậy mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ,
không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không
có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật.
- Chất của sự vật được biêu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải
bất kì thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có
thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng
hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động,
sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay
đổi hay mất đi. Ví dụ: Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả
năng chế tạo sử dụng công cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người còn
những thuộc tính khác không là thuộc tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những
con người cụ thể với nhau thì những thuộc tính con người về nhận dạng, về dấu
vân tay... lại trở thành thuộc tính cơ bản.
- Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu
của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau,
song chất của chúng lại khác. Ví dụ: Kim cương và than chì đều có cùng thành
phần hoá học là nguyên tố các bon tạo nên; nhưng do phương thức liên kết giữa
các nguyên tử các bon là khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau.
Kim cương rất cứng, còn than chì lại rất mềm.
BT: cùng hột gà, bột mì, bơ người ta làm được cái gì? Nhờ đâu?
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự
thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy. + Khái niệm lượng:
- Phạm trù lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật hiện tượng. ví dụ: Có
những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng cơ thể hay
chiều cao của một con người
- ở mỗi sự vật hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau. ví dụ:
phân tử nước gồm 20 tử Hydro kết với một nguyên tử oxy thì lượng nguyên
tử hydro và lượng nguyên tử oxy là 2 loại lượng tồn tại trong phân tử nước
- Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít,
quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,…
VD: Số lượng người trong một lớp học, vận tốc của ánh sáng.
- Lượng là khách quan cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự
vật là nó, chưa làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với
chất của sự vật và cũng có tính khách quan như chất của sự vật.
-Lượng thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số
chính xác nhưng cũng có lượng biểu thị dưới dạng khái quát, phải dùng tới
khả năng trừu tượng hoá để nhận thức.VD: Trình độ nhận thức, phẩm chất
đạo đức của một con người.
-- Một sự vật có thể có nhiều loại lượng khác nhau.
+Có lượng biểu thị yếu tố bên ngoài (VD: chiều cao, chiều dài của một vật, …),
+có lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong (VD: số lượng nguyên
tử của một nguyên tố hoá học, …)
- Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những
tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối
quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Ví dụ, số 4 trong
mối quan hệ phân biệt với các số nguyên, dương khác thì nó được coi là
chất. Nhưng trong mối quan hệ số 4 có tổng số bằng 4 số 1 cộng lại, hay
bằng 2 số 2 cộng lại thì khi ấy nó được coi là lượng. / VD: lấy ví dụ như số
lượng sinh viên giỏi của một lớp sẽ nói lên cái chất học tập giỏi của cái lớp đó
- VD khác: khi nói sinh viên năm thứ hai, thì sinh viên là chất để phân biệt
với công nhân, bộ đội, còn năm thứ hai chính là lượng, chỉ trình độ của
sinh viên. “bé gái út tên Kiều trong gia đình có 5 con” => là chất trong
mối quan hệ phân biệt với các anh, chị trong gia đình, là lượng trong mối
quan hệ số con trong nhà, là con thứ 5 trong nhà.
b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
-Mỗi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất sự thay đổi
dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điều đó sẽ làm thay đổi chất
của sự vật thông qua bước nhảy chất mới ra đời và tác động trở lại sự thay
đổi tưởng mới tạo thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật hiện tượng
VD: thì chúng ta biết là nước trong trạng Thái Bình thường từ trên không
độ c đến dưới 100 độ c thì sẽ ở thể lỏng còn đến 100 độ c thì sẽ chuyển
thành thể khí và xuống không độ c thì sẽ đóng băng thành thị rắn thì chất
ở đây là các thể như là thể lỏng thể khí thể rắn lượng sẽ là nhiệt độ của
nước, nếu nước nằm trong khoảng nhiệt độ từ trên không độ c đến dưới
100 độ c thì vẫn ở thể lỏng tại vì trong khoảng nhiệt độ này cái lượng nhiệt
độ của nước nó chưa thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí hoặc là thể rắn
+ Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất: Mỗi sự vật,
hiện tượng là sự thống nhất giữa hai cặp đối lập chất và lượng. Hai mặt đối
lập không tách rời nhau mà tác động qua lại biện chứng làm cho sự vận
động, biến đổi theo cách thức từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại.
- Sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng tồn tại trong mọi sự vật, hiện
tượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng
không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.
VD:+ chất: Sự thống nhất của các thuộc tính khách quan vốn có của
“nước”: không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axit…
+lượng: mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy.
- Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng sự thay đổi về chất của sự
vật và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về
lượng của nó. Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay lập tức về
chất của sự vật. Ở một giới hạn nhất định, lượng của sự vật thay đổi ,
nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản.
- Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ
sẽ mất đi, chất mới sẽ thay thế chất cũ. Chất mới ấy tương ứng với lượng
mới tích luỹ được. Khoảng giới hạn đó được gọi là độ.
*Lượng đổi dẫn đến chất đổi: Khi sự vật đang tồn tại, chất và lượng
thống nhất với nhau ở một độ nhất định.
-Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi
về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) của sự vật chưa làm thay đổi cơ bản chất
của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể
hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật. Trong độ, sự vật vẫn còn
là nó chứ chưa biến thành cái khác.
Ví dụ, độ của chất sinh viên là từ khi nhập học tới trước khi bảo vệ
thành công đồ án, luận văn tốt nghiệp. Hoặc từ lớp một đến lớp 12
thì trong cái khoảng giới hạn độ đấy chúng ta vẫn là học sinh mặc
dù lao động đã thay đổi đó chính là các bạn đã tích luỹ được các
kiến thức của các môn học tất nhiên chúng ta vẫn chỉ là học sinh khi
chúng ta chưa đạt được đến một cái điểm nút là cái điểm tột cùng
của giới hạn thì chúng ta vẫn chỉ là học sinh và khi nào chúng ta
vượt qua cái điểm nút đấy thì chúng ta mới chuyển sang một cái chất mới
-Trong phạm vi một độ nhất định, hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn
nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng
đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng
nào cũng dẫn đến sựthay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi
về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật
chuyển thanh sự vật khác.VD: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái
lỏng từ 0 độ đến 100 độ C
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. VD Thời điểm bảo vệ
thành công đồ án, hoặc luận văn tốt nghiệp của sinh viên là điểm nút để
chuyển từ chất sinh viên lên chất cử nhân; 0 oC, 100oC là điểm nút, tại những
điểm nút đó nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và thể hơi (thay đổi về chất).
Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời.
-Bước nhảy: Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ
chất sự vật này sang chất của sự vật khác. Bước nhảy kết thúc một giai
đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới. Đó là
gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, đồng thời là một
tiền đề cho một quá trình tích luỹ liên tục về lượng tiếp theo.
VD: Tốt nghiệp được coi là bước nhảy trong quá trình học tập, làm việc của sinh viên.
Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu tự sự tích
luỹ về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy
về chất. Song điểm nút của quá trình ấy không cố định mà có thể có
những thay đổi. sự thay đổi ấy do tác động của những điều kiện khách
quan và chủ quan quy định. VD thời gian để hoàn thành sự nghiệp công
nghiệp hoá ở mỗi nước là khác nhau. Có những nước mất 150 năm, có
những nước mất 60 năm nhưng cũng có những nước chỉ mất 15 năm.
+ Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự
tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình
độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ, khi sinh viên
vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, tức là thực hiện bước nhảy, sinh
viên sẽ được nhận bằng cử nhân. Trình độ văn hoá của sinh viên đã cao
hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ tri
thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn. Cũng giống như vậy khi nước ở
trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nước tăng
hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của nó ở trạng
thái lỏng với cùng một khối lượng tính chất hoà tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi , v.v.
Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng.
*Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng và
phong phú với những hình thức rất khác nhau. Những hình thức bước nhảy
được quyết định bởi bản thân của sự vật , bởi những điều kiện cụ thể trong
đó sự vật thực hiện bước nhảy.
- Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân
chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
+Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời
gian rất ngắn làm thay đổi toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Ví dụ,
phản ứng hạt nhân (Ur 235 đạt đến khối lượng nhất định sẽ xảy ra
vụ nổ hạt nhân) rất nhanh và làm thay đổi chất của sự vật nhanh
chóng./ Cuộc CMT10 Nga là 1 bước nhảy đột biến.
+Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước
bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất cũ làm dần dần
mất đi. Ví dụ, quá trình chuyển hoá từ vượn thành người diễn ra rất
lâu dài, hàng vạn năm. Quá trình cách mạng đưa nước ta từ một
nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ
lâu dài qua nhiều bước nhảy dần dần./ Quá trình tiến hóa của loài người
- Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật: có bước nhảy toàn
bộ và bước nhảy cục bộ.
+Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các
mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Ví dụ, khi thực hiện cách mạng
Tháng Tám năm 1945, chúng ta đã thực hiện bước nhảy toàn bộ
trên tất cả các mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá -
đạo đức, v.v./ Cuộc CM XHCN theo nghĩa rộng
+Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những yếu
tố riêng lẻ của sự vật. Ví dụ, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi từng mặt
đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa. / Những kỳ thi học phần
Trong hiện thực, các sự vật có thuộc tính đa dạng, phong phú nên
muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ phải thông qua những bước nhảy cục
bộ. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang diễn ra từng bước nhảy
cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ, tức là chúng ta đang thực hiện
những bước nhảy cục bộ ở lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã
hội và lĩnh vực tinh thần xã hội để đi đến bước nhảy toàn bộ - xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội người ta còn phân chia
sự thay đổi đó thành thay đổi có tính chất cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hoá.
Cách mạng là sự thay đổi trong đó chất của sự vật biến đổi căn bản,
không phụ thuộc vào hình thức biến đổi của nó. Tiến hoá là sự thay đổi về
lượng với những biến đổi nhất định về chất không cơ bản của sự vật.
Song cần lưu ý rằng, chỉ có sự thay đổi căn bản về chất mang tính
tiến bộ, đi lên mới là cách mạng. Nếu sự thay đổi cơ bản về chất làm cho
xã hội thụt lùi thì lại là phản cách mạng.
Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra nội dung của quy luật
chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại như sau: Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng
cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ
tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạora sự thay đổi về
chất của sự vật, Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất
mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng lại tiếp tục thay
đổi dần, đến lúc nào đó, vượt qua độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại
diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy tác động qua lại
giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không
ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.
ví dụ như lúc tôi đang là học sinh cấp 3 và tôi muốn trở thành sinh
viên thì tôi phải tích lũy đủ cái những cái kiến thức của 3 năm học lớp 10
lớp 11 lớp 12, khi mà tích lũy đủ những cái kiến thức tức là đã hoàn thành
3 năm học thì tôi sẽ thi tốt nghiệp và dùng kết quả đó để xét tuyển đại
học, thì trong cái trường hợp này thì chất cũ của tôi là học sinh cấp 3, chất
mới là chất sinh viên của tôi, còn lượng lại những cái kiến thức mà tôi đã
tích lũy ở trong khoảng thời gian học cấp 3, điểm nút là thời điểm mà tôi
hoàn thành chương trình học, đủ điều kiện thi tốt nghiệp, được thi tốt
nghiệp, việc tôi chuyển từ chất là học sinh cấp 3 sang sinh viên chính là
bước nhảy, còn khi mà tôi thực hiện bước nhảy thành công và trở thành
sinh viên thì bản thân tôi sẽ có một cái lượng mới, tức là cái kiến thức và
số lượng kiến thức của chương trình học ở đại học nó sẽ khác với các kiến
thức và cái lượng kiến thức cũ và cấp 3 thì tức là khi hình thành chất mới
thì chất đó sẽ hình thành nên một cái lượng mới
c. Ý nghĩa phương pháp luận *Ý nghĩa trong thực tiễn
- Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút);
- Cần tránh hai khuynh hướng sau:
Một là, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên
trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
Hai là, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm
nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thayđổi về chất.
VD: bây giờ tôi muốn kinh doanh, trong khi thì tôi chưa tích lũy đủ vốn cái
lượng kiến thức của tôi về buôn bán đó chưa đủ, tôi chưa tích lũy đủ những cái
kiến thức về sản phẩm này, về khách hàng, về cung ứng, về marketing… thì có
phải là cái sự thất bại trong kinh doanh của tôi nó đã hiện hữu ngay trước mắt rồi
không, khả năng tương lai của tôi đi trốn nợ là rất lớn nếu không muốn nói là
100%. Đó là do cho tôi chủ quan tôi nôn nóng bản thân thì chưa đủ tiền chưa tích
lũy đủ cái lượng kiến thức về kinh doanh mà ra làm ông chủ thì chỉ. còn khi mà
tôi thích ứng đầy đủ những cái thứ mà tôi còn thiếu ở bên trên á thì tôi mới ra
kinh doanh thì là một câu chuyện khác.
- Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.
- Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước
nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận.
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và
thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả không đáng có như không
đạt được sự thay đổi về chất,dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu
…………………………………………………
- bất kỳ cái sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại 2 mặt chất và lượng và sự thay đổi
về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất khi mà đủ điều kiện và ngược lại thì
chúng ta phải biết từng bước tích lũy về lượng thì mới có thể làm biến đổi về
chất. ví dụ: nếu mà bạn làm cái gì đó và thất bại á hay là chưa đạt được cái mà
bạn muốn thì cái cuộc đời này nó sẽ nói cho các bạn một câu có là chưa đủ đâu
bạn ơi chưa đủ ở đây tức là chưa đủ về lượng đó/ bạn không thể nào mà tốt
nghiệp đại học nếu mà tích lũy chưa đủ cái lượng kiến thức tức là tín chỉ/ bạn
không thể nào mà no nếu như mà bạn chưa đạt đủ cái lượng thức ăn vào cơ thể/
mà bạn cũng không thể nào mà hiểu biết hiểu tường tận một cái cuốn sách nếu
như mà bạn chỉ đọc có một nửa thôi/ và khi mà chúng ta chưa đạt được cái điều
mà chúng ta muốn á thì cũng đừng có nản, đừng có nghĩ là mình sẽ mãi không
đạt được đó / ví dụ như bạn đang học cái môn những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa mác lênin này đi và bạn chưa có hiểu nó chưa có giỏi thì đâu có nghĩa là
chắc chắn 100% là bạn sẽ không thể hiểu không thể giỏi nó đâu chỉ là cái lượng
kiến thức của bạn tích lũy nó chưa đủ để mà nó có thể chuyển từ cái chất từ chưa
hiểu sang cái chất hiểu rõ mà làm sao để tích lũy được cái lượng kiến thức đủ thì
đọc sách nè như giảng bài
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích
luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn,
con người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất
theo quy luật. Vd: tìm những câu thành ngữ, tục ngữ phản ảnh ý nghĩa
này? “ tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió thành bão”…
Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của
những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp cho
chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng,” đốt cháy
giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
- Quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức
của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để
tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hoá
sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Chỉ có như vậy chúng ta
mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ,”hữu khuynh” thường được
biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
- Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức
của bước nhảy. Sự vận dụng này tuỳ thuộc vào việc phân tích đúng đắn
những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tuỳ theo từng
trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời
sống xã hội của con người rất đa dạng, phong phú do rất nhiều yếu tố cấu
thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước hết phải thực
hiện bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.
- Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của
mình chúng ta phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các
yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của
sự vật đó. VD như trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể
tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho
gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa
các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có thể
làm cho tập thể đó vững mạnh.
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP(quy luật mâu thuẫn)
*vị trí: là một trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật và nó cũng là
hạt nhân của phép biện chứng
*vai trò: chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của
bất cứ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới (điều đấy có nghĩa là với quy luật
này nó đã bác bỏ được cái quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khi người ta cho
rằng sự vận động và phát triển của sự vật là do thượng đế là do bên ngoài tác động vào)
- mỗi sự vật hiện tượng hay là quá trình nào đó luôn chứa đựng những cái
mặt đối lập tạo thành những cái mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật hiện tượng
đó và sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguồn gốc tạo nên sự
vận động và phát triển dẫn đến cái mới ra đời và thay thế cái cũ. ví dụ: trong cái
cây á thì sẽ tồn tại 2 cái quá trình là quang hợp và hô hấp, thì quang hợp và hô
hấp là 2 cái mặt đối lập trong cái cây này, thì chúng ta biết là quan hợp nó là quá
trình cái cây hấp thụ nước và co2 cùng với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra các hợp
chất hữu cơ và thải ra oxy, còn quá trình hô hấp là quá trình hấp thụ oxy chuyển
đổi các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng thải ra khí co2 thì ta thấy, 2 cái
quá trình này nó tồn tại khách quan bên trong cái cây, thống nhất tồn tại và đối
lập đấu tranh với nhau và nhờ sự đối lập đấu tranh giữa 2 quá trình này với nhau
mà tạo nên sự sinh trưởng phát triển của cái cây. 1. Khái niệm:
ra những mâu thuẫn mới trong lòng xã hội đó và từ đó cũng sẽ lại tạo nên một hình thái xã hội khác.
– Chúng ta có thể nói đến, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân trong công
việc cùng thực hiện nhưng mỗi chủ thể có một cách hay một phương án đưa ra
riêng và không cùng lý tưởng, cách giải quyết với nhau nên các chủ thể cũng sẽ
đưa ra những tranh cãi và nảy sinh ra mâu thuẫn về cách giải quyết công việc với nhau.
– Mâu thuẫn giữa cá nhân và nhóm xảy ra khi có sự khác biệt về những lợi
ích hay quan điểm không phù hợp như: Trong một tập thể, hầu hết mọi người
đều thống nhất chung một quan điểm duy chỉ có một vài cá nhân có quan điểm khác.
– Khi bàn luận về một vấn đề, có những nhóm đồng quan điểm cũng xuất
hiện những nhóm khác có những quan điểm khác dẫn tới những bất đồng gây ra
những mâu thuẫn giữa các nhóm với nhau.
-tính chất của mâu thuẫn:
*Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt
đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu
thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.
Cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lô-gic hình thức. Mâu
thuẫn lô-gic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, xuất hiện do sai lầm trong tư duy.
Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng cụ thể như là mâu thuẫn giữa điện tích
dương và điện tích âm, giữa lực hút và lực đẩy trong thế giới vật lý, giữa đồng
hóa và dị hóa trong sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời
sống kinh tế, giữa các quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong triết học và
các lý thuyết về tự nhiên, xã hội,hay rất nhiều các ví dụ cụ thể khác
*Sự “thống nhất” của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau,tồn tại không
tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng là
các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau, không tách rời nhau. Nếu có
hoạt động ăn mà không có hoạt động bài tiết thì con người không thể sống được.
Như vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh này.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng
có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng
nhất” của các mặt đối lập. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự
triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa
cho nhau.Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang
Ví dụ: Trong hoàn cảnh sống của bạn A đang tồn tại một mâu thuẫn. Đó là
mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều. Khi mâu thuẫn này phát
triển đến mức bạn A không đi du lịch nhiều thì không thể thấy hạnh phúc, nên
bạn A đã quyết tâm học tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều hơn. Kiếm được tiền
nhiều nghĩa là mâu thuẫn đã được giải quyết. Cuộc sống cũít hạnh phúc của A
được thay bằng cuộc sống mới nhiều hạnh phúc hơn.
– Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ta thấy rõ, không có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không có đấu
tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách
rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng.
Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định
và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn
định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự
vận động và phát triển.
Các nhân viên đều phấn đấu làm giám đốc. Họ cùng cố gắng, cạnh tranh
nhau, do đó đều trở nên giói hơn. Như thế, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
2.2. Phân loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú, đadạng đó được
quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện
tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, ta có thể phân loại các
mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật. VD: Mâu thuẫn giữa hoạt động ăn và hoạt
động bài tiết là mâu thuẫn bên trong mỗi con người./ - Trong phạm vi nước ta,
mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu thuẫn bên trong; mâu thuẫn
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa; mâu thuẫn
giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật.
+Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra
trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. VD: Mâu thuẫn giữa các
nhân viên trong kinh doanh/ - Mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước
khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn giữa động vật và thực vật
với môi trường; mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau
- Phòng A và phòng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh
xuất sắc nhất của công ty X. Ở đây tồn tại mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B.
Nếu xét riêng đối với phòng A (hoặc phòng B), mâu thuẫn này là mâu thuẫn bên
ngoài. - Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
+Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định
sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong
suốt quá trình tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn này được giải quyết thì sự vật sẽ
thay đổi căn bản về chất. VD: mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch
nhiều là mâu thuẫn cơ bản vì nó liên quan đến giá trị sống của bạn A. Khi Mâu
thuẫn cơ bản này được giải quyết (tức là kiếm được nhiều tiền để đi du lịch
nhiều), cuộc sống mới nhiều hạnh phúc của A thay thế cho cuộc sống cũ ít hạnh
phúc. Như tế, sự vật đã thay đổi căn bản về chất
+Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương
diện nào đó của sự vật, nó không quyđịnh bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy
sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất./ VD:
Phòng A và phòng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh xuất sắc
-Phủ định biện chứng: phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân,
sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình ra đời sự vật, hiện tượng
mới tiếnbộ hơn sự vật, hiện tượng cũ. Là sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề
cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
*Tính chất của phủ định biện chứng:
-Tính khách quan: nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự
vật, hiện tượng chứ không phải ở bên ngoài sự vật, hiện tượng hay một lực
lượng siêu nhiên nào đó. Nguyên nhân đó chính là những mâu thuẫn tồn
tại bên trong sự vật, hiện tượng. Việc giải quyết những mâu thuẫn này làm
cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động, phát triển. Như vậy, phủ
định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng; không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con
người haymột lực lượng thần bí.
-Tính kế thừa: cái mới ra đời trên nền tảng cái cũ, là sự phát truển liên tục
của cái cũ chứ không phải là sự thủ tiêu, phá hủy hoàn toàn cái cũ. Cái
mới ra đời trên cơ sở khẳng định những mặt tốt, những yếu tố tích cực,
phù hợp của cái cũ; đồng thời loại bỏ những cái tiêu cực, lạc hậu, những
mặt không còn phù hợp với hiện thực. Tuy nhiên, những nhân tố của sự
vật, hiện tượng cũ được giữ lại vẫn phải được cải tạo, được biếnđổi cho
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Phủ định biện chứng là sự liên hệ
giữa cái cũ và cái mới, làsự thống nhất giữa khẳng định và phủ định, là
mắt khâu tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.