-
Thông tin
-
Quiz
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chất là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiệntượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính tạo thành nó, giúp phân biệt nó với sựvật, hiện tượng khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chất là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiệntượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính tạo thành nó, giúp phân biệt nó với sựvật, hiện tượng khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại
1. Một số khái niệm: 1.1 Chất
Chất là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính tạo thành nó, giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.
VD: Nguyên tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ
C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của
Đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Trong đó, chỉ
những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế, khi những
thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó sẽ thay đổi. Chất của sự vật không những
được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự vật mà còn bởi cấu trúc của sự vật,
bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó.
VD: Kim cương và than chì tuy đều do cacbon tạo thành, nhưng lại có sự khác biệt rất
căn bản về chất. Kim cương sở hữu cấu trúc lập phương nên có tính đối xứng cao và
chứa những nguyên tử cacbon bậc 4. Vì có một nguyên tử cacbon liên kết với 4
nguyên tử cacbon gần nhất nên kim cương rất bền, cứng. Còn than chì thì có cấu trúc
hình bình hành, mỗi nguyên tử cacbon sẽ liên kết với ba nguyên tử cacbon khác; liên
kết nguyên tử trong mỗi lớp khá mạnh, nhưng liên kết giữa các lớp với nhau lại rất
yếu, khiến cho chúng mềm và xốp. 1.2 Lượng
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc
độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
VD: Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2
nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. 1.3 Độ:
Độ là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa
làm thay đổi căn bản chất.
VD: Tuổi thọ trung bình của thế giới là 71 tuổi. Với dữ kiện này, ta có thể thấy giới
hạn từ 0 – 71 tuổi là “độ” của con người xét về mặt tuổi 1.4 Điểm nút:
Điểm nút là phạm trù triết học chỉ những giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ
làm thay đổi về chất của sự vật.
VD: 0 độ C và 100 độ C (ở 2 nhiệt độ này, nước sẽ thay đổi dạng thành rắn hoặc lỏng) 1.5 Bước nhảy:
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự
vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy là sự kết thúc một giai
đoạn vận động phát triển, đồng thời khởi đầu cho giai đoạn vận động phát triển mới
tiếp theo, là sự gián đoạn trong quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật hiện tượng.
VD: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam
Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau: -
Bước nhảy đột biến/ tức thời: chất biến đổi nhanh chóng ở tất cả các yếu tố cấu thành nó -
Bước nhảy dần dần: thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần dần những
yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ. -
Bước nhảy cục bộ: thay đổi một số mặt, một số yếu tố -
Bước nhảy toàn bộ: thay đổi tất cả các yếu tố, các mặt cấu thành sự vật 2. Nội dung
Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, trong đó chất tương đối ổn
định, lượng thường xuyên biến đổi. Sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn
của độ, đạt đến điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua
bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng (kết cấu, qui
mô, trình độ, nhịp điệu)
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận
động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm
thay đổi chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, khi chất thay đổi sẽ tạo nên những
biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng.
VD: Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng
là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là khoảng thời gian từ năm 1
đến năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4, bước nhảy là từ sinh viên lên cử
nhân. Lúc này, chất mới là cử nhân. Chất mới hình thành quay lại tác động vào lượng.
Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi cử nhân,
đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một sinh viên. Và tại đây, một quá trình
tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với
quá trình tích lũy lượng ở bậc đại học. Cử nhân phải tham gia thị trường lao động và
làm việc để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tri thức chứ không chỉ còn ngồi nghe giảng
bài từ thầy cô. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo
nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người,
giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về
chất chúng ta sẽ rút ra được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận
thức và hoạt động thức tiễn.
- Lượng và chất có mối quan hệ biện chứng (qui định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau)
vì thế phải coi trọng cả sự thay đổi về chất lẫn về lượng. Trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay
đổi về chất: đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi
về lượng của sự vật, hiện tượng.
- Bước nhảy làm cho chất mới thay thế chất cũ, là tất yếu của sự vận động phát triển.
Song sự thay đổi về chất nó chỉ diễn ra khi lượng đã thay đổi đến điểm nút. Chính vì
vậy, trong hoạt động thực tiễn, muốn tạo ra được bước nhảy thì phải quan tâm đến việc
tích lũy về lượng và khi lượng thay đổi đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy là
yêu cầu khách quan của sự phát triển. Chính vì vậy, cần chống lại tư tưởng nóng vội,
chủ quan, duy ý chí cũng như cần chống lại tư tưởng không dám thực hiện bước nhảy
để tạo sự thay đổi về chất.
VD: Đảng ta áp dụng từng bước trong thời gian dài để xây dựng lực lượng kháng
chiến chứ không nóng vội; Cuộc đại cách mạng Duy Tân Minh Trị chuyển thể chế
phong kiến lạc hậu “có vua lại có chúa” sang thể chế quân chủ lập hiến phù hợp theo
yêu cầu của thời đại.
- Có rất nhiều hình thức bước nhảy phong phú, đa dạng vì thế chúng ta cần tích cực
chủ động trong việc vận dụng linh hoạt các hình thức phù hợp với từng điều kiện, lĩnh
vực cụ thể để dẫn đến sự thay đổi về chất.
II. Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng
nhất - hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển. 1. Khái niệm 1.1 Mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là khái niệm chỉ sự liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các
mặt đối lập của một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Trong đó:
Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng
vận động trái ngược nhau và làm nên chỉnh thể một sự vật hiện tượng. Hai mặt
đối lập có mối quan hệ biện chứng với nhau hình thành mâu thuẫn biện chứng
(đồng hóa và dị hóa, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết, điện tích âm và điện tích dương).
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong tư duy, là nguồn gốc, động lực
phát triển của nhận thức.
- Mâu thuẫn là nguồn gốc, là cái vốn có của sự vận động phát triển và có tính khách
quan, phổ biến vì tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình trong
tất cả các lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy).
- Tính đa dạng, phức tạp: Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác
nhau cũng khác nhau. Trong mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một mâu thuẫn,
mà có nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm, có
vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. - Các loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn cơ bản – mẫu thuẫn không cơ bản
VD: Trong khách quan quan điểm lên CNXH ở nước ta, mâu thuẫn căn bản là
mâu thuẫn về con đường đi lên Chủ nghĩa tư bản hay Chủ nghĩa xã hội; mẫu
thuẫn không căn bản là mâu thuẫn về xác lập văn hóa tương lai: văn hóa XHCN hay văn hóa hiện tượng.
Mâu thuẫn chủ yếu - mâu thuẫn thứ yếu
VD: Ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn chủ yếu là Nhật, Pháp và nhân dân ta;
mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân.
Mâu thuẫn bên trong – mâu thuẫn bên ngoài
VD: Trong thế kỉ XX, đối với Chủ nghĩa tư bản: Mâu thuẫn bên trong là mâu
thuẫn giữa các nước TBCN, các nước Đế quốc với nhau trong việc trong việc
giành giật thị trường; Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
Mâu thuẫn đối kháng – mâu thuẫn không đối kháng
VD: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ (đối kháng); mâu thuẫn giữa lao
động trí óc với lao động chân tay (không đối kháng).
1.2 Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Thống nhất giữa các mặt đối lập: chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy
nhưng không tách rời nhau, nương tựa lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn
tại. Tính thống nhất chỉ có tính chất tương đối, ổn định tạm thời.
VD: Trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều
hướng trái ngược với nhau nhưng lại có sự thống nhất chặt chẽ. Sản xuất chính là việc
tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Còn tiêu
dùng là mục đích của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ
định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Sự đấu tranh phát triển từ bước đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau, dẫn dến khác
nhau về mặt hình thức, dần dần khác nhau về bản chất và hình thành mâu thuẫn. Các
mặt đối lập xung đột với nhau gây gắt, mâu thuẫn dần phát triển đến đỉnh điểm rồi
chuyển hoá và được giải quyết (mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia do
có sự thay đổi căn bản về chất; cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóa để chuyển sang
hình thức mới cao hơn với sự xuất hiện của các mặt đối lập mới)
Mâu thuẫn cũ mất đi mâu thuẫn mới được hình thành, quá trình thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập tiếp tục diễn ra tạo ra các sự vật hiện tượng mới. Quá trình
phát triển thực chất là quá trình liên tục hình thành và giải quyết mâu thuẫn của bản
thân sự vật hiện tượng, là nguồn gốc động lực của sự phát triển.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối.
VD: Trong xã hội phong kiến, khi mẫu thuẫn của hai giai cấp thống trị và bị trị lên tới
đỉnh điểm thì xã hội phong kiến sụp đổ, hình thành nên xã hội tư bản và trong xã hội
tư bản lại tiếp tục hình thành nên những mặt đối lập mới đó là giai cấp vô sản và tư sản. 2. Nội dung
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hưởng đối lập tạo
thành mâu thuẫn trong bản thân mình. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với
nhau gay gắt và trong những diều kiện nhất định, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu
thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình tác động, chuyển hóa
giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến, là nguồn gốc, động lực của sự vận
động phát triển, do đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu
thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc
và khuynh hướng của sự VĐPT.
- Cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều
kiện nhất định, những đặc điểm của từng loại mâu thuẫn để tìm ra phương pháp giải
quyết mâu thuẫn đúng đắn nhất.
III. Qui luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của triết học Mác -
Lênin. Quy luật này nói lên khuynh hướng phát triển cơ bản, phổ biến của sự vật, hiện tượng. 1. Khái niệm
- Phủ định là sự bác bỏ, thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác
trong quá trình vận động và phát triển. Phủ định là quá trình tất yếu trong vận động và
phát triển của sự vật.
VD: Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định
đối với xe đạp, xe ô tô là sự phủ định đối với xe máy.
- Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên
con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định. Phủ định
biện chứng là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm
ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật.
Phủ định biện chứng có tính kế thừa vì nó là kết quả của sự phát triển tự thân của sự
vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra
đời trên nền tảng cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái
cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung
những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Phủ định biện chứng có tính phổ biến vì nó tồn tại ở mọi sự vật, mọi lĩnh vực.
- Phủ định của phủ định: thể
hiện chu kỳ của sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn
trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa
giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định. Phủ
định của phủ định là sự kết thúc một chu kỳ vận động, phát triển và là điểm xuất phát
của một chu kỳ vận động, phát triển mới.
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình. Sự
phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với
cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó
được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn. Số lượng các lần phủ định
trong một chu kỳ phát triển có thể nhiều hơn hai lần, tùy theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể
VD: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1 tạo ra
cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ định lần 1
tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng. 2. Nội dung
Sự phát triển của sự vật hiện tượng không diễn ra theo một đường thẳng, mà theo
đường “xoáy ốc"; là quá trình phủ định của phủ định. Trong đó, cái mới ra đời thay thế
cái cũ. Hết mỗi một chu kỳ, sự vật lặp lại dường như cái ban đầu nhưng ở trình độ mới cao hơn
Sở dĩ nói “theo hình xoáy ốc” vì “hình xoáy ốc” đã biểu đạt được các đặc trưng của
quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và
tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình
độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, lặp lại vòng
trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tân của sự phát triển, tính vô tận
của sự tiến lên từ thấp lên cao.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Khuynh hướng vận động chung của sự vật hiện tượng là phát triển (cái mới tất yếu
thay thế cái cũ trên cơ sở loại bỏ và kế thừa), vì thế, chúng ta cần đề cao tính tích cực
của nhân tố chủ quan, ủng hộ đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ. Chúng ta phải chủ
động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới.
Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ sạch cãi cũ. Phủ
định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa những yếu
tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời mang tính bảo thủ.
Sự phát triển không diễn ra theo một đường thẳng, mà theo "đường xoáy ốc" với một
quá trình diễn ra quanh co, phức tạp. Do đó, chúng ta không nên nóng vội, duy ý chí
trong việc phát triển cái mới.