Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm: là trường hợp mà cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân và được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của 2 vợ chồng. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân: (Nguyễn Khánh)
+Thuận tình ly hôn:
-Khái niệm: là trường hợp mà cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm
dứt hôn nhân và được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của 2 vợ chồng.
-Khi giải quyết thuận tình ly hôn thì yếu tố quan trọng nhất là sự tự
nguyện đến từ người vợ lẫn người chồng, nếu sự tự nguyện không suất
phát từ một trong hai bên hoặc cả hai, thì Tòa án sẽ không thể công
nhân là thuận tình ly hôn.
-Nếu thiếu sự tự nguyện thì sẽ được coi là một bên bị cưỡng ép, bị
lừa dối và được cho là thuận tình ly hôn giả, … Và khi Tòa án điều tra có
chứng cứ xác minh sự việc thiếu sự tự nguyện của vợ chồng thì Tóa án
có thể bác bỏ đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
-Việc quyết định ly hôn sẽ được Tòa tiền hành thủ tục hòa giải
(*) Tài liệu tham khảo: https://hoctap24h.vn/ly-hon-giao-trinh-phap- luat-viet-nam-dai-cuong
+Đơn phương ly hôn:
-Khái niệm: là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng chấm yêu
cầu được dứt quan hệ hôn nhân
-Việc yêu cầu chấm dứt hôn nhân từ 1 phía sẽ được Tòa tiến hành thủ tục hòa giải.
-Nếu hòa giải đoàn tụ thành, khi người yêu cầu rút đơn ly hôn thì
Tòa án sẽ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, còn khi người yêu cầu
không rút đơn ly hôn thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải nhanh. Sau 15
ngày kể từ ngày lập biên bản nếu vợ chồng không thay đổi ý kiến hay
viện kiểm soát không phản đối thì Tòa án sẽ ra quyết định hòa giải
đoàn tụ thành và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.
-Còn nếu Tòa án hòa giải đoàn tụ không thành thì lập biên bản
hòa giải đoàn tụ không thành và mở phiên tòa xét sử theo thủ tục chung.
(*) Căn cứ theo Luật Điều 56:
1.Như đã nói trên nếu yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa không thành
thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn dựa trên việc vợ, chồng có những hành
vi bạo lực gia đình, hay các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và
nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm
trọng, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được.
2.Trong các trường hợp người vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên
bố mất tích thì yêu cầu ly hôn sẽ được Tòa án cho ly hôn.
3.Trong các trường hợp người vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia
đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của
người kia thì Tóa án quyết định cho ly hôn ly hôn.
(*) Ví dụ thực tế về việc ly hôn đơn phương:
Do mẫu thuẫn cách sống của hai bên không hợp nhau. Cuộc sống
hông nhân thường phát sinh mâu thuẫn không thể hàn gắn được nữa.
Cuộc sống, đời sống hôn nhân rời vào tình trạng trầm trọng, thường
xãy ra tranh chấp cãi cọ, mục đích hôn nhân không đạt được. Hai bên
sống gần như ly hôn. Nên người vợ đã viết đơn xin ly hôn (đơn phương).
(*) Tai liệu tham khảo: https://luatminhkhue.vn/dieu-kien-duoc-ly-hon- don-phuong-la-gi--.aspx
+Một bên hoặc cả hai vợ chồng chết:
-Khái niệm: trong trường hợp này thì việc chấm dứt hôn nhân là
điểu hiển nhiên, chứng tỏ rằng hôn nhân là quan hệ than nhân giữa hai
người. Các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn sẽ
chấm dứt. Người vợ hay người chồng còn sống vẫn sẽ được hưởng các
quyền lợi phát sinh từ hôn nhân với người đã chết
-Một trong những quyền đó được tồn tại suốt đời, không phụ
thuộc vào người đó có kết hôn với người mới hay không. Đó được coi là
quyền mà với tư cách công dân người đó được hưởng. Người còn sống
có quyền được kết hôn với người mới theo nguyên tắc tự do hôn nhân,
phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn.
(*) Hậu quả pháp lý về vấn đề tài sản trong trường hợp này là:
1.Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về thừa
kế: vợ chồng có quyền kế thừa tài sản của nhau theo quy định.
2. Trường hợp không có yêu cầu của những người thừa kế chia di sản
của người vợ hoặc người chồng đã chết thì người sống có quyền quản
lý di sản chung của vợ chồng trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định
người quản lý di sản.( Theo luật hôn nhân và gia đình)
3.Trường hợp cần phải chia tài sản người đã chết từ yêu cầu của những
người thừa kế thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, đối với
tài sản của người đã mất sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế.
4.Theo quy định pháp luật về thừa kế thì người vợ, chồng có quyền
thừa kế di sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Lúc này
người vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Người còn sống là chủ sỡ
hữu một phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và một phần
thừa kế của người đã mất, cùng với những người thừa kế khác.
(*) Tai liệu tham khảo: https://fblaw.vn/hon-nhan-cham-dut-do-vo-
chong-chet-hoac-bi-toa-an-tuyen-bo-la-da-chet/
+Một bên hoặc cả hai vợ chồng đã đã bị Tòa án tuyên bố đã chết:
-Khái niệm: là trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã
chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết
hoặc ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
(*) Các trường hợp một người có thể bị Tòa tuyên bố đã chết theo quy
định của bộ luật dân sự
1.Sau 3 năm, kể từ ngày Tòa án tuyên bố mất tích mà vẫn chưa có tin tức là còn sống
2.Sau 5 năm, kể từ ngày kết thúc chiến tranh mà vẫn không có tin tức còn sống
3.Là nạn nhân của thiên tai, thảm họa mà sau 2 năm kể từ lúc kết thúc
thiên tai,thảm họa mà vẫn không có tin tức xác thực còn sống, trừ các
trường hợp pháp luật có các quy định khác.
4.Mất tích trong 5 năm liền mà không có tin tức xác thực là còn sống.
(*) Tài sản trong trường hợp này được phân chia cụ thể theo Điều 66
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là:
1.Lúc này thì người vợ, chồng còn sống sẽ quản lý tài sản chung, trừ
trường hợp trong di chúc có chỉ định người quản lý di sản hoặc những
người quản lý thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2.Trong trường hợp có yêu chia tài sản thì tài sản chung của vợ chồng
sẽ được chia đôi, phần tài sản của người đã mất sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế.
3.Trong trường hợp chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống,
gia đình của người vợ, chồng còn sống thì có quyền yêu cầu Tòa án hạn
chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4.Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh sẽ được giải quyết theo các
quy định tại các khoản trong Luật hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp
pháp luật và kinh doanh có các quy định khác.