Các yếu tố thuộc môi trường vi mô và môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô và môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp | Học viện Phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Truyền thông marketing tích hợp (MKT)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhóm 1 gồm các thành viên : 1 . TRỊNH THỊ HÀ 2 . DƯƠNG THỊ MAI ANH 3 . NGUYỄN KHÁNH LINH 4 . CAO THỊ THÚY 5 . LƯU KHÁNH HUYỀN 6 . PHẠM VĂN NAM 7 . BÙI THỊ PHƯỢNG
Nghiên cứu và phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
môi trường vi mô và môi trường vĩ mô đến hoạt động
marketing của doanh nghiệp
I. Môi trường vi mô trong Marketing
1. Định nghĩa về môi trường vi mô
Môi trường vi mô là môi trường chứa các nhân tố có mối liên hệ trực
tiếp, chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Các nhân tố ấy đều có khả năng
ảnh hưởng đến năng lực và kết quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp.
2. Các nhân tố có trong môi trường vi mô a, Bản thân doanh nghiệp
Bản thân doanh nghiệp vừa là nơi khởi nguồn nên hoạt động Marketing,
cũng vừa là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của nó.
Bản thân doanh nghiệp chính là nhân tố đầu tiên ảnh ảnh hưởng đến
hiệu quả Marketing. Đây là nhân tố gần gũi nhất, và những tác động của
nhân tố này có ảnh hưởng tức thì và sâu sắc đến hướng đi của các chiến
lược, kế hoạch Marketing, ngân sách, quy mô triển khai của các chiến dịch, chương trình marketing.
Ví dụ như, nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ngân
sách, đội ngũ nhân sự (số lượng, trình độ chuyên môn) sẽ ảnh hưởng đến
nội dung các chiến lược marketing, hiệu suất của quá trình sản xuất, cơ chế
quản lý (cơ cấu phòng ban, phân công, quy trình...) sẽ ảnh hưởng đến năng
suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp. b, Nhà cung cấp
Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp là một nhân tố bắt
buộc phải có để doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất ra các sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Và dĩ nhiên, nhà cung cấp cũng
là một nhân tố trong môi trường vi mô.
Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp. Chất lượng của các nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạn cung cấp nguyên
vật liệu sẽ ảnh hương đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc giao hàng đúng thời hạn. Giá nguyên vật liệu tăng cũng
làm tăng chi phí sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét tăng giá
thành sản phẩm hoặc chịu thiệt hại về lợi nhuận. c, Trung gian marketing
Trung gian marketing là những tổ chức hay cá nhân thay mặt, hỗ trợ
doanh nghiệp trong một hay nhiều công đoạn của quá trình mang sản
phẩm/dịch vụ và những giá trị của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng
Trung gian marketing được có thể được xếp 4 loại dưới đây:
_ Trung gian phân phối và vận chuyển: các tổ chức và cá nhân giúp
doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
_ Các trung gian tài chính: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các
công ty bảo hiểm đóng vai trò giúp đở doanh nghiệp trong các giao dịch tài
chính hoặc đảm bảo về các rủi ro tài chính trong quá trình kinh doanh.
_Trung gian sản xuất: Một số các doanh nghiệp cung cấp nguồn lực sản
xuất, bao gồm thiết bị máy móc và nhân công để hỗ trợ các doanh nghiệp
không có đủ nguồn lực về sản xuất
_Trung gian dịch vụ marketing: Một số doanh nghiệp cung cấp các dịch
vụ marketing cho các doanh nghiệp khác như nghiên cứu thị trường, quảng
cáo, truyền thông, tư vấn...
Sự phát triển của các trung gian Marketing có thể giúp gia tăng hiệu quả
trong hoạt động Marketing. Ví dụ, các trung gian phân phối sẽ giúp doanh
nghiệp vận chuyển sản phẩm đến những nơi mà doanh nghiệp chưa thể với
tới; hay các trung gian tài chính có thể giúp doanh nghiệp có thêm ngân
sách để chi cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; cũng
như trung gian sản xuất có thể giúp doanh nghiệp gia tăng sản lượng trong
một thời gian nhất định... d, Khách hàng
Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động
marketing đều lấy khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng
làm trọng tâm. Nhu cầu, mong muốn, khả năng tài chính, thói quen chi
tiêu, hành vi tiêu dùng... chính là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng các
chiến lược đúng đắn nhằm mang giá trị đến với khách hàng. e, Đối thủ cạnh tranh
Trong một nền kinh tế thị trường, bản thân doanh nghiệp không phải là
một đơn vị/tổ chức duy nhất có thể giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Có những doanh nghiệp khác cung cấp cùng một loại sản phẩm/dịch vụ,
hướng đến cùng một tập hợp những khách hàng mục tiêu, chính là những
đối thủ cạnh tranh, mộ trong những nhân tố thuộc môi trường vi mô.
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến
doanh nghiệp. Tích cực là vì sự cạnh tranh tạo nên động lực giúp doanh
nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó,
sự cạnh tranh để tranh giành thị phần sẽ khiến doanh nghiệp có nguy cơ
mất khách hàng vào tay đối thủ. Chính vì thế, trong một nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh là một cuộc đua không có hồi kết, sẽ không có kẻ thắng và kẻ thua tuyệt đối. f, Cộng đồng
Cộng đồng trong môi trường vi mô là những cá nhân, tổ chức nằm bên
ngoài thị trường của doanh nghiệp nhưng lại có những tác động và ảnh
hưởng nhất định đối với mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Cộng đồng có thể được phân vào một trong các nhóm sau:
_ Cộng đồng tài chính: Ảnh hưởng đến khả năng tài chính như vay vốn,
huy động vốn, của doanh nghiệp. Các cá nhân tổ chức thuộc cộng đồng tài
chính bao gồm: các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các cá nhân cho vay...
Cộng đồng truyền thông: Ảnh hưởng đến nội thông điệp mà doanh nghiệp
muốn truyền tải đến đối tượng mục tiêu, khả năng tiếp cận của các chiến
dịch quảng cáo, truyền thông cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt của công chúng.
_ Cộng đồng chính phủ: Quy định các nguyên tắc chuẩn mực trong hoạt
động kinh doanh, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, nội dung của các
hình ảnh, video, bài viết quảng cáo...
_ Cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương bao gồm các cư dân
đang sinh sống và các tổ chức đang hoạt động tại địa phương của doanh
nghiệp. Thông thường, cư dân tại địa phương có xu hướng tìm việc tại các
doanh nghiệp gần nơi sinh sống của họ, hay các tổ chức có xu hướng tìm
nhà cung cấp gần khu vực hoạt động.
_ Cộng đồng đại chúng: Là những cá nhân quan tâm, thường xuyên theo
dõi và cập nhật tin tức liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm doanh
nghiệp (Ví dụ: iFan - Cộng động fan hâm mộ các sản phẩm của Apple).
Những tác động của cộng đồng đến hoạt động Marketing có thể là trực
tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, Apple không tốn quá
nhiều chi phí để quảng cáo cho chiếc Iphone 12 được ra mắt năm 2020,
thay vào đó, cộng đồng đã thay mặt Apple làm điều đó, thông qua các bài
viết trên các trang báo, mạng xã hội, các video review đánh giá sản phẩm.
Hoặc ở một ví dụ khác, một câu nói thiếu suy nghĩ của một ca sĩ, diễn viên,
hoa hậu... có thể là tâm điểm của sự phẩn nộ trong cộng đồng mạng diễn ra vào những ngày hôm sau.
II. Môi trường vĩ mô trong Marketing
1.Khái niệm về môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường trong đó, các yếu tố là những nguồn lực,
thể chế bên ngoài có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp và các yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp.
2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
a. Đặc điểm nhân khẩu học/dân số học
Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm dân số, độ độ tuổi, giới tính, mật độ
phân bổ dân cư, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn
giáo, mức thu nhập hàng tháng, chủng tộc...
Bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp, đặc điểm nhân khẩu học tại khu
vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động đến hành vi người tiêu dùng
và ảnh hưởng đến nội dung hoạt động marketing của doanh nghiệp, cách
thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn thị
trường mục tiêu. Ví dụ, sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của
người dân mở rộng cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm/dịch vụ thuộc những phân khúc cao cấp. Hay ở một ví dụ khác, tỷ lệ
già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp tập
trung vào các sản phẩm/dịch vụ dành cho lứa tuổi già như chăm sóc sức
khỏe, nghỉ dưỡng, du lịch... b. Nền kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các cơ chế của thị trường, sự phát triển của
các ngành nghề kinh doanh, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập của các
doanh nghiệp, cá nhân tồn tại trong môi trường đó.
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động đến thu nhập của những
người dân sống trong môi trường đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chi
tiêu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế đi xuống,
người tiêu dùng sẽ có xu hướng "thắt lưng buộc bụng" và lựa chọn những
sản phẩm/dịch vụ vừa đủ phục vụ nhu cầu với mức giá vừa phải. Ngược
lại, khi nền kinh tế đi lên, người tiêu dùng có xu hướng thoải mái hơn
trong việc mua sắm, sẵn sàng chi cho những sản phẩm/dịch vụ đắt tiền có giá trị cao. c. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường thể chất (đất đai, không khí,
biển, núi, sông ngòi, động thực vật...) và các tài nguyên thiên nhiên cần
thiết để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp.
Về mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường tự nhiên như
sự thay đổi đột ngột về thời tiết, khí hậu, thiên tai... có thể tác động mạnh
mẽ đến doanh nghiệp marketing và hoạt động marekting nói riêng.
Ở một quy mô rộng hơn, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan ngại
về những thay đổi về môi trường trong những năm gần đây. Ô nhiễm nước,
không khí, đất đai đang ở mức báo động ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở các
thành phố lớn. Công nghiệp hóa gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên.
Sự gia tăng về dân số, cách thức con người sinh hoạt và xử lý rác khiến
lượng rác thải ra môi trường ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức khiến cho hệ
sinh thái bị mất cân bằng từ đó gây nên các hiện tượng biến đổi khí hậu,
tuyệt chủng ở nhiều loại thực vật và động vật. d. Công nghệ
Môi trường công nghệ bao gồm các mô hình ứng dụng để hỗ trợ con
người trong các hoạt động thường ngày, bao gồm sinh hoạt, lao dộng và
sản xuất. Những mô hình ứng dụng này có thể là những công cụ, thiết bị
máy móc, phần mềm, nguồn năng lượng...
Có thể xem môi trường côngnghệ là một nguồn lực góp phần định hình
cách thức hoạt động của cả thế giới, trong có doanh nghiệp. Sự phát triển
của công nghệ và những ứng dụng của nó đã cho ra đời các sản phẩm có
mức độ tân tiến hơn qua hàng năm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ cũng giúp doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả, tiến độ quá trình sản xuất, tiết kiệm được nguồn
nhân lực, nguyên vật liệu...
e. Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội bao gồm: luật pháp, thể chế ban hành bởi
chính phủ quốc gia và các quy tắc về đạo đức được xây dựng bởi xã hội.
Nền chính trị ở một quốc gia luôn có những ảnh hưởng nhất định đối với
hoạt động sản xuất và kinh doanh ở các doanh nghiệp. Tuy rằng hầu hết
các quốc gia đã áp dụng nền kinh tế thị trường và cho phép tự do thông
thương với các quốc gia khác, nhưng vẫn còn một số quốc gia mà chính
phủ áp dụng mô hình bao cấp và đóng cửa giao thương. Bên cạnh đó, một
số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ thiết yếu như điện, nước, xăng
dầu vẫn ở thế độc quyền và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ.
Luật pháp đóng vai trò là định hình khuôn mẫu đối với hoạt động kinh
doanh và sản xuất của doanh nghiệp tại quốc gia, địa phương đó. Hầu hết
các quốc gia đều áp dụng một mức thuế thu nhập đối với mỗi doanh
nghiệp, tùy theo ngành nghề hoạt động. Một số ngành nghề kinh doanh cần
đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, phòng cháy chữa
cháy... mới có thể đi vào hoạt động. Một số sản phẩm thiết yếu như dược
phẩm, thiết bị y tế khi tung ra thị trường cần đạt những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng.
Bên cạnh đó, đạo đức là một chuẩn mực tuy không quy định rõ trong
văn bản như pháp luật nhưng vẫn đóng vai trò là những nguyên tắc để
doanh nghiệp tuân theo. Việc bóc lột sức lao động quá mức của công nhân,
nhân viên hay sản xuất ra các sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng, gây hại
đối với người tiêu dùng sẽ tác động xấu đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. f. Môi trường văn hóa
Môi trường văn hóa bao gồm yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cơ bản, nhận
thức, sở thích và tính cách của những người sống trong xã hội.
Trong một xã hội, các yếu tố về văn hóa là một trong các nhân tố chính
giúp định hình niềm tin và giá trị cơ bản, quan điểm nhìn nhận, phong cách
sống, của một cá nhân lớn lên trong xã hội đó. Thông qua đó, văn hóa sẽ
tác động đến quan điểm và cách nhìn nhận của những người tiêu dùng về
doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ sản xuất bởi doanh nghiệp đó. Sự thay đổi
về đặc điểm văn hóa của khách hàng mục tiêu sẽ buộc doanh nghiệp phải
có sự thay đổi trong chiến lược marketing của mình để có thể tiếp cận và
đáp ứng đúng nhu cầu của những khách hàng đó, cũng như có thể tồn tại
và phát triển lâu dài trong nền văn hóa đó.