-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các vấn đề xã hội - Kinh Tế Học | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Già hóa dân số vừa có ảnh hưởng tiêu cực vừa có ảnh hưởng tích cực đếntăng trưởng kinh tế. Cụ thể, già hóa dân số có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởngkinh tế trong ngắn hạn, nhưng có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của đất nước trongdài hạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế học (BLAW 2023) 12 tài liệu
Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Các vấn đề xã hội - Kinh Tế Học | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Già hóa dân số vừa có ảnh hưởng tiêu cực vừa có ảnh hưởng tích cực đếntăng trưởng kinh tế. Cụ thể, già hóa dân số có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởngkinh tế trong ngắn hạn, nhưng có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của đất nước trongdài hạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế học (BLAW 2023) 12 tài liệu
Trường: Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Preview text:
TIẾT KIỆM QUỐC DÂN
Già hóa dân số vừa có ảnh hưởng tiêu cực vừa có ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, già hóa dân số có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế trong ngắn hạn, nhưng có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong dài hạn.
Giả thuyết về vòng đời của Modigliani và Brumberg cho thấy rằng ở giai
đoạn đầu, sự già đi của dân số sẽ ảnh hưởng đến tăng tiết kiệm quốc gia. Tuy
nhiên, khi dân số tiếp tục già đi và một phần dân số đạt đến tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ
người cao tuổi tăng lên, khi đó người già thường có mức tiết kiệm thấp hơn so với
người trưởng thành trong độ tuổi lao động, điều đó sẽ làm giảm tỷ lệ tiết kiệm, kéo
theo giảm tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế và gây ra giảm sút trong sản lượng
(Borsch-Supan, 2008; Park & Shin, 2011); như vậy, già hóa dân số có thể ảnh
hưởng trực tiếp tới tiết kiệm xã hội, giảm tiết kiệm xã hội và cung vốn, từ đó ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Nhóm chúng tôi đã tìm hiểu một vài nghiên cứu, và kết quả cho thấy rằng
già hóa dân số có tác động tiêu cực đến việc tiết kiệm ở Malaysia và Nhật Bản và
một số nước ở khu vực ĐNÁ; nhưng lại có tác động tích cực ở Trung Quốc và
Đài Loan. Ở đây chúng tôi tập trung vào Đài Loan, nơi có dữ liệu khá tốt về tiết
kiệm hộ gia đình. Nghiên cứu “Population Aging and Economic Growth in Asia”
(David E. Bloom, David Canning, and Jocelyn E. Finlay 2010) cho thấy tỷ lệ tiết
kiệm tư nhân ở Đài Loan đã tăng từ khoảng 5% vào những năm 1950 lên hơn 20%
trong những năm 1980 và 1990. Tỷ lệ tiết kiệm thay đổi theo độ tuổi, cao nhất ở
Đài Loan dành cho những hộ gia đình có chủ hộ ở độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi. Các
nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa cơ cấu nhân khẩu học và tỷ lệ tiết kiệm quốc
gia đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ (Leff 1969; Fry và Mason 1982; Mason 1987;
Mason 1988; Kelley và Schmidt 1995; Kelley và Schmidt 1996; Higgins và
Williamson 1997; Higgins 1998) và cho rằng phần lớn sự bùng nổ tiết kiệm ở
Đông Á có thể được giải thích bằng sự thay đổi cơ cấu tuổi của dân số. Tuy nhiên,
Deaton và Paxson (2000) cho thấy rằng, dựa trên dữ liệu tiết kiệm hộ gia đình ở
Đài Loan, những thay đổi trong cơ cấu tuổi chỉ chiếm một phần khiêm tốn. tăng tỷ
lệ tiết kiệm tổng thể, có lẽ là 4 điểm phần trăm. Họ cho thấy rằng sự gia tăng tỷ lệ
tiết kiệm tổng hợp không phải chủ yếu là do những thay đổi trong cơ cấu độ tuổi
của dân số mà đúng hơn là vào sự gia tăng lâu dài về dân số mức tiết kiệm của mọi lứa tuổi.
Nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam, “Ứng dụng mô hình VECM nghiên cứu ảnh
hưởng của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” (Ninh Thị Thu Thủy,
Trần Khánh Linh 2020) đã chỉ ra rằng: Ở Việt Nam, già hóa dân số vừa có ảnh
hưởng tiêu cực vừa có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Cụ thể là, khi tăng cả trong tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ phụ thuộc tuổi già, GDP
bình quân đầu người cũng tang trong dài hạn. Tất cả các yếu tố khác không
đổi, tỷ lệ phụ thuộc người cao tuổi trong dân số Việt Nam tăng 1% sẽ làm tăng
khoảng 0,55% thu nhập thực tế bình quân đầu người trong dài hạn. Trong khi
đó, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia tăng 1% sẽ giúp gia tăng thu nhập bình quân đầu
người thực tế cho nền kinh tế Việt Nam thêm 0,04%. Điều này khẳng định
rằng trong dài hạn, cả già hóa dân số và tiết kiệm đều đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình già hóa đang diễn ra
nhanh nhưng mức độ già hóa vẫn chưa quá sâu và nghiêm trọng so với các quốc
gia phát triển. Ngoài ra, nhiều người cao tuổi vẫn còn hoạt động kinh tế và có một
số tiền tiết kiệm nhất định;