-
Thông tin
-
Quiz
Cải lương | Tiểu luận Nghệ thuật học
Từ xưa văn hóa văn nghệ là một yếu tố không thể thiếu của người dân Việt Nam. Nghệ thuật, âm nhạc luôn gắn liền với đời sống của con người đất Việt trong mọi hoàn cảnh, âm nhạc mang đến những niềm vui nho nhỏ, trở thành thói quen trong mọi hoạt động sống của người dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt keeys quả cao. Mời đọc đón xem!
Nghệ thuật học (VL) 3 tài liệu
Đại học Văn Lang 804 tài liệu
Cải lương | Tiểu luận Nghệ thuật học
Từ xưa văn hóa văn nghệ là một yếu tố không thể thiếu của người dân Việt Nam. Nghệ thuật, âm nhạc luôn gắn liền với đời sống của con người đất Việt trong mọi hoàn cảnh, âm nhạc mang đến những niềm vui nho nhỏ, trở thành thói quen trong mọi hoạt động sống của người dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt keeys quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Nghệ thuật học (VL) 3 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 804 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA MỸ THUẬT VÀ THIẾT KẾ BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NGHỆ THUẬT HỌC CHỦ ĐỀ : CẢI LƯƠNG SV thực hiện MSSV: Nhóm: GVHD: LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa văn hóa văn nghệ là một yếu tố không thể thiếu của người dân Việt Nam.
Nghệ thuật, âm nhạc luôn gắn liền với đời sống của con người đất Việt trong mọi hoàn cảnh, âm
nhạc mang đến những niềm vui nho nhỏ, trở thành thói quen trong mọi hoạt động sống
của người dân. Vậy, nhắc đến văn hóa văn nghệ thì ta không thể không nghĩ đến Cải lương,
một trong những nền nghệ thuật văn hóa lâu đời của nước Việt Nam ta. Cải lương bắt nguồn
từ miền Nam Việt Nam và phát triển khắp đất nướ với lối Ca ra bộ. Nghệ thuật này là món
ăn tinh thần của người dân khắp xứ. Từ lúc cải lương ra đời, con người Việt Nam luôn luôn
giữ gìn và phát triển môn nghệ thuật này vì đó là một nét đẹp truyền thống không thể diễn tả
hết bằng lời. Khi tìm đến nghệ thuật Cải lương, không ai nghe câu hò của Cải lương mà lại
không động lòng người. Bên cạnh đó sân khấu ải lương với đa dạng màu sắc, biểu cảm, với c
nhiều kịch bản đặc sắc làm sân khấu cải lương càng trở nên đặc biệt hơn.
• Mục đích nghiên cứu:
-Tìm hiểu về nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương.
-Tìm hiểu sâu hơn về giá trị, nét đẹp, tính truyền thống của cải lương. • Ý nghĩa nghiên cứu:
- Góp phần tuyên truyền ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Tuyên truyền ý thức tìm hiểu văn hóa truyền thống trước sự du nhập của văn hóa phương Tây.
- Thể hiện được nét đẹp đặc sắc lâu đời và sự gầy dựng, giữ gìn của người xưa. • Phạm vi nghiên cứu:
- Từ khi Cải lương ra đời đến nay.
• Phương pháp nghiên cứu:
-Tham khảo các tài liệu trên mạng và trong sách tài liệu đã có. MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CẢI LƯƠNG 1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA 1.2 NGUỒN GỐC 1.3 CÁC GIAI ĐOẠN
CHƯƠNG 2 : NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG CỦA CẢI LƯƠNG
2.1 TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG 2.2 ĐẠO CỤ CẢI LƯƠNG 2.3 TÁC GIẢ TÁC PHẨM 2.4 CÁC VỞ KỊCH 2.5 TÊN VỞ DIỄN
CHƯƠNG 3: CẢI LƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN
1. A. SO SÁNH GIỮA CẢI LƯƠNG VÀ NHỮNG BỘ MÔN KHÁC. 1. B. PHẦN MỞ RỘNG 2. SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
3. QUÁ KHỨ HUY HOÀNG CỦA CẢI LƯƠNG
4. NGUYÊN NHÂN LỤI TÀN CỦA CẢI LƯƠNG 5. CÁCH KHẮC PHỤC 6. KẾT LUẬN 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CẢI LƯƠNG 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA
• Cải lương là một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Việt Nam hình thành
trên cơ sở dòng nhạc đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.
Đây là một hình thức biểu diễn kết hợp giữa âm nhạc, văn học, và hình ảnh diễn xuất,
thường được biểu diễn trên sân khấu.
• Dù có ảnh hưởng của nhiều dòng văn hóa nghệ thuật nhưng cải lương vẫn giữ được bản
sắc riêng biệt. Nó thường được biểu diễn bằng tiếng Việt, với nhịp điệu, cách diễn và
phong cách biểu đạt đặc trưng và thường kể các câu chuyện về tình yêu, gia đình, truyền
thống và lịch sử, thường được trình bày bằng cách hát cùng với diễn kịch trên sân khấu.
Các diễn viên cải lương thường sử dụng phong cách biểu diễn phức tạp và đa dạng, kết
hợp giữa diễn xuất, hát, và các động tác nghệ thuật.
• Giải thích chữ “cải lương” ( ) theo nghĩa Hán
Việt, Giáo sư Trần Văn Khê trong
bài viết “Cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam bộ Việt Nam” ngày
14/6/2007 cho rằng “Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn”. Danh từ cải lương
được xuất hiện đầu tiên trên bảng hiệu ở gánh Tân Thịnh của ông Trương Văn Thông,
vào năm 1920. Sân khấu được trang hoàng đẹp đẽ, có màn nhung, có tranh cảnh và
hát bài La madelon bằng tiếng Việt trước khi kéo màn. Bấy giờ, trước sân khấu của
gánh hát này có treo câu đối “Cải cách hát ca theo tiến bộ/ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. 1.2 NGUỒN GỐC:
• Cải lương có nguồn gốc phát triển từ miền Nam Việt Nam vào thế kỉ 19 – 20. Từ
những yếu tố văn hóa, âm nhạc, truyền thống của đất nước ta đã tạo nền nghệ thuật cải lương.
• Để loại hình nghệ thuật này ra đời và phát triển gồm bốn yếu tố: tác phẩm, lực lượng
diễn viên, phong cách riêng và các tổ chức sinh hoạt. Đờn ca tài tử dần có đủ bốn yếu
tố và kết hợp với các tiết tấu, âm nhạc, biểu diễn biểu cảm, nội dung thêm phần đa
dạng. Từ đó, nghệ thuật ca ra bộ được hình thành cũng tức là nghệ thuật cải lương để
phân biệt với đờn ca tài tử.
• Nhà hát cải lương đầu tiên, tiên phong khởi đầu cho sự phát triển của nghệ thuật cải
lương là vào năm 1940. Đây là sự khởi đầu của một nghệ thuật truyền thống được
biết bao người ưa chuộng ở Việt Nam. 1.3 CÁC GIAI ĐOẠN
Giai đoạn hoàng kim (1920 – 1945):
• Cải lương lương ra đời với sự ảnh hưởng của các nghệ thuật Trung Quốc, Pháp nhưng
vẫn giữ được tính chất vốn có. Từ việc tiếp nhận các yếu tố sân khấu Đông, Tây và trang
trí phong cách tả thực đã làm cho cải lương thêm phần đa dạng phong phú.
• Vào năm 1927, nghệ thuật cải lương bắt đầu phát triển ra Bắc và trở thành món ăn tinh
thần của người Hà Nội. Từ đó cải lương phát triển ở cả hai miền Nam, Bắc.
• Vào thời gian năm 1930 -1945, các sân khấu tuồng, chèo đã giảm đi sức hút đối với người
dân thay vào đó là cải lương nắm vị trí chủ đạo. Giai đoạn này các vở cải lương đã vận
dụng thêm các kịch bản nước ngoài, vay mượn văn học thế giới nhưng không để nguyên
xi, mà là mượn cốt truyện và biến tấu và đặt tên cho phù hợp với “khẩu vị” người xem.
Bên cạnh đó, nhiều gánh hát tiếp tục ra đời và cải lương trở thành bộ môn nghệ thuật sân
khấu mạnh, gây tiếng vang khắp cả nước Việt Nam bấy giờ.
• Nhưng sự khủng hoảng về kinh tế của đất nước lúc này bắt đầu trỗi dậy.
Giai đoạn suy thoái (1968 – 1975):
• Trước năm 1968, vở diễn Lấp Sông Gianh của Duy Lân mà gánh 33 Kim Thoa trình diễn
đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm ném lựu đạn lên sân khấu trong lúc đang diễn.
• Vào giai đoạn này chiến tranh ngày càng ác liệt và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, xã
hội, chính trị,… của nước Việt Nam. Cải lương cũng không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng
của chiến tranh trong thời kì này. Nhiều đoàn hát phải cầm cự mưu sinh và lượng khán
giả cũng sa sút đi nhiều. Khi sân khấu cải lương ở miền Nam lâm vào khó khăn thì sân
khấu cải lương của cách mạng thì lại được đẩy mạnh và phát triển mở rộng.
• Đầu năm 1975, các đơn vị nghệ thuật đồng loạt tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải
phóng thống nhất nước nhà. Lúc này đây nghệ thuật cải lương lại bắt đầu khởi sắc. Giai đoạn 1975 – 1985:
• Sau ngày 30/4/1975 – ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đồng thời hai miền
Nam, Bắc cũng không còn bị chia cắt. Các đoàn cải lương khắp nước bắt đầu hoạt động
và phát triển trở lại. Giai đoạn 1986 – nay:
• Từ năm 1986, chế độ bao cấp đã bị bãi bỏ và cải lương thực hiện đổi mới. Hội diễn năm
1990 là một điểm nhấn cho sân khấu cải lương, phản ánh hiện thực xã hội, những góc
khuất của đời sống con người.
• Vào những năm 90, cải lương một lần nữa lại rơi vào khủng hoảng, khán giả bắt đầu ít đi,
sàn diễn thu hẹp, đời sống diễn viên lại lâm vào khó khăn. Cho đến nay nghệ thuật cải
lương vẫn còn tồn tại nhưng lại không còn phát triển và hưng thịnh như trước. Tuy nhiên,
cải lương vẫn giữ được nguồn gốc, tính truyền thống và nét đẹp riêng của sân khấu.
CHƯƠNG 2 : NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG CỦA CẢI LƯƠNG
2.1 TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG
• Theo thuật ngữ cải lương tuồng cổ mang nội hàm rộng, dùng để chỉ chung tất cả các vở
diễn mà nội dung và hình thức biểu diễn có tính lịch sử dân tộc (huyền sử, dã sử, chính
sử) của Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,…
• Trang phục cải lương thường được thiết kế để phản ánh phong cách và bối cảnh của vở
kịch cải lương. Theo đó, trang phục cải lương tuồng cổ thường được chia làm ba loại:
Trang phục các vở tuồng sử Việt Nam, trang phục các vở có tích truyện từ Trung Quốc
(hay còn gọi là tuồng Tàu, tuồng Hồ Quảng) và trang phục các vở cải lương Mông Cổ, Ấn Độ, Ba Tư…
• Những vở tuồng Tàu như: "Xử án Bàng Quý Phi", "Phụng Nghi Đình", "Dương Quý
Phi",… thì trang phục mang kiểu đặc trưng của Trung Quốc như các võ tướng đội mão
kim quan có gắn lông chim trĩ, tay áo túm; quan văn tay áo rộng, đội mão cánh chuồn dài, ngang…
• Những vở cải lương kịch tuồng sử Việt thường biểu diễn và khắc họa hình ảnh các câu
chuyện nơi cung cấm, hoặc là các giai thoại về các ông hoàng, bà chúa, quan lại. Theo đó,
thì các nhân vật thường mặc mũ cao, áo dài thuần Việt,...
• Trang phục vua chúa được biến tấu một cách sang trọng, thể hiện rõ uy quyền của thiên
tử. Trang phục thường sử dụng các gam màu truyền thống và quý phái như đỏ, tím, vàng,
xanh dương hoặc đen. Các màu sắc này thường tượng trưng cho quyền lực và đẳng cấp
của vị thế vương giả.
• Áo dài là một trong những loại trang phục cải lương phổ biến, thường được mặc bởi cả
nam và nữ diễn viên. Ví dụ như trang phục của thái hậu Dương Vân Nga là đầu đội mấn,
áo phụng dài nghiêm trang, kín đáo, gọn gàng, tay áo không quá thụng, rộng.
• Quan võ thì đầu đội mũ hình chóp, quan văn đội mũ cánh chuồn thẳng hơi hướng về phía
trước để phân biệt với quan văn của tuồng Tàu. Các biểu tượng như huy hiệu, dấu hiệu
của địa vị xã hội thường được thể hiện trên trang phục để nói lên vị thế của quan lại trong xã hội.
• Đặc thù riêng của sân khấu cải lương là các vở diễn về đêm, theo đó trang phục của nghệ
sĩ biểu diễn phải thật lộng lẫy. Đặc biệt là các vai vua chúa, cung tần phi tử. Do đó, phục
trang yêu cầu phải kết hợp nhiều cườm, kim sa, châu ngọc, lông vũ nhằm thu hút khán giả.
• Ngoài sự đẹp mắt, để đảm bảo tính lịch sử cho trang phục, các nghệ nhân phải tự mày
mò, tìm chỗ dựa trong các cứ liệu lịch sử như các tư liệu thành văn, hiện vật khảo cổ, các
di tích văn hóa, phong tục tập quán, hội hè, đình đám, thậm chí là truyền thuyết, cổ tích…
• Vấn đề trang phục cải lương từ lâu đã được các nhà nghiên cứu phê bình đưa ra các giải
pháp khắc phục khuyết điểm. “Khi soạn một bổn tuồng về thời đại nào, nên tìm trong
sách vở lưu trữ tại thư viện hay viện bảo tàng, để thấu đáo cách ăn mặc, từ quần áo đến
nón mũ, giày dép của những nhân vật trong thời đại ấy”. Trách nhiệm thuộc về những
người làm nghệ thuật, nhất là các nghệ nhân may trang phục. Các nghệ sĩ phục trang đóng
một vai trò quan trọng trong sự thành công của một vở kịch vì trách nhiệm tạo ra những
bộ trang phục phù hợp với chủ đề, thời đại và sự nhạy cảm về văn hóa đặt lên vai họ.
Trang phục mà các diễn viên mặc trên sân khấu không chỉ góp phần nâng cao sức hấp dẫn
thị giác của màn trình diễn mà còn góp phần đáng kể vào toàn bộ câu chuyện và sự tương
tác của khán giả. Điều cần thiết là các nghệ sĩ trang phục phải lưu ý đến tác động mà thiết
kế của họ có thể mang lại cho khán giả và tính hiệu quả của vở kịch. Bằng cách đảm bảo
rằng trang phục phù hợp với câu chuyện, thời đại và bối cảnh văn hóa của vở kịch, các
nghệ sĩ cải lương có thể nâng cao sự hòa nhập của khán giả vào thế giới sân khấu và góp
phần vào thành công chung của vở kịch. 2.2 ĐẠO CỤ CẢI LƯƠNG
• Nghệ thuật sân khấu cải Lương là một bộ môn thuộc loại hình sân khấu ca kịch. Cũng
như những loại hình ca kịch khác có trên thế giới, cái gốc của nó nằm ở sân khấu sàn
diễn, nhưng cái hồn của nó là phần âm nhạc. Do đó, là một người diễn viên cải Lương,
họ không những phải biết diễn, mà còn phải biết ca hát.
• Âm nhạc của cải lương thường dùng giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng. Các nhạc cụ dùng
trong âm nhạc cải lương là đàn dây kim và dây tơ. Trong đó, không sử dụng nhiều kèn trống như hát bội.
• Dàn nhạc cải lương thường chia ra loại nhạc cụ chính như: Đàn Tranh, Đàn kìm, Đàn nhị,
Đàn guitar. Dần dần người ta sử dụng thêm các loại nhạc cụ khác để hỗ trợ thêm như:
Đàn sến, Violin, sáo, tiêu…
• Đàn kìm (đàn nguyệt): gồm có 2 dây tơ, 8 phím. Tên của đàn bắt nguồn từ phần bụng
đàn tròn như vầng trăng rằm. Thông thường, nghệ nhân đàn kìm sẽ ngồi trông ngay ra sân
khấu. Tiếng đàn kìm sẽ giữ nhịp song lang và là người điều khiển dàn nhạc. Việc sử dụng
đàn kìm hòa cùng đàn tranh tạo âm hưởng nhẹ nhàng nhưng rất cảm xúc. •
• Tùy theo làn hơi thấp hay cao của người ca, đàn kìm có thể đàn 5 dây hò. Hò nhất ăn vào
bậc thứ nhất của dây Tiến; hò nhì thì ở bậc Xư của dây Tiến; hò ba thuộc bậc chữ Xang;
hò tư dây chính ăn bậc chữ Xê; còn ở bậc chữ Cống dây Tiến thì là hò năm.
• Đàn tranh (đàn thập lục): gồm 16 dây kim khí với 3 khoảng âm: thượng, trung, hạ cùng
tiếng song thinh nghe rất êm dịu. Đàn tranh có bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng cũng phổ
biến ở nhiều nước như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Tiếng đàn tranh rất đa dạng, lúc
vui tươi như trẩy hội, lúc trầm buồn man mác, lúc lại dữ dội và mạnh mẽ.
• Đàn cò (đàn nhị): có 2 dây tơ, không phím, dùng vĩ để kéo ra tiếng, có thể nói đàn cò là
chính là violon của châu Á. Đây là nhạc khí dùng nhiều nhất ở hầu hết các dàn nhạc dân
tộc cũng như các loại hình ca múa biểu diễn như: cải lương, hát bội, hát chèo, nhạc lễ…
• Đàn sến: có 2 dây tơ, ít nhấn. Loại đàn này thường dùng riêng cho dàn nhạc cải lương.
• Guitar phím lõm: Cùng sự phát triển và giao thoa giữa các nền văn hóa thời bấy giờ,
người Việt Nam đã cải tiến từ cây guitar của phương Tây. Tiếng của guitar phím lõm có
phần trong trẻo, thanh như đàn tranh. Vì thế, nên thường dùng đàn bản vọng cổ và bài oán. •
• Violon: có 4 dây, cũng sử dụng vĩ để kéo như đàn cò, phần thân trên thì trơn, không có
các phím như đàn guitar nên người nghệ sĩ phải luyện tập rất thuần thục mới nhớ được
các nốt. Tiếng violon là một trong những âm thanh giúp cải lương có phần tách rời so với
những bộ môn ca kịch truyền thống của Việt Nam.
• Sáo hoặc tiêu: Sử dụng hơi và thổi bằng miệng, khoảng âm cao và âm thanh trong trẻo.
Chúng thường sử dụng trong cải lương với một bậc hò.
• Có thể nói, âm nhạc cải Lương từ lâu được xem là món ăn tinh thần và là phần không thể
thiếu với con dân Nam Bộ nói riêng và với người dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cải
lương của nước ta đang ngày càng mai một, phai nhạt giữa khu rừng phát triển của âm
nhạc hiện đại. Vậy nên, vấn đề giữ gìn và bảo tồn cần được đặc biệt chú trọng. 2.3 TÁC GIẢ TÁC PHẨM
Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của cải lương:
1. Anh hùng xạ điêu (tác giả: Hà Triều, Hoa Phượng)
2. Bên cầu dệt lụa (tác giả: Thế Châu)
3. Bông hồng cài áo (tác giả: Hoàng Khâm)
4. Đêm lạnh chùa hoang (tác giả: Yên Lang)
1. Anh hùng xạ điêu (tác giả: Hà Triều, Hoa Phượng)
Tác phẩm cải lương Anh hùng xạ điêu được hai nhà soạn giả gạo cội làng cải lương soạn lại
dựa trên tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung, nội dung tác phẩm kể về cuộc đời của Quách Tĩnh.
2. Bên cầu dệt lụa (tác giả: Thế Châu)
Bên cầu dệt lụa do soạn giả Thế Châu soạn lại dựa trên tích "Trần Minh khố chuối" được
công diễn lần đầu tiên vào năm 1976, vào năm đó đây được coi là một tác phẩm cải lương
kinh điển, tác phẩm được thể hiện bởi đoàn cải lương Thanh Minh. Nội dung tác phẩm xoay
quanh cuộc đời tiểu thư Quỳnh Nga, con của một vị quan huyện đem lòng yêu Trần Minh,
một chàng trai xuất thân từ gia đình nghèo khó nhưng lại rất tài giỏi và hiếu thảo.
3. Bông hồng cài áo (tác giả: Hoàng Khâm)
Tác giả của nguyên tác cải lương này là Hoàng Khâm nhưng sau này đã được NSND Kim
Cương chuyển thể thành kịch nói. Tác phẩm tôn lên rất rõ giá trị giàu nghèo khi câu chuyện
xoay quanh gia đình bà Tư, bà có 2 người con là Thảo và Hiếu. Gia đình bà là một gia đình
rất nghèo khó. Vì ma lực của đồng tiền 2 người con của bà là Thảo và Hiếu đi theo bà Phủ để
được ăn ngon mỗi ngày, quần áo đẹp mặc không xuể mặc dù mẹ ruột mình đang sống cô đơn
một mình trong căn nhà đó.
4. Đêm lạnh chùa hoang (tác giả: Yên Lang)
Tác phẩm của nhà soạn Yên Lang được công diễn đầu tiên vào thập niên 1970 trên sân khấu
Kim Chung và cũng ngay lúc đó đã được thu vào đĩa. Nội dung tác phẩm kể về câu chuyện
tình của quận chúa Mông Cổ tên là Thảo Nguyên, lúc ấy người dẫn quân đánh Trung
Nguyên, sát cánh kế bên người là Tần Lĩnh Sơn, một chàng trai người Hán. 2.4 CÁC VỞ KỊCH
• Kịch cải lương là một dạng trình diễn theo kịch bản gồm lời thoại, hành động đã
được biên soạn sẵn trước. Kịch được biểu diễn trực tiếp trên sân khấu trước một đám đông.
• Sau năm 1975, các vở kịch về đề tài lịch sử chống ngoại xâm của nước Việt Nam nổi
lên, tiêu biểu như Tiếng trống Mê Linh và Thái hậu Dương Vân Nga. Sau thành công
của đoàn Thanh Nga, các đoàn khác cũng dựng những vở lịch sử, như Nhiếp chính Ỷ
Lan, Gánh cỏ sông Hàn, Rạng ngọc Côn Sơn, Tô Hiến Thành xử án, Nhụy Kiều tướng quân,
• Một số vở kịch nổi tiếng khác có thể kể đến là Chuyện tình Lan và Điệp (1997), Kiều
Nguyệt Nga (tác giả: Ngọc Cung), Kim Vân Kiều (Truyện Nguyễn Du, chuyển thể
Hoàng Song Việt – NSƯT Hoa Hạ) 2.5 TÊN VỞ DIỄN
• Trong giai đoạn đầu cải lương bị ảnh hưởng bởi hát bội nên vẫn chưa thoát khỏi các tích,
truyện lịch sử và thời xưa, được chia thành hai nhóm gồm: nguồn gốc Việt và nguồn gốc
nước ngoài (chủ yếu là gốc Tàu).
• Cải lương đã nhanh chóng chiếm vị trí chủ đạo trên sân khấu toàn quốc, đạt cực thịnh vào
khoản từ 1920 đến 1945. Có đủ các thể loại đề tài:
• Tuồng lịch sử: Gia Long Tẩu Quốc, Gương Liệt Nữ, Hận Nước Thù Chồng, Tam Đồng
Trung Liệt, Võ Tánh Tử Tiết,...
• Tuồng truyện: Giọt Máu Chung Tình,...
• Tuồng Tàu: Dự Nhượng Đả Long Bào, Đường Hoài Ân Bị Tình Trù, Huê Dung Đạo, Lưu
Kim Đính Giải Giá Thọ Châu, Mạnh Lệ Quân Thoát Hài, Mộc Quế Anh Dâng Cây, Quan
Công Tẩu Mạch Thành, Quần Anh Kiệt, Tranh Châu Mộng Hồ Điệp, Trường Hận, Xử Án
Bàng Quý Phi, Xử Án Quách Què,...
• Tuồng tôn giáo (Phật giáo): Bố Thí Bất Nghịch Ý, Quan Âm Thị Kính, Thích Ca Đắc
Đạo, Tiền Thân Phật Tổ, Trần Huyền Trang,...
• Tuồng xã hội, còn gọi là tuồng Tây xuất hiện, phát triển nhanh chóng: Áo Người Quân
Tử, Duyên Chị Tình Em, Gió Ngược Chiều, Khi Người Điên Biết Yêu, Khúc Oan Vô
Lượng và Tội Của Ai, Lan Và Điệp, Lỡ Tay Trót Đã Nhúng Chàm, Tham Phú Phụ Bần,
Trọn Tiết Với Chồng, Vì Nghĩa Liều Mình, Vó Ngựa Truy Phong,...
• Những năm sau đó đến 1975 là thời vàng son của cải lương với sự đa dạng về thể loại và
số lượng các vở diễn.
• Tuồng dã sử: Tiếng Sét Nửa Đêm, Bên Hào Lạc Thủy, Người Đẹp Bán Tơ,...
• Tuồng Tàu: Trăng Rụng Bến Từ Châu, Bích Vân Cung Kỳ Án, Anh Hùng Xạ Điêu, Cô
Gái Đồ Long, Khói Sóng Tiêu Tương, Vô Kỵ Triệu Minh, Tình Nở Đào Hoa Thôn và
tuồng Hoa Mộc Lan, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi, Mộng Giai Nhân,...
• Tuồng Nhựt: Nỗi Buồn Thu Thảo, Khi Hoa Anh Đào Nở, Giấc Mộng Vương Phi,...
• Tuồng xã hội: Chiều Con Non Thái, Bụi Mờ Ải Nhạn, Con Gái Chị Hằng, Đêm Vĩnh
Biệt, Nỗi Buồn Con Gái, Nửa Đời Hương Phấn, Rồi 30 Năm Sau, Sương Mù Trên Non,
Tấm Lòng Cửa Biển, Qua Mùa Phượng Vĩ, Hai Nàng Dâu Trẻ, Đoạn Tuyệt, Mây Trái
Hướng, Hai Chuyến Xe Hoa, Mây Trái Hướng, Bóng Chim Tăm Cá, Bọt Biển, Đôi Mắt
Người Xưa, Người Tình Của Biển, Tiền Rừng Bạc Biển,...
• Tuồng hương xa: Phương Dung Hoàng Hậu, Mưa Rừng, Trăng Rừng Vẫn Sáng, Hận
Tình Vương Nữ, Mộng Đẹp Nửa Đời Hoa,...
• Ngày nay, cải lương truyền hình ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị hiếu khán giả, một
hình thức cải lương mới được ra đời, cải lương truyền hình. Các vở diễn được sản xuất,
quay dựng thành phim và được phát trên các kênh truyền hình. Một số được sao hàng loạt
phát hành rộng rãi dưới dạng băng đĩa.
• Tiêu biểu có các vở: Ái Tình Hay Ngôi Báu (tuồng Tàu), Bể Hận Mênh Mông, Bỏ Vợ,
Cạn Nguồn Suối Lệ, Đi Biển, Giọt Máu Oan Khiên, Lạc Loài, Nối Lại Tình Xưa, Sóng
Gió Làng Chài, Trời Cao Nhỏ Lệ,...
CHƯƠNG 3: CẢI LƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN
3.1 A. SO SÁNH GIỮA CẢI LƯƠNG VÀ NHỮNG BỘ MÔN KHÁC. • Tương đồng:
- Vẫn giữ cái nghệ thuật tâm tấu, ngẫu hứng sáng tạo để đệm đờn, mang tính lịch sử và xã hội.
- Đều có tính giải trí và nghệ thuật.
- Mang giản dị trong giải trí, giao lưu nghệ thuật ở mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội.
- Có tính giao thoa lẫn nhau. • Khác biệt: -
Khác biệt về phong cách trình tấu.
- Đa các loại hình văn hóa khác đều có tính thính phòng còn cải lương thì lại có tính sân khấu
hơn nên yêu cầu sự cầu kỳ hơn các loại hình khác.
- Cải lương khi trình diễn thì phải có trình tấu, diễn xuất ngoại hình, trong khi các loại hình
khác lại không cầu kỳ tới vậy.
- Những vở tuồng có bố cục, lớp lang và rất công phu trong sáng tác, dàn dựng.
- Khác nhau về quy mô, bản chất, quá trình hình thành và phát triển. 3.1 B. PHẦN MỞ RỘNG:
Cải lương 100 năm tuổi và sự bảo tồn gìn giữ nét đẹp nghệ thuật qua điện ảnh Việt Nam. Phim Song Lang:
• “Song Lang” là 1 trong những tác phẩm đầu tay của đạo diễn Leon Lê. Phim nói về đời
sống cải lương những năm của thập niên 1980. Dũng say mê cải lương từ bé, nhưng vì
sóng gió trong cuộc đời nên anh trở thành giang hồ đòi nợ thuê. Tình cờ anh gặp Linh
Phụng, một nghệ sĩ cải lương đang tỏa sáng ở gánh hát Thiên Lý, giấc mơ theo tổ nghiệp
của Dũng sống lại một lần nữa. Anh quyết định bỏ hết mọi thứ, mang đàn đến gánh hát
nhưng rồi bị một con nợ đâm chết ngay trước rạp hát.
• Về cải lương, tác phẩm đã tạo nên sự khác biệt của nhiều phim về nghệ thuật cổ truyền
xưa là diễn giải bằng lời quá nhiều. Để mô tả không khí cải lương đạo diễn đã chuyển đổi
các đúp quay nhuần nhuyễn giữa cảnh sân khấu, nghệ nhân đàn, nhân viên hậu đài và phản ứng khán giả.
• Nhận xét: Bố cục ở những cảnh nội chặt chẽ và giàu chi tiết, đôi khi giống những bức
tranh được sắp đặt có ý nghĩa. Tạo nhiều khung bật cảm xúc cho người xem qua những
khung bật cảm xúc cao trào. Tuy nhiên Song Lang vẩn gặp vấn đề với câu chuyện mỏng.
Các trường đoạn trong đêm anh ở cùng Linh Phụng không đủ dày về tình tiết để tạo ra
biến động này, một số chỗ giống như nhắc lại cuộc sống giang hồ của Dũng. Nhân vật
chưa có chiều sâu, xung đột nội tâm hay trở ngại của nhân vật còn nhẹ. Phim sáng đèn:
• “Sáng Đèn” lấy bối cảnh trải dài từ thập niên 1990 đến những năm 2000. Phim là hành
trình nhiều thăng hoa nhưng cũng đầy biến cố của đoàn cải lương Viễn Phương với những
nghệ sĩ tài hoa. Từ một đoàn cải lương chính thống, để duy trì, họ buộc phải chuyển
mình, trở thành một đoàn tạp kỹ. Tuy vật lộn với hoàn cảnh khó khăn của đoàn hát nhưng tình yêu nghề.
• Mang lại nhiều bất ngờ cho khán giả khi xem, dàn nghệ sĩ trẻ xuất hiện trong khung cảnh
mang đậm màu sắc hoài cổ, với những đạo cụ, cảnh trí gợi nhắc về thời hoàng kim của gánh hát cải lương.
• ”Sáng Đèn” mang lại thành công giúp mọi người đồng cảm với từng nhân vật cũng như
hiểu niềm đam mê, cái nghề, cái nghiệp của những nghệ sĩ thực thụ. Tuy phim chỉ được
3,5/5 điểm, nhưng nó thật sự đã đem lại nhiều cảm xúc khó tả cho khán giả tại rạp lúc bấy giờ. 3.2 SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
• Theo nhiều tài liệu thì sân khấu cải lương được ra đời vào năm 1918 với các cái tên
như gánh hát "Tân thời" hoặc gánh hát "Kim thời". Mãi đến năm 1920, ông Trương
Văn Thông chủ của gánh hát Tân Tinh tại Sài Gòn chính thức đổi tên gánh hát thành "Đoàn hát cải lương".
• Có rất nhiều lý do mà cải lương được yêu thích và phổ biến vì khả năng kết hợp được
với nhiều loại hình nghệ thuật và thể hiện được trong nhiều thể loại kịch như lãng
mạn, bi đát, hài kịch. Việc có nhiều phong cách khác nhau trong sân khấu cải lương
đã tạo ra sự đa dạng và phong phú, giúp thu hút đối tượng khán giả đa dạng. Mỗi
người có thể lựa chọn điểm đến phù hợp với sở thích của mình, từ "tuồng sang" với
Thanh Minh - Thanh Nga đến "tuồng thời thượng" tại Dạ Lý Hương, và nhiều lựa
chọn khác nhau khác. Điều này thực sự làm nên sức sống mới cho nghệ thuật cải lương.
Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga là đại diện tiêu biểu của phong cách nghệ thuật chỉn chu, nghiêm túc, được
khán giả trí thức rất yêu thích.
3.3 QUÁ KHỨ HUY HOÀNG CỦA CẢI LƯƠNG
• Quá khứ huy hoàng của cải lương trọng tâm vào thế kỉ 20, khi nghề cải lương này đã
nhận được nhiều sự thành công và thăng tiến vượt bậc. Những điều thăng hoa về quá
khứ huy hoàng của cải lương:
• Lịch sử hình thành: Hình thành vào đầu thế kỉ 20, trọng tâm đa số cải lương đều có
hát bội và hát tuồng. Được ghi nhận bởi nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
• Giúp ích vào nghệ thuật Việt Nam: Là một nền nghệ thuật mang đậm tính nhân văn
và mang đến nhiều điều nổi bật cho nền nghệ thuật nước nhà. Thúc đẩy và tuyên
truyền phát triển nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam thêm giá trị.
• Vai trò quan trọng trong giải phóng: Vào thời kỳ năm 1920 những tác phẩm cải
lương đã thúc đẩy tinh thần hào hùng trong đấu tranh giúp ít cho con đường cứu
nước, bằng những tác phẩm kịch mang tính chính trị.
• Giai đoạn vàng: Những năm 1990, cụ thể năm đó là 1992 được xem là giai đoạn
phát triển của cải lương Việt Nam khi được nhiều người tán dương và ủng hộ. Nhờ
vào giai đoạn này nhiều nghệ sĩ đã thành công tốt đẹp.
• Qua đó quá khứ huy hoàng của cải lương Việt Nam đã là một bước chạy đà rất lớn
trong con đường dẫn đến đỉnh cao thành công, đem đến nhiều giá trị tốt đẹp vào con
đường văn hóa nghệ thuật của nước nhà. Cũng nhờ vậy bạn bè quốc tế cũng ca ngợi
và tìm hiểu không ngừng.
3.4 NGUYÊN NHÂN LỤI TÀN CỦA CẢI LƯƠNG
• Cải lương đã và luôn được xem là tiếng lòng của người dân Nam Bộ, song hiện nay
bộ môn cải lương đang đứng trên bờ vực của sự suy tàn. Có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến sự suy tàn của loại hình nghệ thuật này.
• Điển hình là đầu những năm 1990, sự bùng nổ của những cuộn băng video, phim
nhựa và truyền hình đã khiến cải lương mất đi vị trí trong lòng người dân. Sân khấu
ca cổ không còn nhiều đất sống, các chủ đoàn hát tư nhân rút vốn đầu tư. Giữa thập
niên 1990, sàn diễn dần thoái trào, khán giả đến rạp ít hơn vì họ thích xem những thứ
mới lạ hơn như là những cuộn băng video. Cải lương nguyên tuồng cũng bị "bức tử",
nhiều rạp chỉ lấy trích đoạn vở cũ hay nhất ra biểu diễn. Sân khấu rơi vào cảnh hiu
quạnh vì không còn cảnh khán giả rần rần xếp hàng đi xem cải lương như lúc trước.
• Đến đầu thế kỷ 21, nhiều loại hình giải trí hấp dẫn như gameshow, Internet, mạng xã
hội phát triển mạnh mẽ khiến sân khấu truyền thống khốn đốn trước nguy cơ sụp đổ.
Ngoài ra sự thiếu hụt đội ngũ kế thừa thế hệ nghệ sĩ vàng cũng khiến bộ môn nghệ
thuật này không còn gây ấn tượng với lớp khán giả cũ lẫn khán giả trẻ, khi thời của
lớp trước đã lùi xa, lớp diễn viên trẻ - vốn được bổ sung từ nhiều cuộc thi cải lương
như Triển vọng Trần Hữu Trang, Tài năng trẻ cải lương toàn quốc, Chuông vàng
vọng cổ... - lại khó bám trụ với nghề và khẳng định chỗ đứng. Bởi họ thiếu những
yếu tố cần và đủ để tạo bản sắc riêng: thiếu sàn diễn, thiếu tác phẩm hay, ít cơ hội để
rèn chuyên môn và kinh phí để duy trì những đoàn hát cải lương. Nhưng trên hết
nguyên nhân chủ yếu là thiếu một lớp khán giả trung thành - những người ủng hộ là
một mất mát lớn của cải lương, khiến cho nghệ thuật tuồng cổ dần dần biến mất. 3.5 CÁCH KHẮC PHỤC
• Để khắc phục sự lụi tàn của cải lương, có một số biện pháp và chiến lược bạn có thể áp dụng:
• Tạo ra các vở kịch mới và hiện đại: Thường xuyên đổi mới vở kịch, nội dung, và hình
thức biểu diễn để thu hút sự quan tâm của các thế hệ trẻ.
• Phát triển tài năng mới: Đầu tư vào việc tìm kiếm và phát triển tài năng mới trong
ngành cải lương, bao gồm cả diễn viên, nhà sản xuất, và nhà soạn nhạc.
• Sử dụng công nghệ: Tận dụng công nghệ mới để quảng bá và phân phối các vở kịch cải
lương, bao gồm cả việc phát trực tuyến và sử dụng mạng xã hội để tăng cường sự tiếp cận với khán giả.
• Hợp tác với các đơn vị nghệ thuật khác: Tạo ra các dự án hợp tác với các đơn vị nghệ
thuật khác như điện ảnh, âm nhạc, và hội họa để tạo ra các sản phẩm sáng tạo và đa dạng.
• Giáo dục và tạo đào tạo: Đầu tư vào việc giáo dục và đào tạo cho các thế hệ mới về
nghệ thuật cải lương, từ kỹ thuật diễn xuất đến kỹ năng sáng tác và sản xuất.
• Tăng cường quảng bá và marketing: Sử dụng các chiến lược quảng bá và marketing
hiệu quả để tạo ra sự chú ý và tăng cường sự quan tâm của công chúng đối với cải lương.
• Bảo tồn và phục hồi di sản cải lương: Đầu tư vào việc bảo tồn và phục hồi các vở kịch
cải lương cổ điển, và tạo điều kiện cho các diễn viên và nhà sản xuất trẻ học hỏi và kế thừa truyền thống.
• Tạo ra các sự kiện và festivals: Tổ chức các sự kiện, hội chợ, festival cải lương để tạo ra
cơ hội giao lưu và trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ sĩ và khán giả.
• Những biện pháp này có thể giúp cải thiện và phục hồi sự phát triển của cải lương, tạo
điều kiện cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 3.6 KẾT LUẬN
Tóm lại, cải lương với tư cách là một thể loại sân khấu kịch hát dân tộc đến nay đã
có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ. Qua biết bao biến cố thời cuộc, bản thân cải lương
cũng đã và đang phải đối diện với biết bao thách thức ngay trong quá trình phát triển của
chính mình cũng như là quá trình phải giữ vững truyền thống dân tộc. Có là như vậy nên
khi nói về cải lương chúng ta cũng đã có một dấu ấn nhất định trong lòng mỗi người khán
giả. Cải lương trải qua nhiều thăng trầm biến cố cho tới ngày nay cũng đã lưu giữ những
hình bóng cũ, kỷ niệm xưa với nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Sau hòa bình thống nhất đất
nước, nghệ thuật đã trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ và lại thiên về diễn tả chất trữ tình hơn.
Điều đó cho thấy sự thay đổi của cải lương để phù hợp với xã hội hiện nay. Cải lương vừa
giữ mình để có những nét truyền thống vốn cổ, vừa linh hoạt thay đổi hiện đại hơn để phù
hợp với xã hội hiện nay, nghệ thuật này đã có những đóng góp quan trọng trong đời sống
văn hóa đất nước, đứng vững trên nền tảng văn hóa dân tộc, thấm sâu hồn cốt dân tộc,
nhưng không ngừng đổi mới, cách tân thì mới có thể tồn tại và phát triển. 3.7 TÀI LIỆU THAM KHẢO :
nào?, (2017, Sep 28) Báo Nông nghiệp Việt Nam,
from https://nongnghiep.vn/cai-luong-la-gi-r -doi-trong-hoan-canh-nao-d274008.html a
Tập San Việt Học JOURNUAL, from
https://viethocjournal.com/2019/05/so-luoc-ve-hat-ca -luong/ i Bao Chau Elec,
from https://baochauelec.com/hat-ca -luong- i
la-gi-nguon-goc-tu-dau-dac-diem-cua-nghe- thuat-ca -luong i
, Trường Ca Kịch Viện, from https://truongcakichvien.com/the-loai/cai- luong/
, (2023, July 16) Báo Quân đội
nhân dân, from https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/diem-danh-nghe-si-cai-luong-song-tron-doi- voi-nghiep-hat-734755 , (2024, Feb 11)
afamily, from https://afamily.vn/sang-den-dien-anh-viet-ca -nhieu-hon-nhung-tac-pham-nhu- n the-nay-20240210211943957.chn
, (2018. Aug 18) VnExpress, from
https://vnexpress.net/giai-tri/phim/thu-vien-phim/song-lang-283
(2017, Nov 12) báo Cần Thơ, form https://baocantho.com.vn/buoc-dau-tim-hieu-su-tuong-
dong-va-khac-biet-giua-don-c -tai- a
tu-va-ca -luong-nam-bo-a92082.html i
(2015, Feb 06) Bạc Liêu online, from
https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/phan-biet-don-c -tai- a tu-voi-cai-luong- 28641.html
Tạ Thâm, from https://tatham.vn/nhac-c -trong- u a -nhac- m cai-luong-a70.html
(2023, Jan 11) báo Vĩnh Long, from
https://baovinhlong.com.vn/van-hoa-giai-tri/202301/ve-tham-rap-hat-ca -luong-dau-tien-cua- i
viet-nam-3153348/#.ZdCAb3ZBxPY
(2019, Feb 04) báo điện tử Đảng Bộ
Thành phố Hồ Chí Minh, from https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-tri-nhan-van-va-nghe-thuat-
cua-cai-luong-tuong-c -1491851712 o
https://adammuzic.vn/nguon-goc-ra-doi-cua-cai-luong/
https://123docz.net/trich-doan/998065-qua-trinh-hinh-thanh-v -phat-trien-cua-nghe-thuat- a cai-luong-viet-nam.htm HẾT