Các vấn đề về Báo chí – Truyền thông và Dư luận xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức thông tin giao tiếp xã hội. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức siêu kết
nối xã hội. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức can thiệp
xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
47 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các vấn đề về Báo chí – Truyền thông và Dư luận xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức thông tin giao tiếp xã hội. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức siêu kết
nối xã hội. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức can thiệp
xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

58 29 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
��
TIỂU LUẬN
MÔN: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG VÀ DƯ LUẬN XÃ
HỘI
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Đề tài: Các vấn đề về Báo chí – Truyền thông và Dư luận xã hội
Họ và tên học viên: Đàm Bảo Ngọc
Mã số học viên: 2888020064
Lớp, khóa: Quản lý Báo chí Truyền thông K28.2
Hà Nội, 2023
MỤC LỤ
2
VẤN ĐỀ 1: NHẬN THỨC BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG..................................................................................................3
1. Hoạt động báo chí truyền thông phương tiện phương thức thông
tin giao tiếp xã hội................................................................................................3
2. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức siêu kết
nối xã hội...............................................................................................................4
3. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức can thiệp
xã hội.....................................................................................................................5
4. Báo chí truyền thông phương tiện, phương thức thể hiện quyền lực
chính trị.................................................................................................................6
5. Báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức phát triển kinh tế
dịch vụ xã hội........................................................................................................7
VẤN ĐỀ 2: BẢN CHẤT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI.............................................8
1. Khái niệm.......................................................................................................8
2. Chức năng của dư luận xã hội....................................................................17
3. Quá trình hình thành dư luận xã hội........................................................26
VẤN ĐỀ 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI.........31
1. Vai trò của dư luận xã hội đối với báo chí truyền thông.........................31
2. Vai trò của báo chí truyền thông đối với luận hội Báo chí truyền
thông là nơi khơi nguồn dư luận xã hội...........................................................31
VẤN ĐỀ 4: BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ BÁO CHÍNH
LUẬN......................................................................................................................37
1. Khái niệm báo chí chính luận....................................................................37
2. Vai trò và vị trí của tác phẩm báo chí chính luận....................................37
3. Vai trò của nhà báo chính luận..................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................43
3
4
BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Họ và tên học viên: Đàm Bảo Ngọc Mã số học viên: 2888020064
Lớp, khóa: Quản lý Báo chí Truyền thông K28.2
VẤN ĐỀ 1: NHẬN THỨC BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG
Nhà nước của giai cấp thống trị nắm 3 quyền lập pháp, hành pháp
pháp, hàng triệu người dân quyền bày tỏ ý chí nguyện vọng thông qua các
phương tiện truyền thông (phương tây gọi là quyền lực thứ 4, kiểm soát quyền lập
pháp, hành pháp pháp; nhà nước dân chủ nhân dân nhà nước của dân, do
dân và vì dân)
Việt Nam, báo chí báo chí của Đảng Nhà nước, quan ngôn
luận của tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội
nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp). Báo chí Việt Nam tiếng nói của Đảng
Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân.
Về nhận thức, báo chí cầu nối giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân.
Song, trên thực tế một quan hệ này còn tồn tại một chiều. Điều này dẫn đến sự ra
đời của các diễn đàn, cộng đồng trên môi trường truyền thông mạng hội. Báo
chí còn đang đi sau truyền thông hội, những vấn đề nhạy cảm báo chí
không dám khơi nguồn, không dám châm ngòi nhưng mạng xã hội dám lên tiếng.
Muốn thay đổi nhận thức cần: cập nhật thông tin, mở mang hiểu biết (đọc,
nghiên cứu, mở mang kiến thức. Chỉ khi nhận thức đúng thì mới có hành xử đúng,
kỹ năng đúng.
Nhận thức lại bản chất của báo chí truyền thông bao gồm một số vấn đề:
5
1. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức
thông tin giao tiếp xã hội
Điều kiện để báo chí thể hiện bản chất thông tin giao tiếp môi trường
pháp để ai cũng thể đóng góp được nhằm kiến tạo môi trường văn hoá, kích
thích năng lực trên cơ sở pháp lý
Thông tin trong truyền thông, chủ yếu cung cấp sự kiện vấn đề kỹ
năng kinh nghiệm chủ thể khách thể quan tâm hoặc liên quan đến mục
đích truyền thông; thông qua đó làm sở cho việc mở mang hiểu biết, thay đổi
nhận thức, thái độ hành vi cho công chúng tiếp nhận cho chủ thể truyền
thông theo chủ định của nhà truyền thông đáp ứng nhu cầu người tiếp nhận,
công chúng.
Giao tiếp hội cần diễn đàn môi trường tương tác. Giao tiếp trong
truyền thông thể hiện các cấp độ khác nhau. Trước hết giao tiếp liên nhân,
giao tiếp gia đình, giao tiếp nhóm giao tiếp đại chúng. cấp độ nào, giao
tiếp truyền thông cũng cần các điều kiện cần và đủ.
Điều kiện cần, đó năng lực, trình độ phương tiện giao tiếp. Vấn đề
này phụ thuộc vào trình độ phát triển hội về con người, văn hóa, kỹ thuật
công nghệ truyền thông.
Điều kiện đủ, đó môi trường chính trị - văn hóa - hội của giao tiếp.
Nền chính trị dân chủ, công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện và kích thích giao tiếp
thông tin truyền thông; tạo điều kiện cho mỗi nhân chia sẻ thông tin, tưởng,
tình cảm, bày tỏ nguyện vọng, phát huy năng lực tư duy sáng tạo và tham góp vào
công việc chung liên quan đến lợi ích thiết thân của họ. Nền chính trị chuyên
quyền độc đoán, bưng bít thông tin để trục lợi theo nhóm sẽ hạn chế, cấm đoán
giao tiếp thông tin truyền thông, hạn chế năng lực sáng tạo của con người cá nhân.
Thực tiễn phát triển của hội loài người hàng ngàn năm nay đã đang minh
chứng rằng, hội nào chế độ chính trị ưu việt, đề cao con người sức sáng
6
tạo cá nhân, tạo dựng được môi trường truyền thông để có thể phát huy nguồn lực
con người để phát huy tài nguyên mềm, cùng với của cải tài nguyên cứng, thì
hội ấy phát triển nhanh và bền vững; ngược lại, sẽ phát triển chậm chạp và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ bùng nổ.
2. Hoạt động báo chí truyền thông phương tiện phương thức
siêu kết nối xã hội
Thông qua thông tin, giao tiếp hội, truyền thông phương tiện
phương thức kết nối hội hiệu quả nhất. Tùy theo dạng thức cấp độ của loại
hình truyền thông mức độ liên kết hội khác nhau. Chẳng hạn, đơn thuần
truyền thông nội nhân cũng thể biểu hiện tính liên kết của truyền thông.
đây, mỗi cá nhân thực hiện truyền thông nội nhân phụ thuộc vào điều kiện giao
tiếp, trình độ, tư chất và năng lực tư duy. Trình độ, tư chất và năng lực tư duy, phần
nhiều do môi trường xã hội - giáo dục con người tạo ra. Tính chất liên kết ở truyền
thông liên nhân, truyền thông nhóm truyền thông đại chúng được thể hiện rõ
rệt hơn.
Liên kết hội phương thức khơi nguồn, khai thác phát huy nguồn
lực sức mạnh mềm của cộng đồng và quốc gia hay khu vực, quốc tế nói chung.
luận hội, niềm tin của công chúng, của nhân dân sức mạnh mềm; nhận thức,
năng lực sáng tạo, thái độ cảm xúc của mỗi con người nhân dân nói chung,
giá trị văn hóa, nhân văn... sức mạnh mềm quốc gia. Khác với tài nguyên cứng,
sức mạnh cứng càng khai thác càng nhanh cạn kiệt. Sức mạnh mềm tài nguyên
mềm càng biết cách khai thác lại càng không những không cạn kiệt, ngược lại
càng sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân. Hai loại tài nguyên này khó có thể thay thế
cho nhau.
7
3. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức can
thiệp xã hội
Mọi vấn đề xã hội đều do con người tạo ra và giải quyết, từ chính trị, kinh
tế, văn hóa, quân sự... Thông qua các phương tiện dạng thức truyền thông,
thông điệp truyền thông tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của đông
đảo công chúng xã hội, giúp công chúng có thêm thông tin, hiểu biết, nhận thức để
có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Có thể nói, ngay cả vấn đề phòng chống tội
phạm. ngăn ngừa chiến tranh khí nóng, giải quyết xung đột trên phạm vi nhỏ
đến khu vực thế giới đều thể can thiệp hiệu qua bằng thông qua truyền
thông. Mặt khác, báo chí - truyền thông khả năng dự báo, cảnh báo những rủi
ro, khủng hoảng giúp hoạch định chính sách tiên liệu phương cách giải quyết
vấn đề bảo đảm phát triển bền vững. Truyền thông, đặc biệt truyền thông đại
chúng phương tiện hữu hiệu trong giám sát phản biện hội. phản ảnh tâm
tư, nguyện vọng và thể hiện sức mạnh xã hội của cộng đồng - thậm chí tạo nên áp
lực hội bằng luận hội trong quá trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu cho
việc giải quyết, can thiệp các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội một cách hiệu quả.
4. Báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức thể hiện quyền
lực chính trị
bình diện chính sách hay lĩnh vực bao quát, hoạt động chính trị chủ yếu
thể hiện ở chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của lực lượng chính trị thống
trị hội. Chính sách đối nội hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc,
giai cấp, tầng lớp, vùng miền....trong một nước; các chính sách này hướng tới bảo
đảm hài hòa lợi ích của các nhóm đối tượng, tạo sự đồng thuận hội trong quá
trình phát triển bảo đảm trật tự an toàn, an ninh hội. Tiêu chí đánh giá hiệu
quả của chính sách đối nội, chủ yếu huy động, khai thác, tổ chức nguồn lực
sức mạnh quốc gia - bao gồm cả nguồn lực cứng nguồn lực mềm, sức mạnh
cứng và sức mạnh mềm, tạo tính bền vững trong quá trình phát triển. Thực tiễn cho
8
thấy, nếu chính sách đối nội bất cập sẽ kìm hãm sự phát triển, khai thác bừa bãi tài
nguyên không tái tạo sức mạnh cứng, trong khi bóp nghẹt tài nguyên mềm
sức mạnh mềm, tạo ra những tiềm ẩn của bùng nổ hội dưới mọi hình thức, cấp
độ khác nhau.
Chính sách đối nội và chính sách đối ngoại có tính lịch sử, thay đổi cho phù
hợp với điều kiện trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nướcbối
cảnh quốc tế. Do đó, duy chính trị trước hết được thể hiện trong đường hướng
phát triển đất nước cũng như chính sách đối nội và chính sách đối ngoại. Mặt khác,
chính trị thể tiếp cận dưới góc độ chính trị học, liên quan đến vấn đề quyền lực
chính trị - khái niệm trung tâm của chính trhọc. Quyền lực phạm trù hội -
lịch sử, phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người. Muốn hiểu phạm
trù quyền lực, có thể tìm hiểu hai khái niệm quyền và lực.
Bản chất chính trị của báo chí được thể hiện trên các bình diện khác nhau,
như tuyên truyền tưởng chính trị, quan điểm đường lối chính trị; tập hợp
tranh thủ lực lượng đồng minh chính trị; cổ hành động phong trào chính trị;
tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương chính sách; tuyên truyền cổ các chính
sách nhiệm vụ đối nội, đối ngoại Nói cách khác, bản chất chính trị của báo chí
thể hiện
việc báo chí phục vụ chính sách đối nội chính sách đối ngoại, đáp ứng
những yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước.
5. Báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức phát triển kinh
tế và dịch vụ xã hội
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang chế kinh tế thị trường hội
nhập kinh tế quốc tế, thực tiễn hoạt động báo chí đòi hỏi tư duy làm báo cũng dần
được thay đổi. Trong kinh tế thị trường, hoạt động báo chí không chỉ được coi
hoạt động truyền thông đại chúng hoạt động chính trị - hội, còn hoạt
9
động kinh tế - dịch vụ, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, cả về
nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn.
Nói đến bản chất hoạt động kinh tế - dịch vụ của báo chí cần chống khuynh
hướng chạy theo mục đích thương mại đơn thuần nhằm thu lợi cho cơ quan báo chí
xâm hại đến lợi ích chính tr - văn hóa - hội. Thực chất, đó hiện tượng
“khuynh hướng thương mại hóa báo chí”. Bởi vì, xét cho cùng, một trong những
mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của hoạt động báo chí trong kinh tế thị trường là mâu
thuẫn giữa lợi ích chính trị - văn hóa - xã hội với lợi ích kinh tế.
thể nói lợi ích kinh tế mang tính chất cục bộ trước mắt (dù rằng lợi
nhuận quan báo chí thu được thể đóng thuế cho nhà nước), còn lợi ích
chính trị - văn hóa - xã hội là lợi ích toàn cục và lâu dài. Báo chí cần ưu tiên trước
hết trên hết lợi ích chính trị - văn hóa hội, lợi ích công chúng nhân
dân; bởi trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo.
10
VẤN ĐỀ 2: BẢN CHẤT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
1. Khái niệm
Theo quan điểm của Plato, dư luận xã hội là ý kiến (opinion) đối lập với tri
thức hay nhận thức (epistêmê). Dư luận là cái thoáng qua dễ biến đổi, khó xác định
hình hài, trong khi đó tri thức là cái tư tưởng ổn định trên cơ sở của thế giới thật có
thể quan sát được. luận số nhiều, còn tri thức số ít. luận là ý kiến của
số đông dân chúng thế muốn quản được xã hội các nhà triết học nhà quản
cần phảikỹ năng, kỹ thuật để điều hành hội dựa trên những nguyên khoa
học. Dư luận là cái không hình hài, mong manh và dễ thay đổi, vì thế phải dùng tri
thức cái xác định, cái khoa học để điều chỉnh khống chế trong công tác
quản hội. Plato coi luận ý kiến của các nhà trí thức quý tộc của số
đông công chúng.
Aristotle cách nhìn mềm dẻo hơn Plato về luận, theo Aristotle,
luận những đánh giá. Ông cho rằng, con người cần hành động một cách khôn
ngoan để đạt được hiệu quả của hành động. Tuy nhiên, hành động mang tính lịch
sử và thực tiễn dựa trên cơ sở của tri thức. Hầu hết hành động của con người là dựa
vào hành động của người khác và một phần may mắn và ngẫu nhiên nữa. Không có
một công thức định sẵn cho hành động. Sự thông thái của con người không chỉ tính
bằng hành động xác định dựa trên cơ sở của các tri thức kinh nghiệm đã được tích
lũy mà còn cần xem xét nó hành động như thế nào trong điều kiện bất định, không
ràng. luận một loại đánh giá, một sự dự đoán khôn ngoan để hành động.
Aristotle không phân biệt sự đánh giá đó của nhân dân hay quan chức.
Thế nhưng về thuật ngữ khoa học, khái niệm này có thể được xuất hiện lần
đầu vào thế kỷ XII, gắn liền với tên tuổi nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh
John Solsbery vào năm 1159; đến giữa cuối thế kỷ XVIII, khái niệm này được
Jean-Jacques Rousseau sử dụng với nhiều hơn ý nghĩa tích cực trong trào lưu Khai
11
sáng Pháp. Cùng với sự phát triển của dân trí và dân chủ ở châu Âu, hiện tượng dư
luận xã hội bắt đầu lên ngôi vào cuối thế kỷ XIX, trở thành trung tâm của sự chú ý
vào thế kỷ XX và ngày càngtâm điểm chú ý của thực tiễn hoạt động quyền lực
nhà nước vấn đề luận của nhiều khoa học khác nhau, như chính trị học, luật
học, tâm lý học xã hội, xã hội học và báo chí học,...
Các khái niệm có liên quan đế dư luậnhội được sử dụng rất đa dạng về
nội hàm không thống nhất. Bởi được tiếp cận từ những bình diện, điều kiện
lịch sử và quan điểm, mục đích khác nhau, từ các nhà khoa học các nhau như triết
học, tâm lý học xã hội, chính trị học, xã hội học, báo chí học,…
Để góp phần tiếp cận khái niệm luận hội bản chất của nó, trước
hết cần tìm hiểu các khái niệm liên quan như: ý kiến, thái độ, quan điểm, công
chúng, công khai, đám đông,…
Theo Đại từ điển tiếng Việt", ý kiến "sự nhìn nhận, cách nghĩ, đánh giá,
nhận xét về điều đó, thường được phát biểu ra bằng lời, văn bản". Các nhân
chia sẻ với nhau qua các ý kiến được trao đổi liên cá nhân, trong nhóm hoặc cộng
đồng thông qua các phương tiện truyền thông. Truyền thông đại chúng thể
hội hóa các ý kiến nhân liên quan đến sự quan tâm, lợi ích của nhóm lớn hay
toàn hội. Từ đó kích thích các ý kiến đánh giá, nhận xét theo các cấp độ khác
nhau hình thành luận hội. Thông thường, các ý kiến bắt nguồn từ các sự
kiện và vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng, được công chúng quan tâm.
Ở một khía cạnh khác, quan niệm cho rằng, kiến là một niềm tin (đi
kèm hoặc không đi kèm với một chứng cứ.) thường một tuyên bố chủ
đích thể kết quả của một trạng thái tình cảm hoặc sự giải thích hiện thực;
người tathể nhiều ý kiến khác nhau về những sự kiện giống nhau". Hoặc
"Suy nghĩ hoặc cảm nhận của bạn về một người/vấn đề; niềm tin hoặc quan
điểm của một nhóm người".
12
Ý kiến thường xuất phát từ sự kiện; sự kiện bộc phát, nói lên vấn đề nào
đó. Sự kiện việc thật xảy ra trong đời sống. Sự kiện liên quan mật thiết đến
đời sống, lợi ích của cộng đồng sẽ dễ dàng nhanh chóng được "thổi" thành
luận hội, nếu được thông tin, lan tỏa trên báo chí các phương tiện truyền
thông đại chúng. Socrat (469 - 399 TCN) cho rằng "ý kiến là cái gì đó nằm giữa sự
mù quáng và tri thức". Còn E.Kant (1724 - 1804) quan niệm rằng ý kiến nằm ở cấp
độ thấp hơn so với kiến thức niềm tin. Bởi kiến thức những đã được
sàng lọc khá ổn định; còn ý kiến những đang trao đổi, chia sẻ, bàn luận.
Những gợi ý này của các nhà hiền triết có ý nghĩa rất quan trọng giúp chúng ta tiếp
cận vấn đề đang bàn tới - khái niệm luận hội, nhất quá trình hình thành
DLXH.
Đại từ điển đã dẫn định nghĩa, thái độ (attitude) "1. Mặt biểu hiện bề
ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì, thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói,
hành động; 2. Ý thức, cách nhìn nhận, đánh giáhành động theo một hướng nào
trước sự việc, vấn đề gì". Theo Share (1977), thái độ "một tâm thế ủng hộ hay
phản đối đối với một nhóm đối tượng nhất định". Fishbein Ajzen (1975) quan
niệm thái độ là "một vị trí trong thang lưỡng cực về tình cảm hay đánh giá". Nhìn
nhận trong mối liên hệ rộng hơn, Tourangeau Rasinski (1988) cho rằng thái độ
là "những mạng lưới của các niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn được lưu giữ lâu
dài trong trí nhớ của chúng ta được kích hoạt khi chúng ta gặp đối i tượng của
thái độ hoặc vấn đề liên quan".
Như vậy, thái độ là nấc thang biểu hiện ý nghĩa, tình cảm, quan niệm, cách
nhìn nhận. Tình cảm hay đánh giá, niềm tin... thể được biểu hiện trực tiếp hay
gián tiếp, được bày tỏ ngay hoặc tích lũy, thể được liên kết trên phạm vi rộng
lớn tùy theo điều kiện cụ thể của sự hình thành, phát triển hay kích hoạt trong trạng
thái tâmtâm trạng hội cụ thể... Thái độ trạng thái được biểu hiện (biểu
thị) ra bên ngoài, cách nhìn nhận, đánh giá kiến bằng lời nói hay văn bản) hay
13
hành động do ý nghĩ, nhận thức bên trong đầu óc con người chi phối. Thái độ cũng
có các cấp độ biểu thị khác nhau, cấp độ cao nhất là hành vi, hành động. Có thái độ
cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Như vậy, từ hiểu biết, ý kiến, nhận thức đến thái độ
là một quá trình chuyển hóa; quá trình chuyển hóa này diễn ra từ cá nhân, nhóm và
cộng đồng nhờ sự tương tác thông qua hoạt động giao tiếp truyền thông và báo chí.
Khái niệm công chúng nói chung, trong tiếng Anh có thể được hiểu "1.
một tập hợp/nhómhội cụ thể xuất hiện như là một nhân tố/ tác nhân của xã hội,
đặc biệt trong mối quan hệ với một số vấn đề hội (thường đối lập với đám
đông); 2. Một nhóm người tụ tập để xem hoặc nghe một thứ đó; 3. Một nhóm
người xem, đọc hoặc nghe cùng một thứ".
Như vậy, theo quan niệm này, công chúng phải được đặt trong các quan hệ
tác động cụ thể, do tác nhân và liên quan với vấn đề xã hội nào đó; công chúng liên
kết với nhau trong cùng mối quan tâm chung hướng đến một khách thể hay đối
tượng cụ thể nào đó.
Như vậy, nếu khái niệm đám đông được dùng để chỉ một nhóm người
(thường không đông lắm), thường tụ tập ngẫu nhiên, tức thời, tụ tập phần nhiều
không chủ đích ràng (ví dụ như đang đi đường thấy vụ tai nạn giao thông,
hay một vụ cãi lộn,... mọi người tụ tập xem), xuất hiện rồi tự giải tán; công chúng
nhóm lớn (nhiều người), xuất hiện chủ đích trong mối quan hệ chặt chẽ
với chủ thể nào đó, có mục đích rõ ràng và sự liên kết chặt chẽ hơn - như tâm lý, sở
thích, thị hiếu, nhu cầu và mong đợi,...
Có thể thấy,luận xã hội (public opinion)khái niệm được nhiều người
bàn đếnvới các cách hiểu khác nhau. Công luận hay luận hội “1. Một
niềm tin hay ý kiến chung của hầu hết mọi người; những tiếng nói của người dân;
2. Công luận hay luận hội bao gồm phản ứng của con người đối với những
tuyên bố câu hỏi bằng từ ngữ trong các cuộc giao tiếp”. Như vậy, theo quan
niệm này, luận hội thường bắt nguồn từ một tuyên bố, phát biểu hay từ sự
14
kiện trong đời sống thực tế nói chung, liên quan đến sự quan tâm của đông đảo
người, của công chúng xã hội ở thời điểm hiện tại.
Trong tác phẩm Khế ước hội, J.J. Rousseau khi bàn đến bản chất con
người và tính chất hội củatrong mối liên hệ với quyền lực nhà nước, đã đặt
vấn đề rằng các luật lệ của nhà nước cần phải phù hợp với ý chí và những phán xét
của nhân dân. Ông coi luận hội như ý chí của nhân dân. "Luật chỉ sự
công bố của ý chí toàn dân, cho nên trong quyền lực lập pháp không ai có thể đứng
ra thay mặt toàn dân để làm ra luật. Nhưng trong quyền lực hành pháp thì có thể và
phải có người đại diện cho dân chúng; vì quyền hành pháp chỉ là sự ứng dụng luật
mà thôi”.
Tuy nhiên, cũng "có rất nhiều cách hiểu về DLXH khác nhau. Theo Young
(1923), DLXH được hình thành theo cách hợp lý hoá - DLXH là sự đánh giá xã hội
của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có tầm quan trọng chung, sau một thảo
luận công cộng. Mackinon (1828) thì lại nghiêng về phía quan điểm thượng lưu về
DLXH. Ông cho rằng DLXH đó là ý kiến của nhóm có đủ thông tin - DLXH có thể
được xem là tình cảm về bất kỳ chủ đề gì mà được những người có nhiều thông tin
nhất, trí tuệ nhất và đạo đức nhất của cộng đồng ấp ủ. Theo quan điểm của Folsom
(1931) thì DLXH ý kiến chỉ của nhóm thứ cấp: "Khi sự tham gia của công
chúng (public) hay của một nhóm thứ cấp hơn là nhóm sơ cấp, nhóm giao tiếp trực
diện, chúng ta luận hội" (Folsom, 1931). Quan điểm của Bernard cũng
tương tự khi ông cho rằng DLXH là cái mà các thành viên của nhóm giao tiếp gián
tiếp (indirect contact group) hoặc công chúng suy nghĩ hoặc cảm nhận về mọi thứ
(Bernard, 1926).
Theo ý kiến của Glen M. Broom, thì "DLXH là tập hợp các quan điểm của
một số người trong một thời điểm nào đó, DLXH không thể định nghĩa như một
nhận thức nhân; Ngược lại DLXH thể hiện quá trình phát triển, đó
tưởng được thể hiện, được mô phỏng, đạt được sự thỏa thuận qua lại bằng cách đưa
15
ra khái niệm tập thể về hướng hành động chung. DLXH được hình thành từ một
nhóm người, họ trao đổi và cùng nhau xác định rõ bản chất của vấn đề là gì, tại sao
vấn đề này lại làm hội lo lắng hoặc vui mừng cần phải làm để giải quyết
vấn đề đó. Mặc dù quá trình này liên quan đến nhận thức của các cá nhân, các quan
điểm của mỗi nhân về vấn đề hội này hay vấn đề khác - cả về hình thức
nội dung - đều phụ thuộc vào sự trao đổi tranh luận của xã hội về vấn đề đó"2. Nhà
văn, biên tập viên đầu tiên của tạp chí "Đại Tây Dương hàng tháng", James Russell
Lowell thế kỷ XIX, đã nói: "Áp lực của công luận, như áp suất không khí này.
Nó vô hình, nhưng cho mỗi centimet vuông của cơ thể áp lực một vài cân trọng
lượng". Tóm lại, theo tác giả, sức mạnh của luận hội mọi nơi luôn
thay đổi.
Tiếp cận từ hội học thực nghiệm, từ góc nhìn hiệu ứng kết quả điều tra
xã hội học, "Warner giới hạn cách hiểu về DLXH vào những cuộc điều tra DLXH.
Ông cho rằng DLXH bao gồm những phản ứng của người dân với những tuyên bố
hoặc những câu hỏi trong điều kiện những cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, theo
định nghĩa của Childs thì DLXH "bộ sưu tập những ý kiến nhân bất cứ nơi
nào mà ta có thể tìm thấy chúng" (Childs, 1965)"
Hoặc quan niệm "DLXH là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn
đề, sự kiện, hiện tượng tính thời sự. Khái niệm "luồng ý kiến" những nội
hàm đáng lưu ý: 1) Mỗi luồng ý kiến một tập hợp các ý kiến nhân giống
nhau; 2) DLXH thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập
nhau; 3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp'.
Heghen lý giải "Đáng bị khinh bỉ nếu xem xét nó (DLXH) từ góc độ ý thức
và phát ngôn cụ thể, đáng được kính trọng nếu xem xét từ góc độ cái thực thể, cái
bản chất của nó, cái thực thể chỉ thâm nhập vào hiện tượng cụ thể bằng các tia sáng
bị vẩn đục hoặc nhiều hoặc ít của mình". Bởi vì theo ông, dư luận xã hội cũng bao
16
gồm trong đó tính khai, nguyên hợp "tính tùy tiện, sự dốt nát, sự xuyên tạc, sự
giả dối, sự lừa phỉnh của nó".
Nhìn nhận như một trạng thái tinh thần xã hội ở một thời điểm cụ thể, có ý
kiến cho rằng: “DLXHsự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng
người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với
các sự kiện, hiện tượng, quá trình hội liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ
trong một thời điểm nhất định. Tiếp cận từ góc độ khác, tác giả Hoài Sơn trong
cuốn “Dư luận xã hội” cho rằng: "DLXH là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội,
phản ánh thái độ phản ứng của đa số nhân trong hội đối với các hiện tượng,
sự kiện hội quá trình hội trong những thời gian không gian hội cụ
thể, có thể đo đạc được thông qua kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý".
Trong một nghiên cứu mới đây, đã đưa ra quan niệm "DLXH là tập hợp các
luồng ý kiến nhân nhưng mối quan hệ hữu cơ, cộng hưởng với nhau trước
các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí
của các lực lượng xã hội nhất định trong những thời điểm nhất định".
Theo quan niệm của TS. Phạm Chiến Khu thì "DLXH là tập hợp các luồng
ý kiến nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng tính thời sự".nội hàm
này bao gồm: Mỗi luồng ý kiến một tập hợp các ý kiến nhân giống nhau;
DLXH có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau;
Luồng ý kiến thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến), hoặc hẹp
(một số ý kiến);
DLXH tập hợp các ý kiến nhân, tự phát, chứ thể không phải ý
kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội thảo);
DLXH không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phátlà một
chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã
hội nhất định;
17
Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm
đến lợi ích, các mối quan hệ hiện của nhiều người) mới khả năng tạo ra
DLXH.
Như vậy, theo ý kiến trên đây, luận hội "tập hợp các luồng ý kiến
nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng tính thời sự", bản thân bao
gồm các luồng ý kiến khác nhau - thậm chí đối lập nhau, đồng thời, thể
"tập hợp các ý kiến nhân, tự phát, chứ không hẳn ý kiến của một tổ chức,
được hình thành theo con đường tổ chức", và là "một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể
hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng hội nhất định". Những điều
được nhấn mạnh trong nội hàm khái niệm theo quan niệm trên đây thể tham
khảo, và dĩ nhiên chưa phải khía cạnh nào cũng dễ tạo được sự đồng tình.
Chẳng hạn, luận hội "tập hợp các ý kiến nhân, tự phát, chứ
không phải ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức" là
điều thể căn cứ để đưa ra nhiều ý kiến tranh luận. Bản thân luận hội
nhiều khi thông thường là tập hợp các luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập
nhau, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bởi nếu tán đồng với nhận định này,
bản thân sẽ hạn chế tính tích cực hội của nhân hay tổ chức như vai trò
khơi nguồn, khơi thức tính tích cực xã hội đã và đang tiềm ẩn trong nhân dân - chủ
thể hội "người làm nên lịch sử” nhằm tập hợp nguồn lực hội tham gia
giải quyết các vấn đề to lớn và phức tạp.
Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, các nhà nghiên cứu Xô-viết trước đây
và một số lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay cho rằng:
- Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần.
Cho nên, tính chất của luận hội bị quy định bởi trình độ, tính chất các quan
hệ kinh tế trong xã hội. Hình thành kinh tế - xã hội nào thì dư luận hội kiểu đó.
Tuy nhiên, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, luận hội cũng sự
18
độc lập tương đối so với sở hạ tầng, nghĩa luận hội thể bảo thủ
hơn hoặc tiến bộ hơn, đi trước sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội.
- luận hội sự phát xét đánh giá của công chúng đối với các sự
kiện, hiện tượng, quá trình hội họ quan tâm do chúng liên quan đến nhu
cầu, lợi ích của họ. Có ba loại phán xét đó là phán xét mô tả, phán xét chuẩn mực
(hay phán xét chế định) và phán xét đánh giá.
+ Phán xét tả loại phán xét chỉ biểu thị đặc điểm bên ngoài của sự
vật, hiện tượng.
+ Phán xét chuẩn mực hay chế định lại phán xét dựa trên có sở đúng
sai được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp lý, đạo đức trong các văn bản
pháp quy.
+ Phán xét đánh giá và phán xét của dư luận xã hội, nó là sự biểu thị thái độ
của chủ thể phán xét đối với khách thể được đưa ra phán xét.
Trong phán xét đánh giá- phán xét của luận hội, chứa đựng thái độ
đồng tình hay không đồng tình, ủng hộ hay không ủng hộ, yêu thích hay không yêu
thích của chủ thể dư luận đối với sự kiện hiện tượng, quá trình xã hội.
Dư luận xã hội là trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội. Tính tập trung của
dư luận xã hội thể hiện ở chỗ không tồn tại như một thành phần độc lập đối với
các thành phần khác hay các hình thái khác của ý thức hội bao hàm,
xuyên suốt các hình thái, các bộ phận cấu thành ý thức hội. Trong luận
hội chúng ta có thể tìm thấy một trạng thái của ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,
ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ hay khoa học tôn giáo, tâm hội hệ
tưởng hay ý thức thường ngày ý thức luận; nhận thức, niềm tin, giá trị,
tưởng,…của con người. Cho nên, nghiên cứu dư luận xã hội giúp chúng ta nắm bắt
được tình hình tư tưởng, thực trạng ý thức xã hội tại một thời điểm nhất định.
- Khách thể và chủ thể của dư luận xã hội:
19
+ Về khách thể của dư luận xã hội: dư luận xã hội là cái tinh thần, nó phản
ánh tồn tại hội. Tuy nhiên, khách thể của luận hội không phải mọi sự
kiện, hiện tượng, quá trình hội nói chung chỉ những sự kiện, hiện tượng,
quá trình xã hội mang tính thời sự có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của công chúng
và được thông tin cho công chúng biết.
+ Về chủ thể của luận hội: Chủ thể của luận hội ai? Ai
người mang luận hội? Ngay trong các nhà nghiên cứu mácxít cũng hai
loại quan điểm, ý kiến. Loại thứ nhất cho rằng, chủ thể dư luận hội là mọi cộng
đồng người nói chung hoặc lớn hoặc nhỏ. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, chủ thể
luận xã hộicộng đồng lớn như giai cấp, dân tộc, nhân loại,... Dư luận của nhóm
nhỏ, của tập thể chỉ nên gọi luận nhóm, luận tập thể. luận nhóm,
luận tập thể có thể tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội và trở thành một bộ
phận của dư luận xã hội nếu sự phán xét đánh giá của nhóm của tập thể nhất trí với
sự đánh giá của xã hội.
luận nhóm, luận tập thể cũng thể không nhất trí với luận
hội nếu lợi ích riêng của nhóm, của tập thể không đồng nhất với lợi ích chung.
Điều này thể xảy ra trong xã hội, mỗi chủ thể đều các lợi ích riêng (dù là
lợi ích không cơ bản) ít nhiều khác biệt.
Qua sự phân tích trên, thể đưa ra một khái niệm về luận hội như
sau:
Dư luận xã hội là hiện tượng xã hội đặc thù – là phương thức đặc biệt của ý
thức quần chúng, dạng thức biểu hiện thực tế và sinh động hàng ngày của ý thức xã
hội; dư luậnhội là biểu thị nhận thứctình cảm, ý chí và nguyện vọng, ý kiến
phán xét, đánh giá, thái độ (và thậm chí cả hành vi), sự phản ánh tâm trạng
hội,… của các nhóm xã hội lớn hoặc của cộng đồng xã hội nói chung về những sự
kiện, vấn đề đã và đang diễn ra liên quan mật thiết đến lợi ích của họ.
20
| 1/47

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN �� TIỂU LUẬN
MÔN: BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Đề tài: Các vấn đề về Báo chí – Truyền thông và Dư luận xã hội
Họ và tên học viên: Đàm Bảo Ngọc
Mã số học viên: 2888020064
Lớp, khóa: Quản lý Báo chí Truyền thông K28.2 Hà Nội, 2023 MỤC LỤ 2
VẤN ĐỀ 1: NHẬN THỨC BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG..................................................................................................3

1. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức thông
tin giao tiếp xã hội................................................................................................3
2. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức siêu kết
nối xã hội...............................................................................................................4
3. Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức can thiệp
xã hội.....................................................................................................................5
4. Báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức thể hiện quyền lực
chính trị.................................................................................................................6
5. Báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức phát triển kinh tế và
dịch vụ xã hội........................................................................................................7

VẤN ĐỀ 2: BẢN CHẤT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI.............................................8
1. Khái niệm.......................................................................................................8
2. Chức năng của dư luận xã hội....................................................................17
3. Quá trình hình thành dư luận xã hội........................................................26

VẤN ĐỀ 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI.........31
1. Vai trò của dư luận xã hội đối với báo chí truyền thông.........................31
2. Vai trò của báo chí truyền thông đối với dư luận xã hội Báo chí truyền
thông là nơi khơi nguồn dư luận xã hội...........................................................31

VẤN ĐỀ 4: BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ BÁO CHÍNH
LUẬN......................................................................................................................37

1. Khái niệm báo chí chính luận....................................................................37
2. Vai trò và vị trí của tác phẩm báo chí chính luận....................................37
3. Vai trò của nhà báo chính luận..................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................43 3 4
BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Họ và tên học viên: Đàm Bảo Ngọc Mã số học viên: 2888020064
Lớp, khóa: Quản lý Báo chí Truyền thông K28.2
VẤN ĐỀ 1: NHẬN THỨC BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Nhà nước của giai cấp thống trị nắm 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, hàng triệu người dân có quyền bày tỏ ý chí và nguyện vọng thông qua các
phương tiện truyền thông (phương tây gọi là quyền lực thứ 4, kiểm soát quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp; nhà nước dân chủ nhân dân là nhà nước của dân, do dân và vì dân)
Ở Việt Nam, báo chí là báo chí của Đảng và Nhà nước, là cơ quan ngôn
luận của tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội
nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp). Báo chí Việt Nam là tiếng nói của Đảng và
Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân.
Về nhận thức, báo chí là cầu nối giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân.
Song, trên thực tế một quan hệ này còn tồn tại một chiều. Điều này dẫn đến sự ra
đời của các diễn đàn, cộng đồng trên môi trường truyền thông mạng xã hội. Báo
chí còn đang đi sau truyền thông xã hội, có những vấn đề nhạy cảm mà báo chí
không dám khơi nguồn, không dám châm ngòi nhưng mạng xã hội dám lên tiếng.
Muốn thay đổi nhận thức cần: cập nhật thông tin, mở mang hiểu biết (đọc,
nghiên cứu, mở mang kiến thức. Chỉ khi nhận thức đúng thì mới có hành xử đúng, kỹ năng đúng.
Nhận thức lại bản chất của báo chí truyền thông bao gồm một số vấn đề: 5 1.
Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức
thông tin giao tiếp xã hội
Điều kiện để báo chí thể hiện bản chất thông tin giao tiếp là môi trường
pháp lý để ai cũng có thể đóng góp được nhằm kiến tạo môi trường văn hoá, kích
thích năng lực trên cơ sở pháp lý
Thông tin trong truyền thông, chủ yếu là cung cấp sự kiện và vấn đề kỹ
năng và kinh nghiệm mà chủ thể và khách thể quan tâm hoặc liên quan đến mục
đích truyền thông; thông qua đó làm cơ sở cho việc mở mang hiểu biết, thay đổi
nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng tiếp nhận và cho chủ thể truyền
thông theo chủ định của nhà truyền thông và đáp ứng nhu cầu người tiếp nhận, công chúng.
Giao tiếp xã hội cần có diễn đàn và môi trường tương tác. Giao tiếp trong
truyền thông thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Trước hết là giao tiếp liên cá nhân,
giao tiếp gia đình, giao tiếp nhóm và giao tiếp đại chúng. Dù ở cấp độ nào, giao
tiếp truyền thông cũng cần các điều kiện cần và đủ.
Điều kiện cần, đó là năng lực, trình độ và phương tiện giao tiếp. Vấn đề
này phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội về con người, văn hóa, kỹ thuật và công nghệ truyền thông.
Điều kiện đủ, đó là môi trường chính trị - văn hóa - xã hội của giao tiếp.
Nền chính trị dân chủ, công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện và kích thích giao tiếp
thông tin truyền thông; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân chia sẻ thông tin, tư tưởng,
tình cảm, bày tỏ nguyện vọng, phát huy năng lực tư duy sáng tạo và tham góp vào
công việc chung liên quan đến lợi ích thiết thân của họ. Nền chính trị chuyên
quyền độc đoán, bưng bít thông tin để trục lợi theo nhóm sẽ hạn chế, cấm đoán
giao tiếp thông tin truyền thông, hạn chế năng lực sáng tạo của con người cá nhân.
Thực tiễn phát triển của xã hội loài người hàng ngàn năm nay đã và đang minh
chứng rằng, xã hội nào có chế độ chính trị ưu việt, đề cao con người và sức sáng 6
tạo cá nhân, tạo dựng được môi trường truyền thông để có thể phát huy nguồn lực
con người để phát huy tài nguyên mềm, cùng với của cải tài nguyên cứng, thì xã
hội ấy phát triển nhanh và bền vững; ngược lại, sẽ phát triển chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng nổ. 2.
Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện và phương thức
siêu kết nối xã hội
Thông qua thông tin, giao tiếp xã hội, truyền thông là phương tiện và
phương thức kết nối xã hội hiệu quả nhất. Tùy theo dạng thức và cấp độ của loại
hình truyền thông mà mức độ liên kết xã hội khác nhau. Chẳng hạn, đơn thuần là
truyền thông nội cá nhân cũng có thể biểu hiện tính liên kết của truyền thông. Ở
đây, mỗi cá nhân thực hiện truyền thông nội cá nhân phụ thuộc vào điều kiện giao
tiếp, trình độ, tư chất và năng lực tư duy. Trình độ, tư chất và năng lực tư duy, phần
nhiều do môi trường xã hội - giáo dục con người tạo ra. Tính chất liên kết ở truyền
thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng được thể hiện rõ rệt hơn.
Liên kết xã hội là phương thức khơi nguồn, khai thác và phát huy nguồn
lực sức mạnh mềm của cộng đồng và quốc gia hay khu vực, quốc tế nói chung. Dư
luận xã hội, niềm tin của công chúng, của nhân dân là sức mạnh mềm; nhận thức,
năng lực sáng tạo, thái độ và cảm xúc của mỗi con người và nhân dân nói chung,
giá trị văn hóa, nhân văn... là sức mạnh mềm quốc gia. Khác với tài nguyên cứng,
sức mạnh cứng càng khai thác càng nhanh cạn kiệt. Sức mạnh mềm và tài nguyên
mềm càng biết cách khai thác lại càng không những không cạn kiệt, mà ngược lại
càng sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân. Hai loại tài nguyên này khó có thể thay thế cho nhau. 7 3.
Hoạt động báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức can thiệp xã hội
Mọi vấn đề xã hội đều do con người tạo ra và giải quyết, từ chính trị, kinh
tế, văn hóa, quân sự... Thông qua các phương tiện và dạng thức truyền thông,
thông điệp truyền thông tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của đông
đảo công chúng xã hội, giúp công chúng có thêm thông tin, hiểu biết, nhận thức để
có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Có thể nói, ngay cả vấn đề phòng chống tội
phạm. ngăn ngừa chiến tranh vũ khí nóng, giải quyết xung đột trên phạm vi nhỏ
đến khu vực và thế giới đều có thể can thiệp hiệu qua bằng và thông qua truyền
thông. Mặt khác, báo chí - truyền thông có khả năng dự báo, cảnh báo những rủi
ro, khủng hoảng giúp hoạch định chính sách và tiên liệu phương cách giải quyết
vấn đề bảo đảm phát triển bền vững. Truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại
chúng là phương tiện hữu hiệu trong giám sát và phản biện xã hội. phản ảnh tâm
tư, nguyện vọng và thể hiện sức mạnh xã hội của cộng đồng - thậm chí tạo nên áp
lực xã hội bằng dư luận xã hội trong quá trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu cho
việc giải quyết, can thiệp các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội một cách hiệu quả. 4.
Báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức thể hiện quyền lực chính trị
Ở bình diện chính sách hay lĩnh vực bao quát, hoạt động chính trị chủ yếu
thể hiện ở chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của lực lượng chính trị thống
trị xã hội. Chính sách đối nội hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc,
giai cấp, tầng lớp, vùng miền....trong một nước; các chính sách này hướng tới bảo
đảm hài hòa lợi ích của các nhóm đối tượng, tạo sự đồng thuận xã hội trong quá
trình phát triển và bảo đảm trật tự an toàn, an ninh xã hội. Tiêu chí đánh giá hiệu
quả của chính sách đối nội, chủ yếu là huy động, khai thác, tổ chức nguồn lực và
sức mạnh quốc gia - bao gồm cả nguồn lực cứng và nguồn lực mềm, sức mạnh
cứng và sức mạnh mềm, tạo tính bền vững trong quá trình phát triển. Thực tiễn cho 8
thấy, nếu chính sách đối nội bất cập sẽ kìm hãm sự phát triển, khai thác bừa bãi tài
nguyên không tái tạo và sức mạnh cứng, trong khi bóp nghẹt tài nguyên mềm và
sức mạnh mềm, tạo ra những tiềm ẩn của bùng nổ xã hội dưới mọi hình thức, cấp độ khác nhau.
Chính sách đối nội và chính sách đối ngoại có tính lịch sử, thay đổi cho phù
hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và bối
cảnh quốc tế. Do đó, tư duy chính trị trước hết được thể hiện trong đường hướng
phát triển đất nước cũng như chính sách đối nội và chính sách đối ngoại. Mặt khác,
chính trị có thể tiếp cận dưới góc độ chính trị học, liên quan đến vấn đề quyền lực
chính trị - khái niệm trung tâm của chính trị học. Quyền lực là phạm trù xã hội -
lịch sử, phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người. Muốn hiểu rõ phạm
trù quyền lực, có thể tìm hiểu hai khái niệm quyền và lực.
Bản chất chính trị của báo chí được thể hiện trên các bình diện khác nhau,
như tuyên truyền lý tưởng chính trị, quan điểm và đường lối chính trị; tập hợp và
tranh thủ lực lượng đồng minh chính trị; cổ vũ hành động và phong trào chính trị;
tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương chính sách; tuyên truyền cổ vũ các chính
sách và nhiệm vụ đối nội, đối ngoại Nói cách khác, bản chất chính trị của báo chí thể hiện
việc báo chí phục vụ chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, đáp ứng
những yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước. 5.
Báo chí truyền thông là phương tiện, phương thức phát triển kinh
tế và dịch vụ xã hội
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế, thực tiễn hoạt động báo chí đòi hỏi tư duy làm báo cũng dần
được thay đổi. Trong kinh tế thị trường, hoạt động báo chí không chỉ được coi là
hoạt động truyền thông đại chúng và hoạt động chính trị - xã hội, mà còn là hoạt 9
động kinh tế - dịch vụ, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, cả về
nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn.
Nói đến bản chất hoạt động kinh tế - dịch vụ của báo chí cần chống khuynh
hướng chạy theo mục đích thương mại đơn thuần nhằm thu lợi cho cơ quan báo chí
mà xâm hại đến lợi ích chính trị - văn hóa - xã hội. Thực chất, đó là hiện tượng
“khuynh hướng thương mại hóa báo chí”. Bởi vì, xét cho cùng, một trong những
mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của hoạt động báo chí trong kinh tế thị trường là mâu
thuẫn giữa lợi ích chính trị - văn hóa - xã hội với lợi ích kinh tế.
Có thể nói lợi ích kinh tế mang tính chất cục bộ và trước mắt (dù rằng lợi
nhuận cơ quan báo chí thu được có thể có đóng thuế cho nhà nước), còn lợi ích
chính trị - văn hóa - xã hội là lợi ích toàn cục và lâu dài. Báo chí cần ưu tiên trước
hết và trên hết vì lợi ích chính trị - văn hóa xã hội, vì lợi ích công chúng và nhân
dân; bởi trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo. 10
VẤN ĐỀ 2: BẢN CHẤT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI 1. Khái niệm
Theo quan điểm của Plato, dư luận xã hội là ý kiến (opinion) đối lập với tri
thức hay nhận thức (epistêmê). Dư luận là cái thoáng qua dễ biến đổi, khó xác định
hình hài, trong khi đó tri thức là cái tư tưởng ổn định trên cơ sở của thế giới thật có
thể quan sát được. Dư luận là số nhiều, còn tri thức là số ít. Dư luận là ý kiến của
số đông dân chúng vì thế muốn quản lý được xã hội các nhà triết học nhà quản lý
cần phải có kỹ năng, kỹ thuật để điều hành xã hội dựa trên những nguyên lý khoa
học. Dư luận là cái không hình hài, mong manh và dễ thay đổi, vì thế phải dùng tri
thức là cái xác định, cái khoa học để điều chỉnh và khống chế nó trong công tác
quản lí xã hội. Plato coi dư luận là ý kiến của các nhà trí thức quý tộc và của số đông công chúng.
Aristotle có cách nhìn mềm dẻo hơn Plato về dư luận, theo Aristotle, dư
luận là những đánh giá. Ông cho rằng, con người cần hành động một cách khôn
ngoan để đạt được hiệu quả của hành động. Tuy nhiên, hành động mang tính lịch
sử và thực tiễn dựa trên cơ sở của tri thức. Hầu hết hành động của con người là dựa
vào hành động của người khác và một phần may mắn và ngẫu nhiên nữa. Không có
một công thức định sẵn cho hành động. Sự thông thái của con người không chỉ tính
bằng hành động xác định dựa trên cơ sở của các tri thức kinh nghiệm đã được tích
lũy mà còn cần xem xét nó hành động như thế nào trong điều kiện bất định, không
rõ ràng. Dư luận là một loại đánh giá, một sự dự đoán khôn ngoan để hành động.
Aristotle không phân biệt sự đánh giá đó của nhân dân hay quan chức.
Thế nhưng về thuật ngữ khoa học, khái niệm này có thể được xuất hiện lần
đầu vào thế kỷ XII, gắn liền với tên tuổi nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh
John Solsbery vào năm 1159; đến giữa cuối thế kỷ XVIII, khái niệm này được
Jean-Jacques Rousseau sử dụng với nhiều hơn ý nghĩa tích cực trong trào lưu Khai 11
sáng Pháp. Cùng với sự phát triển của dân trí và dân chủ ở châu Âu, hiện tượng dư
luận xã hội bắt đầu lên ngôi vào cuối thế kỷ XIX, trở thành trung tâm của sự chú ý
vào thế kỷ XX và ngày càng là tâm điểm chú ý của thực tiễn hoạt động quyền lực
nhà nước và vấn đề lý luận của nhiều khoa học khác nhau, như chính trị học, luật
học, tâm lý học xã hội, xã hội học và báo chí học,...
Các khái niệm có liên quan đế dư luận xã hội được sử dụng rất đa dạng về
nội hàm không thống nhất. Bởi vì nó được tiếp cận từ những bình diện, điều kiện
lịch sử và quan điểm, mục đích khác nhau, từ các nhà khoa học các nhau như triết
học, tâm lý học xã hội, chính trị học, xã hội học, báo chí học,…
Để góp phần tiếp cận khái niệm dư luận xã hội và bản chất của nó, trước
hết cần tìm hiểu các khái niệm liên quan như: ý kiến, thái độ, quan điểm, công
chúng, công khai, đám đông,…
Theo Đại từ điển tiếng Việt", ý kiến là "sự nhìn nhận, cách nghĩ, đánh giá,
nhận xét về điều gì đó, thường được phát biểu ra bằng lời, văn bản". Các cá nhân
chia sẻ với nhau qua các ý kiến được trao đổi liên cá nhân, trong nhóm hoặc cộng
đồng thông qua các phương tiện truyền thông. Truyền thông đại chúng có thể xã
hội hóa các ý kiến cá nhân liên quan đến sự quan tâm, lợi ích của nhóm lớn hay
toàn xã hội. Từ đó kích thích các ý kiến đánh giá, nhận xét theo các cấp độ khác
nhau và hình thành dư luận xã hội. Thông thường, các ý kiến bắt nguồn từ các sự
kiện và vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng, được công chúng quan tâm.
Ở một khía cạnh khác, có quan niệm cho rằng, "Ý kiến là một niềm tin (đi
kèm hoặc không đi kèm với một chứng cứ.) Nó thường là một tuyên bố có chủ
đích và có thể là kết quả của một trạng thái tình cảm hoặc sự giải thích hiện thực;
người ta có thể có nhiều ý kiến khác nhau về những sự kiện giống nhau". Hoặc là
"Suy nghĩ hoặc cảm nhận của bạn về một người/vấn đề; là niềm tin hoặc quan
điểm của một nhóm người". 12
Ý kiến thường xuất phát từ sự kiện; sự kiện bộc phát, nói lên vấn đề nào
đó. Sự kiện là việc có thật xảy ra trong đời sống. Sự kiện liên quan mật thiết đến
đời sống, lợi ích của cộng đồng sẽ dễ dàng và nhanh chóng được "thổi" thành dư
luận xã hội, nếu được thông tin, lan tỏa trên báo chí và các phương tiện truyền
thông đại chúng. Socrat (469 - 399 TCN) cho rằng "ý kiến là cái gì đó nằm giữa sự
mù quáng và tri thức". Còn E.Kant (1724 - 1804) quan niệm rằng ý kiến nằm ở cấp
độ thấp hơn so với kiến thức và niềm tin. Bởi vì kiến thức là những gì đã được
sàng lọc và khá ổn định; còn ý kiến là những gì đang trao đổi, chia sẻ, bàn luận.
Những gợi ý này của các nhà hiền triết có ý nghĩa rất quan trọng giúp chúng ta tiếp
cận vấn đề đang bàn tới - khái niệm dư luận xã hội, nhất là quá trình hình thành DLXH.
Đại từ điển đã dẫn định nghĩa, thái độ (attitude) là "1. Mặt biểu hiện bề
ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì, thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói,
hành động; 2. Ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng nào
trước sự việc, vấn đề gì". Theo Share (1977), thái độ là "một tâm thế ủng hộ hay
phản đối đối với một nhóm đối tượng nhất định". Fishbein và Ajzen (1975) quan
niệm thái độ là "một vị trí trong thang lưỡng cực về tình cảm hay đánh giá". Nhìn
nhận trong mối liên hệ rộng hơn, Tourangeau và Rasinski (1988) cho rằng thái độ
là "những mạng lưới của các niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn được lưu giữ lâu
dài trong trí nhớ của chúng ta và được kích hoạt khi chúng ta gặp đối i tượng của
thái độ hoặc vấn đề liên quan".
Như vậy, thái độ là nấc thang biểu hiện ý nghĩa, tình cảm, quan niệm, cách
nhìn nhận. Tình cảm hay đánh giá, niềm tin... có thể được biểu hiện trực tiếp hay
gián tiếp, được bày tỏ ngay hoặc tích lũy, có thể được liên kết trên phạm vi rộng
lớn tùy theo điều kiện cụ thể của sự hình thành, phát triển hay kích hoạt trong trạng
thái tâm lý và tâm trạng xã hội cụ thể... Thái độ là trạng thái được biểu hiện (biểu
thị) ra bên ngoài, cách nhìn nhận, đánh giá (ý kiến bằng lời nói hay văn bản) hay 13
hành động do ý nghĩ, nhận thức bên trong đầu óc con người chi phối. Thái độ cũng
có các cấp độ biểu thị khác nhau, cấp độ cao nhất là hành vi, hành động. Có thái độ
cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Như vậy, từ hiểu biết, ý kiến, nhận thức đến thái độ
là một quá trình chuyển hóa; quá trình chuyển hóa này diễn ra từ cá nhân, nhóm và
cộng đồng nhờ sự tương tác thông qua hoạt động giao tiếp truyền thông và báo chí.
Khái niệm công chúng nói chung, trong tiếng Anh có thể được hiểu "1. Là
một tập hợp/nhóm xã hội cụ thể xuất hiện như là một nhân tố/ tác nhân của xã hội,
đặc biệt là trong mối quan hệ với một số vấn đề xã hội (thường đối lập với đám
đông); 2. Một nhóm người tụ tập để xem hoặc nghe một thứ gì đó; 3. Một nhóm
người xem, đọc hoặc nghe cùng một thứ".
Như vậy, theo quan niệm này, công chúng phải được đặt trong các quan hệ
tác động cụ thể, do tác nhân và liên quan với vấn đề xã hội nào đó; công chúng liên
kết với nhau trong cùng mối quan tâm chung hướng đến một khách thể hay đối tượng cụ thể nào đó.
Như vậy, nếu khái niệm đám đông được dùng để chỉ một nhóm người
(thường không đông lắm), thường tụ tập ngẫu nhiên, tức thời, tụ tập phần nhiều là
không có chủ đích rõ ràng (ví dụ như đang đi đường thấy vụ tai nạn giao thông,
hay một vụ cãi lộn,... mọi người tụ tập xem), xuất hiện rồi tự giải tán; công chúng
là nhóm lớn (nhiều người), xuất hiện có chủ đích và trong mối quan hệ chặt chẽ
với chủ thể nào đó, có mục đích rõ ràng và sự liên kết chặt chẽ hơn - như tâm lý, sở
thích, thị hiếu, nhu cầu và mong đợi,...
Có thể thấy, dư luận xã hội (public opinion) là khái niệm được nhiều người
bàn đến và với các cách hiểu khác nhau. Công luận hay dư luận xã hội là “1. Một
niềm tin hay ý kiến chung của hầu hết mọi người; những tiếng nói của người dân;
2. Công luận hay dư luận xã hội bao gồm phản ứng của con người đối với những
tuyên bố và câu hỏi bằng từ ngữ trong các cuộc giao tiếp”. Như vậy, theo quan
niệm này, dư luận xã hội thường bắt nguồn từ một tuyên bố, phát biểu hay từ sự 14
kiện trong đời sống thực tế nói chung, liên quan đến sự quan tâm của đông đảo
người, của công chúng xã hội ở thời điểm hiện tại.
Trong tác phẩm Khế ước xã hội, J.J. Rousseau khi bàn đến bản chất con
người và tính chất xã hội của nó trong mối liên hệ với quyền lực nhà nước, đã đặt
vấn đề rằng các luật lệ của nhà nước cần phải phù hợp với ý chí và những phán xét
của nhân dân. Ông coi dư luận xã hội như là ý chí của nhân dân. "Luật chỉ là sự
công bố của ý chí toàn dân, cho nên trong quyền lực lập pháp không ai có thể đứng
ra thay mặt toàn dân để làm ra luật. Nhưng trong quyền lực hành pháp thì có thể và
phải có người đại diện cho dân chúng; vì quyền hành pháp chỉ là sự ứng dụng luật mà thôi”.
Tuy nhiên, cũng "có rất nhiều cách hiểu về DLXH khác nhau. Theo Young
(1923), DLXH được hình thành theo cách hợp lý hoá - DLXH là sự đánh giá xã hội
của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có tầm quan trọng chung, sau một thảo
luận công cộng. Mackinon (1828) thì lại nghiêng về phía quan điểm thượng lưu về
DLXH. Ông cho rằng DLXH đó là ý kiến của nhóm có đủ thông tin - DLXH có thể
được xem là tình cảm về bất kỳ chủ đề gì mà được những người có nhiều thông tin
nhất, trí tuệ nhất và đạo đức nhất của cộng đồng ấp ủ. Theo quan điểm của Folsom
(1931) thì DLXH là ý kiến chỉ của nhóm thứ cấp: "Khi có sự tham gia của công
chúng (public) hay của một nhóm thứ cấp hơn là nhóm sơ cấp, nhóm giao tiếp trực
diện, chúng ta có dư luận xã hội" (Folsom, 1931). Quan điểm của Bernard cũng
tương tự khi ông cho rằng DLXH là cái mà các thành viên của nhóm giao tiếp gián
tiếp (indirect contact group) hoặc công chúng suy nghĩ hoặc cảm nhận về mọi thứ (Bernard, 1926).
Theo ý kiến của Glen M. Broom, thì "DLXH là tập hợp các quan điểm của
một số người trong một thời điểm nào đó, DLXH không thể định nghĩa như một
nhận thức cá nhân; Ngược lại DLXH thể hiện quá trình phát triển, mà ở đó tư
tưởng được thể hiện, được mô phỏng, đạt được sự thỏa thuận qua lại bằng cách đưa 15
ra khái niệm tập thể về hướng hành động chung. DLXH được hình thành từ một
nhóm người, họ trao đổi và cùng nhau xác định rõ bản chất của vấn đề là gì, tại sao
vấn đề này lại làm xã hội lo lắng hoặc vui mừng và cần phải làm gì để giải quyết
vấn đề đó. Mặc dù quá trình này liên quan đến nhận thức của các cá nhân, các quan
điểm của mỗi cá nhân về vấn đề xã hội này hay vấn đề khác - cả về hình thức và
nội dung - đều phụ thuộc vào sự trao đổi tranh luận của xã hội về vấn đề đó"2. Nhà
văn, biên tập viên đầu tiên của tạp chí "Đại Tây Dương hàng tháng", James Russell
Lowell ở thế kỷ XIX, đã nói: "Áp lực của công luận, như áp suất không khí này.
Nó vô hình, nhưng cho mỗi centimet vuông của cơ thể là áp lực một vài cân trọng
lượng". Tóm lại, theo tác giả, sức mạnh của dư luận xã hội là ở mọi nơi và luôn thay đổi.
Tiếp cận từ xã hội học thực nghiệm, từ góc nhìn hiệu ứng kết quả điều tra
xã hội học, "Warner giới hạn cách hiểu về DLXH vào những cuộc điều tra DLXH.
Ông cho rằng DLXH bao gồm những phản ứng của người dân với những tuyên bố
hoặc những câu hỏi trong điều kiện những cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, theo
định nghĩa của Childs thì DLXH "bộ sưu tập những ý kiến cá nhân ở bất cứ nơi
nào mà ta có thể tìm thấy chúng" (Childs, 1965)"
Hoặc quan niệm "DLXH là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn
đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự. Khái niệm "luồng ý kiến" có những nội
hàm đáng lưu ý: 1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống
nhau; 2) DLXH có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập
nhau; 3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp'.
Heghen lý giải "Đáng bị khinh bỉ nếu xem xét nó (DLXH) từ góc độ ý thức
và phát ngôn cụ thể, đáng được kính trọng nếu xem xét từ góc độ cái thực thể, cái
bản chất của nó, cái thực thể chỉ thâm nhập vào hiện tượng cụ thể bằng các tia sáng
bị vẩn đục hoặc nhiều hoặc ít của mình". Bởi vì theo ông, dư luận xã hội cũng bao 16
gồm trong đó tính sơ khai, nguyên hợp "tính tùy tiện, sự dốt nát, sự xuyên tạc, sự
giả dối, sự lừa phỉnh của nó".
Nhìn nhận như một trạng thái tinh thần xã hội ở một thời điểm cụ thể, có ý
kiến cho rằng: “DLXH là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng
người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với
các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ
trong một thời điểm nhất định. Tiếp cận từ góc độ khác, tác giả Hoài Sơn trong
cuốn “Dư luận xã hội” cho rằng: "DLXH là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội,
phản ánh thái độ phản ứng của đa số cá nhân trong xã hội đối với các hiện tượng,
sự kiện xã hội và quá trình xã hội trong những thời gian và không gian xã hội cụ
thể, có thể đo đạc được thông qua kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý".
Trong một nghiên cứu mới đây, đã đưa ra quan niệm "DLXH là tập hợp các
luồng ý kiến cá nhân nhưng có mối quan hệ hữu cơ, cộng hưởng với nhau trước
các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí
của các lực lượng xã hội nhất định trong những thời điểm nhất định".
Theo quan niệm của TS. Phạm Chiến Khu thì "DLXH là tập hợp các luồng
ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự". Và nội hàm
này bao gồm: Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;
DLXH có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau;
Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến), hoặc hẹp (một số ý kiến);
DLXH là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ có thể không phải là ý
kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội thảo);
DLXH không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phát mà là một
chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định; 17
Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm
đến lợi ích, các mối quan hệ hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra DLXH.
Như vậy, theo ý kiến trên đây, dư luận xã hội là "tập hợp các luồng ý kiến
cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự", bản thân nó bao
gồm các luồng ý kiến khác nhau - thậm chí đối lập nhau, đồng thời, nó có thể là
"tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không hẳn là ý kiến của một tổ chức,
được hình thành theo con đường tổ chức", và là "một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể
hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định". Những điều
được nhấn mạnh trong nội hàm khái niệm theo quan niệm trên đây là có thể tham
khảo, và dĩ nhiên chưa phải khía cạnh nào cũng dễ tạo được sự đồng tình.
Chẳng hạn, dư luận xã hội là "tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ
không phải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức" là
điều có thể có căn cứ để đưa ra nhiều ý kiến tranh luận. Bản thân dư luận xã hội
nhiều khi và thông thường là tập hợp các luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập
nhau, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bởi vì nếu tán đồng với nhận định này,
bản thân nó sẽ hạn chế tính tích cực xã hội của cá nhân hay tổ chức như vai trò
khơi nguồn, khơi thức tính tích cực xã hội đã và đang tiềm ẩn trong nhân dân - chủ
thể xã hội và là "người làm nên lịch sử” nhằm tập hợp nguồn lực xã hội tham gia
giải quyết các vấn đề to lớn và phức tạp.
Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, các nhà nghiên cứu Xô-viết trước đây
và một số lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay cho rằng:
- Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần.
Cho nên, tính chất của dư luận xã hội bị quy định bởi trình độ, tính chất các quan
hệ kinh tế trong xã hội. Hình thành kinh tế - xã hội nào thì dư luận xã hội kiểu đó.
Tuy nhiên, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, dư luận xã hội cũng có sự 18
độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng, có nghĩa là dư luận xã hội có thể bảo thủ
hơn hoặc tiến bộ hơn, đi trước sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội.
- Dư luận xã hội là sự phát xét đánh giá của công chúng đối với các sự
kiện, hiện tượng, quá trình xã hội mà họ quan tâm do chúng có liên quan đến nhu
cầu, lợi ích của họ. Có ba loại phán xét đó là phán xét mô tả, phán xét chuẩn mực
(hay phán xét chế định) và phán xét đánh giá.
+ Phán xét mô tả là loại phán xét chỉ biểu thị đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
+ Phán xét chuẩn mực hay chế định là lại phán xét dựa trên có cơ sở đúng
sai và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp lý, đạo đức trong các văn bản pháp quy.
+ Phán xét đánh giá và phán xét của dư luận xã hội, nó là sự biểu thị thái độ
của chủ thể phán xét đối với khách thể được đưa ra phán xét.
Trong phán xét đánh giá- phán xét của dư luận xã hội, chứa đựng thái độ
đồng tình hay không đồng tình, ủng hộ hay không ủng hộ, yêu thích hay không yêu
thích của chủ thể dư luận đối với sự kiện hiện tượng, quá trình xã hội.
Dư luận xã hội là trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội. Tính tập trung của
dư luận xã hội thể hiện ở chỗ nó không tồn tại như một thành phần độc lập đối với
các thành phần khác hay các hình thái khác của ý thức xã hội mà nó bao hàm,
xuyên suốt các hình thái, các bộ phận cấu thành ý thức xã hội. Trong dư luận xã
hội chúng ta có thể tìm thấy một trạng thái của ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,
ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ hay khoa học và tôn giáo, tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng hay ý thức thường ngày và ý thức lý luận; nhận thức, niềm tin, giá trị, lý
tưởng,…của con người. Cho nên, nghiên cứu dư luận xã hội giúp chúng ta nắm bắt
được tình hình tư tưởng, thực trạng ý thức xã hội tại một thời điểm nhất định.
- Khách thể và chủ thể của dư luận xã hội: 19
+ Về khách thể của dư luận xã hội: dư luận xã hội là cái tinh thần, nó phản
ánh tồn tại xã hội. Tuy nhiên, khách thể của dư luận xã hội không phải là mọi sự
kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nói chung mà chỉ là những sự kiện, hiện tượng,
quá trình xã hội mang tính thời sự có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của công chúng
và được thông tin cho công chúng biết.
+ Về chủ thể của dư luận xã hội: Chủ thể của dư luận xã hội là ai? Ai là
người mang dư luận xã hội? Ngay trong các nhà nghiên cứu mácxít cũng có hai
loại quan điểm, ý kiến. Loại thứ nhất cho rằng, chủ thể dư luận xã hội là mọi cộng
đồng người nói chung hoặc lớn hoặc nhỏ. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, chủ thể dư
luận xã hội là cộng đồng lớn như giai cấp, dân tộc, nhân loại,... Dư luận của nhóm
nhỏ, của tập thể chỉ nên gọi là dư luận nhóm, dư luận tập thể. Dư luận nhóm, dư
luận tập thể có thể tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội và trở thành một bộ
phận của dư luận xã hội nếu sự phán xét đánh giá của nhóm của tập thể nhất trí với
sự đánh giá của xã hội.
Dư luận nhóm, dư luận tập thể cũng có thể không nhất trí với dư luận xã
hội nếu lợi ích riêng của nhóm, của tập thể không đồng nhất với lợi ích chung.
Điều này có thể xảy ra vì trong xã hội, mỗi chủ thể đều có các lợi ích riêng (dù là
lợi ích không cơ bản) ít nhiều khác biệt.
Qua sự phân tích trên, có thể đưa ra một khái niệm về dư luận xã hội như sau:
Dư luận xã hội là hiện tượng xã hội đặc thù – là phương thức đặc biệt của ý
thức quần chúng, dạng thức biểu hiện thực tế và sinh động hàng ngày của ý thức xã
hội; dư luận xã hội là biểu thị nhận thức và tình cảm, ý chí và nguyện vọng, ý kiến
phán xét, đánh giá, thái độ (và thậm chí cả hành vi), là sự phản ánh tâm trạng xã
hội,… của các nhóm xã hội lớn hoặc của cộng đồng xã hội nói chung về những sự
kiện, vấn đề đã và đang diễn ra liên quan mật thiết đến lợi ích của họ. 20