Cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học
Cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học? Lấy ví dụ phân biệt thuyết khả tri duy
vật với thuyết khả tri duy tâm? Trả lời
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Nói cách khác, khi
khám phá sự vật và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không.
Để giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, triết học đã được chia ra thành thuyết
khả tri và thuyết bất khả tri và thuyết hoài nghi luận: •
Thuyết khả tri (thuyết có thể biết) Để trả lời cho câu hỏi trên, các nhà triết học
(bao gồm các nhà duy vật và các nhà duy tâm) đã trả lời một cách khẳng định:
Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người. Học thuyết triết
học trên được gọi là “Thuyết khả tri”. Thuyết khả tri khẳng định về nguyên tắc
con người có thể hiểu được bản chất của sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu
tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật về
nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật. Tuy nhiên cách trả lời về thuyết khả
tri lại có sự khác nhau giữa nhà triết học duy vật và các nhà triết học duy tâm: •
Theo các nhà triết học duy vật: con người có khả năng nhận thức thế giới. Song
vật chất có trước, ý thức có sau nên vật chất quyết định ý thức nên sự nhận thức
đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người => Thuyết khả tri duy vật •
Theo các nhà triết học duy tâm: con người có khả năng nhận thức thế giới
nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy => Thuyết khả tri duy tâm
=> Ví dụ phân biệt thuyết khả tri duy vật và thuyết khả tri duy tâm: •
Thuyết khả tri duy tâm: Chúng ta nhận thức được sự vật xung quanh mình là do
chúng ta tự cho rằng chúng tồn tại •
Thuyết khả tri duy vật: Mọi sự vật như cái cây, ngôi nhà,... phải tồn tại trước rồi
ta mới có khả năng nhận thức được chúng •
Học thuyết phủ nhận khả năng nhận thức của con người gọi là “Thuyết bất khả
tri”. Theo thuyết này, về nguyên tắc, con người không thể hiểu được bản chất
của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được chỉ là hình thức bề
ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm… của
đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận
thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng
=> đại biểu tiêu biểu: Hium, Kant •
Trào lưu hoài nghi luận: Những người theo hoài nghi luận nâng sự hoài nghi lên
thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người
không thể đạt đến chân lý khách quan. Hoài nghi luận thừa nhận sự hoài nghi
đối với cả Kinh thánh và các tín điều tôn giáo.