-
Thông tin
-
Quiz
Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp | Ngữ văn 9
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn mà câu đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề. Các câu tiếp theo được triển khai bằng cách chứng minh, phân tích, giải thích, có thể đưa vào một số nhận xét, bộ lộ cảm xúc của cá nhân. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 9 444 tài liệu
Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu
Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp | Ngữ văn 9
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn mà câu đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề. Các câu tiếp theo được triển khai bằng cách chứng minh, phân tích, giải thích, có thể đưa vào một số nhận xét, bộ lộ cảm xúc của cá nhân. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!








Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp
1. Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề)
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn mà câu đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ
thể chi tiết từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề. Các câu tiếp theo được triển khai bằng
cách chứng minh, phân tích, giải thích, có thể đưa vào một số nhận xét, bộ lộ cảm xúc của cá nhân. Ví dụ 1
Lão Hạc là một nhân vật được Nam Cao xây dựng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên
trong lòng người đọc. Ông có vợ và một người con trai duy nhất. Vợ mất sớm, vì không đủ tiền cưới
vợ, con trai ông đã uất ức vô cùng mà bỏ đi đồn điền cao su. Trước khi đi, lão được người con trai tặng con
chó vàng làm kỷ niệm nên ông rất yêu quý nó và đặt cho nó một cái tên rất hay. Năm ấy, vì mất mùa đói
kém, bão lũ đã cướp đi hết mùa màng của lão, lão cũng lâm bệnh hiểm nghèo. Cuộc sống khốn khó đã ép
lão đến bờ vực thẳm của cuộc đời, không còn cách nào khác, lão đành phải cắt ruột bán đi con chó vàng
yêu quý của mình; bán xong, lão khóc như một đứa trẻ. Sợ sống sẽ ảnh hưởng đến đứa con trai duy nhất
của ông, vì lỡ tâm lừa dối một con chó, ông quyết định chết theo chó trong đau đớn, tủi nhục. Cái chết của
lão cũng chính là để giữ gìn lòng tự trọng của lão đối với con. Lão Hạc có một tấm lòng thật cao cả, đáng trân trọng. Ví dụ 2
Lời chào đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa người với người. Đặc biệt là đối với
người Việt Nam vốn coi trọng phép tắc và phép xã giao. Lời chào thường được dùng cho cả người quen
lẫn người không quen. Hầu hết đa số người trẻ tuổi chào hỏi những người lớn tuổi trước. Vai trò của lời
chào trong cuộc sống không mang tính xã giao như nhiều người vẫn nghĩ. Một lời chào trước hết thể hiện
sự tôn trọng đối với người nhận. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người nói đối với
người nhận. Một lời chào, như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm cho một người nghèo đi hay giàu
thêm. Nhưng nó có thể góp phần làm nên nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Chính vì vậy
mà ông cha ta có một câu nói rất ý nghĩa "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hay "lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa
lời mà nói cho vừa lòng nhau" để khuyên mọi người phải luôn có ý thức giữ gìn lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ 3
Hiện nay, tình hình giao thông trên địa bàn thành phố đang có rất nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng
ùn tắc giao thông. Đường thường xuyên tắc nghẽn vì những lý do sau: gần trường học, đường tàu chạy
qua, trời mưa thường gặp nước, đèn giao thông bị hỏng mà không được can thiệp kịp thời của CSGT, ý
thức của người dân...chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội chứ không phải của riêng ngành
CSGT. Về lâu dài, nên mở rộng diện tích đất của trung tâm TP.HCM ra ngoại thành, tức là giãn dân ra khỏi
khu hành chính trung tâm xuất hiện để thực hiện bài toán trên. Cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện
nên kéo ra xa khỏi trung tâm. Ví dụ 4
Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc bề ngoài mà nó còn nằm trong tài năng và
tâm hồn. Nhan sắc là nét đẹp được trời phú, là hình hài mà cha mẹ ban cho mỗi người, nhưng tài năng và
tư cách là sự vun trồng, rèn luyện ở mỗi cá nhân. Hương thơm của một bông hoa liệu có thu hút ánh nhìn
của mọi người trong một thời gian dài? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người
khác, nhưng tài năng và chiều sâu trong tâm hồn mới khiến người khác nhớ mãi về bạn. Vì vậy, mỗi người
cần biết chăm sóc bản thân, để "dù mình không cao nhưng vẫn khiến nhiều người phải ngước nhìn". Tài
năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy đều có sẵn trong mỗi chúng ta, nhưng nếu không học hỏi, trau dồi kiến thức thì
chúng cũng sẽ ngủ quên và dần mai một. Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua, bạn cần phải liên tục học hỏi nhiều
hơn, lắng nghe từ những thế hệ đi trước, trau dồi tri thức trong cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm
hồn. Đó là cách bạn yêu quý và trân trọng chính mình.
2. Đoạn văn quy nạp (Có câu chủ đề)
Đoạn quy nạp là đoạn văn được trình bày cụ thể chi tiết từ nhỏ đến lớn, từ các ý rất chi tiết đến ý khái quát
hơn, từ ý luận cứ cụ thể đến luận điểm bao trùm. Do đó mà nằm ở cuối đoạn văn thường là các câu chủ đề
khái quát. Ở vị trí này, câu chủ đề không nhằm mục đích định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn ở
các ý tiếp theo mà là đóng vai trò khép lại toàn bộ nội dung của đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng
các phương pháp như giải thích, lập luận, cảm nhận và rút ra quan điểm cá nhân. Ví dụ 1
Con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành phần lớn đều chịu ảnh hưởng và được chăm sóc từ mẹ hơn
là cha. Các em được bú mẹ, được ẵm, được dỗ dành, được tắm rửa, được mẹ ru ngủ, được mẹ cho ăn,
được chăm sóc khi ốm đau,...Bằng sự nhận thức về thế giới thông qua quá trình tự quan sát, học hỏi tự
nhiên hàng ngày. Và do tiếp xúc nhiều nên ảnh hưởng đặc biệt từ đức tính của người mẹ, đã dần dần hình
thành bản tính của đứa trẻ theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Ngoài ra, đứa trẻ thường thích bắt chước người
khác thông qua mẹ bởi đó là người mẹ nó gần gũi nhất. Phụ nữ là người quan trọng trong gia đình, là
người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu của gia đình. Ví dụ 2
Báo hiếu và lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đạo hiếu được
thể hiện bằng tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng,
cũng có thể là tình thương yêu, sự thương cảm sâu sắc, đó chính là tinh thần nỗ lực học tập không ngừng,
lao động vất vả để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, yêu thương, tôn trọng những người thân trong gia đình,
những người xung quanh chúng ta thì không những chúng ta có thể tạo được niềm vui, hạnh phúc mà còn
góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thực vậy! Đấng đã sinh ra chúng ta, che chở và nuôi nấng chúng
ta, dành cho chúng ta tất cả tình yêu thương. Vì vậy, báo hiếu không chỉ là trách nghiệm mà nó còn là nghĩa
vụ của mỗi người con mà còn cả những người cháu trong gia đình.
Chúng ta cần ý thức rõ điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn kính yêu, kính trọng cấp trên, không
ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Ngoài ra, cần lên án những thói quen bất
hiếu, vô cảm, thậm chí đánh đập người thân của một số bộ phận người dân trong xã hội hiện đại ngày nay.
Đạo hiếu luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời khác, chúng ta cần phải luôn đề cao
và giữ gìn, phát huy tốt truyền thống đạo lý đó. Ví dụ 3
Trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng thường muốn nghe những lời khen thay vì những lời chê trách tiêu
cực từ người khác. Nhưng thực ra có phải lời khen nào cũng tốt và lời chê nào cũng xấu? Thực ra, khen và
chê đều là những quan điểm cá nhân, đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng
hoàn thiện hơn, miễn là khen, chê phải trung thực, chân thành và đúng mực. Khen là đánh giá tích cực, còn
chê là ngược lại với nhận xét, đánh giá một cách tiêu cực. Khen, chê diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, ngành
nghề, không phân biệt không gian, thời gian, địa điểm, lứa tuổi,...
Làm việc không tốt thì bị phê bình, làm bài tốt thì được cô giáo khen, hay đơn giản chỉ là một hành động nhỏ
như nhặt rác bên ven đường vứt đúng vào nơi quy định cũng là một điều rất đáng quý. Khen và chê đều
quan trọng, không nên đặt nhẹ nhưng cần phải đúng mực, cần phải cân bằng giữa chúng.
Nếu khen đúng sẽ là lời khích lệ chúc mừng, nếu khen quá đà thì có thể sẽ là tâng bốc. Nếu chỉ trích không
khéo léo sẽ dễ biến thành những lời khiếm nhã, lăng mạ, xúc phạm. Nếu bạn muốn bản thân trở nên hoàn
hảo, hãy lắng nghe những nhận xét của người khác. Khen, chê giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân,
sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân, hướng đến một cuộc sống hoàn
thiện về nhân cách, tâm hồn con người.
3. Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề)
Đoạn văn song hành là đoạn văn triển khai nội dung song song giữa các câu, không nội dung nào khái quát,
bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn đều nêu lên một khía cạnh riêng biệt, không câu nào
khái quát câu nào, là một mắt xích quan trọng để làm rõ lên nội dung đoạn văn. Ví dụ 1
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, đời đời cả nhân dân Việt Nam nhớ ơn. Đi đến đâu trên đất nước này,
bạn cũng có thể bắt gặp Người tuy đã ra đi nhưng hình ảnh và tên gọi vẫn còn sống mãi trong tâm hồn của
mỗi người dân. Người đã trọn đời cống hiến cho dân tộc, cho sự độc lập của đất nước. Sau hàng chục năm
gian nan thử thách, bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã tìm thấy con đường đúng đắn để thực hiện cách mạng
giải phóng dân tộc, từ đó nhân dân ta có thể giành lại được chính quyền, sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc.
Hình ảnh của Người luôn hiện lên thật đẹp đẽ trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam không chỉ bởi Người đã
giúp chúng ta có một cuộc sống tự do mà ngay từ lối sống, Bác đã làm gương sáng cho mọi người noi theo
- một lối sống vô cùng giản dị, thanh cao, yêu đời. Tôi chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu, một vị Chủ tịch lại
có thể giản dị, khiêm nhường đến như vậy.
Người bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn luôn dành thời gian để chăm lo cho người già, trẻ nhỏ. Người
sống hết lòng vì độc lập của quốc gia, ấm no của nhân dân không vướng bận đến chuyện riêng tư. Tôi đã
xem và đọc rất nhiều nhưng tôi chưa từng thấy một vị lãnh đạo của đất nước nào lại được nhiều người mến
mộ đến như vậy. Có như thế thì ta mới thấy cuộc sống bộn bề và xô bồ này muốn để lại cho mình điều gì
ngoài tài năng, con người cần phải có cả một nhân cách thanh cao. Người của chúng ta đẹp trường tồn mãi
mãi với thời gian, Người có nhân cách cao đẹp và tài năng lỗi lạc.
Dù thời gian có trôi qua, cuộc sống có thay đổi nhưng tôi tin chắc một điều rằng người dân Việt Nam sẽ luôn
luôn nhớ đến công lao trời bể của người và luôn nhắc đến Người với cả tấm lòng kính trọng. Ví dụ 2
Là con út trong gia đình, tôi luôn được bố mẹ và anh chị cưng chiều. Nhưng người gần gũi với tôi nhất có lẽ
là mẹ. Mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, thân hình mảnh mai, và vẻ ngoài vô cùng dịu dàng. Tóc mẹ đen mượt,
mẹ để tóc ngang vai và uốn xoăn nhẹ ở phần đuôi. Khi làm việc, mẹ thường búi tóc lên cho gọn gàng. Mỗi
khi nhìn tôi, ánh mặt mẹ thường toát lên vẻ yêu thương, sự trìu mến.
Mẹ sở hữu làn da trắng, khuôn mặt trái xoan. Mẹ lúc nào trông cũng có vẻ già hơn tuổi bởi vì những lắng lo,
sự khó khăn của cuộc sống mà đã khiến mặt mẹ thêm nhiều nếp nhăn. Khi đi làm mẹ thường trang điểm
nhẹ nhàng, đôi môi đỏ hồng. Mẹ có đôi tay đẹp lắm! Tròn trịa, trắng nõn nà. Mẹ thường ôm tôi vào lòng, tâm
sự với tôi như một người bạn. Mẹ có giọng ấm, em rất thích được nghe mẹ hát.
Ngoài việc ở cơ quan bận rộn, về nhà mẹ vẫn luôn thường xuyên quán xuyến mọi việc. Tôi chỉ giúp mẹ vài
việc lặt vặt, còn việc giặt giũ, nấu nướng thì mẹ làm hết. Chiếc áo trắng của tôi và anh luôn được mẹ cẩn
thận giặt tay. Mẹ chăm sóc cho cả gia đình. Với tôi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất. Còn đối với hàng xóm,
đồng nghiệp, mẹ cũng luôn là một người phụ nữ tốt tính, nhân hậu. Ví dụ 3
Tình bạn là một điều thiêng liêng, cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Tình bạn thân còn rất đặc biệt
so với những tình bạn khác. Đó là thứ mà khiến con người ta không quản ngại những gian nguy mà hy sinh
cho nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, chia sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn.
Nếu như trong những tình bạn thông thường khác, hạnh phúc có thể dễ dàng tìm thấy nhưng khi hoạn nạn
lại chẳng có ai bên cạnh. Nhưng bạn thân thì khác, chúng ta có thể nô đùa với họ mà không cần suy nghĩ,
tính toán thiệt hơn. Vì vậy, một tình bạn thân thiết là một tình bạn rất cần thiết đối với mỗi người. Ai trong số
chúng ta cũng cố gắng sở hữu ít nhất một người bạn thân.
4. Đoạn văn móc xích
Đoạn văn móc xích là đoạn văn mà có kết cấu vô cùng chặt chẽ với nhau, câu trước liên kết với câu sau,
đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại ý nghĩa, một vài từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước vào câu
sau. Ở đoạn văn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề. Ví dụ 1
Cuộc sống của chúng ta có lẽ sẽ không có gì thú vị nếu xung quanh không có những người thân thiết để
chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, bạn bè chính là một trong số người như vậy. Vì vậy, quả thực, ai trong số chúng
ta cũng nên sở hữu một tình bạn thật đẹp. Đó là gì? Đó là mối quan hệ vô cùng chặt chẽ, gần gũi giữa hai
con người luôn yêu thương nhau, có cùng sở thích, niềm vui, tính cách yêu thương, hòa thuận và tin tưởng nhau.
Bạn bè được xây dựng lên từ những sự cảm thông, thấu hiểu, luôn chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi
buồn trong cuộc sống. Sẽ thật cô đơn biết bao nếu chúng ta không có bạn bè ở bên cạnh. Tình bạn bè đúng
nghĩa là nơi chúng ta có thể tâm sự biết bao những chuyện thầm kín, trút bỏ đi bao nhiêu muộn phiền, bực
bội mà không lo bị ghét bỏ.
Khi ta tâm sự, bạn thân sẽ là người sẵn sàng lắng nghe, cho mượn một bờ vai, thậm chí còn có thể đưa ra
lời khuyên để chúng ta vượt qua chuyện bế tắc đó, họ luôn động viên, khích lệ chúng ta vượt qua khỏi
những khó khăn, thử thách. Một tình bạn đẹp thật sự sẽ là khi chúng ta gặp khó khăn về vật chất hay tinh
thần, họ sẵn sàng xuất hiện và bù đắp những thứ đó cho chúng ta, giữa hai người luôn có một sự tin tưởng,
thấu hiểu. Họ luôn sát cánh với nhau trên mọi nẻo đường, cùng nhau vượt qua mọi gian nan, thử thách.
Vì vậy, ai trong số chúng ta cũng cần phải biết chọn bạn mà chơi, chọn người thực sự phù hợp với bản thân
mình để xây dựng một tình bạn đẹp thực sự. Để cho chặng đường tương lai của chúng ta dù có gian nan,
khó khăn đến đâu thì cũng sẽ luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc để chúng ta có thể vượt qua. Chúng
ta đi những con đường khác nhau, nhưng dù đi đến đâu, chúng ta cũng sẽ luôn mang theo những mảnh
ghép của cuộc đời. Vậy bản thân bạn đã tìm được "mảnh ghép" của cuộc đời mình chưa? Ví dụ 2
Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được toàn thế giới rất quan tâm. Có thể nói rằng bảo vệ môi
trường chính là hoạt động mang tính xã hội, cộng đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường có rất nhiều cách,
nhưng hiệu quả nhất là mỗi người trong số chúng ta cần phải nhận thức ra được việc ô nhiễm môi trường,
chung tay, góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội để thực hiện điều đó.
Nếu chúng ta có ý thức mỗi tuần trồng một cây xanh, mỗi tháng đi thu gom rác thải một lần và mỗi năm sử
dụng túi nilon ít đi thì đã góp một phần không hề nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Mỗi chúng
ta hôm nay hãy làm từ những việc nhỏ nhất để làm cho môi trường mà chúng ta đang sinh sống trở nên
xanh, sạch, đẹp hơn. Mục tiêu của chúng ta là giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn
cầu mà nguyên nhân chính là ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, bảo vệ môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay. Mỗi vật trên trái đất đều mang trong
mình một sứ mệnh góp phần làm đẹp sự sống này, chính vì vậy chúng ta đừng vì những nhu cầu trước mắt
mà giết chết đi những cuộc sống tươi đẹp mất hàng triệu năm đã gây dựng lên. Hãy bảo vệ môi trường, bảo
vệ hành tinh mà chúng ta đang sinh sống để nó mãi là một màu xanh vĩnh cửu. Ví dụ 3
Hiện nay, nạn học vẹt, học tủ đang xuất hiện rất phổ biến trong giới học sinh và nó đã để lại những hậu quả
không hề nhỏ. Vậy trước tiên chúng ta cần phải hiểu học tủ, học vẹt là gì?
Học tủ là học một số bài nhất định với tinh thần cầu may, đoán mò về những phần mà đề thi sẽ ra. Cách học
này mang tính rủi ro rất cao và có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là khi việc đoán của học sinh là sai.
Học vẹt là học không hiểu bài, không nắm chắc được kiến thức mà chỉ cố gắng học một cách máy móc, lơ
mơ. Đây là cách học mà chắc chắn không mang lại một kết quả cao trong học tập, không chất lượng. Đó là
khi mà chúng ta đã không hiểu bản chất thì có nhồi nhét đến mấy đi nữa chúng ta cũng sẽ quên đi những
kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trong sự nghiệp
học hành. Muốn nắm chắc được kiến thức thì học sinh phải có một cách học đúng đắn, hiệu quả.
Các bạn học sinh nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe giảng từ thầy cô để hiểu bài
một cách cặn kẽ. Nếu có gì không hiểu thì phải hỏi thầy cô, bạn bè luôn, tránh việc bỏ qua, lơ mơ về kiến
thức. Khi về nhà chúng ta phải siêng năng xem lại bài vở để có thể vận dụng thành thạo kiến thức.
Cách học đúng đắn, sự thông minh và chăm chỉ sẽ giúp các bạn học sinh đạt được kết quả cực cao trong
học tập để không phải học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học cần phải loại bỏ ở
mỗi bạn học sinh để tránh phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
5. Đoạn văn tổng phân hợp
Tổng - phân - hợp là đoạn văn có sự phối hợp cả diễn dịch và quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu lên được ý
khái quát bao trùm toàn bộ nội dung của toàn đoạn, các câu tiếp theo sẽ triển khai ý và câu kết là ý khái
quát lại một lần nữa toàn bộ nội dung bao trùm cả đoạn văn, mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu
trong đoạn văn được triển khai bằng cách thực hiện lập luận, minh chứng, bình luận, nhận xét,...để từ đó đề
xuất được những quan điểm cá nhân, khẳng định vấn đề. Ví dụ 1
Trong thời đại ngày nay, với sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự ra đời của nhiều trang mạng xã hội để
phục vụ cho đời sống con người. Các trang mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Zalo, Tiktok,...được rất
nhiều người trên khắp thế giới ưa chuộng sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh. Bên cạnh những lợi ích
mà nó mang lại thì ngày nay những tác hại nảy sinh từ những ứng dụng này thì cũng không thể nào bỏ qua.
Nhiều học sinh đắm chìm trong không gian ảo, xa rời thực tế, dẫn đến tình trạng ''nghiện mạng xã hội".
Mạng xã hội khiến chúng ta không thực tế, rất là ngày nay vì mục đích tăng tương tác, kiếm được nhiều tiền
hơn mà nhiều người đã không màng đến tác hại mà tung ra rất nhiều tin đồn giả mạo, những tin không lành
mạnh, các hành vi bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy,...ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách, đạo đức,
tinh thần của học sinh và những người trẻ tuổi.
Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải quan tâm đúng mực về vấn đề này, phải có biện pháp quản lý
trong việc sử dụng mạng xã hội của học sinh. Bản thân mỗi học sinh cũng cần được trang bị những kỹ
năng, kiến thức và phải vô cùng tỉnh táo trong việc sử dụng mạng xã hội. Việc học sinh sử dụng mạng xã
hội là tốt nếu tiếp thu được những kiến thức, những điều bổ ích chứ không phải những điều vô bổ, xấu xa. Ví dụ 2
"Uống nước nhớ nguồn" là một thành ngữ rất ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi chúng ta. "Nguồn" là nơi
xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suốt, là thứ không bao giờ cạn. Thứ nước đó tinh
khiết, trong mát nhất. Khi ta uống dòng nước ấy làm xua tan đi cơn khát, chúng ta phải biết suy ngẫm đến
nơi xuất phát của dòng nước ấy.
Từ một hình ảnh tượng trưng như vậy, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta một vấn đề khái quát hơn.
"Nguồn" được hiểu chính là những người đã tạo ra cho chúng ta những vật chất, tinh thần. Có "uống nước"
là hình ảnh để chỉ chúng ta đã đón nhận vật chất, tinh thần đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta
rằng khi hưởng thụ một thành quả gì phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của người tạo ra nó.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ thật ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ vô cùng giản dị mà hàm ý sâu sắc, người
xưa đã để lại một lời nhắn nhủ cho thế hệ sau là phải luôn biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng nên thành quả
đó cho mình, phải biết ơn, trân trọng điều đó.
Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ kia vẫn vô cùng giá trị cho đến
tận ngày nay. Đọc lại lời dạy dỗ của ông cha ta, không thể nào không tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ
trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm với xã hội, sống làm sao phải cho phải đạo, đúng với truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta, sống chân thành trọn vẹn nghĩa tình. Ví dụ 3
Quê hương luôn chiếm một vị trí vô cùng thiêng liêng trong tâm trí của mỗi chúng ta. Mỗi người dân Việt
Nam đều có một tình cảm đặc biệt đối với quê hương xứ sở của mình. Đối với những người con lao động,
nhất là những người nông dân, họ đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với quê hương suốt cả cuộc đời của mình.
Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ khi ngày ngày ra đồng nô đùa với bọn trẻ, rồi đến
lúc lập gia đình, cho đến lúc chết họ vẫn gắn bó với tình cảm làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước
là một truyền thống tốt đẹp, đáng quý từ bao đời nay của nhân dân ta. Cho dù ở bất cứ nơi đâu thì họ vẫn
luôn nhớ về làng quê của mình. Quê hương đi vào lòng người một cách rất vô tình, tự nhiên. Người ta có
thể dễ dàng nhớ tới quê hương của mình chỉ qua một món ăn đơn giản, những địa danh lịch sử hay chỉ là
những hoài ức đẹp đẽ,...